Mô Hình Nghiên Cứu “Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Kịp Thời Của Bctc Các Công Ty Niêm Yết Trên Thị Trường Chứng Khoán Thành Phố Hà Nội”.

kiểm toán thuộc Big 4 và các công ty dịch vụ thì thời gian công bố báo cáo tài chính ngắn hơn.

Năm 2008, trong nghiên cứu các nhân tố chính ảnh hưởng đến tính kịp thời của việc công bố báo cáo tài chính qua mạng (corporate internet reporting) của 50 doanh nghiệp niêm yết ở Ai Cập năm 2006, Amr Ezat và Ahmed El-Masry đã phát hiện mối quan hệ giữa các nhân tố quy mô công ty, cơ cấu cổ đông, tính thanh khoản, lĩnh vực hoạt động, thành phần ban quản trị và quy mô ban quản trị với tính kịp thời của việc công bố thông tin báo cáo tài chính qua mạng. Cụ thể, việc công bố báo cáo tài chính sẽ kịp thời hơn đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ có quy mô lớn, tỷ lệ thanh khoản cao, thành phần hội đồng quản trị độc lập với doanh nghiệp cao và số lượng thành viên trong hội đồng quản trị càng nhiều.

Nghiên cứu của Hussein Ali Khashermeh và Khaled Aljifri năm 2010 được thực hiện trên mẫu là 83 công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán trong năm 2004. Kết quả nghiên cứu cho thấy loại hình doanh nghiệp, tỷ số nợ, khả năng sinh lời và tỷ số chi trả cổ tức có ảnh hưởng mạnh đến tính kịp thời trong việc công bố thông tin báo cáo tài chính. Trong khi đó, nghiên cứu cho rằng mối quan hệ giữa quy mô công ty, loại công ty kiểm toán, tỷ số giá trên thu nhập cổ phần và tính kịp thời trong việc công bố thông tin báo cáo tài chính là yếu hơn hoặc không có mối quan hệ với nhau.

Nghiên cứu của Clatworthy và Peel năm 2010 và Akle năm 2011 đều cho thấy việc lập báo cáo tài chính kịp thời của các công ty niêm yết bị ảnh hưởng bởi yếu tố cơ chế quản trị công ty.

Trong năm 2011, kết quả nghiên cứu của Rabia Aktas và Mahmut Kargin cho thấy tính kịp thời của việc lập báo cáo tài chính tại các công ty niêm yết bị ảnh hưởng bởi các yếu tố loại báo cáo tài chính và đặc điểm của công ty, ngành nghề kinh doanh.

Các nghiên cứu của Turel và Asli năm 2010, Rabia Aktas và Mahmut Kargin năm 2011, Iyoha năm 2012 đều cho rằng loại báo cáo tài chính (riêng lẻ hay hợp nhất), ngành nghề kinh doanh, các đặc điểm của công ty (quy mô, tuổi đời, kết quả kinh doanh) có ảnh hưởng đến tính kịp thời của báo cáo tài chính của các công ty niêm yết.

Khalid Alkhatib và Qais Marji năm 2012 tập trung nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tính kịp thời của báo cáo kiểm toán của 137 công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Jordan năm 2010. Nghiên cứu chỉ ra rằng loại công ty kiểm

toán, tỷ số sinh lời và quy mô công ty ở các công ty dịch vụ không tác động đến tính kịp thời trong khi đòn bẩy tài chính lại có mối quan hệ mật thiết với tính kịp thời.

Năm 2012, cũng trên thị trường chứng khoán Jordan, mô hình nghiên cứu của Ziyad Mustafa M.Al-Shwiyat được thực hiện trên mẫu gồm 120 công ty niêm yết đã đưa ra kết luận rằng theo thời hạn công bố báo cáo tài chính là 111 ngày kể từ ngày kết thúc niên độ tài chính thì các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng sẽ công bố thông tin báo cáo tài chính nhanh hơn các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực khác. Trong đó, các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực công nghiệp sẽ mất nhiều thời gian hơn để công bố thông tin báo cáo tài chính. Ngoài ra, nghiên cứu còn cho thấy tuổi thọ doanh nghiệp, tỷ suất nợ, quy mô công ty và tính kịp thời của việc công bố thông tin báo cáo tài chính có tương quan thuận với nhau về mặt thống kê.

