Kế Toán Kết Quả Kinh Doanh Chứng Từ Sử Dụng: Phiếu Kế Toán Tài Khoản Sử Dụng:


TK 6428: Chi phí bằng tiền khác

* Phương pháp kế toán

Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu liên quan đến chi phí

QLDN được trình bày tại Phụ lục 8

1.3.2.5. Kế toán chi phí khác

* Đặc điểm

Chi phí khác bao gồm:

- Chi phí thanh lý, nhượng bán TSCĐ.

- Giá trị còn lại của TSCĐ thanh lý, nhượng bán (bình thường).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 164 trang tài liệu này.

- Giá trị còn lại hoặc giá bán của TSCĐ nhượng bán để thuê lại theo

phương thức thuê tài chính hoặc thuê hoạt động.

Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Đầu tư ECO BMC - 5

- Các khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế.

- Khoản bị phạt thuế, truy nộp thuế.

- Các khoản chi phí do ghi nhầm hoặc bỏ sót khi ghi sổ kế toán.

- Các khoản chi phí khác.

* Chứng từ sử dụng

Biên bản thanh lý TSCĐ, phiếu chi, giấy báo Nợ của ngân hàng, hóa đơn

GTGT.

* Tài khoản sử dụng

- Tài khoản sử dụng

Kế toán sử dụng TK 811 – “Chi phí khác” phản ánh các khoản chi phí khác theo các nội dung trên của doanh nghiệp.

* Phương pháp kế toán

Phương pháp kế toán chi phí khác được trình bày tại Phụ lục 9


1.3.2.6. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp

Nguyên tắc chung:

- Tài khoản 821 dùng để phản ánh chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp của doanh nghiệp bao gồm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành và chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh trong năm làm căn cứ xác định kết


quả hoạt động kinh doanh sau thuế của doanh nghiệp trong năm tài chính hiện hành.

- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành là số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp tính trên thu nhập chịu thuế trong năm và thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành.

- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoăn lại là số thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ phải nộp trong tương lai phát sinh từ việc:

+ Ghi nhận thuế thu nhập hoãn lại phải trả trong năm;

+ Hoàn nhập tài sản thuế thu nhập hoãn lại đã được ghi nhận từ các năm trước.

- Thu nhập thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại là khoản ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh từ việc:

+ Ghi nhận tài sản thuế thu nhập hoãn lại trong năm;

+ Hoàn nhập thuế thu nhập hoãn lại phải trả đã được ghi nhận từ các năm trước.

* Chứng từ sử dụng

Phiếu kế toán

* Tài khoản sử dụng

Tài khoản 821: Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp

Tài khoản 821 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp có 2 tài khoản cấp 2.

- Tài khoản 8211 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành;

- Tài khoản 8212 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại.

* Phương pháp kế toán

Phương pháp kế toán chi phí thuế TNDN được trình bày tại Phụ lục 10

1.3.3. Kế toán kết quả kinh doanhChứng từ sử dụng: Phiếu kế toán Tài khoản sử dụng:

Sau một kǶ hạch toán tiến hành xác định kết quả kinh doanh. Kế toán sử dụng TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh để xác định toàn bộ kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh và các hoạt động khác của doanh nghiệp.

Nội dung TK 911: Tài khoản này dùng để xác định và phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác của doanh nghiệp trong một kǶ kế toán.


Phương pháp kế toán kết quả kinh doanh được trình bày tại Phụ lục 11

1.3.4. Trình bày thông tin trên báo cáo tài chính

Theo quy định của CMKT, CĐKT, các thông tin DT, CP và KQKD được trình bày trên báo cáo KQKD và được giải trình chi tiết trên thuyết minh BCTC. Theo đoạn 56, VAS 21 – Trình bày BCTC quy định: “Các thông tin phải trình bày trên báo cáo KQKD gồm: doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, các khoản giảm trừ doanh thu, doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ, giá vốn hàng bán, lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu hoạt động tài chính, CP tài chính, CP bán hàng, CP quản lý doanh nghiệp, thu nhập khác, CP khác, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh, thuế TNDN, lợi nhuận sau thuế, lợi nhuận thuần trong kǶ”.

Việc trình bày thông tin doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh phải đảm bảo thực hiện theo các yêu cầu trình bày báo cáo tài chính. Thông tư 200/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính có quy định về việc trình bày các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả kinh doanh theo mẫu số B02-DN như sau:

Các chỉ tiêu về doanh thu và thu nhập khác bao gồm:

- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ mã số 01

- Các khoản giảm trừ doanh thu mã số 02

- Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ mã số 10

- Doanh thu hoạt động tài chính mã số 21

- Thu nhập khác mã số 31

Chỉ tiêu doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: Chỉ tiêu này phản ảnh tổng doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ và doanh thu khác trong năm báo cáo của DN. Số liệu để viết vào chỉ tiêu này là lǜy kế số phát sinh bên Có của TK 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” trong kǶ báo cáo. Số liệu sẽ được lấy ở cột tổng cộng số phát sinh bên Có của TK 511.

Chỉ tiêu các khoản giảm trừ doanh thu: Chỉ tiêu này phản ánh tổng hợp các khoản được ghi giảm trừ vào tổng doanh thu năm. Gồm: các khoản triết khấu thương mại, giảm giá bán hàng, hàng bán bị trả lại trong kǶ báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng phát sinh Nợ TK 511 đối ứng với bên Có các TK 521 trong kǶ báo cáo.

28


Doanh thu hoạt động tài chính (Mã số 21):

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là luỹ kế số phát sinh bên Nợ TK 515 đối ứng với bên Có TK 911 trong kǶ báo cáo.

Thu nhập khác (Mã số 31):

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào tổng số phát sinh bên Nợ TK 711 đối ứng với bên Có TK 911 trong kǶ báo cáo.

Riêng đối với giao dịch thanh lý, nhượng bán TSCĐ, BĐSĐT, thì số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là phần chênh lệch giữa khoản thu từ việc thanh lý, nhượng bán TSCĐ, BĐSĐT cao hơn giá trị còn lại của TSCĐ, BĐSĐT và chi phí thanh lý.

Các chỉ tiêu về chi phí bao gồm:

- Giá vốn hàng bán mã số 11

- Chi phí hoạt động tài chính mã số 22

+ Trong đó: Chi phí lãi vay mã số 23

- Chi phí bán hàng mã số 24

- Chi phí quản lý doanh nghiệp mã số 25

- Chi phí khác mã số 32

- Chi phí thuế TNDN hiện hành mã số 51

- Chi phí thuế TNDN hoãn lại mã số 52

Chỉ tiêu giá vốn hàng bán: Phản ánh tổng giá vốn của hàng hóa, chi phí trực tiếp của khối lượng dịch vụ hoàn thành đã cung cấp, chi phí khác được tính vào giá vốn hoặc viết giảm giá vốn hàng bán trong kǶ báo cáo. Số liệu viết vào chỉ tiêu này là lǜy kế số phát sinh bên Có TK 632 “Giá vốn hàng bán” trong kǶ báo cáo ứng với bên Nợ TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh”.

Chi phí tài chính (Mã số 22):

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là luỹ kế số phát sinh bên Có TK 635 đối ứng với bên Nợ TK 911 trong kǶ báo cáo.

Chi phí lãi vay (Mã số 23):

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào Sổ kế toán chi tiết Tài khoản 635 (chi tiết chi phí lãi vay).

29


Chỉ tiêu chi phí bán hàng: Phản ánh tổng chi phí bán hàng hóa, dịch vụ đã cung cấp phát sinh trong kǶ báo cáo. Số liệu viết vào chỉ tiêu này là tổng cộng phát sinh bên có của TK 641 “Chi phí bán hàng”, đối ứng với bên Nợ TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh” trong kǶ báo cáo.

Chi phí quản lý doanh nghiệp (Mã số 26):

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng cộng số phát sinh bên Có TK 642

đối ứng với bên Nợ TK 911 trong kǶ báo cáo.

Chi phí khác (Mã số 32):

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào tổng số phát sinh bên Có

TK 811 đối ứng với bên Nợ TK 911 trong kǶ báo cáo.

Riêng đối với giao dịch thanh lý, nhượng bán TSCĐ, BĐSĐT, thì số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là phần chênh lệch giữa khoản thu từ việc thanh lý, nhượng bán TSCĐ, BĐSĐT nhỏ hơn giá trị còn lại của TSCĐ, BĐSĐT và chi phí thanh lý.

Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành (Mã số 51):

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào tổng số phát sinh bên Có TK 8211 đối ứng với bên Nợ TK 911 trên sổ kế toán chi tiết TK 8211, hoặc căn cứ vào số phát sinh bên Nợ TK 8211 đối ứng với bên Có TK 911 trong kǶ báo cáo và ghi bằng số âm.

Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại (Mã số 52):

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào tổng số phát sinh bên Có TK 8212 đối ứng với bên Nợ TK 911 trên sổ kế toán chi tiết TK 8212, hoặc căn cứ vào số phát sinh bên Nợ TK 8212 đối ứng với bên Có TK 911 trong kǶ báo cáo và ghi bằng số âm.

Các chỉ tiêu về kết quả bao gồm:

- Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ mã số 20

- Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh mã số 30

- Lợi nhuận khác mã số 40

- Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế mã số 50

- Lợi nhuận sau thuế TNDN mã số 60

30


Mỗi khoản mục trên báo cáo KQKD phải được đánh dấu dẫn đến bản thuyết minh BCTC. Các thông tin DT trình bày chi tiết trên BCTC được phân loại chi tiết theo từng hoạt động như doanh thu BH&CCDV, doanh thu HĐTC, doanh thu khác. CP được phân loại theo chức năng: gồm giá vốn hàng bán, CP bán hàng, CP QLDN, CP khác.

1.4. Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trên góc độ

kế toán quản trị

KTQT là một bộ phận của hệ thống kế toán DN. Thông tin KTQT phải được chi tiết theo từng loại hoạt động, SP, dịch vụ theo yêu cầu của DN nhằm thực hiện các chức năng quản trị: hoạch định, tổ chức, chỉ huy, phối hợp, kiểm tra đánh giá.

Kế toán DT, CP và KQKD doanh nghiệp cần tập trung tiến hành xây dựng định mức, lập dự toán, thu thập thông tin thực hiện và tổng kết, đánh giá, phân tích tình hình thực hiện định mức DT, CP và KQKD. Kiểm soát tốt chi phí giúp DN hạ giá thành, hạ giá vốn, tăng tính cạnh tranh của sản phẩm.

1.4.1. Lập dự toán doanh thu, chi phí

1.4.1.1. Xây dựng định mức chi phí

* Khái niệm

Định mức chi phí là những hao phí về lao động sống và lao động vật hóa liên quan đến việc sản xuất và kinh doanh một đơn vị sản phẩm, dịch vụ ở điều kiện nhất định.

Định mức chi phí được hiểu là chi phí đơn vị ước tính được sử dụng làm tiêu chuẩn cho việc thực hiện của các yếu tố chi phí.

Định mức chi phí là căn cứ để xây dựng dự toán sản xuất kinh doanh. Định mức chi phí và dự toán cùng có điểm giống nhau là: ước tính hoạt động của doanh nghiệp trong tương lai. Nếu định mức chi phí được xây dựng để xác định chi phí tiêu hao cho sản xuất một sản phẩm, thì dự toán được xây dựng trên tổng sản lượng sản phẩm của từng bộ phận và toàn doanh nghiệp. Do đó, định mức và dự toán có mối liên hệ chặt chẽ với nhau và định mức chi phí là cơ sở để xây dựng dự toán.

31


Để có cơ sở khoa học trong việc đánh giá tình hình thực hiện định mức chi

phí thì định mức chi phí phải được phân loại theo những tiêu thức thích hợp.

- Căn cứ vào khả năng áp dụng định mức chi phí được chia thành hai loại:

định mức chi phí lý tưởng và định mức chi phí thực tế.

+ Định mức chi phí lý tưởng là định mức chi phí được xây dựng dựa trên điều kiện sản xuất kinh doanh hoàn hảo nhất của doanh nghiệp. Với các điều kiện giả định như: không có sự hỏng hóc về máy móc, thiết bị sản xuất luôn đạt công suất tối đa… Định mức chi phí lý tưởng không có khả năng áp dụng vào thực tế, nhưng được xây dựng làm căn cứ xây dựng định mức chi phí thực tế.

- Định mức chi phí thực tế:

Định mức chi phí thực tế là định mức được xây dựng dựa trên điều kiện sản xuất kinh doanh thực tế của doanh nghiệp, có tính đến những gián đoạn trong hoạt động sản xuất kinh doanh như: điều kiện làm việc, chất lượng vật tư, lao động, máy móc, ý thức người lao động… Định mức chi phí thực tế là cơ sở để xây dựng dự toán sản xuất kinh doanh, là căn cứ để đánh giá tình hình thực tế phát sinh chi phí.

* Phương pháp xây dựng định mức chi phí

Để xây dựng định mức chi phí một cách khoa học và có khả năng áp dụng vào thực tế có thể áp dụng một trong các phương pháp sau:

- Phương pháp phân tích kinh tế - kỹ thuật:

Các chuyên gia xây dựng định mức sẽ phân tích thiết kế kỹ thuật của sản phẩm, kết hợp với nguồn lực của doanh nghiệp để xây dựng định mức chi phí. Sau đó, định mức chi phí sẽ được áp dụng thử nghiệm tại doanh nghiệp một thời gian để các chuyên gia tiến hành phân tích, đánh giá ưu nhược điểm và điều chỉnh định mức chi phí lại cho chính xác.

- Phương pháp thống kê kinh nghiệm:

Định mức chi phí được xây dựng theo phương pháp thống kê kinh nghiệm sẽ căn cứ trên số liệu thống kê về tình hình sản xuất kinh doanh nhiều kǶ của doanh nghiệp. Căn cứ vào sự hao phí các yếu tố đầu vào như: lượng nguyên vật liệu để sản xuất một sản phẩm, lượng thời gian lao động cần thiết để sản xuất một sản phẩm…

32


cǜng như sự biến động giá cả thị trường trong một số chu kǶ sản xuất kinh doanh để

xây dựng định mức chi phí cho doanh nghiệp.

Trong thực tế, các doanh nghiệp có thể áp dụng đồng thời cả hai phương pháp trên để xây dựng định mức chi phí. Tuy nhiên, khi các chuyên gia xây dựng định mức khi lựa chọn phương pháp nào cǜng phải tuân theo những nguyên tắc cơ bản sau:

+ Định mức chi phí phải được căn cứ vào thực tế tiêu hao chi phí của kǶ trước. Các nhà xây dựng định mức chi phí phải tiến hành phân tích các nhân tố chủ quan và khách quan tác động đến thực tế tiêu hao chi phí của doanh nghiệp.

+ Định mức chi phí phải được căn cứ vào điều kiện hiện tại của doanh nghiệp như: đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất, chuyên môn, bậc thợ của lao động, tay nghề của công nhân… Đồng thời kết hợp với những điều kiện dự kiến cho tương lai để xây dựng định mức chi phí phù hợp, có tính khả thi cao để áp dụng vào môi trường kinh doanh của doanh nghiệp.

* Các định mức chi phí trong doanh nghiệp

Định mức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Định mức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là sự tiêu hao của chi phí nguyên vật liệu trực tiếp để sản xuất một sản phẩm. Định mức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được xác định thông qua định mức lượng nguyên vật liệu trực tiếp và định mức giá nguyên vật liệu trực tiếp.

- Định mức lượng nguyên vật liệu trực tiếp:

Định mức lượng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phản ánh lượng nguyên vật liệu trực tiếp tiêu hao để sản xuất một sản phẩm. Định mức lượng nguyên vật liệu trực tiếp thường được xây dựng với từng loại sản phẩm riêng biệt và từng loại nguyên vật liệu trực tiếp riêng biệt.

- Định mức giá nguyên vật liệu trực tiếp:

Định mức giá nguyên vật liệu trực tiếp phản ánh giá nhập kho tính trên một đơn vị nguyên vật liệu trực tiếp. Các nhà xây dựng định mức phải căn cứ vào giá mua nguyên vật liệu trên hóa đơn, chi phí thu mua, hao hụt vật liệu trong quá trình thu mua cho phép, các khoản chiết khấu được hưởng…

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/06/2022