Kết Quả Khảo Sátthực Trạng Phát Triển Các Khu Đô Thị Du Lịch Biển Huyện Vân Đồn, Tỉnh Quảng Ninh


như đường Xuyên Hùng (xã Đài Xuyên), đường trung tâm xã Đoàn Kết, đường trung tâm xã Bình Dân, đường Khe Ngái (xã Đoàn Kết); cải tạo, nâng cấp hệ thống đường giao thông nông thôn phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân. Hồ chứa nước Đỉ Ba, Khe Mai, xã Đoàn Kết; hồ Khe Rùa, xã Bình Dân; Voòng Tre, xã Đài Xuyên...cũng được nâng cấp, cải tạo từ nguồn vốn Ngân sách và chương trình xây dựng nông thôn mới.

Trong khu vực hiện đang triển khai một số dự án trọng điểm: Tại xã Đoàn Kết có dự án cảng hàng không Quảng Ninh, các dự án khu dân cư tái định cư phục vụ dự án cũng đang được khẩn trương xây dựng, dự án tuyến đường trục chính nối từ thị trấn Cái Rồng đi sân bay tại Đoàn Kết đang được xây dựng hoàn thành (tuyến đường trục chính nối các khu chức năng chính KKT Vân Đồn - giai đoạn 1) và dự án khu Chương trình phát triển đô thị Vân Đốn đến năm 2030: 19 hành chính tập trung cũng đang bắt đầu triển khai. Khu vực Vạn Yên: Dự án công viên phức hợp đã được lập quy hoạch và triển khai giải phóng mặt bằng, tuyến đường từ khu tái định cư xã Vạn Yên đến khu công viên phức hợp cũng đã được thi công xây dựng.

* Khu vực Quan Lạn - Minh Châu

Quan Lạn - Minh Châu là hai đảo có nhiều điểm tương đồng, có nhiều tiềm năng giống nhau như tiềm năng về du lịch, tiềm năng về hải sản,…Diện tích có khoảng 118,638 km2 và dân số năm 2017 đạt 4.999 người (mật độ khoảng 42 người/km2 ). Khu vực này có tiềm năng về khai thác du lịch, hậu cần cảng. Hai đảo đã hình thành một thể khá thống nhất nhằm phát triển tốt hơn trong việc khai thác những tiềm năng chung. Tại đây đã xây dựng một số cơ sở khai thác và chế biến hải sản, đã hình thành những bãi tắm đẹp, thu hút khách đến nghỉ cuối tuần. Ngoài ra còn có vườn quốc gia Ba Mùn được bảo tồn nghiêm ngặt. Khó khăn lớn nhất ở đây là nước cho sinh hoạt. Đây là khu vực bước đầu được quan tâm đầu tư, có hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội khá ổn định.

Tuy nhiên về cảnh quan đô thị còn yếu, kiến trúc công trình chủ yếu trong khu vực là kiến trúc tự phát, chưa có bản sắc riêng; Tình trạng ô nhiễm môi trường trong các khu hiện ở mức xấu do bị ảnh hưởng, ô nhiễm bởi các khu thu mua chế biến hải sản đan xen với khu vực dân ở; hệ thống nước thải chưa được thu gom và xử lý riêng ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống của người dân.


* Khu vực Bản Sen

Gồm xã Bản Sen có diện tích 72,161 km2 , dân số năm 2017 có khoảng

1.113 người (mật độ 15,4 người/km2 ). Đây là vùng núi đất cơ bản phát triển theo hướng nông nghiệp, trồng rừng, cây ăn quả và nuôi trồng, đánh bắt hải sản. Thời gian qua khu vực đã làm tốt công tác này, nhưng nảy sinh những vấn đề nan giải giữa bảo tồn vốn rừng và công ăn việc làm cũng như thu nhập của người dân.

* Khu vực Ngọc Vừng và Thắng Lợi

Khu vực xã Ngọc Vừng và xã Thắng Lợi là các xã đảo ở tách biệt, diện tích 56,266 km2, mật độ dân số thấp khoảng 47,9 người/km2 (dân số năm 2017 có 2.684 người, Trong đó xã Ngọc Vừng khoảng 1045 người, xã Thắng Lợi khoảng 1.639 người). Cảnh quan khu vực này hiện vẫn chưa được đầu tư xứng tầm với tiềm năng của khu vực. Hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật còn yếu và đang trong quá trình xây dựng, bổ sung. Đất đai còn nhiều, song do điều kiện hạ tầng cơ sở còn kém nên việc khai thác những lợi thế ở đây còn rất nhiều hạn chế. Chỉ mới khai thác một số lợi thế về đánh bắt và nuôi trồng hải sản. Chưa khai thác được thế mạnh về du lịch.

* Đánh giá theo tiêu chuẩn phân loại đô thị

Do đặc thù là Vân Đồn là đô thị thuộc vùng hải đảo, nên việc xét điểm một vài chỉ tiêu, tiêu chí được xem xét đặc thù và áp dụng chỉ tiêu cho đô thị hải đảo theo quy định tại Nghị định 42/2009/NĐ-CP về phân loại đô thị.

Quyết định số 786/QĐ-TTg ngày 31/5/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án phát triển KT-XH khu kinh tế Vân Đồn nêu rõ: Đến năm 2015, tập chung đầu tư hình thành đô thị trung tâm Cái Rồng loại III.

Quyết định số 1588/QĐ- UBND ngày 28/7/2014 của UBND tỉnh Quảng Ninh phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030 nêu rõ: Đến năm 2030 xây dựng khu đô thị Cái Rồng (Vân Đồn) là khu đô thị loại II. Phần này đánh giá phân loại đô thị Cái Rồng theo tiêu chuẩn đô thị loại III và loai II trên cơ sở các khu vực phát triển đô thị đã được xác định theo quy hoạch chung khu kinh tế Vân Đồn và các Quy hoạch phân khu 1/2.000 (Quy hoạch phân khu khu đô thị Cái Rồng, Quy hoạch phân khu khu vực đảo Minh Châu - Quan Lạn), ranh giới cụ thể như sau:


Ranh giới xét đô thị loại III: Vùng nội thị là đô thị Cái Rồng mở rộng (thị trấn Cái Rồng, Đông Xá và Hạ Long) và vùng ngoại thị là các xã còn lại của huyện Vân Đồn, bao gồm: Đoàn Kết, Bình Dân, Đài Xuyên, Vạn Yên, Minh Châu, Quan Lạn, Ngọc Vừng, Thắng Lợi, Bản Sen.

Ranh giới xét đô thị loại II: Ranh giới toàn huyện Vân Đồn, vùng nội thị bao gồm: thị trấn Cái Rồng, xã Hạ Long, xã Đông Xá, xã Đoàn Kết, xã Quan Lạn, Minh Châu. Vùng ngoại thị là các xã còn lại của huyện Vân Đồn, bao gồm: Bình Dân, Đài Xuyên, Vạn Yên, Ngọc Vừng, Thắng Lợi, Bản Sen.

Bảng 3.9: Kết quả khảo sátthực trạng phát triển các khu đô thị du lịch biển huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh

Câu hỏi khảo sát

Điểm trung bình/Kết quả

A. Môi trường (Chất lượng không khí)


1. Chất lượng không khí tại khu vực đang sinh sống?

4.23/Rất tốt

2. Mức độ tiếng ồn tại nơi cư dân đang sinh sống?

2.45/Cao

3. Lượng rác thải tại nơi cư dân đang sinh sống?

2.87/Vừa phải

4. Tần suất thu gom rác?

2.96/Vừa phải

5. Số thùng chứa rác tại khu công cộng?

3.01/Vừa phải

6. Mức độ xử lý, tái chế rác thải?

3.11/Chấp nhận được

B. Về hệ thống nước


1. Chất lượng nước tại nơi cư dân sinh sống?

4.35/Rất sạch

2. Hệ thống thoát nước trong khu vực?

3.78/Tốt

3. Tần suất ngập úng trong khu vực?

3.02/Thỉnh thoảng

C. Về giao thông


1. Chiều rộng của lòng đường trong khu vực?

3.14/Vừa phải

2. Mức độ tắc nghẽn vào giờ cao điểm?

3.12/Thỉnh thoảng

D. Về văn hóa - xã hội, giáo dục, y tế, thông tin liên lạc


1.Chất lượng đào tạo và cơ sở vật chất của các trường học

tại khu vực?

3.87/Tốt

3. Số lượng các cơ sở/trung tâm y tế và chăm sóc sức khỏe

tại nơi cư dân sinh sống?

3.17/Vừa phải

4. Chất lượng cơ sở vật chất và dịch vụ của các cơ sở/trung

tâm y tế và chăm sócsức khỏe tại khu vực?

2.85/Chấp nhận được

5. Số lượng chợ và siêu thị tại khu vực?

2.34/ít

6. Chất lượng an ninh tại khu vực?

3.56/Tốt

7. Mật độ che phủ cây xanh tại khu vực?

2.76/Vừa phải

8. Đánh giá về việc cung cấp nguồn điện (ổn định, liên tục)?

2.78/Chấp nhận được

9. Đánh giá về sự thuận tiện, đa dạng và ngầm hóa của hệ

thống viễn thông, truyền cáp?

2.64/Chấp nhận được

10. Đánh giá về hệ thống chiếu sáng công cộng tại khu vực?

3.09/Chấp nhận được

11. Số lượng các khu vui chơi/giải trí trong khu vực?

2.77/Vừa phải

12. Chất lượng các khu vui chơi/giải trí?

2.98/Chấp nhận được

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

(Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát của tác giả)


Qua kết quả khảo sát trên, ta có thế đánh giá: nhìn chung các quy hoạch phân khu 1/2000, quy hoạch chi tiết các khu vực lập trên định hướng của quy hoạch chung KKT Vân Đồn 2009 và phù hợp với tình hình phát triển trên địa đô thị trong thời gian qua. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, tình hình kinh tế, xã hội có nhiều biến động, một số quy hoạch chưa phù hợp với tình hình phát triển mới, chưa thực sự nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Một số quy hoạch chi tiết được lập trước khi có quy hoạch phân khu, chưa phù hợp với quy hoạch chung và quy hoạch phân khu nhưng chưa được lập quy hoạch điều chỉnh. Đây cũng là nguyên nhân khiến một số dự án chậm tiến độ so với kế hoạch đặt ra.

3.3.2.Thực trạng phát triển kinh tếở các khu đô thị du lịch biển bền vững

* Về cơ cấu kinh tế:

100 90 80 70 60 50 40 30 20 10 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Dịch vụ du lịch 29 5 30 7 30 7 1


100%

90%

80%

70%

60%

50%

40%

30%

20%

10%


Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017



Dịch vụ du lịch

29.5

30.7

30.7

Công nghiệp

32

32.5

32.5

Nông - lâm - thủy

38.5

36.8

36.8

(Đơn vị: %)


0%





Biểu đồ 3.1: Cơ cấu ngành kinh tế của huyện Vân Đồn giai đoạn 2015 - 2017

(Nguồn: Phòng Kế hoạch - Tài chính huyện Vân Đồn cung cấp)

Qua biểu đồ trên có thể thấy cơ cấu kinh tế huyện Vân Đồn đang có sự dịch chuyển ngày càng hợp lý. Năm 2015 Cơ cấu kinh tế tiếp tục có sự chuyển dịch tích cực, đúng hướng: Nông, lâm, thủy sản chiếm 38,5%; công nghiệp, xây dựng chiếm 32%; dịch vụ du lịch chiếm: 29,4%.


Năm 2016 Cơ cấu kinh tể tiếp tục có sự chuyển dịch tích cực, đúng hướng: Nông, lâm, thủy sản chiếm 36,8%; công nghiệp, xây dựng chiếm 32,5%; dịch vụ du lịch chiếm: 30,7%.

Năm 2017 Cơ cấu kinh tế tiếp tục có sự chuyển dịch tích cực, đúng hướng: Nông, lâm, thủỵ sản chiêm 36,8%; công nghiệp, xây dựng chiếm 32,5%; dịch vụ du lịch chiếm: 30,7%. Tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 3,54%, đạt 168,3% kế hoạch huyện giao, đạt 404% kê hoạch tỉnh giao.

Theo số liệu thống kê của huyện đến năm 2017 nhịp độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân hàng năm giai đoạn 2015 - 2017 đạt 16,11%. Tổng giá trị sản xuất trên địa bàn năm 2017 đạt 3.399 tỷ đồng. Gía trị sản xuất bình quân đầu người năm 2017 đạt khoảng 31 triệu đồng/năm (tương đương khoảng 1.480 USD/người), bằng 52% mức bình quân của tỉnh và khoảng 60% mức bình quân chung của cả nước.[29]

Nhìn chung hiện tại, kinh tế huyện Vân Đồn phát triển trình độ chưa cao, nền kinh tế của huyện chủ yếu là nông-lâm-ngư nghiệp; kinh tế công nghiệp và xây dựng còn hạn chế, nhỏ bé, tốc độ phát triển còn chậm; ngành kinh tế dịch vụ và du lịch đã bước đầu phát triển theo chiều hướng tăng tốc, tuy nhiên hiện còn chiếm tỷ trọng nhỏ trong nền kinh tế.

* Về thu chi ngân sách

Theo báo cáo của Phòng Kế hoạch - Tài chính huyện Vân Đồn, giai đoạn 2015 - 2017, tình hình thu chi ngân sách của huyện cũng được tăng lên đáng kể, góp phần không nhỏ vào việc cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân trong huyện.

Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng chính sách xã hội huyện tập trung phân bổ nguồn vốn tín dụng chính sách cho các xã, thị trấn để thực hiện giải ngân cho các đối tượng được thụ hưởng trên địa bàn huyện; chỉ đạo các xã, thị trấn và các cơ quan, đơn vị tổ chức triển khai thực hiện tốt công tác quản lý nguồn vồn tín dụng ưu đãi của Chính phủ; chỉ đạo Ban thu hồi công nợ cấp xã chủ động phối hợp với ngân hàng chính xã hội huyện áp dụng các biện pháp về củng cố và nâng cao chất lượng tín dụng chính sách trên địa bàn huyện đạt hiệu quả. [32]


Tổng thu ngân sách

Tổng chi ngân sách

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

511150

(Đơn vị: triệu đồng)


16962.78

84661

96789

29640

99930

Biểu đồ 3.2: Tổng thu - chi ngân sách huyện Vân Đồn quý I giai đoạn 2015 - 2017‌

(Nguồn: Phòng Kế hoạch - Tài chính huyện Vân Đồn cung cấp)

Như vậy, qua biểu đồ trên ta thấy trong quý I năm 2016 tổng thu ngân sách của huyện tăng cao gấp 5,7 lần so với cùng kỳ năm 2015, tuy nhiên đến quý I năm 2017, tổng thu ngân sách của huyện giảm đột ngột (giảm 3,2 lần), điều đó cho thấy, nếu tính chung cả năm 2017 thì tổng thu ngân sách của huyện là tăng nhưng riêng quý I lại giảm là do năm 2017 tình hình khí hậu diễn biến phức tạp ảnh hưởng đến quá trình lao động sản xuất cũng như kinh doanh du lịch của huyện. Cũng chính bởi những nguyên nhân làm sụt giảm thu ngân sách đó đã kéo theo việc tăng chi ngân sách của huyện (chênh lệch thu - chi của huyện năm 2017 là 3,37 lần). Và nhìn chung trong quý I giai đoạn 2015 - 2017, mức thu của huyện luôn ít hơn mức chi ngân sách, dẫn đến một thực tế là quỹ tiết kiệm của huyện sẽ không còn, thậm chí là bị hao hụt.

* Về tỉ lệ hộ nghèo:

Các chính sách an sinh xã hội được thực hiện kịp thời đầy đủ, công tác giảm nghèo thực hiện có hiệu quả, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 12,86% năm 2015 xuống còn 2% năm 2017.


Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ, vẫn còn một số hạn chế như: Tiến độ thực hiện chương trình xây dựng nông thôn chậm, hiệu quả thấp. Công tác quản lý trật tự và phát triển đô thị, bảo vệ môi trường chưa đáp ứng kịp yêu cầu, tình hình tái lấn chiếm lòng đường vẫn xảy ra. Trên địa bàn một số địa phương (thị trấn, Đông Xá, Quan Lạn, Đoàn Kết...) vẫn tồn tại và để xảy ra vi phạm xây dựng, vi phạm đất đai. Chính quyền một số địa phương còn chậm, chưa cương quyết trong việc xử lý các trường hợp vi phạm; việc chấp hành các quy định xử phạt hành chính của các đối tượng vi phạm trên lĩnh vực xây dựng, đất đai chưa được thực hiện nghiêm túc, triệt để. Thủ tục hành chính trên nhiều lĩnh vực còn chậm so với yêu cầu. Một số công trình thi công xây dựng cơ bản triển khai chậm.

3.3.3. Thực trạng phát triển văn hóa xã hội ở các khu đô thị du lịch biển bền vững

* Dân số:

Dân số toàn huyện Vân Đồn tính đến 30/12/2017 là 44.575 người. Dân cư tập trung đông nhất tại Thị trấn Cái Rồng với dân số là 8.915 người. Xã có số dân đông nhất là Đông Xá (9.631 người) còn xã có số dân ít nhất là Ngọc Vừng (1045 người).

Mật độ dân số toàn huyện rất thấp, trung bình đạt 79,95 người/km2 (toàn tỉnh 180 người/km2, cả nước 249 người/km2). Là một khu vực có mật độ dân số rất thấp, mặt khác mật độ dân số phân bố không đều; Thị trấn Cái Rồng có mật độ dân số cao nhất, đạt 2.414 người/km2, sau đó là xã Đông Xá (617,58 người/km2) và Hạ Long (336,5 người/km2); đặc biệt có 2 xã mật độ dân số rất thấp là Vạn Yên (12,9 người/km2) và Bản Sen (14 người/km2).

Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên toàn huyện năm 2017 so với năm 2016 ở mức 1,53%.

* Thương mại - dịch vụ

Thương mại, dịch vụ được củng cố và từng bước phát triển. Tuy thế vẫn còn nhiều khó khăn về vốn đầu tư, cơ sở vật chất kỹ thuật nghèo nàn.


Đơn vị: m2


12000

10000

8000

6000

4000

2000

0

Cái Rồng

Bình Dân

Diện tích

Hạ Long

Đông Xá

Biểu đồ 3.3: Diện tích các chợ trung tâm ở huyện Vân Đồn năm 2017

(Nguồn: Phòng Kế hoạch - Tài chính huyện Vân Đồn cung cấp)

Ngoài ra, huyện đã dự kiến quy hoạch 08 chợ tại các xã: chợ Quan Lạn, chợ Minh Châu, chợ Ngọc vừng, chợ Bản Sen, chợ Thắng Lợi, chợ Đài Xuyên, chợ Vạn Yên, chợ Đoàn Kết theo chương trình Nông thôn mới và một chợ chợ đầu mối thủy sản tại thị trấn Cái Rồng Hiện nay, trên địa bàn huyện Vân Đồn vẫn chưa có trung tâm thương mại, siêu thị tổng hợp, kho bãi cho việc lưu trữ, giao hàng và vận chuyển hàng. Huyện chỉ có các điểm bán hàng điện máy, may mặc, dược phẩm, hàng bách hoá và lương thực thực phẩm của các công ty, hộ kinh doanh Toàn ngành dịch vụ có nhịp tăng khá cao.

Dịch vụ đã bắt đầu phát triển đa dạng. Mạng lưới dịch vụ du lịch, nghỉ ngơi, phục vụ ăn uống (khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng), dịch vụ công cộng, phương tiện phục vụ du lịch (ô tô, thuyền máy...) đã bắt đầu đi vào hoạt động sôi nổi. Hoạt động xuất nhập khẩu đã góp phần phát triển KT-XH của Vân Đồn; các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu gồm các loại hải đặc sản như: tôm, mực, sò huyết, ngọc trai; các loại cá có giá trị như song, thu, nhụ, đé, ngừ; lâm sản quý như nhựa thông, dược liệu, mật ong. Hàng hoá nhập khẩu gồm máy móc nhỏ, ngư cụ, dụng cụ cơ khí, thiết bị động cơ thuỷ, các mặt hàng đồ gia dụng, quần áo, văn phòng phẩm... Dịch vụ vận tải cũng được mở rộng với nhiều loại hình, chất lượng được nâng lên. Hiện trên địa bàn có 21 tàu cao tốc, 34 tàu gỗ vận tải đường thủy, 5 hãng taxi với gần 100 phương tiện hoạt động.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/12/2023