2.2.2.2. Các nghiên cứu trong nước

Ở Việt Nam, các công trình nghiên cứu về tính kịp thời của báo cáo tài chính còn khá ít. Năm 2013, trong nghiên cứu của tác giả Đặng Đình Tân đã đưa ra kết luận về sự ảnh hưởng của loại báo cáo tài chính hợp nhất, loại kiểm toán viên và thời gian kiểm toán đến tính kịp thời của báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trong năm 2010 và năm 2011.

Năm 2013, trong nghiên cứu “Các nhân tố tác động đến tính kịp thời của báo cáo tài chính các công ty niêm yết trên trên sàn chứng khoán Việt Nam”, tác giả Nguyễn An Nhiên đã nhận thấy được những nhân tố ROE, ROA có mối quan hệ nghịch chiều so với tính kịp thời của báo cáo tài chính. Trong khi đó, các yếu tố như tổng tài sản và vốn chủ sở hữu, loại công ty kiểm toán lại không tác động đến tính kịp thời.

Nghiên cứu của ba tác giả Nguyễn Thị Hằng Nga, Nguyễn Kim Nam và Lê Thụy Diễm Trang năm 2015 về tính kịp thời trong báo cáo tài chính của các ngân hàng thương mại cho rằng các nhân tố tổng tài sản, tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng, loại công ty kiểm toán, loại ý kiến kiểm toán, tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu, sự thay đổi lợi nhuận của ngân hàng có tác động đến tính kịp thời. Ngoài ra nghiên cứu cũng chỉ ra các nhân tố sự thay đổi công ty kiểm toán và loại báo cáo tài chính không có ảnh hưởng đến tính kịp thời của báo cáo tài chính.

Năm 2016, trong nghiên cứu “Tác động của đặc trưng doanh nghiệp đến tính kịp thời của công bố thông tin báo cáo tài chính: Nghiên cứu thực nghiệm trên thị trường chứng khoán Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thị Xuân Vy và Nguyễn Vĩnh Khương đã chỉ ra bốn nhân tố ảnh hưởng đến tính kịp thời của báo cáo tài chính là

số lượng công ty con, biến đổi trong khả năng sinh lời, đa dạng trong hoạt động và ý kiến của kiểm toán.

Cũng trong năm 2016, nghiên cứu “Ảnh hưởng của quy mô, lợi nhuận đến tính kịp thời của báo cáo tài chính các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thị Hằng Nga và Nguyễn Kim Nam đã đưa ra kết luận yếu tố quy mô và lợi nhuận đều có ảnh hưởng đến tính kịp thời của báo cáo tài chính, trong đó yếu tố quy mô tác động cùng chiều và yếu tố lợi nhuận nghịch chiều với tính kịp thời của báo cáo tài chính.

2.2.3. Mô hình nghiên cứu đề nghị

Các nghiên cứu trước đây đã đánh giá mức độ kịp thời của báo cáo tài chính bằng nhiều biến khác nhau. Dựa vào các nghiên cứu trước đây, nghiên cứu này chọn ra bốn nhân tố: (1) Quy mô công ty, (2) Lợi nhuận (ROE), (3) Đòn bẩy tài chính, (4) Loại công ty kiểm toán, để tiến hành đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này đến tính kịp thời của báo cáo tài chính tại các công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội. Việc xây dựng các nhân tố dựa trên các cơ sở sau:

- Các nhân tố có ảnh hưởng trong phân tích từ các nghiên cứu trước đây;

- Các nhân tố có thể thu thập, đo lường dễ dàng;

- Dữ liệu có sẵn, dễ dàng ghi nhận;

- Nhân tố có liên quan đến môi trường kinh tế, xã hội và văn hóa của Việt Nam.

Mô hình được khái quát trong hình sau:

Sơ đồ 2.1: Mô hình nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến tính kịp thời của BCTC các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán thành phố Hà Nội”.


Quy mô công ty

Lợi nhuận

Đòn bẩy tài chính

Loại công ty kiểm toán

Tính kịp thời của BCTC


2.3. Khung nghiên cứu và các giả thuyết

2.3.1. Nhân tố quy mô công ty (SIZE)

Có hai quan điểm trái chiều về mối quan hệ giữa nhân tố quy mô công ty và tính kịp thời của báo cáo tài chính trong các nghiên cứu trước đây:

- Quan điểm thứ nhất cho rằng những công ty lớn thì khối lượng công việc và các nghiệp vụ kinh tế phát sinh lớn. Do đó khối lượng thông tin kế toán ở các công ty này là rất nhiều, bộ phận kế toán sẽ cần nhiều thời gian để tổng hợp, xử lý số liệu và lập báo cáo tài chính. Các công ty kiểm toán cũng sẽ tốn nhiều thời gian hơn cho việc kiểm toán khối lượng số liệu lớn. Quan điểm này đã được Frost và Panel ủng hộ trong nghiên cứu năm 1994.

- Quan điểm thứ hai cho rằng các công ty lớn thường sử dụng phần mềm kế toán để hỗ trợ cho việc ghi nhận và tính toán các nghiệp vụ phát sinh. Số lượng kế toán viên trong công ty có quy mô lớn sẽ nhiều hơn, giúp cho việc tổng hợp, xử lý số liệu và lập báo cáo tài chính nhanh hơn. Hơn nữa các công ty có quy mô lớn thường có số lượng cổ đông nhiều, nên thông tin cần được công bố nhanh hơn để giúp cho việc ra quyết định của các cổ đông. Quan điểm này được El Gabr trình bày trong nghiên cứu năm 2006.

Vì vậy, giả thuyết được đặt ra là:

H1: Quy mô công ty càng lớn thì thời gian công bố báo cáo tài chính sẽ càng nhanh. (+/-)

2.3.2. Nhân tố lợi nhuận kinh doanh (ROE)

Theo Al-Ajmi (nghiên cứu năm 2008), các doanh nghiệp có những thông tin xấu thường sẽ trì hoãn việc công bố thông tin về hiệu quả của công ty, do đó lợi nhuận là yếu tố tác động đến tính kịp thời của việc công bố báo cáo tài chính. Một số nhà nghiên cứu khác như Trueman (1990), Carslaw và Kaplan (1991), Afify (2009) đã sử dụng các dấu hiệu kinh doanh lỗ lãi để giải thích cho tính kịp thời của báo cáo tài chính. Đa phần các nghiên cứu đều cho rằng các công ty báo cáo lãi trong kì sẽ phát hành báo cáo nhanh hơn so với các công ty có báo cáo lỗ. Carslaw và Kaplan (1991) cho rằng công ty đối mặt với một sự thua lỗ sẽ yêu cầu thời gian kiểm toán chậm hơn nhằm trì hoãn thời gian công bố thông tin. Nghiên cứu của Ahmed và Hossain (2010) đã sử dụng chỉ tiêu tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) để kiểm định sự tác động đến tính kịp thời của báo cáo tài chính. Công ty hoạt động càng hiệu quả thì tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu càng cao, đây được xem là một thông tin tốt và có xu hướng công bố sớm hơn. Vậy giả thuyết được đặt ra là:

H2: Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu càng cao thì thời hạn công bố báo cáo tài chính càng nhanh.(-)

2.3.3. Nhân tố đòn bẩy tài chính (DEBT)

Trong nghiên cứu năm 2000 của Owusu-Ansah, Ahmed và Hossain năm 2010 đều cho rằng nhân tố đòn bẩy tài chính có ảnh hưởng đến tính kịp thời của báo cáo tài chính. Cụ thể là các công ty có tỷ lệ đòn bẩy tài chính cao có nhiều khả năng phá sản hơn nên các nhân viên kiểm toán phải thực hiện công việc kiểm toán một cách khá chi tiết do kiểm toán viên phải đối mặt với nguy cơ bị kiện tụng khá cao nếu không làm đúng quy định và chuẩn mực. Do đó, thời gian kiểm toán có thể sẽ kéo dài và tính kịp thời của báo cáo tài chính sẽ bị ảnh hưởng. Giả thuyết được đặt ra cho yếu tố đòn bẩy tài chính là:

H3: Đòn bẩy tài chính của công ty càng cao thì tính kịp thời báo cáo tài chính của công ty càng thấp.(-)

2.3.4. Nhân tố loại công ty kiểm toán (AUD)

Trước đây đã có nhiều nghiên cứu để xem xét mối quan hệ giữa loại công ty kiểm toán và tính kịp thời của báo cáo tài chính. Trong nghiên cứu của Gilling (1977), các công ty kiểm toán quốc tế sẽ có thời gian kiểm toán ngắn hơn so với các

công ty kiểm toán khác. Nguyên nhân được giải thích là do các công ty kiểm toán quốc tế là những doanh nghiệp lớn, có thể thực hiện cuộc kiểm toán hiệu quả, linh hoạt trong cách lập kế hoạch kiểm toán nên thời gian kiểm toán sẽ được rút ngắn hơn các công ty kiểm toán khác.

Loại công ty kiểm toán được chia thành 2 nhóm: Nhóm công ty Big 4 và phi Big 4. Trong đó, nhóm công ty Big 4 bao gồm 4 công ty kiểm toán: KPMG, Ernst & Young, Pricewaterhouse Coopers và Deloitte. Đây là những công ty lớn và đã hoạt động lâu năm, do đó có thể thực hiện, do đó có sự linh hoạt trong việc sắp xếp công việc kiểm toán để có thể rút ngắn thời gian kiểm toán và đạt hiệu quả cao. Giả thuyết được đặt ra là:

H4: Các công ty được kiểm toán bởi các công ty trong nhóm Big 4 thì có tính kịp thời cao. (+)

2.4. Phương pháp nghiên cứu

2.4.1. Đo lường biến phụ thuộc và biến độc lập trong mô hình nghiên cứu

Đo lường biến phụ thuộc

Tính kịp thời của báo cáo tài chính đã được nghiên cứu dưới nhiều góc độ, ở nhiều khác nước nhau trên thế giới:

Năm 1991, Carslaw và Kaplan cho rằng tính kịp thời là khoảng thời gian tính từ ngày kết thúc năm tài chính cho đến ngày kiểm toán viên ký báo cáo tài chính.

Theo Ahmed và Hossain (2010), tính kịp thời được hiểu là báo cáo tài chính phải được công bố đến người sử dụng báo cáo tài chính ngay khi họ cần để đưa ra quyết định.

Trong nghiên cứu của Aktar và Kargin năm 2011, tính kịp thời được cho là số ngày giữa ngày kết thúc kỳ kế toán năm và ngày công ty niêm yết phải công bố báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật.

Phần lớn các nghiên cứu đều tiếp cận tính kịp thời theo Carslaw và Kaplan bởi nó giúp cho việc thu thập dữ liệu dễ dàng hơn, ngoài ra nó còn thể hiện rò hơn các cách đo lường.

Trong nghiên cứu này, tính kịp thời được tính từ ngày kết thúc năm tài chính theo cho đến ký báo cáo kiểm toán và được ký hiệu là ADL.

Các nhân tố ảnh hưởng đến tính kịp thời của báo cáo tài chính được tổng hợp trong bảng 2.1 như sau:

Bảng 2.1: Mô tả và đo lường các biến độc lập trong mô hình nghiên cứu


Nhân tố

Nghiên cứu cơ sở

Đo lường các biến

Chiều ảnh hưởng

Quy mô công ty (SIZE)

Carlaw và Kaplan (1991)

El Gabr (2006)

Al- Ghanem và Hegazy (2011)

= Logarit cơ số 10 của tổng tài sản

+/-

Lợi nhuận kinh doanh (ROE)

Carlaw và Kaplan (1991)

Trueman (2010)

= Lợi nhuận sau thuế / Vốn chủ sở hữu

-

Đòn bẫy tài chính

(DEBT)

Owusu – Ahsah (2010)

Ahmed và Hossain

(2010)

= Nợ phải trả / Tổng tài sản

+

Công ty kiểm toán (AUD)

Gilling (1977)

Raja và Khairul (2003)

1: Công ty kiểm toán thuộc Big 4

0: Công ty kiểm toán không thuộc Big 4

+

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 77 trang tài liệu này.

Các yếu tố ảnh hưởng đến tính kịp thời báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội - 5


2.4.2 . Mô hình nghiên cứu

Với các giả thuyết nói đã nêu về các nhân tố quy mô công ty, lợi nhuận kinh doanh (ROE), đòn bẩy tài chính và loại công ty kiểm toán, mô hình hồi quy được đề xuất để kiểm định các giả thuyết được đề xuất có dạng như sau:

ADL = β0 + β1*SIZE + β2*ROE + β3*DEBT + β4*AUD + ε

Trong đó:

Biến phụ thuộc

ADL: Tính kịp thời của báo cáo tài chính. Biến độc lập

SIZE : Quy mô công ty. ROE : Lợi nhuận công ty.

DEBT : Đòn bẩy tài chính. AUD : Loại công ty kiểm toán.

2.4.3. Mẫu nghiên cứu và phương pháp thu thập dữ liệu

2.4.3.1. Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu

Mẫu nghiên cứu là báo cáo tài chính được chọn từ các công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội.

2.4.3.2. Phương pháp thu thập dữ liệu

Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ hai website: cafef.vn và vietstock.vn, gồm có 158 công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội có đầy đủ báo cáo tài chính đã được kiểm toán từ năm 2014 đến năm 2016. Trong đó, báo cáo tài chính được chọn là các báo cáo tài chính hợp nhất.

2.5. Quy trình nghiên cứu

2.5.1. Thiết kế quy trình nghiên cứu

Khóa luận dùng phương pháp nghiên cứu định lượng để kiểm định mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tính kịp thời của báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội.

2.5.2. Quy trình nghiên cứu

Bước 1: Nghiên cứu các tài liệu và thiết lập mô hình.

Trong bước này, các công việc bao gồm: (1) Nghiên cứu các tài liệu đã thực hiện trước đây, (2) Thiết lập mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu. Trong đó, nghiên cứu tài liệu là bước rất quan trọng, thông qua bước này, tìm hiểu được những nghiên cứu trước đây trên thế giới và ở Việt Nam, cụ thể là tính kịp thời của báo cáo tài chính và các nhân tố ảnh hưởng. Trên cơ sở đó, đề xuất mô hình và các giả thuyết nghiên cứu.

Bước 2: Nghiên cứu định lượng.

1. Xác định vấn đề cần nghiên cứu, mục tiêu, phương pháp và phạm vi nghiên cứu.

2. Tổng hợp các nghiên cứu trước đây có liên quan, tổng quan về báo cáo tài chính và các lý thuyết về báo cáo tài chính.

Phân tích và đánh giá các yếu tố ảnh hưởng, từ đó đưa ra các giả thuyết và mô hình nghiên cứu.

3. Chọn mẫu, mô hình nghiên cứu chính thức.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/07/2022