e. Tuyển chọn giống đậu xanh thích hợp cho vụ hè trên đất chuyên màu
Thí nghiệm gồm 5 giống đậu xanh: ĐX11, ĐX14, ĐX16, ĐX208 và Đậu tằm địa phương (sau đây gọi là Đậu tằm). Giống Đậu tằm được sử dụng làm đối chứng. Thí nghiệm được tiến hành trong vụ hè thu tại 2 xã nêu trên. Các giống được bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ, 3 lần nhắc lại, diện tích mỗi ô thí nghiệm 24m2, khoảng cách giữa các ô trong cùng lần nhắc là 30cm và giữa các lần nhắc là 50cm. Khoảng cách gieo là 12cm 40cm 3 hạt/hốc. Thời gian gieo từ 1-3 tháng 6. Sau khi mọc, tiến hành tỉa để lại 2 cây/hốc, đảm bảo 42 cây/m2. Lượng phân bón cho 1ha gồm 5 tấn phân chuồng + 30kg N + 60kg P2O5 + 40kg K2O + 200kg vôi bột. Theo dõi và phòng trừ sâu bệnh hại chính trên cây đậu xanh như: Trừ sâu cuốn lá, sâu khoang bằng thuốc có hoạt chất Emamectin benzoat (Dylan 2EC), trừ Dòi đục thân, sâu đục quả bằng thuốc có hoạt chất Chlotranili prole + Thiamethoxam (Virtako 40WG), trừ bệnh đốm lá bằng thuốc có hoạt chất Propineb (Antracol 70WP).
Các chỉ tiêu theo dõi, đánh giá theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01- 62: 2011/BNNPTNT về Khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống đậu xanh (Bộ NN&PTNT, 2011d), bao gồm thời gian sinh trưởng (ngày), chiều cao cây (cm), số cành cấp 1 (cành), mức độ nhiễm sâu bệnh (điểm), khả năng chống đổ (điểm), số hạt chắc/quả (hạt), năng suất (tạ/ha).
3.5.3.4. Phân tích thống kê kết quả thí nghiệm tuyển chọn giống
Số liệu theo dõi được tổng hợp, tính toán bằng phần mềm Excel 2016. Yếu tố cấu thành năng suất và năng suất trong từng vụ, từng điểm được phân tích phương sai bằng phần mềm IRRISTAT version 5.0. Các giá trị trung bình về yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống được so sánh với giống đối chứng sử dụng LSD ở mức ý nghĩa 5% (Phụ lục 7).
3.5.4. Đánh giá hiệu quả kinh tế giống tuyển chọn và hệ thống cây trồng cải tiến
3.5.4.1. Đánh giá hiệu quả kinh tế giống tuyển chọn trên đồng ruộng của nông dân
Các giống cây trồng được tuyển chọn (gọi là giống thay thế) được gieo trồng cùng giống đang gieo trồng phổ biến (gọi là giống đại trà) để so sánh/đánh giá hiệu quả kinh tế thông qua thí nghiệm trên đồng ruộng nông dân năm 2017 (giống Thái xuyên 111 với giống BC15 trong vụ xuân 2017; giống lúa thuần HT9 với giống BC15 trong vụ mùa 2017; giống đậu tương NAS-S1 với giống DT84 trong vụ đông 2017; giống lạc L-26 với giống L14 trong vụ xuân 2017; giống đậu xanh ĐX16 với giống Đậu tằm trong vụ hè 2017). Ở huyện Nga Sơn thí nghiệm trên đồng ruộng dân được
triển khai ở thôn Nam Lộc, xã Nga Hải. Ở Hoằng Hóa, các thí nghiệm trên đồng ruộng nông dân đối với lúa, đậu tương được bố trí tại thôn 6; đối với lạc và đậu xanh tại thôn 8 xã Hoằng Đồng. Mỗi thí nghiệm ở mỗi điểm (thôn) cho từng cây trồng được bố trí theo khối ngẫu nhiên đủ, 3 lần nhắc lại, diện tích ô thí nghiệm 24m2. Khoảng cách giữa các ô trong cùng lần nhắc là 30cm và khoảng cách giữa các lần nhắc là 50cm. Giống đại trà của từng cây được trồng xung quanh thí nghiệm làm vùng bảo vệ. Mật độ cấy lúa là 30 khóm/m2 (vụ xuân 1 dảnh/khóm, vụ mùa 2-3 dảnh/khóm); mật độ ở thí nghiệm giống đậu tương là 42 cây/m2; mật độ ở thí nghiệm giống lạc là 30 cây/m2; mật độ đậu xanh là 42 cây/m2.
Thời gian gieo, lượng phân bón được áp dụng theo khuyến cáo cho từng loại cây trồng ở địa phương. Các loại phân bón cho các thí nghiệm đối với từng loại cây trồng như sau:
Lúa: lượng phân bón cho 1ha gồm 8 tấn phân chuồng + 150kg N + 400kg P2O5
+ 120kg K2O + 500kg vôi bột.
Đậu tương: lượng phân bón cho 1 ha gồm 5 tấn phân chuồng + 30kg N + 60kg P2O5 + 40kg K2O + 200kg vôi bột.
Lạc: lượng phân bón cho cho 1 ha gồm 5 tấn phân chuồng + 40kg N + 80kg P2O5 + 60kg K2O + 300kg vôi bột.
Đậu xanh: lượng phân bón cho 1 ha gồm 5 tấn phân chuồng + 30kg N + 60kg P2O5 + 40kg K2O + 200kg vôi bột.
Các chỉ tiêu theo dõi trên đồng ruộng được thu thập tương tự như thí nghiệm so sánh, tuyển chọn giống giống nêu trên, gồm: các chỉ tiêu sinh trưởng, mức độ nhiễm sâu bệnh, khả năng chống đổ, các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất. Số liệu được tính toán bằng phần mềm Excel 2016.
Khả năng thay thế giống được đánh giá dựa vào hiệu quả kinh tế của giống đã tuyển chọn (giống thay thế) so với giống đại trà thông qua tỉ suất lợi nhuận biên (marginal rate of return) (CIMMYT, 1988; Evans, 2005).
Tỉ suất lợi nhuận biên (TSLNB) được tính theo công thức sau:
Tổng thu giống thay thế - Tổng thu giống đại trà
TSLNB (%) =
Tổng chi phí giống thay thế - Tổng chi phí giống đại trà
x 100
Tổng chi phí bao gồm chi phí về vật chất và dịch vụ, bao gồm các khoản chi phí giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, vôi bột, thủy lợi phí, phí làm đất và chi phí lao động. Đối với phần lớn các trường hợp tỉ suất lợi nhuận tối thiểu mà người nông dân chấp nhận nằm trong khoảng 50 và 100%.
3.5.4.2. Đánh giá hiệu quả của hệ thống cây trồng cải tiến
a. Hệ thống cây trồng cải tiến trên đất lúa
HTCT cải tiến trên chất đất chuyên lúa là lúa xuân (Thái xuyên 111) – lúa mùa (HT9) - đậu tương đông (NAS-S1 gieo vãi không làm đất) so với HTCT hiện nông dân đang áp dụng là lúa xuân (BC15) - lúa mùa (BC15) - bỏ hoá. Các mô hình về HTCT trong một năm được tiến hành trên đồng ruộng của nông dân tại xã Nga Hải, huyện Nga Sơn và xã Hoằng Đồng, huyện Hoằng Hóa năm 2017. Số hộ tham gia: 10 hộ điểm Nga Sơn và 8 hộ điểm Hoằng Hóa, đảm bảo diện tích mỗi mô hình cho mỗi loại cây trồng đủ 0,5 ha cho một mô hình mỗi vụ, mỗi điểm trong từng huyện.
b. Hệ thống cây trồng cải tiến trên đất chuyên màu
HTCT cải tiến trên chất đất chuyên màu lạc xuân (L26) - đậu xanh hè (ĐX16)
- lạc thu đông (L26) so với HTCT nông dân đang sử dụng lạc xuân (L14) - đậu xanh (Đậu tằm) - ngô thu đông. Các mô hình về HTCT trong một năm được tiến hành trên đồng ruộng của nông dân tại xã Nga Hải, huyện Nga Sơn và xã Hoằng Đồng, huyện Hoằng Hóa năm 2017. Số hộ tham gia: 18 hộ ở Nga Sơn và 18 hộ ở Hoằng Hóa, đảm bảo diện tích mỗi loại cây trồng đủ 0,5 ha cho một mô hình mỗi vụ, mỗi điểm.
Hiệu quả kinh tế của hệ thống cây trồng cải tiến so với hệ thống cây trồng nông dân đang áp dụng được đánh giá dựa vào tỉ số lợi nhuận thu được giữa HTCT cải tiến so với HTCT đang áp dụng.
PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, LAO ĐỘNG, CƠ SỞ HẠ TẦNG VÀ TÀI NGUYÊN LIÊN QUAN ĐẾN HỆ THỐNG CÂY TRỒNG Ở VÙNG ĐẤT VEN BIỂN TỈNH THANH HÓA
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1. Vị trí địa lý kinh tế
Vùng ven biển Thanh Hóa (gồm 4 huyện nghiên cứu, thành phố Sầm Sơn và thị xã Nghi Sơn) nằm ở khu vực ven biển vịnh Bắc Bộ, vị trí tọa độ 19018' - 20030' vĩ độ bắc và 105030' - 107030' kinh độ đông. Ranh giới 4 huyện nghiên cứu (Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Quảng Xương) giáp huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình về phía bắc; giáp Thị xã Nghi Sơn (trước đây là huyện Tĩnh Gia) về phía nam; giáp các huyện Hà Trung, Thiệu Hóa, Yên Định, Thành phố Thanh Hóa, huyện Nông Cống ở phía tây, phía đông là biển Đông với đường bờ biển chạy dài 80km (Hình 4.1).
Hình 4.1. Vị trí 4 huyện ven biển Thanh Hóa được nghiên cứu (vùng tô màu)
Nằm ở vị trí trung độ kết nối khu vực ven biển Bắc Bộ và khu vực ven biển Trung Bộ, địa bàn có nhiều tuyến giao thông quốc gia và tỉnh lộ đi qua. Hướng bắc
- nam có tuyến đường sắt Thống nhất, QL1A, quốc lộ 10, tỉnh lộ 4A, 4B, 4C ven
biển, phía tây có tuyến đường Hồ Chí Minh. Hướng đông - tây có các tuyến QL45, QL47A, TL217, TL505 và nhiều tỉnh lộ khác kết nối khu vực ven biển với đường Hồ Chí Minh, các huyện phía tây của tỉnh, biên giới Việt - Lào, tỉnh Hủa Phăn (CHDCND Lào) và khu vực Đông Bắc Thái Lan. Ngoài ra, còn có các tuyến đường biển, đường hàng không quốc gia đi qua tạo cho vùng ven biển Thanh Hóa có vị trí, vai trò rất quan trọng đối với tỉnh Thanh Hóa và khu vực ven biển Bắc Trung Bộ.
4.1.1.2. Đặc điểm khí hậu vùng đất ven biển
Vùng ven biển Thanh Hóa mang khí hậu nhiệt đới gió mùa chịu ảnh hưởng của khí hậu vùng ven biển với hai mùa rõ rệt. Mùa hè nóng, ẩm, mưa nhiều, từ tháng 5 đến tháng 10; mùa đông khô, lạnh, ít mưa, từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
Diễn biến các yếu tố khí hậu trung bình 10 năm (2006-2015) ở bảng 4.1 cho thấy, vùng ven biển Thanh Hóa thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng quanh năm.
a. Chế độ nhiệt
Nhiệt độ trung bình năm khoảng 23-240C, nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất vào tháng 7 là 29,20C, tháng lạnh nhất là tháng 1 là 16,90C. Nhiệt độ trung bình các tháng trong năm trong khoảng 17-300C (Hình 4.2, Bảng 4.1). Trong năm có 4 tháng nhiệt độ trung bình nhỏ hơn 200C từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau. Đây là điều kiện nhiệt độ thuận lợi cho cây trồng ưa lạnh sinh trưởng và cho năng suất, phẩm chất cao. Tổng tích ôn cả năm khoảng 8.5770C. Điều kiện nhiệt độ này cho phép trồng được 2 vụ cây trồng ưa nóng và 2 vụ cây trồng ưa mát/lạnh trong một năm với các giống ngắn ngày.
b. Bức xạ mặt trời
Vùng ven biển Thanh Hóa có số giờ chiếu sáng tương đối cao. Số ngày nắng trung bình trong năm khoảng 277 ngày. Tổng số giờ nắng trung bình là khoảng 1.604 giờ/năm, tháng có số giờ nắng cao nhất là tháng 6 với 191,7 giờ, tháng 2 có số giờ nắng thấp nhất vẫn đạt 54,9 giờ, đảm bảo bức xạ cho cây trồng sinh trưởng và thích hợp với cây ưa lạnh, chịu bóng.
c. Lượng mưa
Vùng ven biển tỉnh Thanh Hóa có lương mưa khá dồi dào với tổng lượng mưa trung bình năm khoảng 1.691mm, nhưng mưa phân bố rất không đều giữa hai mùa. 6 tháng mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa chiếm khoảng 83% tổng lượng mưa cả năm, trong đó mưa lớn tập trung vào tháng 8 tháng 9 (Hình 4.2, bảng 4.1). Ngược lại vào các tháng mùa khô có lượng mưa rất thấp. Các tháng 1 và 2 có lượng mưa thấp nhất với lượng mưa trung bình lần lượt là 16mm, 18mm. Do sự khác biệt
400
35
345
350
30
300
25
250
200
16.9
17.3
188.6
20
8.4
15
150
10
100
50
5
0
0
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Tháng
Lượng mưa trung bình/tháng
Nhiệt độ trung bình/tháng
Lượng mưa (mm)
Nhiệt độ (0C)
lớn về lượng mưa giữa hai mùa, cần có hệ thống thủy lợi hoàn chỉnh sao cho hạn chế bất lợi do phân bố mưa, đồng thời tận dụng lợi thế về lượng mưa để bố trí cây trồng phù hợp nhằm đem lại hiệu quả cao và ổn định.
.2 | 310.5 27.8 27 | |||||||
23.3 | 24.4 | |||||||
19.7 203.3 | 21.3 209.5 1 | |||||||
149.9 | ||||||||
93.1 | ||||||||
68 53.3 | 33.5 | |||||||
16.5 18.7 |
Có thể bạn quan tâm!
- Ảnh Hưởng Của Các Yếu Tố Kinh Tế - Xã Hội Đến Hệ Thống Cây Trồng
- Nghiên Cứu Hệ Thống Cây Trồng Tại Tỉnh Thanh Hóa
- Đánh Giá Điều Kiện Tự Nhiên, Kinh Tế-Xã Hội Và Tài Nguyên Đất
- Khả Năng Tưới Tiêu Trên Đất Lúa Của Một Số Huyện Vùng Ven Biển
- Diện Tích Đất Thích Hợp Cho Cây Trồng Chính Ở Huyện Hậu Lộc
- Diện Tích Gieo Trồng (Ha) Một Số Cây Trồng Chính Ở 4 Huyện Giai Đoạn 2014-2016
Xem toàn bộ 263 trang tài liệu này.
Hình 4.2. Diễn biến nhiệt độ và lượng mưa trung bình hàng tháng vùng ven biển Thanh Hóa
Nguồn: Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Thanh Hóa (2015)
d. Độ ẩm không khí
Độ ẩm không khí trung bình trong năm 85%, ẩm độ cao nhất là 91% rơi vào tháng 3 và tháng 4, độ ẩm thấp nhất 81% vào tháng 11. Tháng 3 độ ẩm không khí cao cùng với trời âm u là điều kiện thuận lợi để một số loại bệnh hại trên cây trồng phát sinh gây hại. Ngược lại, các tháng có ẩm độ không khí thấp rất thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng tốt đạt năng suất cao.
e. Chế độ gió
Vùng ven biển Thanh Hóa chịu ảnh hưởng của các loại gió chính là gió mùa đông bắc, gió phơn tây nam và gió đông nam. Vào mùa đông gió mùa đông bắc mang theo không khí lạnh, khô làm nhiệt độ giảm. Vào mùa hè, hướng gió chủ yếu là gió đông và đông nam. Ngoài ra, còn có gió phơn tây nam khô, nóng, xuất hiện vào đầu mùa hè ảnh hưởng xấu đến quá trình thụ phấn, thụ tinh và năng suất của các loại cây trồng ăn hạt và ăn quả. Đây chính là yêu tố cần quan tâm khi bố trí thời vụ các loại cây trồng.
Bảng 4.1. Đặc điểm khí hậu vùng ven biển tỉnh Thanh Hóa
Thời gian chiếu sáng | Lượng mưa (mm) | Ẩm độ không khí (%) | ||||||||
Tháng | ||||||||||
Cao nhất | Thấp nhất | Trung bình | Giờ nắng | Ngày nắng | Trung bình | Cao nhất | Cao nhất | Thấp nhất | ||
TB | ||||||||||
1 | 29,0 | 8,7 | 16,9 | 79,2 | 16,6 | 16,5 | 16,7 | 99 | 55 | 86 |
2 | 33,5 | 6,6 | 17,3 | 54,9 | 13,8 | 18,7 | 24,0 | 100 | 62 | 88 |
3 | 35,5 | 10,2 | 19,7 | 57,8 | 14,5 | 53,3 | 73,7 | 99 | 55 | 91 |
4 | 38,3 | 13,0 | 23,3 | 112,6 | 22,9 | 68,0 | 112,5 | 99 | 67 | 91 |
5 | 39,1 | 18,3 | 27,2 | 184,0 | 27,8 | 188,6 | 215,5 | 97 | 62 | 86 |
6 | 39,5 | 21,8 | 28,8 | 191,7 | 27,3 | 149,9 | 182,8 | 96 | 54 | 81 |
7 | 38,9 | 22,2 | 29,2 | 188,3 | 26,9 | 203,3 | 219,4 | 98 | 58 | 82 |
8 | 38,1 | 22,3 | 27,8 | 181,7 | 27,1 | 345,0 | 389,1 | 97 | 65 | 85 |
9 | 36,9 | 17,3 | 27,0 | 161,2 | 24,9 | 310,5 | 369,9 | 98 | 62 | 86 |
10 | 34,4 | 14,8 | 24,4 | 152,7 | 25,9 | 209,5 | 290,6 | 98 | 54 | 83 |
11 | 33,4 | 11,6 | 21,3 | 134,5 | 22,4 | 93,1 | 118,0 | 98 | 45 | 81 |
12 | 28,9 | 6,0 | 18,4 | 105,5 | 20,9 | 33,5 | 94,8 | 98 | 52 | 82 |
T.bình | 23,5 | 133,7 | 23,1 | 140.9 | 85 | |||||
Tổng | 8.577,5 | 1.604 | 277 | 1.691 |
Ghi chú: Số liệu trung bình 10 năm (2006-2015)
Nguồn: Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Thanh Hóa (2015)
Điều kiện khí hậu vùng ven biển phù hợp cho sinh trưởng của nhiều loại cây trồng, cơ hội để phát triển hệ thống cây trồng đa dạng. Nền nhiệt, độ ẩm tương đối cao có tác động thúc đẩy tăng trưởng sinh khối, tăng năng suất cây trồng. Hạn chế lớn nhất về mùa khô lượng mưa ít, gây hạn và đất bị mặn hóa do nước biển lấn sâu vào nội đồng, mùa mưa thường có các đợt mưa lớn đi kèm áp thấp nhiệt đới, nước biển dâng gây thiệt hại cho sản xuất ven biển. Điều này hoàn toàn có thể khắc phục được thông qua hệ thống thủy lợi hoàn chỉnh kết hợp với hệ thống cây trồng hợp lý. Tuy nhiên, biến đổi khí hậu toàn cầu trong những thập niên gần đây đã gây ra những biến đổi thất thường, tạo dạng thời tiết cực đoan, khó dự đoán ảnh hưởng trực tiếp tới sản xuất nông nghiệp vùng ven biển.
4.1.2. Lao động nông nhiệp và cơ sở hạ tầng nông nghiệp
4.1.2.1. Lao động nông nghiệp
Kết quả điều tra cho thấy nguồn lao động tham gia hoạt động sản xuất nông nghiệp tương đối thấp. Số lao động nông nghiệp trung bình là Hậu Lộc với 1,8 lao động/hộ, Hoằng Hóa 2,1 lao động/hộ, Nga Sơn 2,2 lao động/hộ. Quảng Xương là huyện có số lao động bình quân cao nhất 2,5 lao động/hộ. Hộ có số lao động nông
nghiệp nhiều nhất là 4 lao động/hộ, ít nhất là 1 lao động/hộ (Bảng 4.2).
Độ tuổi trung bình là 44 đến 51 tuổi, độ tuổi dưới 40 tuổi chiếm tỷ lệ thấp nhất, chỉ 16,7-22,2%, độ tuổi 40-50 tuổi chiếm 40-55,6%, độ tuổi trên 50 tuổi chiếm 22,2-40% (Bảng 4.2).
Lao động nông nghiệp vừa thiếu về số lượng và hạn chế về chất lượng vì chủ yếu là lao động đã trên 40 tuổi. Thiếu lao động chất lượng là yếu tố ảnh hưởng lớn đến tăng vụ, phát triển cây vụ đông và cây trồng hàng hóa yêu cầu nhiều lao động sống.
Bảng 4.2. Số lượng và độ tuổi lao động nông nghiệp trong các hộ điều tra
Độ tuổi lao động nông nghiệp | |||||||
Huyện | Trung bình | Cao nhất | Thấp nhất | Trung bình (tuổi) | < 40 tuổi (%) | 40-50 tuổi (%) | > 50 tuổi (%) |
Nga Sơn | 2,2 | 4 | 1 | 48,6 | 16,7 | 50,0 | 33,3 |
Hậu Lộc | 1,8 | 2 | 1 | 44,6 | 21,4 | 50,0 | 28,6 |
Hoằng Hóa | 2,1 | 4 | 1 | 45,7 | 22,2 | 55,6 | 22,2 |
Quảng Xương | 2,5 | 4 | 2 | 48,7 | 20,0 | 40,0 | 40,0 |
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Báo cáo đánh giá đất lúa cấp xã (2013)
4.1.2.2. Cơ sở hạ tầng nông nghiệp
a. Hạ tầng giao thông
Vùng ven biển tỉnh Thanh Hóa có hệ thống giao thông tương đối thuận lợi cho việc lưu thông hàng hóa, nông sản và giao lưu với các huyện trong tỉnh cũng như với các tỉnh bạn với 4 tuyến đường quốc lộ chiều dài 144km và 12 tuyến tỉnh lộ dài 171,7km chạy qua địa bàn. Bên cạnh đó vùng ven biển Thanh Hoá hiện có cảng biển và một số bến cảng ở các khu vực cửa lạch như cảng hải sản Quảng Tiến, cảng hải sản Lạch Trường, bến Hói Đào (Nga Sơn), cảng Đò Lèn được quy hoạch thành cảng chuyên dùng công suất 1,6 triệu tấn/năm. Huyện Hoằng Hóa và huyện Quảng Xương là những địa điểm du lịch, có hệ thống đường giao thông tốt và gần thành phố Thanh Hóa thuận lợi cho việc tiêu thụ các nông sản thực phẩm hàng hóa.
b. Hệ thống thủy lợi
Toàn vùng ven biển hiện có 445,3km đê, kè biển, sông, đảm bảo phòng chống lụt bão, tạo tuyến đường giao thông trong khu vực, cải thiện cảnh quan môi trường đồng thời bảo vệ tài sản hoa màu cho nhân dân. Hệ thống thủy lợi tương đối tốt. Một số công trình tưới tiêu lớn như trạm bơm Hoằng Khánh có nhiệm vụ thiết kế tưới 18.077ha đất canh tác cho huyện Hoằng Hóa và các vùng lân cận. Các trạm bơm tiêu