Nghiên Cứu Lựa Chọn Bài Tập Phát Triển Sức Mạnh Cho Vđv Cử Tạ Nam Lứa Tuổi 15 – 16 Đội Tuyển Trẻ Quốc Gia

81


Đánh giá là quá trình phân loại kết quả test hay phân loại thành tích của VĐV hoặc của tập thể VĐV. Quá trình tính toán và phân tích đó gọi là quá trình đánh giá.

Quá trình đánh giá được chia 2 giai đoạn:

Giai đoạn thứ nhất: Các kết quả test được lập theo các thang điểm đánh giá (đánh giá trung gian).

Giai đoạn thứ hai: Là so sánh thang điểm lập được với các tiêu chuẩn cũ để đánh giá tổng hợp.

Có nhiều phương pháp đánh giá, ở đề tài này sử dụng thang đánh giá (thang độ C) và tiêu chuẩn để đánh giá sức mạnh cho VĐV cử tạ nam lứa tuổi 15

– 16 đội tuyển trẻ quốc gia [3], [9],[33], [71].

Về tiêu chuẩn phân loại kết quả kiểm tra tố chất sức mạnh sức mạnh cho VĐV cử tạ nam lứa tuổi 15 – 16 đội tuyển trẻ quốc gia

Dựa vào kết quả kiểm tra xác định tính đại diện của số trung bình và phân phối chuẩn, đề tài đi đến phân loại theo 5 mức độ: Tốt, khá, trung bình, yếu và kém theo nguyên tắc 2 xích ma [9], [33], [35], [55], [60], [71].

Kết quả trình bày tại bảng 3.6 được xây dựng nhằm mục đích phục vụ cho công tác kiểm tra đánh giá sức mạnh theo từng chỉ tiêu cho VĐV cử tạ nam lứa tuổi 15 – 16 đội tuyển trẻ quốc gia. Khi vận dụng một chỉ tiêu nào đó, trước hết cần xác định độ tuổi của VĐV và tra bảng theo độ tuổi tương ứng, sau đó tìm chỉ tiêu đánh giá xem thành tích của VĐV đó tương ứng với mức độ nào (tra theo cột) thì ta xếp loại ở mức độ đó. Như vậy, đề tài đã xác định được bảng phân loại kết quả kiểm tra của các test đánh giá sức mạnh cho vận động viên cử tạ nam lứa tuổi 15 – 16 đội tuyển trẻ quốc gia có ý nghĩa thực tiễn, góp phần tích cực vào công tác kiểm tra đánh giá trong quá trình đào tạo VĐV trẻ.

Về thang điểm đánh giá sức mạnh cho VĐV nam lứa tuổi 15 - 16 đội tuyển trẻ quốc gia

82


Để thuận tiện cho việc đánh giá trình độ chuẩn bị sức mạnh cho VĐV, bên cạnh việc phân loại kết quả kiểm tra, cần quy các kết quả kiểm tra về điểm, thông thường dễ sử dụng và được sử dụng rộng rãi hơn cả là thang điểm 10. Ở đây đề tài sử dụng thang độ C để quy kết quả kiểm tra thành điểm theo thang điểm 10. Bảng điểm tổng hợp được trình bày tại bảng 3.7. Khi áp dụng tính điểm cho đối tượng kiểm tra ta sử dụng cách tính cận trên hay cận dưới, nếu kết quả gần với mốc điểm trên hơn ta tính điểm trên và ngược lại.

Với bảng điểm đánh giá tố chất sức mạnh như trình bày ở trên sẽ giúp HLV có cơ sở để đánh giá khả năng sức mạnh của VĐV theo từng chỉ tiêu trong quá trình huấn luyện dễ dàng hơn.

Về tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp sức mạnh cho VĐV nam lứa tuổi 15 - 16 đội tuyển trẻ quốc gia

Theo các nhà khoa học đo lường thể thao “lấy giá trị giới hạn của thành tích làm cơ sở để xếp loại thành tích cho người kiểm tra” được gọi là tiêu chuẩn trong phép đo lường thể thao.

Vì vậy, tiêu chuẩn được xây dựng phải đáp ứng các yêu cầu sau:

- Tiêu chuẩn so sánh, dựa trên cơ sở so sánh những người thuộc cùng một tổng thể (một mẫu). Sau đó, dùng một trong các loại thang đánh giá để xác định tiêu chuẩn.

Đồng thời cũng có thể định ra trực tiếp từ giá trị trung bình và độ lệch chuẩn theo quy tắc 2.

- Tiêu chuẩn riêng, dựa trên cơ sở so sánh các chỉ số ở cùng một VĐV ở các trạng thái khác nhau.

- Tiêu chuẩn cần thiết, dựa trên cơ sở so sánh các chỉ số ở cùng một VĐV, ở các trạng thái khác nhau.

Tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp tố chất sức mạnh cho VĐV nam lứa tuổi 15

- 16 đội tuyển trẻ quốc gia được xây dựng đảm bảo các yêu cầu khoa học, dễ sử

83


dụng trong thực tiễn huấn luyện. Kết quả này là căn cứ khoa học quan trọng có ý nghĩa thực tiễn cao trong công tác kiểm tra đánh giá sức mạnh cho VĐV nam lứa tuổi 15 - 16 đội tuyển trẻ quốc gia.

Từ những kết quả thu được ở trên cho phép đi đến những kết luận sơ bộ sau:

Qua tham khảo tài liệu và khảo sát thực tế, đề tài đã thu thập được 25 test đánh giá tố chất sức mạnh đưa vào phỏng vấn. Kết quả phỏng vấn chọn ra được 16 test có số phiếu tán thành cao.

Bằng phương pháp xác định mối tương quan cặp giữa 2 lần lập test và tương quan thứ bậc với thành tích thi đấu, đề tài đã xác định được 16 test kiểm tra tố chất sức mạnh đảm bảo độ tin cậy và tính thông báo (test đủ phẩm chất).

Đề tài xác định được bảng phân loại kết quả kiểm tra theo 5 mức độ: Tốt, khá, trung bình, yếu và kém; bảng điểm theo thang điểm 10 cho từng test và 1 bảng tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp sức mạnh theo 5 mức độ: Tốt, khá, trung bình, yếu và kém cho vận động viên nam lứa tuổi 15 - 16 đội tuyển trẻ quốc gia.

Kết quả nghiên cứu này cũng hoàn toàn phù hợp với các kết quả của các tác giả Đỗ Đình Du (2002), Ngô Ích Quân (2009), Trương Tiệp (2011), Đặng Thị Hồng Nhung (2012), Đặng Văn Dũng (2012).

3.2. Nghiên cứu lựa chọn bài tập phát triển sức mạnh cho VĐV cử tạ nam lứa tuổi 15 – 16 đội tuyển trẻ quốc gia

3.2.1. Đánh giá thực trạng sức mạnh và sử dụng bài tập phát triển sức mạnh cho VĐV cử tạ nam lứa tuổi 15 -16 đội tuyển trẻ quốc gia

3.2.1.1. Đánh giá thực trạng sức mạnh của VĐV cử tạ nam lứa tuổi 15 -16 đội tuyển trẻ quốc gia

Để đánh giá thực trạng sức mạnh của vận động viên cử tạ nam lứa tuổi 15

– 16 đội tuyển trẻ quốc gia, đề tài tiến hành kiểm tra các VĐV lứa tuổi 15 – 16 đội tuyển trẻ quốc gia đang tập huấn tại trường Đại học TDTT Bắc Ninh. Thời điểm kiểm tra là tháng 6 và tháng 12 năm 2013. Kết quả thu được như trình bày

84


tại bảng 3.9. Đồng thời, tiến hành đối chiếu kết quả kiểm tra với tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp (bảng 3.8) để xếp loại trình độ sức mạnh cho các VĐV, sau đó xác định tỷ lệ % của từng loại như trình bày tại bảng 3.10.

