Tính Khả Thi Của Dung Dịch Tự Chế Bằng Thực Phẩm Địa Phương Nuôi Dưỡng Qua Ống Thông Dạ Dày


là 2 nhóm được nuôi dưỡng bằng dung dịch tự chế và 15,1% năng lượng khẩu phần ở nhóm NĐC là nhóm được nuôi dưỡng bằng dung dịch Calo Sure) đã đảm bảo được nhu cầu protein trong chế độ ăn cho bệnh nhân có chỉ định nuôi dưỡng qua ống thông tại bệnh viện trung ương Huế

Theo L.Kathleen Mahan & Marian Arlin [103], tỷ lệ năng lượng do protein cung cấp trong dung dịch nuôi ăn qua ống thông dao động từ 4 - 26%. Với kết quả nghiên cứu như trên, có thể khẳng định rằng tỷ lệ 18,1% năng lượng do protein cung cấp trong khẩu phần ăn của dung dịch tự chế tại bệnh viện Trung ương Huế là phù hợp với bệnh nhân.

Xem xét sự thay đổi của trung bình các chỉ số cholesterol, triglycerid, LDL, HDL sau nuôi bằng dung dịch tự chế ở nhóm NC1 cho ăn trước 12 giờ lần lượt là (4,7 ± 0,9; 1,8 ± 0,8; 2,5 ± 0,5; 1,4 ± 0,3) và nhóm NC2 cho ăn

sau 36 giờ tính từ khi nhập viện (4,7 ± 1,0; 1,9 ± 0,8; 2,5 ± 0,8; 1,4 ± 0,3) so

với kết quả ở thời điểm trước nuôi (nhóm NC1 4,2 ± 0,9; 1,5 ± 0,7; 2,3 ± 0,7;

1,4 ± 0,3 và nhóm NC2 4,2 ± 1,1; 1,8 ± 1,1; 2,3 ± 0,9; 1,4 ± 0,3), thấy sự

thay đổi không đáng kể (p > 0,05). Xét nghiệm các chỉ số này ở nhóm NĐC được nuôi dưỡng bằng dung dịch Calo Sure vào thời điểm sau nuôi và trước nuôi cũng cho kết quả tương tự. So sánh 2 nhóm được nuôi dưỡng sớm trước 24 giờ (nhóm nghiên cứu NC1 và nhóm chứng NĐC) với nhóm NC2 cho ăn sau 36 giờ tính từ khi nhập viện kết quả ở bảng 3.25 không thấy có khác biệt về trung bình của các chỉ số cholesterol, triglycerid, LDL, HDL ở cả 3 nhóm vào thời điểm sau nuôi.

Về tỷ lệ bệnh nhân có biểu hiện rối loạn các chỉ số lipid máu sau khi được nuôi dưỡng qua ống thông với thời gian trung bình ở nhóm nghiên cứu NC1 15,6 ± 8,2 ngày, nhóm chứng NĐC 15,6 ± 8,3 và nhóm nghiên cứu NC2 15,4 ± 8,2 ngày, bảng 3.26 chỉ rõ rằng không có bệnh nhân nào bị rối


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 164 trang tài liệu này.

loạn các chỉ số triglycerid, LDL và HDL. Riêng chỉ số cholesterol ở nhóm NĐC được nuôi dưỡng sớm trước 24 giờ tính từ khi nhập viện bằng dung dịch Calo Sure có 2/41 bệnh nhân (4,8%) có biểu hiện rối loạn cholesterol vào thời điểm sau nuôi dưỡng qua ống thông. So sánh với thời điểm trước khi nuôi, tỷ lệ này khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê. Tương tự nhóm NĐC, cả 2 nhóm nghiên cứu được nuôi dưỡng bằng dung dịch tự chế là nhóm NC1 có 1/40 bệnh nhân (2,5%) và nhóm NC2 có 2/40 bệnh nhân (5,0%), trong đó nhóm NC2 có thời điểm bắt đầu nuôi dưỡng qua ống thông muộn sau 36 giờ tính từ khi nhập viện.

Tỷ lệ bệnh nhân hoàn toàn không thay đổi các chỉ số triglycerid, HDL, LDL, cùng với sự thay đổi không có ý nghĩa về tỷ lệ bệnh nhân có rối loạn chỉ số cholesterol máu vào thời điểm sau nuôi dưỡng qua ống thông ở cả 3 nhóm (nhóm NC1, nhóm NĐC và nhóm NC2) chứng tỏ rằng, một khẩu phần ăn cung cấp 33,4 - 34% năng lượng do lipid không ảnh hưởng đến tỷ lệ bệnh nhân có rối loạn lipid máu sau ăn.

Nghiên cứu hiệu quả dinh dưỡng của dung dịch cao năng lượng tự chế nuôi dưỡng sớm qua ống thông dạ dày cho bệnh nhân nặng tại Bệnh viện Trung ương Huế - 18

Như vậy, dung dịch tự chế tại bệnh viện Trung ương Huế cung cấp 33,4% năng lượng do lipid trong khẩu phần ăn của bệnh nhân được nuôi qua ống thông trong 15,6 ± 12,2 ngày không làm ảnh hưởng tới các chỉ số cholesterol, triglycerid, LDL, HDL trong máu của bệnh nhân có chỉ số này bình thường trước khi nuôi dưỡng qua ống thông dạ dày

Kết quả này cũng phù hợp với nhận xét của Nguyễn Thanh Chò, Trần Văn Tập và Hoàng Trọng Tiếp tại Học viện quân y sau khi cho 32 bệnh nhân ăn qua ống thông với khẩu phần ăn có hàm lượng 1.335mg cholesterol từ 284gam trứng/ngày trong thời gian 21,8 ngày [15].

Cũng theo L.Kathleen Mahan & Marian Arlin [103], tỷ lệ năng lượng do lipid cung cấp trong dung dịch nuôi ăn qua ống thông dao động từ 1 -


43%. Vì vậy 33,4% năng lượng do lipid cung cấp trong dung dịch của chúng tôi nằm trong khoảng cho phép thích hợp.


4.4. Tính khả thi của dung dịch tự chế bằng thực phẩm địa phương nuôi dưỡng qua ống thông dạ dày

Nuôi dưỡng qua đường tiêu hóa là sự lựa chọn thích hợp hơn phương pháp nuôi ăn ngoài đường tiêu hoá khi chức năng tiêu hoá và khả năng hấp thu của hệ thống dạ dày - ruột còn tốt. Giá cả ít tốn kém hơn, bằng 1/6 nuôi dưỡng qua đường tĩnh mạch . Không đòi hỏi kỹ thuật, ít rối loạn c/hóa. Những biến chứng có liên quan như nhiễm khuẩn cũng ít hơn. Ăn qua đường tiêu hoá ít cần theo dõi bệnh nhân hơn, ngoại trừ vài vấn đề ban đầu với một số công thức bất dung nạp cần có sự chú ý hơn về sinh lý và miễn dịch học [72],[77],[88],[91].

Hiện nay các sản phẩm nuôi dưỡng qua đường tiêu hóa sẵn có trên thị trường hết sức đa dạng. Sự đánh giá tính thích hợp của sản phẩm dinh dưỡng cho dù nó được sử dụng cho một cá nhân hay một quần thể đang phức tạp dần. Khi nhiều sản phẩm trở nên thông dụng thì tác dụng dược lý và thử nghiệm lâm sàng cho mỗi sản phẩm phải được đánh giá một cách cẩn thận bởi các nhà lâm sàng học trước khi quyết định đưa ra sử dụng (matarase, 1998) [72].

Sự thích hợp của một công thức dinh dưỡng đối với một bệnh nhân

được đánh giá bởi các đặc điểm sau [72],[96],[99],[101],[116]:

(1) Tình trạng đường ruột của bệnh nhân.

(2) Đặc điểm vật lý của công thức như là nồng độ thẩm thấu, chất xơ,

đậm độ năng lượng, độ lỏng và tính chất đồng nhất.

(3) Tỷ lệ các chất dinh dưỡng đại lượng.


(4) Khả năng tiêu hóa và khả năng hấp thu của bệnh nhân.

(5) Những nhu cầu chuyển hóa đặc biệt.

(6) Sự đóng góp của dinh dưỡng đến nhu cầu dịch và các chất điện giải hoặc hạn chế nước và các chất điện giải.

(7) Vấn đề về giá cả.

Chính vì những đặc điểm này nên trên thị trường Việt nam hiện nay mặc dù có nhiều sản phẩm dinh dưỡng nhập ngoại có thể pha chế thành dung dịch nuôi dưỡng qua ống thông cho những bệnh nhân không có những yêu cầu đặc biệt về công thức nhưng vẫn có nhược điểm là giá còn đắt, chưa phù hợp với điều kiện kinh tế của đa số bệnh nhân Việt nam nên không thể sử dụng rộng rãi cho mọi bệnh nhân nằm điều trị tại các bệnh viện được.

Do vậy việc nghiên cứu sử dụng các sản phẩm địa phương nuôi dưỡng bệnh nhân qua ống thông dạ dày được đặt ra, ngoài việc để đáp ứng được các yêu cầu về dinh dưỡng như trên còn nhằm mục đích giảm giá thành của sản phẩm để có thể sử dụng cho nhiều bệnh nhân hơn.

Nghiên cứu này đã chỉ rõ rằng nuôi dưỡng bệnh nhân qua ống thông dạ dày bằng dung dịch tự chế tại bệnh viện Trung ương Huế với thời gian trung bình 15,6 ± 8,2 ngày cho kết quả rất tốt.

Dung dịch có tính an toàn cao về mặt vệ sinh thực phẩm và phù hợp với bệnh nhân về mặt tiêu hoá hấp thu nên không có bệnh nhân nào có biểu hiện bất thường về tiêu hoá như chướng bụng, nôn, rối loạn tiêu hoá.

Dung dịch tự chế này có đậm độ năng lượng 1,08Kcal/1ml, độ lỏng và tính chất đồng nhất thích hợp đảm bảo 100% bệnh nhân được nuôi dưỡng không bị tắc ống thông trong thời gian nuôi dưỡng.

Tỷ lệ các chất dinh dưỡng đại lượng nằm trong khoảng cho phép thích hợp là protein : lipid : glucid = 18,1% : 33,4% : 48,5% đảm bảo không làm tăng tỷ lệ bệnh nhân suy dinh dưỡng theo chỉ số protein toàn phần và


albumin huyết thanh, đồng thời không làm ảnh hưởng tới các chỉ số cholesterol, triglycerid, LDL, HDL bình thường trong máu của bệnh nhân vào thời điểm sau nuôi dưỡng qua ống thông dạ dày.

Về mặt giá thành của dung dịch tự chế tại bảng 3.8 cho thấy giá của sản phẩm tự chế rẻ hơn từ 3 - 5 lần so với giá của sản phẩm nhập ngoại. Như vậy, khi sử dụng sản phẩm tự chế sẽ có lợi hơn về mặt kinh tế cho bệnh nhân. Mặt khác, nguyên liệu được sử dụng để chế biến dung dịch tại bệnh viện trung ương Huế là các thực phẩm sẵn có, dễ tìm ở địa phương như gạo, đậu xanh, trứng gà, giá đỗ, dầu ăn, đường, sữa nên hoàn toàn thuận lợi khi muốn sử dụng thực phẩm.

Với tất cả những đặc điểm nổi bật của dung dịch tự chế thể hiện trong kết quả nghiên cứu này, chúng tôi có thể khẳng định về tính khả thi của dung dịch tự chế bằng thực phẩm địa phương nuôi dưỡng qua ống thông dạ dày hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu nuôi dưỡng cho bệnh nhân có chỉ định nuôi dưỡng qua ống thông tại nhiều bệnh viện.


KẾT LUẬN


Qua kết quả nghiên cứu trên 121 bệnh nhân có tiên lượng nặng, được nuôi dưỡng qua ống thông, chia làm 3 nhóm: nhóm nghiên cứu NC1 và NC2 được nuôi dưỡng bằng dung dịch tự chế, nhóm đối chứng NĐC được nuôi dưỡng bằng dung dịch thương mại Calo Sure hiện có tại thị trường Việt Nam. Chúng tôi có một số kết luận sau:

1. Công thức, quy trình chế biến và thành phần dinh dưỡng của dung dịch cao năng lượng tự chế tại Bệnh viện Trung ương Huế có những ưu điểm sau:

- Nguyên liệu sử dụng để chế biến dung dịch cao năng lượng là những thực phẩm địa phương, tự nhiên, sẵn có ở Việt nam.

- Công thức chế biến dung dịch cao năng lượng gồm có 7 loại thực phẩm, với số lượng cụ thể là: Bột gạo tẻ 100 gam, bột đậu xanh 20 gam, trứng gà 150 gam, sữa bột toàn phần 25 gam, dầu ăn 15 gam, giá đỗ xanh 150 gam, đường cát trắng 20 gam.

- Quy trình kỹ thuật chế biến dung dịch đơn giản, dễ thực hiện, sử dụng

được nguồn men amylase và protease tự nhiên trong thực phẩm.


- Giá trị dinh dưỡng của dung dịch cao năng lượng tự chế theo công thức tại Bệnh viện Trung ương Huế, nuôi dưỡng bệnh nhân qua ống thông có đậm độ năng lượng 1,08Kcal/1ml.

- Tỷ lệ thành phần các chất dinh dưỡng cung cấp năng lượng là protein : lipid : glucid = 18.1% : 33,4% : 48,5% , trong đó protein động vật cung cấp 59,4% lượng protein trong khẩu phần, lipid thực vật cung cấp


40,4% lượng lipid trong khẩu phần, hoàn toàn phù hợp với đặc tính của công thức thông thường nuôi dưỡng cho bệnh nhân qua ống thông.

- Dung dịch có độ lỏng và tính đồng nhất đáp ứng được yêu cầu của các phương pháp nuôi dưỡng qua ống thông dạ dày, 100% bệnh nhân không bị tắc ống thông trong thời gian nuôi dưỡng.

- Dung dịch đảm bảo an toàn về các chỉ tiêu vi khuẩn chỉ điểm vệ sinh an toàn thực phẩm, có màu sắc và mùi vị thơm tự nhiên.

- Dung dịch tự chế có giá thành rẻ hơn từ 3 - 5 lần so với sản phẩm thương mại có trên thị trường.

2. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân trong quá trình nuôi dưỡng qua ống thông bằng dung dịch cao năng lượng tự chế

- Dung dịch tự chế hoàn toàn phù hợp với bệnh nhân về mặt tiêu hoá hấp thu. Không có bệnh nhân nào có biểu hiện trào ngược, chướng bụng, nôn, rối loạn tiêu hoá. 100% bệnh nhân có sự dung nạp tốt đối với khẩu phần ăn trong thời gian nuôi dưỡng trung bình 15,6 ± 8,2 ngày.

- Với khẩu phần ăn 2.158 ± 342 ml/ngày tương đương 2.287 ± 362 Kcal/ngày; 100% bệnh nhân thiếu năng lượng trường diễn được nuôi dưỡng sớm trước 24 giờ tính từ khi nhập viện và 75% bệnh nhân thiếu năng lượng trường diễn được nuôi dưỡng từ sau 36 giờ - 48 giờ tính từ khi nhập viện có sự tăng cân sau nuôi dưỡng qua ống thông.

- Tỷ lệ bệnh nhân có chỉ số BMI bình thường trước nuôi có 73,5%; sau khi nuôi dưỡng tăng lên đáng kể (chiếm 86% )

- Các chỉ số protein máu toàn phần và albumin huyết thanh giữ ở mức bình thường sau thời gian nuôi dưỡng qua ống thông


- Dung dịch tự chế cũng không làm thay đổi các chỉ số cholesterol, triglycerid, LDL, HDL của bệnh nhân sau khi nuôi dưỡng qua ống thông.

Xem tất cả 164 trang.

Ngày đăng: 11/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí