Diện Tích Đất Thích Hợp Cho Cây Trồng Chính Ở Huyện Hậu Lộc

Kết quả đánh giá thích hợp đất đai cho một một số cây trồng chính trên địa bàn huyện Hậu Lộc ở bảng 4.8 cho thấy, diện tích đất thích hợp cho lúa nước, lạc, đậu tương khoai lang gần tương đương nhau. Tuy nhiên, mức độ thích hợp không giống nhau.

Bảng 4.8. Diện tích đất thích hợp cho cây trồng chính ở huyện Hậu Lộc



Cây trồng

Mức độ thích hợp (ha)*

Tổng

(ha)

Tỉ lệ

(%)

1

2

3

Lúa

4.193,56

1.015,83

1.212,29

6.421,68

75,22

Ngô

1.762,70

2.341,30

642,58

4.746,58

55,60

Lạc

434,78

1.023,49

5.209,62

6.667,46

78,08

Đậu tương

434,78

1.021,06

5.209,62

6.665,46

78,08

Khoai lang

434,78

1.023,49

5.207,19

6.665,46

78,08

Đậu đỗ

379,42

854,45

2.714,46

3.948,33

46,24

Rau các loại

135,26

1.117,26

2583,70

3.836,22

44,93

Dưa chuột

155,23

1.102,88

2.577,99

3.836,10

44,93

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 263 trang tài liệu này.

Nghiên cứu hiện trạng và cải tiến hệ thống cây trồng trên vùng đất ven biển tỉnh Thanh Hóa - 10

Ghi chú *: 1: rất thích hợp, 2: thích hợp, 3: ít thích hợp

Nguồn: Sở TN&MT tỉnh Thanh Hóa (2012)


Trong tổng số 8.537ha đất có tới 6.421,68ha đất thích hợp với cây lúa ở các mức độ khác nhau. Cụ thể có 4.193,56ha đất rất thích hợp cho cây lúa, phân bố tập trung ở các xã Tiến Lộc, Lộc Sơn, Cầu Lộc, Thành Lộc, Tuy Lộc, Lộc Tân và Quang Lộc. Mức thích hợp trung bình chiếm diện tích 1.015,83ha phân bố trên các loại đất phù sa trên các dạng địa hình vàn, vàn thấp, có điều kiện tưới tiêu chủ động. Trong tổng số 4.746,58ha đất thích hợp cho cây ngô, có 1.762,7ha rất thích hợp, 2.341,3ha thích hợp và 642,58ha được đánh giá ở mức ít thích hợp. Với 3 loại cây trồng là khoai lang, đậu tương, lạc, diện tích đất thích hợp cho từng loại cây trồng đạt 6.665,46ha, trong đó mức rất thích hợp là 434,78ha, mức thích hợp là 1.023,49ha. Diện tích đất thích hợp cho đậu đỗ là 3.948,33ha, trong số đó có 379,42ha rất thích hợp và 854,45ha thích hợp.

Kết quả đánh giá thích hợp đất đai cho thấy, có 3.836,09ha đất thích hợp đối với rau các loại, trong đó 135,26ha rất thích hợp phân bố trên dạng địa hình vàn cao, tưới tiêu chủ động và độ phì nhiêu khá ở các xã Phú Lộc, Hoa Lộc, Cầu Lộc, Đại Lộc.

Diện tích đất rất thích hợp đối với dưa chuột là 155,23ha, nằm trên địa hình tương đối là vàn và vàn cao, khả năng tưới tiêu chủ động.

Tuy đậu tương và lạc có thể trồng được trên nhiều loại đất khác nhau, nhưng tốt nhất là đất có thành phần cơ giới nhẹ, đó là đất cát pha và đất thịt nhẹ. Diện tích đất thích hợp cho cây đậu tương và lạc ở 2 mức rất thích hợp và thích hợp tương ứng là 1.456ha và 1.458ha phân bố tập trung ở các xã Cầu Lộc, Hoa Lộc, Liên Lộc, Quang Lộc, Phú Lộc, Hòa Lộc, Minh Lộc, Đa Lộc.

Bảng 4.9. Diện tích đất thích hợp cho cây trồng chính huyện Hoằng Hóa


Cây trồng

Mức độ thích hợp (ha)*

Tổng

(ha)

Tỉ lệ

(%)

1

2

3

Lúa

6.696,2

1.740,3

815,4

9.251,9

89,58

Ngô

3.025,0

1.600,8

1.002,9

5.628,7

54,50

Lạc

1.304,1

1.901,8

2.414,2

5.620,1

54,42

Đậu tương

1.304,1

1.901,8

2.414,2

5.620,1

54,42

Khoai lang

422,4

1.600,8

2.561,9

4.585,1

44,39

Đậu đỗ

700

1.291,0

3.637,7

5.628,7

54,50

Rau

1.142,4

2.117,2

3.401,9

6.661,5

64,50

Ớt

407,1

1.085,6

3.283,9

4.776,6

46,25

Ghi chú *: 1: rất thích hợp, 2: thích hợp, 3: ít thích hợp

Nguồn: Sở TN&MT tỉnh Thanh Hóa (2012)


Kết quả đánh giá thích hợp đất đai ở bảng 4.9 cho thấy, Hoằng Hóa là vùng đất thích hợp cho cây trồng hàng năm, đặc biệt là cây lúa nước. Trong tổng số 10.327,0ha đất canh tác có 9.251,9ha đất thích hợp cho cây lúa nước ở các mức độ khác nhau, chiếm 89,58%. Trong số đó có 6.696,2ha được đánh giá là rất thích hợp, 1.740,3ha thích hợp và 815,4ha ít thích hợp với cây lúa. Diện tích có thể gieo trồng các loại rau cũng tương đối cao đạt 6.661,5ha chiếm 64,5%. Tỷ lệ diện tích đất thích hợp cho từng loại cây trồng như ngô, lạc, đậu tương và đậu đỗ đều ở khoảng 54% diện tích đất canh tác. Điều đó chứng tỏ đây là vùng đất có tiềm năng để phát triển nông nghiệp hàng hóa với các loại cây trồng hàng năm, đặc biệt là rau và cây trồng họ đậu bên cạnh cây lúa. Có tới 5.620,1ha đất thích hợp cho lạc và đậu tương ở các mức độ khác nhau. Trong số đó có 1.304,1ha đất rất thích hợp, 1.901,8ha đất thích hợp và 2.414,2ha ít thích hợp. Với các loại đậu đỗ diện tích đất rất thích hợp là 700ha, thích hợp là 1.291ha và 3.637,7ha ít thích hợp. Bên cạnh đó có thể thấy ớt cũng là cây trồng hàng hóa có tiềm năng để phát triển trên vùng đất Hoằng Hóa với 4.776,6ha đất thích hợp ở các mức độ khác nhau. Tuy nhiên, cây ớt là cây trồng dễ bị nhiều loại sâu bệnh gây hại, yêu cầu người trồng ớt cần có kinh nghiệm trồng trọt và sản phẩm hàng hóa cần có thị trường tiêu thụ ổn định.

Nếu chỉ xem xét mức độ rất thích hợp (mức 1) và thích hợp (mức 2) cho các cây trồng chính, diện tích của 4 huyện được tổng hợp trong bảng 4.10. Tổng diện tích và tỉ lệ diện tích thích hợp cho từng loại cây trồng chủ yếu thay đổi theo từng huyện. Tỉ lệ đất thích hợp cây lúa chiếm tỉ lệ cao, từ 61,0 đến 81,7% tổng diện tích canh tác, tiếp theo là cây ngô (34 đến 48%). Tổng diện tích thích hợp với rau màu khá lớn. Một số huyện không nêu cụ thể diện tích thích hợp đối với bí xanh, dưa chuột hay cà chua mà có thể đưa vào diện tích rau nói chung; tương tự diện tích đậu tương có thể lồng trong diện tích cây đậu đỗ. Diện tích thích hợp cho các loại rau và lạc tương đối lớn ở Hoằng Hóa và Quảng Xương. Ngoài ra, Quảng Xương có tiềm nhiều năng phát triển cây ăn quả so với các huyện còn lại. Một số cây trồng đặc thù chỉ được gieo trồng ở một số huyện nhất định. Chẳng hạn, cây cói được chỉ được gieo trồng ở Nga Sơn và Quảng Xương, cây thuốc lào ở các huyện Nga Sơn, Hoằng Hóa và Quảng Xương.

Bảng 4.10. Diện tích (ha) và tỉ lệ (%) diện thích thích hợp* cho một số cây trồng chính ở 4 huyện ven biển


Cây trồng

Nga Sơn

Hậu Lộc

Hoằng Hóa

Quảng xương

Lúa

5.917 (78,5)

5.209 (61,0)

8.437 (81,7)

7.408 (71,7)

Ngô

25.78 (34,2)

4.104 (48,1)

4.626 (44,8)

3.709 (35,9)

Khoai lang

3.773 (50,1)

1.458 (17,1)

2.024 (19,6)

2.615 (25,3)

Khoai tây

1.568 (20,8)

1.456 (17,1)

1.761 (17,1)

2.387 (23,1)

Bí xanh

-

1.253 (14,7)

-

-

Dưa chuột

-

1.258 (14,7)

-

-

Rau

1.402 (18,6)

1.253 (14,7)

3.260 (31,6)

3.452 (33,4)

Đậu đỗ

1.432 (19,0)

1.234 (14,5)

1.991 (19,3)

2.957 (28,6)

Đậu tương


1.456 (17,1)

-

-

Ớt

1.659 (22,0)

1.234 (14,5)

1.493 (14,5)

2.710 (26,2)

Cà chua

-

1.253 (14,7)

-

-

Lạc

1.288 (17,1)

1.458 (17,1)

3.206 (31,0)

2.292 (22,2)

CAQ

1.440 (19,1)

1.822 (21,3)

1.450 (14,0)

3.300 (32,0)

Cói

976 (13,0)

-

-

754 (7,3)

Thuốc lào

545 (7,2)

-

764 (7,4)

1.676 (16,2)

Ghi chú: *Tổng diện tích mức rất thích hợp (mức 1) và thích hợp (mức 2). Số liệu in nghiêng trong ngoặc đơn là tỉ lệ (%) diện tích so với tổng diện tích.

Nguồn: Sở TN&MT tỉnh Thanh Hóa (2012)

e. Thực trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp ở Hậu Lộc và Hoằng Hóa

Thực trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trong giai đoạn 2010-2016 trên địa bàn 2 huyện Hậu Lộc và Hoằng Hóa cũng phù hợp với kết quả khảo sát về loại hình sử dụng đất lúa. Trong giai đoạn từ 2010-2016, ở 2 huyện Hậu Lộc và Hoằng Hóa có hệ số sử dụng đất mới đạt xung quanh 2,5 lần. Hệ số sử dụng đất canh tác trên địa bàn huyện Hậu Lộc mặc dù lớn hơn so với huyện Hoằng Hóa nhưng không đáng kể. Điều đó chứng tỏ tiềm năng tăng vụ trong vùng vẫn chưa được khai thác triệt để. Cải tiến hệ thống cây trồng thông qua tăng vụ với các giống cây trồng ngắn ngày, tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích đất là hoàn toàn khả thi và cần thiết. Tuy nhiên, thực tế sản xuất cho thấy người nông dân quan tâm chủ yếu tới năng suất nhưng chưa quan tâm đến duy trì chất lượng và sức khỏe của đất. Tàn dư hữu cơ trả lại cho đất chưa được người nông dân lưu tâm. Ở vùng đất ven biển, nông nghiệp nói chung, trồng trọt nói riêng là một trong các nguồn thu nhập chính, vì vậy HTCT cải tiến thông qua tăng vụ và thâm canh bền vững cần phải duy trì hệ sinh thái đất, sức khỏe đất trên đất canh tác hiện có hướng tới phát triển nông nghiệp bền vững, bảo vệ môi trường và nâng cao mức sống cho người dân.

Bảng 4.11. Thực trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện Hậu Lộc


Chỉ tiêu

Đơn vị tính

2010

2015

2016

Diện tích đất sản xuất nông nghiệp

ha

7.283,19

6.824,60

6.794,60

1. Diện tích trồng cây hàng năm

ha

6.796,92

6.129,80

6.101,90

- Diện tích đất lúa

ha

6.012,65

5.446,90

5.423,70

- Diện tích gieo trồng

Hệ số sử dụng đất cây hàng năm

ha

lần

16.739,90

2,46

16.870,50

2,75

16.030,10

2,63

2. Diện tích cây lâu năm

ha

486,27

694,80

692,70

Nguồn: UBND huyện Hậu Lộc (2017)

Bảng 4.12. Thực trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện Hoằng Hóa


Chỉ tiêu

Đơn vị tính

2010

2015

2016

Diện tích đất sản xuất nông nghiệp

ha

11.064,0

9.667,0

9.552,0

1. Diện tích trồng cây hàng năm

ha

11.064,0

9.667,0

9.552,0

- Diện tích đất lúa

ha

9.257,8

8.077,0

7.993,2

- Diện tích gieo trồng

Hệ số sử dụng đất

ha

lần

2.7588

2,49

24.075,0

2,49

23.577,0

2,47

2. Diện tích cây lâu năm

ha

0

0

0

Nguồn: UBND huyện Hoằng Hóa (2018)

4.2. THỰC TRẠNG HỆ THỐNG CÂY TRỒNG VÙNG VEN BIỂN THANH HÓA

4.2.1. Ngành trồng trọt ở vùng ven biển và hệ thống cây trồng

So sánh giữa các ngành trong khu vực nông, lâm, ngư nghiệp thì cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp có xu hướng giảm dần qua các năm. Năm 2016 giá trị sản xuất nông nghiệp chiếm 46,48%, năm 2017 là 45,59%, 2018 xuống còn 44,83% (Bảng 4.13). Ngược lại, giá trị sản xuất và cơ cấu ngành thủy sản tăng qua các năm. Năm 2016 giá trị sản xuất ngành thủy sản đạt 3.899,4 tỷ đồng, chiếm 52,98%, năm 2017 đạt 4.103,7 tỷ chiếm 53,86%, năm 2018 đạt 4.376,3 tỷ, chiếm 54,60% trong cơ cấu khối ngành nông lâm ngư của khu vực ven biển. Ngành lâm nghiệp mặc dù có đóng góp vào tổng giá trị sản xuất của vùng nhưng với cơ cấu rất khiêm tốn, chỉ chiếm khoảng 0,5%. Điều đó hoàn toàn phù hợp bởi rừng được trồng trong vùng là rừng phòng hộ và chắn sóng không phải rừng sản xuất nên cần được bảo vệ, không khai thác.

Tỉnh Thanh Hóa nói chung và vùng ven biển nói riêng, ngành trồng trọt đóng vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Số liệu bảng 4.13 cho thấy, tổng giá trị sản xuất nông nghiệp tăng đều qua các năm từ 3.420,9 tỷ đồng năm 2016 lên 3.592,7 tỷ đồng năm 2018. Trong nông nghiệp thì trồng trọt vẫn là ngành chính, đạt giá trị sản xuất lớn hơn và chiếm tỷ trọng cao hơn so với ngành chăn nuôi. Năm 2016 trồng trọt đạt giá trị sản xuất 2.217,7 tỷ đồng chiếm 64,%, năm 2017 đạt 2.251,8 tỷ chiếm 64,82%, năm 2018 đạt 2.276,4 tỷ chiếm 65,36% giá trị sản xuất ngành nông nghiệp.

Bảng 4.13. Giá trị sản xuất nông nghiệp, thủy sản, lâm nghiệp

và tỉ lệ ngành trồng trọt trong nông nghiệp vùng ven biển Thanh Hóa, năm 2016-2018 (giá so sánh 2010)



2016


2017


2018

Chỉ tiêu

Giá trị

(tỷ đồng)

Tỉ lệ

(%)

Giá trị

(tỷ đồng)

Tỉ lệ

(%)

Giá trị

(tỷ đồng)

Tỉ lệ

(%)

Tổng giá tri

7.360,4

100,0

7.619,3

100,0

8.013,4

100,0

1. Nông nghiệp

3.420,9

46,48

3.474,0

45,59

3.592,7

44,83

- Trồng trọt

2.217,7

64,83

2.251,8

64,82

2.276,4

63,36

- Chăn nuôi

1.203,2

35,17

1.222,2

35,18

1.316,3

36,64

2. Thủy sản

3.899,4

52,98

4.103,7

53,86

4.376,3

54,60

3. Lâm nghiệp

40,1

0,54

41,6

0,55

44,4

0,55

Nguồn: Sở NN&PTNT tỉnh Thanh Hóa (2019)


Như vậy, trồng trọt vẫn là ngành sản xuất đóng vai trò quan trọng đối với đời sống của người dân vùng biển Thanh Hóa, mặc dù thủy sản là ngành có lợi thế của các vùng ven biển nói chung và ven biển tỉnh Thanh Hóa nói riêng. Đẩy mạnh sản xuất trồng trọt, nâng cao năng suất sản lượng cây trồng là con đường tất yếu nâng cao mức sống người dân trong quá trình triển khai thực hiện chủ trương xây dựng nông thôn mới của Đảng và Chính phủ.

Bảng 4.14. Diện tích, sản lượng một số cây trồng chủ yếu vùng ven biển so với toàn tỉnh năm 2017


Cây trồng

Diện tích

(1.000ha)

So với

toàn tỉnh (%)

Sản lượng

(1.000 tấn)

So với

toàn tỉnh (%)

Lúa cả năm

60,6

24,2

360,9

24,6

Ngô

9,1

18,0

43,5

19,3

Rau, đậu các loại

12,5

28,9

163,9

31,2

Lạc

8,1

70,4

18,0

74,4

Cói

2,7

82,8

17,2

81,7

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Thanh Hóa (2018)


Diện tích gieo trồng và sản lượng các cây trồng chủ yếu của vùng ven biển chiếm tỷ trọng tương đối cao trong cơ cấu của tỉnh Thanh Hóa. Diện tích gieo trồng lúa chiếm 24,2% và tạo ra 24,6% sản lượng lúa của toàn tỉnh (Bảng 4.14). Ngô được trồng trong vùng 9.100ha, chiếm 18% diện tích toàn tỉnh, tạo ra 43.500 tấn đạt 19,5% sản lượng ngô toàn tỉnh, diện tích trồng rau đậu các loại chiếm 28,9% và tạo ra 31,2% sản lượng rau đậu toàn tỉnh. Với 8.100ha lạc trồng trong vùng chiếm 70,4% diện tích lạc của tỉnh đã tạo ra 18.000 tấn, chiếm 74,4% sản lượng lạc toàn tỉnh. Số liệu đó cũng chứng tỏ năng suất các cây trồng vùng ven biển cao hơn năng suất bình quân toàn tỉnh.

Riêng cây cói thì vùng ven biển là vùng trồng cói chính của Thanh Hóa đã tạo ra 17.200 tấn, chiếm 81,7% sản lượng cói toàn tỉnh, bởi cói là cây trồng vùng nước mặn ven biển, tập trung ở huyện Nga Sơn.

Để có cơ sở đề xuất việc cải tiến hệ thống cây trồng trong vùng, đề tài đã tiến hành điều tra thực trạng các công thức trồng trọt chính trên đất lúa và thu được kết quả ở bảng 4.15.

Bảng 4.15. Thực trạng hệ thống cây trồng trên đất trồng lúa


Huyện

Công thức luân canh

Diện tích

điều tra (ha)

Tỷ lệ

(%)

Nga Sơn

Lúa - lúa (2 vụ lúa)

900

94,1

Lúa - lúa - màu (2 lúa + 1 màu)

5,9

Hậu Lộc

Lúa - lúa (2 vụ lúa)

1.000

90,2

Lúa - lúa - màu (2 lúa + 1 màu)

9,8

Hoằng Hóa

Lúa - lúa (2 vụ lúa)

1.166

97,4

Lúa - lúa - màu (2 lúa + 1 màu)

2,6

Quảng Xương

Lúa - lúa (2 vụ lúa)

1.500

94,9

Lúa - lúa - màu (2 lúa + 1 màu)

5,1

Tổng diện tích

Lúa - lúa (2 vụ lúa)

4.566

94,4

Lúa - lúa - màu (2 lúa + 1 màu)

5,6

Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo đánh giá đất lúa cấp xã

Số liệu điều tra thực trạng luân canh trên đất chuyên lúa ở 4 huyện cho thấy, diện tích trồng lúa chiếm tỉ trọng lớn nhất và hầu hết diện tích đất trồng 2 vụ lúa một năm (> 90%), diện tích 3 vụ (2 vụ lúa + 1 vụ rau màu) rất ít (2-10%) (Bảng 4.15). Số liệu cụ thể về hiện trạng phát triển cây rau màu vụ đông trên đất lúa vùng đất vàn và vàn cao cũng chỉ rõ diện tích 3 vụ/năm chỉ chiếm diện tích rất nhỏ (5,6%).

4.2.2. Biến động diện tích gieo trồng một số cây trồng chính vùng ven biển

Kết quả nghiên cứu cho thấy, tổng diện tích gieo trồng có xu hướng giảm theo các năm ở tất cả các huyện ven biển (Bảng 4.16, phụ lục 6). Sự suy giảm tập trung ở huyện Hậu Lộc và Hoằng Hóa (tương ứng 1.183,9ha và 1.094,3ha), trong đó chủ yếu là cây lúa (2.155,5ha), cây lạc (824ha). Vùng vàn cao (1.627,9ha) và vùng vàn thấp (1.144,9ha) có diện tích giảm lớn nhất (Bảng 4.16). Năm nguyên nhân chính dẫn đến sự suy giảm này là do đất nông nghiệp được chuyển sang đất ở, đất xây dựng công trình sự nghiệp, đất sản xuất kinh doanh, đất công cộng do thực hiện các dự án mở rộng đường giao thông, kênh mương, đê điều, giao thông, thủy lợi và chuyển đổi sang đất nông nghiệp khác (chủ yếu là thay đổi loại hình sử dụng đất sang cho thuê đất làm trang trại). Vì vậy, quy hoạch sử dụng đất thích hợp và duy trì chất lượng đất là giải pháp tốt nhất để cải thiện năng suất và bảo vệ đất canh tác.

Cây trồng hàng năm làm lương thực ở các huyện ven biển gồm các cây lúa nước, khoai tây, khoai lang và ngô. Diện tích có lợi thế thủy lợi thường trồng 2 vụ lúa trong năm trong khi diện tích nhờ nước trời gieo trồng 1 vụ lúa và các vụ màu.

Tuy nhiên, diện tích ruộng nhỏ và manh mún không thuận lợi cho thâm canh như thủy lợi, chăm sóc, thu hoạch và ảnh hưởng tới năng suất và chất lượng. Các cây lương thực như ngô, khoai tây, khoai lang được gieo trồng, vừa để sử dụng gia đình và phần lớn để bán, ở hầu hết các xã ở những cánh đồng có khả năng tưới ở mức độ nhất định. Một nhóm cây trồng khác là rau màu cung cấp sản phẩm cho thị trường, đặc biệt các huyện Hoằng Hóa, Quảng Xương cung cấp cho thành phố Thanh Hóa, thị xã Sầm Sơn và các khu du lịch, tạo ra nguồn thu nhập đáng kể.

Bảng 4.16. Biến động diện tích gieo trồng một số cây trồng chính vùng ven biển tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn 2014-2016



2014


2015


2016


Tăng (+)/giảm (-) giai đoạn 2014-2016

(ha)


Chỉ tiêu


Diện tích (ha)


Tỉ lệ (%)


Diện tích (ha)


Tỉ lệ (%)


Diện tích (ha)


Tỉ lệ (%)

Tổng diện tích

66.181,10

100

64.821,40

100

62.659,20

100


Theo huyện








Quảng Xương

17.045,00

25,76

16.695,00

25,76

16.450,00

26,25

-595,0

Nga Sơn

13.879,00

20,97

13.641,10

21,04

13.229,30

21,11

-649,7

Hậu Lộc

15.267,70

23,07

14.955,20

23,07

14.083,80

22,48

-1.183,9

Hoằng Hóa

19.989,40

30,20

19.530,10

30,13

18.895,10

30,16

-1.094,3

Theo loại cây trồng

Lúa

39.143,10

59,15

37.704,10

58,17

36.243,67

57,84

-2899,4

Ngô

7.296,40

11,02

7.348,80

11,34

7.287,60

11,63

-8,8

Lạc

4.871,90

7,36

4.595,80

7,09

4.047,90

6,46

-824,0

Cói

2.777,00

4,20

2.749,00

4,24

2.709,20

4,32

+67,8

Khoai lang

1.413,80

2,14

1316,8

2,03

1342,4

2,14

+71,4

Thuốc lào

986,1

1,49

911,2

1,41

900,9

1,44

-85,2

Vừng

208,9

0,32

214

0,33

209

0,33

+0,1

Rau đậu các

loại


9483,9


14,33


9981,7


15,40


9918,53


15,83


+434,6

Theo địa hình








Vùng vàn thấp

23.942,30

36,18

23.588,20

36,39

22.797,40

36,38

-1.144,9

Vùng vàn cao

17.135,50

25,89

16.464,10

25,40

15.507,60

24,75

-1.627,9

Vùng vàn

25.103,30

37,93

24.769,10

38,21

24.353,20

38,87

-750,1

Nguồn: Sở NN&PTNT tỉnh Thanh Hóa (2017)

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/02/2023