Bảng 3.9. Thực trạng sức mạnh của VĐV cử tạ nam lứa tuổi 15 - 16 đội tuyển trẻ quốc gia (n = 14)


TT


Test, chỉ số

Kết quả kiểm tra


t


P

Tháng 6/2013 ( x )

Tháng 12/2013 ( x )

I

Hình thái





1

Rộng vai (cm)

47.1±2.43

47.4±2.37

1.04

>0.05

2

Chu vi lồng ngực (cm)

91.4±3.12

91.5±2.68

0.32

>0.05

3

Chu vi vòng hông (cm)

91.7±2.56

92.4±2.82

2.31

<0.05

4

Chu vi vòng đùi (cm)

56.2±2.25

56.4±3.22

0.66

>0.05

5

Chu vi vòng cánh tay (cm)

31.3±1.27

31.8±1.45

2.33

<0.05

II

Sức mạnh chung





6

Lực đạp chân (kg)

168.45±12.6

170.22±14.42

2.62

<0.05

7

Lực kéo cơ lưng (kg)

155.12±13.68

156.46±13.34

1.97

>0.05

8

Chạy 30m XPC (s)

4.72±0.16

4.68±0.21

0.51

>0.05

9

Bật xa tại chỗ (m)

2.43±0.07

2.49±0.06

1.26

>0.05

10

Bật với bảng (cm)

45.2±2.34

45.9±2.12

2.52

<0.05

III

Sức mạnh chuyên môn





11

Cử giật (kg)*

84.6±5.78

85.2±6.34

1.32

>0.05

12

Cử đẩy (kg)**

122.4±6.88

123.2±7.12

1.64

>0.05

13

Giật cao (kg)

75.2±5.12

76.2±4.76

2.42

<0.05

14

Mượn lực đẩy (kg)

88.6±6.34

89.9±7.23

2.71

<0.05

15

Gánh trước (kg)

152.6±7.24

153.4±6.47

1.64

>0.05

16

Kéo rộng (kg)

138.9±8.21

140.2±7.45

2.50

<0.05

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 219 trang tài liệu này.

Nghiên cứu hiệu quả ứng dụng các bài tập phát triển sức mạnh cho vận động viên cử tạ nam lứa tuổi 15 - 16 đội tuyển trẻ quốc gia - 13

Ghi chú: *: có 7/14 VĐV không đạt chỉ tiêu thành tích năm 2013.

**: có 6/14 VĐV không đạt chỉ tiêu thành tích năm 2013.

85


Bảng 3.10. Thực trạng phân loại sức mạnh của VĐV cử tạ nam lứa tuổi 15 - 16 đội tuyển trẻ quốc gia


TT


Xếp loại

Số lượng (n = 14)

mi

Tỷ lệ %

1.

Tốt

1

7.14

2.

Khá

5

35.71

3.

Trung bình

5

35.71

4.

Yếu

3

21.43

5.

Kém

0

0.00

Từ kết quả tại bảng 3.9 cho thấy, sau 6 tháng huấn luyện, kết quả kiểm tra các test, chỉ số đánh giá sức mạnh của VĐV nam đội tuyển trẻ quốc gia đều có sự gia tăng, song chỉ ở 7/16 test, chỉ số là có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (với p < 0.05), đó là các test, chỉ số: Chu vi vòng hông (cm); Chu vi vòng cánh tay (cm); Lực đạp chân (kg); Bật với bảng (cm); Giật cao (kg); Mượn lực đẩy (kg) và Kéo rộng (kg). 9/16 test, chỉ số còn lại sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa 2 thời điểm kiểm tra (với p > 0.05). Đặc biệt, qua đối chiếu với chỉ tiêu thành tích huấn luyện năm 2013, ở nội dung cử giật có 7/14 VĐV và cử đẩy có 6/14 VĐV không đạt chỉ tiêu thành tích năm 2013.

Kết quả phân loại sức mạnh của VĐV cử tạ nam đội tuyển trẻ quốc gia tại bảng 3.10 cho thấy, tỷ lệ loại khá và tốt không cao (loại tốt chiếm 7.14%, loại khá chiếm 35.71%); Trong khi đó loại yếu chiếm tỷ lệ tương đối cao: 21.43%.

3.2.1.2. Thực trạng sử dụng bài tập phát triển sức mạnh cho VĐV cử tạ nam lứa tuổi 15 -16 đội tuyển trẻ quốc gia

Nhằm tìm hiểu việc sử dụng bài tập phát triển sức mạnh cho VĐV cử tạ nam lứa tuổi 15 – 16 đội tuyển trẻ quốc gia, luận án đã tiến hành quan sát 60 giáo án huấn luyện của đối tượng này. Kết quả như trình bày tại bảng 3.11.

Bảng 3.11. Thực trạng sử dụng bài tập phát triển sức mạnh cho VĐV cử tạ nam lứa tuổi 15 -16 đội tuyển trẻ quốc gia (n = 60)

TT

Bài tập

Số lần sử dụng

Tỷ lệ

I

Các bài tập cho cử giật




1.

Cử giật, cử giật ngồi cao ½ đón tạ. 60% Max 2x3, 70% Max 5x3, 80% Max 4x2, 90% Max 2x1, 100%

Max 1x1.


20


33.33

2.

Cử giật thẳng chân. 60% Max 2x3, 70% Max 5x3, 80% Max 4x2, 90% Max 2x1, 100% Max 1x1.

18

30.00


3.

Giật từ bục ngồi sâu, ngồi cao. 60% Max 2x3, 70% Max 5x3, 80% Max 4x2, 90% Max 2x1, 100% Max

1x1.


16


26.67


4.

Kéo rộng cứng, kéo rộng treo. 60% Max 2x5, 70%

Max 3x5, 80% Max 3x3, 90% Max 2x2, 100% Max 1x1.


12


20.00


5.

Kéo rộng sốc, kéo rộng sốc từ bục. 60% Max 2x5, 70% Max 3x5, 80% Max 3x3, 90% Max 2x2, 100%

Max 1x1.


12


20.00

6.

Kéo rộng sốc liên tục. 60% Max 3x5, 70% Max 3x5, 80% Max 3x5, 90% Max 2x3.

15

25.00


7.

Kéo rộng khi đứng trên bục. 60% Max 2x5, 70% Max 3x5, 80% Max 3x3, 90% Max 2x2, 100% Max 1x1.


14


23.33

8.

Đi bước với hai tay giữ tạ thẳng tay trên cao. 5-8 tổ x 20m

11

18.33

II

Các bài tập cho cử đẩy



9.

Lên ngực ngồi cao ½ . 60% Max 2x5, 70% Max 3x5, 80% Max 3x3, 90% Max 2x2, 100% Max 1x1.

11

18.33


10.

Lên ngực treo ngồi cao ½, ngồi sâu. 60% Max 2x5, 70% Max 3x5, 80% Max 3x3, 90% Max 2x2,

100% Max 1x1.


13


21.67


11.

Lên ngực từ bục ngồi cao ½, ngồi sâu. 60% Max 2x5, 70% Max 3x5, 80% Max 3x3, 90% Max 2x2,

100% Max 1x1.


13


21.67


12.

Cử đẩy từ ngực lên sau khi cầm tạ ra khỏi giá. 60% Max 2x3, 70% Max 2x3, 80% Max 2x2, 90% Max

2x1, 100% Max 1x1, 90% Max 2x1, 80% Max 2x2.


19


31.67

13.

Cử đẩy, mượn lực đẩy. 60% Max 2x3, 70% Max 5x3, 80% Max 4x2, 90% Max 2x1, 100% Max 1x1.

21

35.00

14.

Đẩy cao ngồi ½ . 60% Max 2x3, 70% Max 2x3, 80% Max 2x2, 90% Max 2x1, 100% Max 1x1, 90%

Max 2x1, 80% Max 2x2.


14


23.33


15.

Đẩy cao từ trên giá bổ trợ. 60% Max 2x3, 70% Max

2x3, 80% Max 2x2, 90% Max 2x1, 100% Max 1x1, 90% Max 2x1, 80% Max 2x2.


15


25.00


16.

Cử đẩy từ trên giá bổ trợ. 60% Max 2x3, 70% Max 2x3, 80% Max 2x2, 90% Max 2x1, 100% Max 1x1, 90% Max 2x1, 80% Max 2x2.


22


36.67

III

Các bài tập phối hợp cử giật và cử đẩy




17.

Gánh sau. 70% Max2x3-5, 80% Max2x3-5, 90%

Max2x3, 100% Max 1x1, 90% Max 2x2, 80% Max 2x2-5.


8


13.33


18.

Gánh trước. 70% Max2x3-5, 80% Max2x3-5, 90%

Max2x3, 100% Max 1x1, 90% Max 2x2, 80% Max 2x2-5.


8


13.33

19.

Đứng đẩy từ giá đỡ. 5 tổ x 8-12 lần

7

11.67

20.

Cầm tạ thuận tay co tay trước. 5 tổ x 8-12 lần

5

8.33

21.

Cầm tạ thuận tay kéo đòn tạ phía sau vai. 5 tổ x 8- 12 lần

4

6.67

22.

Gập duỗi thân trên trên ghế tập cơ lưng. 3-5 tổ x 15-

20 lần

5

8.33

23.

Cầm tạ đôi hoặc tạ đơn nghiêng lườn sang 2 bên. 3- 5 tổ x 15-20 lần

4

6.67

IV

Các bài tập với chế độ khống chế và nhượng bộ

của cơ bắp.




24.

Lên ngực ở tư thế xuất phát khác nhau khi vị trí đòn tạ ở mức gối, ngang dóng chân, ở mức thấp hơn 1/3 đùi, giữa đùi. 60% Max 2x3, 70% Max 5x3, 80%

Max 4x3, 90% Max 2x2, 100% Max 1x1.


3


5.00


25.

Từ tư thế kéo cố định hạ tạ xuống chậm đến bục hay đến treo. 60% Max 2x3, 70% Max 5x3, 80% Max 4x3, 90% Max 2x2, 100% Max 1x1.


3


5.00


26.

Từ tư thế tạ trên ngực hoặc trên vai thực hiện động tác tạo đà và dừng ở tư thế chuẩn bị đẩy. 60% Max 2x3, 70% Max 2x3, 80% Max 2x3, 90% Max 2x3,

100% Max 1x1.


2


3.33


86


Từ kết quả tại bảng 3.11 cho thấy:

Trong 60 giáo án huấn luyện, các HLV sử dụng tất cả 26 bài tập để phát triển sức mạnh cho VĐV lứa tuổi 15 – 16. Trong đó, nhóm bài tập cử giật: 8 bài tập; nhóm bài tập cử đẩy: 08 bài tập; nhóm bài tập phối hợp: 07 bài và nhóm bài tập với chế độ khống chế và nhượng bộ của cơ bắp: 03 bài.

Số lần sử dụng của các nhóm bài tập là khác nhau, trong đó nhóm bài tập cử giật (từ 18.33 – 33.33%) và cử đẩy (từ 18.33 – 36.67%) được sử dụng nhiều hơn nhóm bài tập phối hợp (từ 6.67 – 13.33%) và bài tập với chế độ khống chế và nhượng bộ của cơ bắp (từ 3.33 – 5.00%).

3.2.2. Lựa chọn bài tập phát triển sức mạnh cho VĐV cử tạ nam lứa tuổi 15 - 16 đội tuyển trẻ quốc gia

Qua phân tích và tổng hợp các tài liệu chuyên môn, luận án đã xác định được 68 bài tập (thuộc 04 nhóm) để phát triển sức mạnh cho VĐV cử tạ nam lứa tuổi 15 - 16 đội tuyển trẻ quốc gia, cụ thể như sau: [32], [69], [77], [78], [79],

[80], [82], [86]

Các bài tập cho cử giật:


Cử giật, cử giật ngồi cao ½ đón tạ. 60% Max 2x3, 70% Max 5x3, 80% Max

4x2, 90% Max 2x1, 100% Max 1x1.

Giật treo ngồi cao ½ đón tạ. 60% Max 2x3, 70% Max 5x3, 80% Max 4x2,

90% Max 2x1, 100% Max 1x1.

Cử giật thẳng chân. 60% Max 2x3, 70% Max 5x3, 80% Max 4x2, 90% Max

2x1, 100% Max 1x1.

Giật treo thẳng chân. 60% Max 2x3, 70% Max 5x3, 80% Max 4x2, 90%

Max 2x1, 100% Max 1x1.

Giật từ bục ngồi cao ½ đón tạ. 60% Max 2x3, 70% Max 5x3, 80% Max 4x2,

90% Max 2x1, 100% Max 1x1.

Xem tất cả 219 trang.

Ngày đăng: 20/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí