Bảng 4.20. Biến động diện tích gieo trồng và năng suất một số cây trồng hàng năm ở huyện Hoằng Hóa
Chỉ tiêu | Năm 2010 | Năm 2015 | Năm 2016 | |
1 | Diện tích canh tác | 11.064,0 | 9.667,0 | 9.552,0 |
2 | Diện tích gieo trồng | 27.588,0 | 24.075,0 | 23.577,0 |
2.1. | Lúa nước Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) | |||
16.404,0 59,9 | 14.351,3 62,0 | 14.090,7 62,2 | ||
2.2 | Cây trồng cạn hàng năm | 11.184,0 | 9.724,0 | 9.487,0 |
- | Ngô Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) | |||
4.107 49,2 | 3.222,9 53,7 | 3.246,2 55,2 | ||
- | Lạc Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) | |||
1.806 19,0 | 1.426,6 16,2 | 1.281,4 22,7 | ||
- | Đậu tương Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) | |||
309,0 17,5 | 429,0 16,6 | 340,0 17,0 | ||
- | Đậu đỗ Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) | |||
321,0 12,7 | 243,0 10,0 | 213,0 13,9 | ||
- | Cây hàng năm khác | 4.64,01 | 4.402,5 | 4.406,4 |
Hệ số sử dụng đất | 2,49 | 2,49 | 2,47 |
Có thể bạn quan tâm!
- Khả Năng Tưới Tiêu Trên Đất Lúa Của Một Số Huyện Vùng Ven Biển
- Diện Tích Đất Thích Hợp Cho Cây Trồng Chính Ở Huyện Hậu Lộc
- Diện Tích Gieo Trồng (Ha) Một Số Cây Trồng Chính Ở 4 Huyện Giai Đoạn 2014-2016
- Thuận Lợi, Khó Khăn Và Hướng Phát Triển Một Số Cây Trồng Chủ Lực Có Giá Trị Gia Tăng Cao Ở Vùng Ven Biển Tỉnh Thanh Hóa
- E. Năng Suất Thực Thu (Tạ/ha) Của Các Giống Lúa Trong Vụ Xuân (2015-2017) Tại Huyện Nga Sơn Và Hoằng Hóa
- D. Năng Suất Thực Thu (Tạ/ha) Các Giống Đậu Tương Trong 3 Vụ Đông (2015-2017) Trên Chân Đất Chuyên Lúa Ở Hai Huyện Nga Sơn Và Hoằng Hóa
Xem toàn bộ 263 trang tài liệu này.
Nguồn: UBND huyện Hoằng Hóa (2018)
Diện tích gieo trồng các cây trồng hàng năm khác giảm 1.697ha, từ 11.184ha (2010) xuống còn 9.487ha (2016). Trong đó diện tích ngô giảm 861,6ha, lạc giảm 524,6ha, đậu đỗ giảm 108ha giai đoạn 2010-2016. Riêng cây đậu tương diện tích không giảm mà tăng nhẹ 31ha, từ 309ha năm 2010 lên 340ha năm 2016. Năng suất các cây trồng chính nhìn chung có xu hướng tăng. Năng suất lúa trung bình cả năm tăng từ 59,9 lên 62,2 tạ/ha, ngô tăng từ 49,2 lên 55,2 tạ/ha, lạc tăng từ 19,0 tạ/ha lên 22,7 tạ/ha, đậu đỗ tăng từ 12,7tạ/ha lên 13,9 tạ/ha. Với cây đậu tương, mặc dù diện tích gieo trồng tăng nhưng năng suất không tăng trong giai đoạn khảo sát 2010-2016, vẫn ở mức 17,5 tạ/ha (2010) và 17,0 tạ/ha (2016). So sánh diện tích gieo trồng các cây trồng hàng năm thời gian qua với diện tích đất thích hợp với từng cây trồng đã được đánh giá cho thấy tiềm năng đất của Hoằng Hóa chưa được khai thác hợp lý, hoàn toàn có thể tăng hệ số sử dụng đất, tăng năng suất, sản lượng
cây trồng, nâng cao thu nhập và mức sống cho nông dân thông qua việc áp dụng hệ thống cây trồng mới phù hợp với đất đai và tập quán sản xuất của người dân.
4.2.4.2. Định hướng về diện tích và năng suất một số cây trồng chính đến năm 2025
Xu thế phát triển sản xuất cây trồng hàng hóa và chuyển dịch hệ thống cây trồng được thể hiện trong các đề án phát triển nông nghiệp đến năm 2025 và tầm nhìn 2030 của các huyện (UBND huyện Hậu Lộc, 2017; UBND huyện Hoằng Hóa, 2018). Nội dung các đề án cho thấy rõ, xu hướng giảm diện tích cây lương thực, đặc biệt là lúa, tăng diện tích rau, đậu các loại (Bảng 4.21, bảng 4.22). Cụ thể diện tích gieo rồng lúa ở Hậu Lộc từ 10.222ha năm 2016 giảm xuống ~8.000ha vào năm 2025, trong khi đó rau đậu tăng tương ứng từ 1.939ha lên 2.742ha (Bảng 4.21). Tại Hoằng Hóa, diện tích gieo trồng lúa cũng giảm từ 14.090ha năm 2017 xuống 8.652ha vào năm 2025. Đối với rau đậu, diện tích không tăng nhưng tăng sản lượng thông qua tăng năng suất (Bảng 4.21).
Bảng 4.21. Diện tích, năng suất và sản lượng cây trồng năm 2016, 2020 và đến năm 2025 tại huyện Hậu Lộc
Đơn vị tính | Năm | |||
2016 | 2020 | 2025 | ||
Diện tích lúa cả năm | ha | 10.220,6 | 8.939 | 8.006 |
Năng suất | tạ/ha | 60,8 | 63,1 | 64,6 |
Sản lượng | tấn | 62.098,0 | 56.393 | 51.715 |
Diện tích ngô | ha | 1.291,0 | 1.115 | 1.275,0 |
Năng suất | tạ/ha | 46,6 | 49,6 | 55,5 |
Sản lượng | tấn | 6.013 | 5.525 | 7.082 |
Diện tích khoai lang | ha | 309,5 | 424,0 | 473,0 |
Năng suất | hạ/ha | 94,1 | 99,1 | 112,2 |
Sản lượng | tấn | 2.911 | 4.200 | 5.306 |
Diện tích rau, đậu | ha | 1.939,5 | 2.510,0 | 2.742,0 |
Năng suất | tạ/ha | 102,0 | 107,2 | 120,5 |
Sản lượng | tấn | 19.783 | 26.918 | 33.050 |
Diện tích lạc | ha | 986,9 | 992,0 | 1.012,0 |
Năng suất | tạ/ha | 29,0 | 30,7 | 35,1 |
Sản lượng | tấn | 2.862 | 3.050 | 3.555 |
Nguồn: UBND huyện Hậu Lộc (2017)
Diện tích trồng ngô, khoai lang, lạc thay đổi không đáng kể trong kế hoạch phát triển của các huyện đến năm 2025 cho thấy, các nhóm cây trồng chuyển đổi khá phổ biến tại vùng đồng bằng, ven biển. Vốn đầu tư thấp cho tỷ suất lợi nhuận cao, phù hợp điều kiện sản xuất của nông hộ, dễ trồng và dễ sống, dễ thích nghi, không kén đất, ngoài ra lạc và đậu tương cho khả năng cải tạo độ phì nhiêu của đất, tăng năng suất cây trồng ở vụ sau. Nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm từ cây ngô, cây đậu tương và cây lạc, phục vụ cho ăn tươi, chăn nuôi, các ngành công nghiệp chế biến thực phẩm là rất lớn. Tuy nhiên, việc chuyển đổi diện tích các nhóm cây trồng này cũng cần đi kèm chuyển đổi về giống, kỹ thuật canh tác… nhằm làm tăng năng suất và chất lượng sản phẩm.
Bảng 4.22. Diện tích sản lượng cây trồng năm 2017, 2020 và đến 2025 ở huyện Hoằng Hóa
Đơn vị tính | Năm | |||
2017 | 2020 | 2025 | ||
Diện tích lúa cả năm | ha | 14.090,7 | 12.692,63 | 8.652,43 |
Sản lượng | tấn | 87.640,6 | 84.068,0 | 60.579,0 |
Diện tích ngô | ha | 3.246,2 | 3.453,0 | 3.562,0 |
Sản lượng | tấn | 17.916,7 | 20.028,0 | 22.220,0 |
Diện tích khoai lang | ha | 368,7 | 392,65 | 344,95 |
Sản lượng | tấn | 3.242,8 | 3.663,30 | 3.989,85 |
Diện tích rau, đậu | ha | 3.278,0 | 2.900,0 | 2.709,0 |
Sản lượng | tấn | 52.548,0 | 55.622,0 | 59.327,0 |
Diện tích lạc | ha | 1.281,4 | 1.209,5 | 954,0 |
Sản lượng | tấn | 2.906,7 | 2.990,0 | 2.862,0 |
Nguồn: UBND huyện Hoằng Hóa (2018)
Chuyển đổi công thức luân canh chủ yếu là tăng sản xuất 3 vụ đối với diện tích 2 vụ trước đây và đưa những giống cây trồng mới để tăng hiệu quả kinh tế (Bảng 4.22), tạo thêm giá trị gia tăng trên một đơn vị diện tích. Công thức được chuyển đổi phổ biến và trên phạm vi lớn là 2 lúa - 1 rau màu đông. Việc tăng thêm 1 vụ đông trên đất 2 lúa khai thác hiệu quả hơn tiềm năng đất, cải tạo đất nhờ tăng lượng ẩm, tăng độ phì nhờ phân bón và phụ phẩm cây (tàn dư) của vụ đông để lại. Việc mở rộng vụ đông trên đất 2 lúa còn giải quyết tình trạng lao động thời vụ, tạo việc làm và thu nhập cho nông dân. Trên đất chuyên lúa ở các vùng địa hình thích hợp còn được chuyển đổi sang công thức chuyên màu mang lại hiệu quả cao hơn.
Tuy diện tích chuyển đổi không lớn do hạn chế về điều kiện thủy lợi, đặc biệt là vấn đề tiêu nước, chống úng cho rau màu. Hơn nữa, việc trồng rau thực phẩm trên đất chuyên lúa yêu cầu các biện pháp kỹ thuật canh tác phức tạp, cần phải kiến thiết lại đồng ruộng với chi phí đầu tư lớn. Vì vậy, nông hộ ít chuyển đổi mặc dù hiệu quả kinh tế cao hơn.
4.2.5. Hiệu quả kinh tế một số cây trồng chính
4.2.5.1. Hiệu quả kinh tế cây vụ đông
Kết quả điều tra cho thấy, cây trồng vụ đông trên đất lúa mang lại giá trị gia tăng cao, đặc biệt dưa chuột, cà chua, rau các loại, ngô ngọt và bí xanh thể hiện ở tổng thu nhập/giá trị gia tăng (Bảng 4.23).
Bảng 4.23. Hiệu quả kinh tế một số cây trồng vụ đông trên đất lúa vùng đất ven biển tỉnh Thanh Hóa
Năng suất (tạ/ha) | Tổng thu (triệu đồng/ha) | Chi phí trung gian (triệu đồng/ha) | Giá trị gia tăng (triệu đồng/ha) | Thu nhập/ngày công (đ/ngày) | Hiệu quả sử dụng vốn | |
Ngô ngọt | 51,74 | 58,32 | 16,20 | 42,12 | 139.675,00 | 2,60 |
Ngô lấy hạt | 42,80 | 42,80 | 15,93 | 26,87 | 85.320,00 | 1,69 |
Dưa chuột | 128,38 | 84,53 | 40,78 | 43,75 | 183.480,00 | 1,07 |
Cà chua | 109,74 | 79,62 | 41,82 | 37,80 | 174.069,00 | 0,90 |
Khoai tây | 103,43 | 78,36 | 55,61 | 22,75 | 90.750,00 | 0,41 |
Đậu tương | 19,64 | 36,00 | 13,57 | 22,43 | 103.627,00 | 1,65 |
Rau các loại | 178,00 | 82,25 | 50,60 | 31,65 | 160.530,00 | 0,63 |
Bí xanh | 136,00 | 80,03 | 31,39 | 48,64 | 118.950,00 | 1,55 |
Nguồn: Số liệu điều tra
Những cây trồng này cũng cho thu nhập trên ngày công lao động cao, đủ sức cạnh tranh với các hoạt động phi nông nghiệp. Tuy cây dưa chuột và cà chua có hiệu quả kinh tế cao, nhưng phụ thuộc rất nhiều vào thị trường tiêu thụ, đây là yếu tố rất quan trọng để phát triển sản xuất hai cây này. Xét theo hiệu quả sử dụng vốn, ngô ngọt, đậu tương, bí xanh có giá trị cao nhất vì chi phí sản xuất thấp hơn các cây trồng khác. Trong những năm gần đây, rau thực phẩm là nhóm cây trồng đã “thế chân” được nhiều loại cây truyền thống, chủ yếu là thay thế lúa, lạc, ngô hạt và khoai lang. Nguyên nhân là do nhóm cây này có lợi nhuận cao hơn trên cùng
một điều kiện canh tác. Lợi nhuận cây dưa chuột bao tử cao hơn 8 lần so với khoai lang, gấp 2 lần so với ngô lấy hạt, gấp 1,5 lần đậu tương. Tóm lại, cây vụ đông có giá trị kinh tế cao, cần được mở rộng về quy mô và chủng loại, tận dụng quỹ đất vàn và đất màu để tăng thu nhập và tăng chất lượng đất.
4.2.5.2. Hiệu quả kinh tế các công thức luân canh trên đất lúa
Tổng thu từ trồng lúa khá thấp. Gieo trồng cây màu xen lúa hay sau lúa trên đất chuyên lúa làm tăng lợi nhuận trên đơn vị diện tích. Kết quả điều tra cho thấy, chuyển đổi từ lúa sang trồng cây hàng năm khác mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn, đặc biệt dưa chuột (Bảng 4.24). Tổng thu nhập cao nhất là dưa chuột – lúa mùa - dưa chuột, lúa - ớt - dưa chuột, lúa xuân - ớt - rau và lúa xuân dưa chuột. Hiệu quả sử dụng vốn ở các cây trồng này cũng cao. Thuốc lào - lúa cũng mang lại lợi nhuận cao, nhưng trong thực tế diện tích không nhiều và thuốc lào không được khuyến khích. Tuy hiệu quả kinh tế thấp, lúa vẫn được ưu tiên trong quá trình lựa chọn vì sản xuất lúa đảm bảo cung cấp lương thực, mang lại sự an toàn về thị trường tiêu thụ mà vốn đầu tư ít, nông hộ có kinh nghiệm canh tác lâu đời, cơ sở vật chất kỹ thuật (chủ yếu là thủy lợi) đáp ứng tốt. Đồng thời, sản xuất lúa cũng thể hiện tâm lý coi trọng vấn đề đảm bảo an ninh lương thực của các hộ và thể hiện tính tự cung tự cấp.
Bảng 4.24. Hiệu quả kinh tế các công thức luân canh đất lúa
Tổng thu (triệu đồng/ha) | Chi phí trung gian (triệu đồng/ha) | Giá trị gia tăng (triệu đồng/ha) | Hiệu quả sử dụng vốn | |
Lúa xuân – lúa mùa | 86,41 | 44,80 | 41,61 | 0,93 |
Lúa xuân – dưa chuột | 205,86 | 64,79 | 141,07 | 2,18 |
Lúa – lúa – rau đông | 139,62 | 65,43 | 74,19 | 1,13 |
Lạc – lúa – dưa chuột | 198,75 | 104,56 | 94,19 | 0,90 |
Lúa xuân – ớt – rau | 245,71 | 89,48 | 156,23 | 1,75 |
Lạc – lúa mùa – rau đông | 150,61 | 77,91 | 72,70 | 0,93 |
Dưa chuột – lúa mùa – dưa chuột | 285,42 | 109,34 | 176,08 | 1,61 |
Lúa – ớt – dưa chuột | 286,46 | 118,82 | 167,64 | 1,41 |
Lúa xuân – khoai lang | 85,49 | 42,83 | 42,66 | 1,00 |
Thuốc lào – lúa | 228,67 | 71,74 | 156,93 | 2,19 |
Nguồn: Số liệu điều tra
Đánh giá kết quả gieo trồng các cây rau màu (ngô ngọt, dưa hấu, cà chua, củ cải, dưa chuột) trên 10.384ha sau vụ lúa nhờ nước trời tại Khon Kaen, Thái Lan cho thấy, tổng thu nhập tăng tối thiểu 80% trên cùng diện tích (Promkhambut & Rambo, 2017). Tuy nhiên, diện tích có thể sử dụng để gieo các cây màu khác nhau phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, kết cấu đất cũng như các yếu tố kinh tế - xã hội như thị trường, hỗ trợ thể chế và kỹ năng của nông dân. Như vậy, trên đất lúa vùng ven biển có thể xem xét mở rộng diện tích vụ lúa mùa sớm và mùa trung để phát triển cây vụ đông phù hợp.
4.2.5.3. Hiệu quả kinh tế các công thức luân canh trên đất màu
Kết quả khảo sát cho thấy, các công thức luân canh trên đất chuyên màu khá đa dạng và đều hiệu quả. Thu nhập trên 1ha cao nhất là dưa chuột - dưa chuột - cà chua, dưa chuột - dưa chuột - bí xanh, ớt - ngô ngọt, ớt - dưa chuột (Bảng 4.25). Tuy nhiên, cơ cấu luân canh và tỉ lệ diện tích phụ thuộc quyết định của nông dân và mức chi phí đầu tư sản xuất. Chi phí sản xuất ngô ngọt thấp hơn nhiều so với cà chua hay dưa chuột nhưng ngô ngọt là sản phẩm ăn tươi nên phụ thuộc vào khả năng tiêu thụ. Thực tế cho thấy, sự thay đổi cơ cấu cây trồng hay cơ cấu luân canh chịu ảnh hưởng bởi yếu tố kinh tế - xã hội nhiều hơn các yếu tố môi trường, nông dân sẽ phá bỏ và thay thế bằng diện tích cây trồng khác xét theo hiệu quả kinh tế và tín hiệu giá cả của thị trường của vụ trước.
Trong 2 năm liên tục nếu giá cả ổn định và có lãi là cơ sở để tiếp tục sản xuất, ngược lại sẽ tính đến thay đổi cây trồng hoặc bỏ vụ. Ngoài ra, trong liên kết với doanh nghiệp, vấn đề thanh toán cũng có liên quan đến việc duy trì công thức luân canh; nếu doanh nghiệp chậm thanh toán từ 2-3 tháng trở lên thì nông dân cũng không mặn mà ký hợp đồng tiếp tục sản xuất. Điều này có thể giảm thiểu bằng cách tăng cường phổ biến kiến thức khuyến nông cho nông dân và các hoạt động đào tạo, chính sách đúng đắn của chính phủ, cở sở hạ tầng marketing và mạng lưới cung ứng đầu vào hiệu quả.
Nhìn chung, các loại rau màu đều cho hiệu quả kinh tế cao (lợi nhuận gấp 2-3 lần so với trồng lúa), thời gian sinh trưởng ngắn. Tuy nhiên, sản xuất rau còn gặp nhiều khó khăn như công tác chọn lọc, nhân giống còn hạn chế; vốn đầu tư cho sản xuất ứng dụng công nghệ cao còn thấp; trình độ hiểu biết của nông dân chưa đồng đều; đầu ra các sản phẩm rau không ổn định; sản xuất rau vẫn còn mang tính tự phát, theo mùa vụ, sản xuất chủ yếu xen canh, tỷ lệ chuyên canh còn thấp.
Bảng 4.25. Hiệu quả kinh tế một số công thức luân canh cây trồng trên đất màu
Tổng thu (triệu đồng/ha) | Chi phí trung gian (triệu đồng/ha) | Giá trị gia tăng (triệu đồng/ha) | Hiệu quả sử dụng vốn | |
Lạc - ngô ngọt - khoai tây | 169,87 | 71,4 | 98,47 | 1,38 |
Ớt - ngô ngọt | 191,82 | 45,09 | 146,73 | 3,25 |
Ớt - cà chua | 213,12 | 75,42 | 137,7 | 1,83 |
Ớt - dưa chuột | 207,51 | 67,28 | 140,23 | 2,08 |
Ớt - bí xanh | 203,53 | 67,54 | 135,99 | 2,01 |
Dưa chuột - dưa - bí xanh | 253,62 | 103,64 | 149,98 | 1,45 |
Lạc - đậu tương - ngô ngọt | 175,63 | 69,45 | 106,18 | 1,53 |
Dưa chuột - cà chua - ngô | 206,95 | 98,53 | 108,42 | 1,10 |
Dưa chuột - ngô ngọt | 142,32 | 56,98 | 85,34 | 1,50 |
Ớt - lạc | 194,3 | 61,78 | 132,52 | 2,15 |
Lạc - ớt - rau đông | 209,67 | 97,65 | 112,02 | 1,15 |
Dưa chuột - dưa chuột - cà chua | 245,96 | 92,7 | 153,26 | 1,65 |
Lạc - ngô hạt - lạc | 129,8 | 66,6 | 63,2 | 0,95 |
Thuốc lào - ngô | 207,83 | 71,09 | 136,74 | 1,92 |
Cà chua - đậu xanh - cà chua | 191,24 | 94,83 | 96,41 | 1,02 |
Lạc - đậu - lạc | 158 | 84,77 | 73,23 | 0,86 |
Cà chua - cà chua | 159,24 | 83,64 | 75,6 | 0,90 |
Lạc - ngô hạt - lạc | 159,8 | 68,69 | 91,11 | 1,33 |
Lạc - khoai tây - lạc | 170,47 | 69,48 | 100,99 | 1,45 |
Ngô ngọt - dưa chuột - ngô ngọt | 207,84 | 101,07 | 106,77 | 1,06 |
Nguồn: Số liệu điều tra
4.2.6. Thách thức trong cải tiến hệ thống cây trồng vùng ven biển
Để phát triển nông nghiệp, hệ thống cây trồng cần có sự chuyển dịch theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Tuy nhiên, quá trình cải tiến hệ thống cây trồng vùng đất ven biển Thanh Hóa gặp hai thách thức cơ bản:
(i) Diện tích trồng trọt nhỏ, manh mún; (ii) Sự suy giảm số lượng và già hóa lao động nông nghiệp.
Số liệu thống kê từ điều tra các huyện cho thấy, các nông hộ có diện tích trồng trọt tương đối thấp nhưng lại chia thành nhiều thửa dẫn đến đất đai manh mún, phân bố trên các chân đất và địa điểm khác nhau. Diện tích nhỏ, manh mún
là khó khăn lớn nhất hiện nay hạn chế phát triển sản xuất ngành trồng trọt, trong đó có sự chuyển đổi cây trồng và hệ thống cây trồng (Hình 4.4).
Hình 4.4. Sơ đồ minh họa hạn chế về diện tích canh tác đến phát triển ngành trồng trọt ở vùng đất ven biển tỉnh Thanh Hóa
Nguồn: Phỏng vấn cán bộ quản lý và hộ nông dân
Diện tích trồng trọt manh mún, nhỏ lẻ được hiểu trên hai khía cạnh: sự manh mún về mặt ô thửa (một đơn vị sản xuất – thường là một nông hộ sở hữu nhiều mảnh ruộng với kích thước nhỏ không đáp ứng được yêu cầu sản xuất hàng hóa lớn) và sự manh mún thể hiện trên quy mô về đất đai của các đơn vị sản xuất (số lượng ruộng quá nhỏ, phân bố rải rác, không tương thích với số lượng lao động và các yếu tố sản xuất khác). Qua điều tra nông hộ ở các huyện ven biển tỉnh Thanh Hóa cho thấy thực trạng như sau:
+ Diện tích canh tác bình quân trên một hộ tương đối thấp, bình quân 6,25 sào/hộ, cao nhất là nông hộ có 10 sào, thấp nhất là 4 sào;
+ Mỗi hộ sở hữu nhiều thửa ruộng, các thửa không đồng đều, tuy nhiên đều có diện tích nhỏ;
+ Đất trồng trọt chuyên lúa (54,8%), còn lại 45,2% là đất màu và đất lúa –
màu;
+ Diện tích rau xuất khẩu được các hộ bố trí trên đất lúa và đất chuyên màu. Tham vấn ý kiến của các nhà quản lý được biết, diện tích nhỏ, manh mún là
thách thức lớn nhất hiện nay và là nút thắt của sự phát triển (Hình 4.5). Hậu quả
của vấn đề này là làm giảm hiệu quả sản xuất do gây ra những hạn chế như sau: