Khung Phân Tích Năng Lực Cạnh Tranh Của M.porter (1990;1998;2008)

Phụ lục 20. Mô hình đo lường tới hạn chưa chuẩn hóa 23

Phụ lục 21. Mô hình đo lường tới hạn chuẩn hóa 24

Phụ lục 22. Mô hình cấu trúc tuyến tính SEM chưa chuẩn hóa 25

Phụ lục 23. Danh sách các đơn vị HCSN du lịch có các chuyên gia tham gia chấm điểm bộ tiêu chí lý thuyết đánh giá năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong lĩnh vực du lịch ban đầu 26

Phụ lục 24. Các thuộc tính cạnh tranh điểm đến của Geoffrey I. Crouch, 2007 27

Phụ lục 25. Các thuộc tính đánh giá năng lực cạnh tranh Phát triển Kinh tế Thành phố theo cụm ngành CCED của Choe và Roberts, 2011 35

Phụ lục 26. Danh sách các chỉ số cốt lõi, các chỉ số bổ sung và các chỉ số phát triển trong tương lai đo lường năng lực cạnh tranh trong du lịch, OECD (2013) 37

Phụ lục 27. Hiện trạng khách và tổng thu từ du lịch thế giới và khu vực 2009 -2014... 38

Phụ lục 28. Lượng khách du lịch quốc tế trên thế giới phân theo châu lục 2009- 2014 38

Phụ lục 29. Thu nhập du lịch quốc tế trên thế giới phân theo châu lục 2009-2014 39

Phụ lục 30. Khách quốc tế đến Việt Nam so với toàn khu vực Đông Nam Á - Đông Á và khu vực Châu Á Thái Bình Dương 2010-2014 39

Phụ lục 31. Thực trạng khách du lịch Việt Nam 2005-2014 40

Phụ lục 32. Thực trạng thu từ du lịch và đóng góp GDP 2005-2014 40

Phụ lục 33. Số liệu thực trạng phát triển du lịch Việt Nam 2005-2014 41

Phụ lục 34. Chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu GCI của Việt Nam năm 2013 do Diễn đàn Kinh tế Thế giới WEF công bố tháng 4/2014. 42

Phụ lục 35. Chỉ số năng lực cạnh tranh du lịch và lữ hành TTCI của Việt Nam năm 2013 do Diễn đàn Kinh tế Thế giới WEF công bố tháng 4/2014 43

Phụ lục 1. Khung phân tích năng lực cạnh tranh của M.Porter (1990;1998;2008)


Năng lực cạnh tranh là mối quan tâm thường trực của cả chính quyền trung ương và địa phương (tỉnh hay thành phố). Trong nghiên cứu này, sẽ điều chỉnh khung phân tích năng lực cạnh tranh quốc gia của M. Porter (2008) để tìm ra một số các yếu tố có thuộc tính cạnh tranh trong các mô hình nghiên cứu đã có từ trước có thể sử dụng một phần đánh giá năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong lĩnh vực du lịch. Theo M.Porter, khái niệm có ý nghĩa duy nhất về năng lực cạnh tranh (competitiveness) là năng suất (productivity), trong đó năng suất được đo bằng giá trị gia tăng do một đơn vị lao động (hay một đơn vị vốn) tạo ra trong một đơn vị thời gian. Năng suất là nhân tố quyết định quan trọng nhất của mức sống dài hạn và là nguyên nhân sâu xa của thu nhập bình quân đầu người. Để tăng trưởng năng suất bền vững đòi hỏi nền kinh tế phải được liên tục nâng cấp. Nghiên cứu này sử dụng khung phân tích năng lực cạnh tranh của M.Porter, có điều chỉnh cho thích hợp với mục tiêu và đối tượng nghiên cứu.

Trong khuôn khổ nghiên cứu này, năng suất sử dụng các nguồn lực (bao gồm vốn, lao động, đất đai và các tài nguyên khác) đóng vai trò trung tâm, một mặt vì nó là thước đo chính xác nhất và có ý nghĩa duy nhất cho năng lực cạnh tranh mặt khác nó là nhân tố quyết định sự thịnh vượng của các địa phương (Địa phương ở đây dùng để chỉ một đơn vị kinh tế, có thể là một tỉnh, một thành phố, một vùng như ĐBSCL, một quốc gia, thậm chí là một khu vực kinh tế như ASEAN hay EU. Điều này cũng có nghĩa là cạnh tranh như thế nào (năng suất cao hay thấp) thậm chí quan trọng hơn việc cạnh tranh trong ngành nào. Với vai trò trung tâm của năng suất trong khuôn khổ phân tích năng lực cạnh tranh, một câu hỏi then chốt cần trả lời là: Những nhân tố quyết định năng suất và tốc độ tăng trưởng năng suất là gì? Theo M.Porter, có ba nhóm nhân tố quyết định năng lực cạnh tranh của một quốc gia, bao gồm: (1) Các yếu tố lợi thế tự nhiên của quốc gia; (2) Năng lực cạnh tranh vĩ mô và (3) Năng lực cạnh tranh vi mô. Vì đối tượng nghiên cứu này là tỉnh/thành phố nên khung lý thuyết này được điều chỉnh một cách thích ứng và được trình bày cụ thể trong các mục dưới đây:

a) Các yếu tố lợi thế tự nhiên của địa phương : Bao gồm tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý, hay quy mô của ĐP. Những yếu tố này không chỉ là số lượng mà còn bao gồm sự phong phú, chất lượng, khả năng sử dụng, chi phí đất đai, điều kiện khí hậu, diện tích và địa thế vùng, nguồn khoáng sản, nguồn nước, các nguồn lợi thủy sản hay ngư trường, v.v. Mặc dù những yếu tố này giữa các ĐP có thể tương đồng hoặc khác biệt, song chúng đều là những đầu vào cần thiết cho việc cạnh tranh của bất kể địa phương nào và cho ngành du lịch của ĐP đó.

Tuy nhiên, không phải khi nào thì sự dồi dào của các yếu tố tài nguyên tự nhiên này cũng tạo ra năng lực cạnh tranh tốt hơn cho ĐP. Đồng thời, không phải bao giờ sự nghèo nàn của chúng cũng đồng nghĩa với sự bất lợi trong cạnh tranh. Lịch sử kinh tế thế giới đã cho chúng ta một bài học rằng việc quá dư thừa yếu tố sản xuất có thể dẫn đến làm suy giảm, thay vì làm gia tăng lợi thế cạnh tranh. Trong khi đó, những bất lợi nhất định về yếu tố sản xuất, thông qua tác động của chiến lược và sự đổi mới, lại thường đóng góp vào sự thành công lâu dài trong cạnh tranh.

Điều này cũng có nghĩa là những lợi thế về sự sẵn có của nguồn tài nguyên hay vị trí địa lý có thể đóng góp cho sự thịnh vượng của địa phương trong một số thời kì và với những điều kiện nhất định, song nếu chỉ dựa vào những lợi thế “trời cho” này thì sự thịnh vượng cũng sẽ chỉ có giới hạn. Không những thế, không loại trừ một khả năng là chính thu nhập dễ dàng từ những nguồn tài nguyên “từ trên trời rơi xuống” sẽ là một mầm mống của nạn tham nhũng và cho phép các chính sách tồi tồn tại dai dẳng. Các nhà kinh tế gọi nghịch lý này là “lời nguyền tài nguyên”. Nhiều bằng chứng cho thấy có những địa phương rất giàu tài nguyên và nguồn lực tự nhiên nhưng lại rất kém phát triển trong khi cũng có nhiều địa phương thành công trong phát triển mặc dù không có nguồn tài nguyên đáng kể nào. Theo M.Porter (2008), khi nguồn nguyên vật liệu được cung cấp một cách phong phú với giá rẻ hay lao động dư thừa, thì các địa phương có thể có khuynh hướng ỷ lại thái quá vào những lợi thế này và khai thác chúng một cách kém hiệu quả. Nhưng khi phải đối mặt với một số bất lợi, ví dụ như chi phí đất đai cao, thiếu hụt lao động, hay thiếu hụt nguyên vật liệu, thì các địa phương đó phải đổi mới và nâng cấp để có thể cạnh tranh.

b) Năng lực cạnh tranh ở cấp độ vĩ mô: Bao gồm các yếu tố cấu thành nên môi trường hoạt động của địa phương. Môi trường hoạt động của địa phương là tổng hòa các yếu tố có ảnh hưởng lên năng lực cạnh tranh của ngành du lịch từ cách suy nghĩ, quan điểm, thái độ cho đến hành vi, sự sáng tạo và tinh thần kinh doanh. Có thể chia các yếu tố này thành hai nhóm chính là:

Nhóm 1.Yếu tố chất lượng của hạ tầng xã hội và các thể chế chính trị, pháp luật, văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế lấy con người làm trung tâm phát triển, trong đó chú trọng đến vai trò của giáo dục cơ bản cho sự hoàn thiện nhân cách con người và hệ thống y tế cho sự phát triển thể chất. Nếu xét ở năng lực cạnh tranh, giáo dục cơ bản còn là nền tảng cho việc học hỏi, tiếp thu tri thức, sáng tạo và đổi mới. Sự an tâm hơn về sức khỏe và nền tảng thể chất tốt hơn cũng sẽ giúp cho con người lao động bền bỉ hơn, thích ứng nhanh với cường độ lao động cao và khả năng sáng tạo không ngừng. Tuy nhiên, cần lưu ý là trong bối cảnh cạnh tranh hiện đại, trái với sự hiểu biết thông thường, việc đơn thuần có được những con người có trình độ giáo dục cơ bản tốt không đồng nghĩa với lợi thế cạnh tranh. Để hỗ trợ cho lợi thế cạnh tranh, các nhân tố phải được chuyên môn hóa cao độ cho các nhu cầu cụ thể của một ngành. Bên cạnh đó, môi trường sống và làm việc cũng ảnh hưởng đến quyết định đi hay ở của người lao động.

Nhóm 2.Yếu tố các thể chế chính trị, chính sách kinh tế, chính sách tài khóa, tín dụng và cơ cấu kinh tế, sự phát triển của thể chế chính trị được đo lường bởi sự cởi mở và ổn định xã hội ở địa phương, tiếng nói của ngành du lịch được lắng nghe và được tôn trọng trong thực tế, trách nhiệm giải trình của các quan chức CQĐP được đề cao, tính hiệu lực và hiệu quả của nền hành chính công được cải thiện. Nói đến vai trò của thể chế chính trị còn phải gắn liền với thượng tôn pháp luật, ở đó yếu tố an ninh xã hội, tính độc lập của hệ thống tư pháp, tính hiệu quả của khung pháp lý, mức độ tham nhũng và sự thực thi các quyền dân sự. Bên cạnh các thể chế chính trị và xã hội thì các thể chế và chính sách kinh tế cũng có tác động lên năng lực cạnh tranh địa phương.

Chính vì lẽ đó mà các chính sách phát triển kinh tế của địa phương nói chung thường nhận được sự quan tâm đặc biệt của cộng đồng xã hội. Mặc dù các chính sách này chủ yếu chịu ảnh hưởng bởi các chính sách kinh tế vĩ mô nhưng sự đánh giá ở địa phương nằm ở khả năng của chính quyền địa phương đưa các chính sách đó vào thực tiễn như thế nào. Chẳng hạn như các định hướng chính sách vĩ mô về chuyển dịch cơ cấu kinh tế sẽ quyết định việc phân bổ nguồn lực của trung ương cho địa phương cũng như sẽ đòi hỏi về việc sắp xếp thứ tự ưu tiên nguồn lực cho ngành du lịch ở địa phương. Chính sách tài khóa, tín dụng và đầu tư, theo đó, cũng sẽ cần có những điều chỉnh thích hợp cho phù hợp với các điều kiện và ưu tiên của từng địa phương. Chính sách tài khóa và trạng thái của nó không những mô tả thực trạng của nền tài chính công ở địa phương mà còn nói lên các đặc điểm của cạnh tranh ở địa phương đó.

Cuối cùng, chính sách tín dụng và sự phát triển của hệ thống tài chính và ngân hàng cũng là những yếu tố có ảnh hưởng quan trọng đến môi trường cạnh tranh của địa phương. Sự sẵn có của các nguồn vốn, khả năng tiếp cận vốn dễ dàng, chi phí sử dụng vốn thấp và một hệ thống thanh toán tốt đều là những mối quan tâm đặc biệt của bất kể địa phương nào khi quyết định lựa chọn chiến lược để đầu tư phát triển du lịch. Cần lưu ý rằng, mặc dù các yếu tố kể trên không trực tiếp tạo ra năng lực cạnh tranh, song chúng lại có vai trò hết sức quan trọng trong việc thúc đẩy hay cản trở năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong lĩnh vực du lịch.

c) Năng lực cạnh tranh ở cấp độ vi mô: Đây là những yếu tố tác động trực tiếp tới năng suất của địa phương, bao gồm chất lượng môi trường kinh doanh và cơ sở hạ tầng kỹ thuật, trình độ phát triển cụm ngành, hoạt động và chiến lược của địa phương. Môi trường kinh doanh là điều kiện bên ngoài giúp địa phương đạt được mức năng suất và trình độ đổi mới, sáng tạo cao nhất. Trong đó, các điều kiện về yếu tố đầu vào có thể được chia thành cơ sở hạ tầng, nguồn vốn, nguồn nhân lực, nguồn tài sản vật chất và nguồn kiến thức. Cần lưu ý rằng một số yếu tố như nhân lực, kiến thức và vốn có thể di chuyển giữa các địa phương, cho nên việc có sẵn các yếu tố này ở mỗi địa phương không phải là một lợi thế cố hữu, bất di bất dịch. Hơn nữa, nguồn dự trữ các yếu tố đầu vào mà một địa phương có được ở một thời điểm cụ thể không quan trọng bằng tốc độ và tính hiệu quả mà địa phương đó tạo ra cũng như việc nâng cấp và sử dụng các yếu tố này trong du lịch.

Cần phải nhấn mạnh đến vai trò của chính quyền địa phương trong việc hoạch định và thực thi các chính sách kinh tế du lịch, trong việc định hình nhu cầu và thiết lập các tiêu chuẩn cho cạnh tranh nhằm hướng đến việc cải thiện năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực du lịch. Khác với yếu tố môi trường kinh doanh và hạ tầng kỹ thuật, yếu tố về hoạt động và chiến lược của địa phương đánh giá các điều kiện bên trong nhằm giúp địa phương đạt được mức năng suất và trình độ đổi mới sáng tạo cao nhất dựa trên độ tinh thông, những kỹ năng, năng lực và thực tiễn quản lý của ngành du lịch. Yếu tố này bao gồm những đánh giá từ nền tảng học vấn và trình độ chuyên môn của lao động trong du lịch, trình độ hiểu biết và khả năng ứng dụng công nghệ và công nghệ thông tin trong kinh doanh, những chuẩn mực cao về quản trị, điều hành, cả năng lực đối thoại, tư vấn và phản biện chính sách của ngành du lịch.

Phụ lục 2. Mô hình kim cương của M.Porter (2008)

Các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh của một ngành, có thể là ngành sản xuất hàng hóa hữu hình hoặc ngành dịch vụ, bao gồm các yếu tố nội tại ngành. Các yếu tố này có thể tạo ra và làm tăng thêm lợi thế cạnh tranh của ngành và các yếu tố bên ngoài ngành. Các yếu tố này có thể tạo ra và làm tăng thêm lợi thế cạnh tranh của ngành nhưng cũng có thể làm giảm hoặc triệt tiêu lợi thế cạnh tranh hiện có của ngành. Lý thuyết về lợi thế cạnh tranh do M.Porter đưa ra vào năm 1990; 1998;2008 (đây là công trình nghiên cứu của một tập thể các nhà khoa học ở 12 nước bắt đầu từ năm 1986) được xây dựng dựa trên cơ sở lập luận rằng năng lực cạnh tranh của một ngành được thể hiện tập trung ở khả năng sáng tạo và đổi mới của ngành đó. Theo lý thuyết này, lợi thế cạnh tranh của một ngành được thể hiện ở sự liên kết của 4 nhóm yếu tố. Mối liên kết của 4 nhóm yếu tố này tạo thành mô hình kim cương (diamond) hàm ý rằng cấu trúc tinh thể kim cương có độ bền cao để chỉ khả năng chịu đựng của một ngành ứng phó với môi trường cạnh tranh gay gắt. Các nhóm yếu tố đó bao gồm: (1) Điều kiện các yếu tố sản xuất (factor of production); (2) Điều kiện về cầu (demand conditions); (3) Các ngành công nghiệp hỗ trợ và có liên quan (related and supporting industries); (4) Chiến lược, cơ cấu và mức độ cạnh tranh của ngành (strargies, structures and competition). Các yếu tố này tác động qua lại lẫn nhau và hình thành năng lực cạnh tranh của ngành. Ngoài ra, còn có 2 yếu tố khác là chính sách của Chính phủ và cơ hội có thể tác động đến 4 yếu tố cơ bản kể trên.

a) Điều kiện các yếu tố sản xuất (factor of production): Sự phong phú dồi dào của yếu tố sản xuất có vai trò nhất định đối với lợi thế cạnh tranh địa phương; Các địa phương có lợi thế hơn khi sản xuất và cung ứng các sản phẩm dịch vụ sử dụng nhiều yếu tố đầu vào mà địa phương đó có nhiều. Các địa phương có thể có được lợi thế cạnh tranh nếu sử dụng các yếu tố đầu vào có chi phí thấp, chất lượng cao và có vai trò quan trọng trong cạnh tranh. Tuy nhiên, có những trường hợp dồi dào về yếu tố sản xuất lại làm giảm lợi thế cạnh tranh nếu như chúng không được phân bổ hợp lý và sử dụng có hiệu quả. Hơn nữa, những đầu vào quan trọng nhất đối với hầu hết các ngành, đặc biệt là đối với ngành du lịch bản chất là dịch vụ việc nâng cao năng lực cạnh tranh không phải chỉ dựa vào những yếu tố tự nhiên mà còn do sáng tạo của con người quyết định. Nói cách khác, sử dụng, tạo ra, cải tiến và chuyên biệt hóa đầu vào có tầm quan trọng lớn hơn số lượng yếu tố đầu vào trong việc tạo ra lợi thế cạnh tranh.Việc duy trì lợi thế cạnh tranh đầu vào phụ thuộc nhiều vào việc đầu vào cơ bản hay cao cấp, được sử dụng phổ biến hay mang tính chất chuyên ngành. Đầu vào cơ bản bao gồm vị trí địa lý, khí hậu, nguồn tài nguyên, lao động giản đơn và nguồn vốn tài chính. Đầu vào cao cấp bao gồm hệ thống hạ tầng viễn thông hiện đại, lao động có tay nghề và trình độ cao. Tầm quan trọng của đều vào cơ bản trong việc tạo ra lợi thế cạnh tranh ngày một giảm do nhu cầu sử dụng chúng giảm dần và khả năng cung ứng hoặc tiếp cận tới chúng ngày càng mở rộng. Ngược lại, các đầu vào cao cấp hiện đang là những đầu vào quan trọng nhất giúp địa phương tạo ra lợi thế cạnh tranh trình độ cao, đó là lợi thế cạnh tranh dựa vào tính chất độc đáo của sản phẩm dịch vụ du lịch và khả năng ứng dụng thương mại điện tử trong du lịch. Số lượng các đầu vào này không nhiều do việc tạo ra chúng đòi hỏi phải đầu tư lớn và thường xuyên về nhân lực, vật lực, tài lực và trí lực nên việc có được chúng không phải là điều dễ dàng. Do vậy lợi thế cạnh tranh dựa vào yếu tố đầu vào cao cấp ổn định hơn, tuy nhiên các yếu tố đầu vào cao cấp của địa phương lại được xây dựng từ các yếu tố đầu vào cơ bản. Có loại đầu vào sử dụng chung cho tất cả các ngành, ví du như hệ thống đường cao tốc, vốn tín dụng, lao động có trình độ trung học. Có những đầu vào chuyên ngành chỉ phù hợp với một số ít hoặc thậm chí chỉ một ngành có tính chất đặc thù như cơ sở vật chất kỹ thuật , du lịch, lao động trong du lịch.,…So với các đầu vào chung, các đầu vào chuyên ngành có vai trò quyết định và bền vững hơn trong việc tạo ra lợi thế cạnh tranh.

Các đầu vào chung thường hỗ trợ tạo dựng các lợi thế cạnh tranh cấp thấp và thường có ở nhiều địa phương. Các đầu vào chuyên ngành thường do tư nhân đầu tư, mang tính tập trung hơn và rủi ro lớn hơn và do vậy khan hiếm hơn. Các đầu vào cao cấp thường là các đầu tư vào chuyên ngành. Tính chất chuyên ngành hoặc cao cấp của đầu vào thay đổi theo thời gian, cụ thể: Những đầu vào ngày hôm nay là những đầu vào chuyên ngành hoặc cao cấp, nhưng ngày hôm sau có thể là các đầu vào phổ biến và cơ bản. Hơn nữa, như đã nêu trên, so với các đầu vào có nguồn gốc từ điều kiện tự nhiên, các đầu vào do con người tạo ra có tầm quan trọng lớn hơn trong việc tạo ra lợi thế cạnh tranh. Do vậy, năng lực cạnh tranh phụ thuộc nhiều vào việc tạo ra các đầu vào.Như vậy, có thể thấy rằng một địa phương có thể duy trì năng lực cạnh tranh của ngành dựa trên đầu vào khi địa phương có các đầu vào cần thiết cho cạnh tranh trong ngành cụ thể nào đó là các đầu vào cao cấp và chuyên ngành. Các đầu vào có thể do các doanh nghiệp tư nhân hoặc địa phương tạo ra. Tuy nhiên, thực tế cho thấy khu vực tư nhân là khu vực có lợi thế trong việc tạo ra các đầu vào chuyên ngành và cao cấp vì họ hiểu rõ nhất lĩnh vực cạnh tranh của mình. Khu vực địa phương thường tập trung đầu tư tạo ra các đầu vào cơ bản và phổ biến. Trừ khi có mối quan hệ chặt chẽ với các ngành, khu vực địa phương nói chung thường không thành công trong việc tạo ra các đầu vào chuyên ngành và cao cấp, trên thực tế , không có địa phương nào có thể tạo ra và cải tiến tất cả các loại đầu vào. Loại đầu vào nào cần được tự tạo và cải tiến, làm thế nào để tạo ra và cải tiến đầu vào một cách có hiệu quả. Điều đó phụ thuộc vào các yếu tố khác của môi trường kinh doanh. Đó là điều kiện nhu cầu trong nước, hệ thống các ngành hỗ trợ và có liên quan, mục tiêu của địa phương và bản chất của cạnh tranh. Việc đánh giá năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong lĩnh vực du lịch theo yếu tố đầu vào được xây dựng từ 5 nhóm đầu vào, đó là: Tài nguyên tự nhiên; Tài nguyên văn hóa; An toàn và an ninh; Y tế và vệ sinh; Năng lực cạnh tranh giá trong ngành du lịch. Mỗi nhóm yếu tố đầu vào lại bao gồm nhiều yếu tố cụ thể hơn tùy theo mục tiêu của nghiên cứu cũng như cách tiếp cận ở các cấp độ khác nhau đánh giá năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực du lịch.

b) Điều kiện về cầu (demand conditions): Thông qua các tác động tĩnh và động, nhu cầu xác định mức đầu tư, tốc độ và động cơ đổi mới của địa phương. Ba khía cạnh của nhu cầu có ảnh hưởng lớn tới lợi thế cạnh tranh của địa phương là: Bản chất của nhu cầu, dung lượng và mô hình tăng trưởng của nhu cầu và cơ chế lan truyền nhu cầu trong thị trường. Bản chất nhu cầu xác định các thức người dân, khách, doanh nghiệp, chính quyền địa phương nhận thức, lý giải và phản ứng đối với thị trường. Bản chất nhu cầu tác động tới lợi thế cạnh tranh thông qua cấu trúc nhu cầu, mức độ đòi hỏi của thị trường người bán người mua và tính hướng dẫn của nhu cầu.Nhu cầu thường được chia thành nhiều phân đoạn. Một phân đoạn thị trường có dung lượng lớn có thể thu hút sự chú ý và ưu tiên đáp ứng của địa phương và cho phép khai thác hiệu quả kinh tế nhờ quy mô, sự đa dạng của thị trường giúp địa phương có nhiều kinh nghiệm phong phú để thâm nhập thị trường quốc tế, phân đoạn nhu cầu đòi hỏi lợi thế cạnh tranh cao cấp giúp địa phương thường xuyên cải tiến lợi thế cạnh tranh và duy trì vị trí trên phân đoạn thị trường đó. Nhu cầu càng cao sẽ tạo áp lực đáp ứng các tiêu chuẩn cao về chất lượng, đặc tính kỹ thuật và dịch vụ, tạo sức ép chuyển sang đáp ứng đoạn nhu cầu mới, cao cấp hơn và do đó nâng cao năng lực cạnh tranh. Cuối cùng, nếu nhu cầu được đáp ứng trên toàn cầu thì không những địa phương được lợi từ phân đoạn đó mà còn được lợi từ việc tiếp cận đến du khách có nhu cầu cao. Quy mô và mô hình tăng trưởng nhu cầu có tác dụng tăng cường năng lực cạnh tranh của địa phương. Tác động của quy mô thị trường đến năng lực cạnh tranh không rõ ràng. Quy mô thị trường lớn có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh trong trong những địa phương có hiệu quả kinh tế nhờ quy mô, do tích cực đầu tư vào cơ sở vật chất với quy mô lớn, phát triển công nghệ và nâng cao năng suất. Mặt khác, quy mô thị trường lớn cũng có thể làm giảm sức ép từ thị trường quốc tế và tăng tính năng động của địa phương.

Mức độ cạnh tranh của địa phương, một yế tố khác của môi trường kinh doanh có vai trò quyết định đối với tác động tích cực hoặc tiêu cực của quy mô thị trường đến năng lực cạnh tranh. Một khía cạnh khác của quy mô thị trường là số lượng khách đến ít có thể tạo ra lợi thế tĩnh, nhưng có thể làm giảm lợi thế động. Số lượng khách đến nhiều sẽ tạo sự đa dạng về nhu cầu và sức ép cạnh tranh giữa họ, nhờ đó thị trường được mở rộng và thúc đẩy địa phương phát triển. Hơn nữa, số lượng khách nhiều sẽ làm giảm khả năng mặc cả các sản phẩm dịch vụ dẫn đến giá cả sẽ được bình ổn. Tốc độ tăng trưởng nhu cầu sẽ kích thích địa phương ứng dụng các công nghệ mới nhanh hơn góp phần làm giảm lo ngại rằng các kỹ thuật mới sẽ làm cho đầu tư hiện tại sẽ bị dư thừa. Một khía cạnh đáng lưu ý là nhu cầu bão hòa nhanh chóng cũng có thể tạo dựng một nền tảng năng lực cạnh tranh mạnh cho địa phương, buộc địa phương phải tiếp tục đổi mới, sáng tạo, tạo sức ép giảm giá, tạo ra các đặc tính mới của các sản phẩm dịch vụ, nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng cường mức độ cạnh tranh với các địa phương khác, loại bỏ một số địa phương yếu nhất, số địa phương còn lại sẽ ít hơn nhưng lại là các đối thủ cạnh tranh mạnh hơn.

c) Các ngành công nghiệp hỗ trợ và liên quan: Đối với địa phương, các ngành hỗ trợ là những ngành cung ứng đầu vào cho chuỗi hoạt động của địa phương. Trong khi đó các ngành liên quan là những ngành mà địa phương có thể phối hợp hoặc chia sẻ các hoạt động thuộc chuỗi hoạt động hoặc những ngành mang tính bổ trợ việc chia sẻ hoạt động thường diễn ra ở các khâu phát triển kỹ thuật, sản xuất, phân phối, marketing dịch vụ. Nói chung, địa phương có lợi thế cạnh tranh trong nhiều ngành hỗ trợ và liên quan sẽ tạo ra năng lực cạnh tranh cho địa phương. Lợi thế cạnh tranh của của các ngành hỗ trợ và liên quan sẽ tạo ra lợi thế tiềm tàng cho địa phương trong việc thu hút các nhà cung cấp có năng lực trong thời gian ngắn và chi phí thấp, duy trì mối quan hệ liên kết hợp tác liên tục phát triển, các nhà cung cấp giúp địa phương nhận thức các phương pháp và cơ hội mới để áp dụng chuỗi cung ứng và thương mại điện tử. Đồng thời địa phương cũng có tác động ngược lại đối với các nhà cung ứng về nghiên cứu và phát triển để tìm ra các giải pháp nhanh hơn và hiệu quả hơn.Hơn nữa, ngành hỗ trợ là chất xúc tác chuyển tải thông tin và đổi mới từ địa phương này đến địa phương khác, đẩy nhanh tốc độ đổi mới trong toàn bộ nền kinh tế. Tuy nhiên, một địa phương không nhất thiết phải có lợi thế cạnh tranh trong tất cả các ngành hỗ trợ và liên quan để tạo ra năng lực cạnh tranh cho địa phương vì những đầu vào nào được xác định là không có tác động quan trọng tới sự đổi mới hoặc kết quả đầu ra thì có thể nhập khẩu.

d) Chiến lược, cơ cấu và môi trường cạnh tranh của ngành: Năng lực cạnh tranh còn được quyết định bởi các yếu tố như mục tiêu, chiến lược và cơ cấu tổ chức của địa phương. Năng lực cạnh tranh thường là kết quả của việc kết hợp tất cả các yếu tố nêu trên với cơ sở của lợi thế cạnh tranh. Hơn nữa, tình hình cạnh tranh của các địa phương có vai trò rất lớn trong quá trình đổi mới và thành công trên thị trường quốc nội và quốc tế. Những khác biệt về trình độ quản lý và kỹ năng tổ chức như trình độ học vấn và đích hướng tới của cán bộ quản lý, sức mạnh động cơ cá nhân, các công cụ ra quyết định, mối quan hệ, thái độ, hành vi, môi trường làm việc tạo ra lợi thế hoặc bất lợi thế cho địa phương.

e) Vai trò của Chính phủ: Có thể ảnh hưởng đến một trong số bốn yếu tố quyết định khả năng cạnh tranh trên. Rõ ràng là chính phủ có thể ảnh hưởng đến các điều kiện cung cấp các yếu tố quan trọng của sản xuất, điều kiện nhu cầu tại thị trường nội địa và sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp. Can thiệp của chính phủ có thể xảy ra tại địa phương, khu vực , cấp độ quốc gia, siêu quốc gia.

f) Cơ hội: Là các sự kiện xảy ra bên ngoài tầm kiểm soát của một địa phương. Chúng rất quan trọng vì chúng tạo ra gián đoạn trong đó một số vị trí tăng cạnh tranh và một số bị mất.

Phụ lục 3. Phiếu khảo sát các chuyên gia đánh giá năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong lĩnh vực du lịch

Kính gửi: ...............................................................................................................

Nghiên cứu này với mục tiêu thiết lập bộ tiêu chí xây dựng mô hình năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong lĩnh vực du lịch là một vấn đề mới chưa được sự nhất trí cao giữa các nhà khoa học. Tuy nhiên, tác giả mạnh dạn đưa ra bộ tiêu chí bao gồm 4 nhóm yếu tố chính và 32 yếu tố thành phần trên cơ sở tổng hợp, phân tích, so sánh, chọn lọc khoa học các mô hình nghiên cứu đã có từ trước ở các cấp độ trong lĩnh vực du lịch đã tìm ra những yếu tố cốt lõi có thuộc tính cạnh tranh và có ý nghĩa duy nhất quyết định năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong lĩnh vực du lịch với kỳ vọng sẽ là bước một đột phá tuyệt vời vào thời điểm hiện tại và mở ra con đường cho những nghiên cứu trong tương lai. Với thang điểm 10 đối với các yếu tố thành phần, rất mong nhận được sự đánh giá của Ông/bà là những chuyên gia, những nhà nghiên cứu khoa học có bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực du lịch, sự đóng góp này sẽ giúp tác giả đạt được mục tiêu cần hướng tới và giúp Việt Nam có thêm một công cụ đo lường năng lực cạnh tranh của mình trong lĩnh vực du lịch để đề ra các giải pháp thích hợp phát triển du lịch nói chung và chính quyền địa phương cấp tỉnh nói riêng.

Rất mong nhận được sự phúc đáp của Ông/Bà.

BẢNG ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH


A. Các yếu tố đầu vào, độ hấp dẫn du lịch


A1.Nguồn tài nguyên tự nhiên


A2.Nguồn tài nguyên văn hóa


A3. Khả năng tiếp cận điểm đến


A4.An toàn và an ninh


A5.Y tế và vệ sinh


A6.Nhận thức và hình ảnh


A7.Sức tải và sức chứa


A8.Sự hài lòng của du khách


A9.NLCT giá trong ngành công nghiệp du lịch


B. Các ngành công nghiệp hỗ trợ liên quan


B1.Cơ sở hạ tầng


B2.Các điều kiện về nguồn lực


B3. Năng lực kinh doanh của doanh nghiệp


B4.Số lượng các nhà cung cấp tại địa phương


B5.Số lượng các cụm/ngành du lịch


C. Cơ cấu chiến lược cạnh tranh của ĐP


C1.Tầm nhìn


C2.Định vị và xây dựng thương hiệu


C3.Các quy định chế độ chính sách


C4.Phân tích cạnh tranh và hợp tác


C5.Kế hoạch hành động quốc gia về du lịch


C6.Ứng dụng thương mại điện tử trong du lịch


C7.Cấu trúc chuỗi cung ứng du lịch


C8.Cơ chế khuyến khích du lịch


C9.Marketing du lịch


D. Các điều kiện nhu cầu thị trường du lịch


D1.Nhu cầu du lịch


D2.Động lực du lịch


D3.Mức độ du lịch


D4.Nhận thức của du khách


D5.Nhận thức của doanh nghiệp


D6.Phân khúc thị trường


D7.Nhận thức của CQĐP


D8.Phương thức lưu thông


D9.Nhận thức của người dân


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 233 trang tài liệu này.

Nghiên cứu mô hình năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong lĩnh vực du lịch - 23

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ đến: Nguyễn Nam Thắng – ĐT: 0918001460 – Địa chỉ thư điện tử Email: thangkttct@yahoo.com.vn

Xem tất cả 233 trang.

Ngày đăng: 19/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí