Nghiên Cứu Hệ Thống Cây Trồng Tại Tỉnh Thanh Hóa

(Hoàng Ngọc Thuận & cs., 2010). Trong sản xuất đậu xanh áp dụng biện pháp che phủ chấu cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao hơn so với không che phủ (Nguyễn Thị Xiêm & cs., 2019). Hay để giảm công làm cỏ bằng tay mà vẫn tăng năng suất ngô bao tử, biện pháp trồng dày kết hợp với làm cỏ bằng tay một lần cho năng suất bắp tươi cao hơn 5,1 tạ/ha so với trồng thưa kết hợp với làm cỏ bằng tay hai lần (Tran Thi Thiem & cs., 2021). Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Hữu Thành (2009) cũng cho thấy, trong cơ cấu cây trồng sử dụng các giống cũ năng suất thấp, biện pháp kỹ thuật áp dụng vẫn theo kiểu truyền thống, bón phân chưa cân đối dẫn đến năng suất và hiệu quả kinh tế của hệ thống cây trồng không cao. Chính vì vậy, việc cải tiến và áp dụng biện pháp kỹ thuật mới vào sản xuất là cần thiết, đã mạng lại hiệu quả rõ rệt. Cụ thể, trên đất phù sa glây, kỹ thuật trồng đậu tương đông bằng phương pháp gieo vãi hoặc gieo trực tiếp vào gốc rạ đúng thời vụ, dùng giống đậu tương có năng suất cao đã cho thu nhập tăng so với canh tác cũ 41,9%; hệ thống luân canh lúa xuân muộn - lúa mùa trung - khoai tây đông cải tiến cho thu nhập cao hơn hệ thống cũ trồng 2 vụ lúa 3,1 lần. Trên đất phù sa không được bồi, hệ thống luân canh 2 vụ màu

- một vụ lúa (lạc xuân - lúa nếp - khoai tây hoặc rau đông) cho thu nhập gấp 2 lần so với hệ thống canh tác cũ. Trên đất bạc màu, mô hình cải tiến: lạc xuân (giống L14) - lúa mùa trung (N46) - khoai tây đông (Atlantic) cho thu nhập cao hơn hệ thống cũ trồng 2 vụ lúa 4,85 lần.

Chuyển đổi hay cải tiến HTCT có thể thực hiện theo một hay kết hợp 4 hướng sau: (1) tăng thêm 1 vụ cây trồng mới trong vụ đông trên diện tích đất hiện đang bỏ hóa vụ đông nhưng có điều kiện để canh tác; (2) chuyển đổi loại cây trồng có hiệu quả kinh tế thấp sang những loại cây trồng mang tính sản xuất hàng hoá; (3) thay giống cây trồng mới và (4) đưa thêm một số cây trồng mới vào công thức luân canh hiện có để đa dạng hoá cây trồng (Đinh Ngọc Lan, 2013). Trên đất chuyên canh lúa, khi sử dụng giống lúa mới có năng suất cao, chống chịu sâu bệnh thay thế giống cũ (sử dụng nhiều năm năng suất thấp và khả năng chống chịu kém, thời gian sinh trưởng dài) đã mang lại hiệu quả kinh tế do năng suất cây trồng tăng (Nguyễn Tấn Hinh, 2005). Hay trong hệ thống cây trồng 2 lúa + 1 màu, việc thay giống lúa cũ dài ngày năng suất thấp bằng giống lúa mới ngắn ngày cho năng suất cao đã đảm bảo được khung thời vụ gieo trồng và có thời gian cho đất nghỉ ngơi nên đã tăng năng suất cây trồng. Trong khi đó theo Tạ Minh Sơn & cs. (2005), ở vùng không có điều kiện về nước tưới, công lao động khan hiếm, việc sử dụng giống lúa dài ngày và trung ngày trong hệ thống 2 vụ/năm thay thế 3 vụ/năm sẽ giảm được chi phí công lao động, vật

tư và nước tưới. Ngoài ra, diện tích trồng lúa kém hiệu quả do canh tác trên đất cao và thiếu nước nên thay thế bằng cỏ chăn nuôi để nâng cao hiệu quả kinh tế, đồng thời thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển. Hay ở những vùng trồng lúa chưa giải quyết được nước tưới trong vụ xuân nên chuyển đổi sang cây lạc (Ứng Xuân Thu, 2009) sẽ thuận lợi hơn và tăng hiệu quả kinh tế.

Nông nghiệp miền núi có những đặc thù riêng. Đối với các ruộng trong thung lũng và ruộng bậc thang thuộc vùng núi thấp, hệ thống cây trồng là lúa xuân-lúa mùa. Còn ở những nơi không có nước trong vụ đông xuân, thì hệ thống cây trồng là lúa mùa-khoai tây (hoặc đậu đỗ, cây phân xanh). Trên chân đất trước đây chỉ làm 1 vụ ngô xuân hay xuân hè có thể đưa thêm đậu Hà Lan, đậu trắng (vụ đông) vào hệ thống cây trồng ngô-màu vụ đông. Theo kết quả nghiên cứu của Lê Quốc Doanh & Lưu Ngọc Quyến (2007), để nâng cao hiệu quả sử dụng đất ruộng một vụ vùng miền núi phía Bắc, việc tuyển chọn giống ngắn ngày và áp dụng biện pháp che phủ đất sẽ tăng vụ/năm và tăng hiệu quả kinh tế. Cụ thể, công thức luân canh đậu tương xuân - lúa mùa cho lợi nhuận cao hơn 110% (đạt 16,8 triệu đồng/ha/năm) so với 1 vụ lúa mùa (lợi nhuận chỉ đạt 8,0 triệu đồng/ha/năm). Tương tự, công thức lạc xuân - lúa mùa cho lợi nhuận cao hơn 121% (đạt 21,2 triệu đồng/ha/năm) cao hơn đối chứng làm 1 vụ lúa mùa là 9,6 triệu đồng/ha/năm. Kết quả nghiên cứu hệ thống cây trồng tỉnh Bắc Giang (Nguyễn Bình Nhự, 2011) đã đề xuất các công thức trồng trọt: (i) trên đất gò đồi được đề xuất là trồng xen cây họ đậu với sắn để tăng độ che phủ (đạt 92,8% với trồng xen đậu đen và 98,0% với trồng xen lạc), làm tăng độ ẩm đất (4,1-7,2%), lượng sinh khối sau mỗi vụ để lại từ 4,8-5,2 tấn/ha, cho lãi thuần cao hơn 1,45-5,85 triệu đồng/ha so với đối chứng trồng sắn thuần; (ii) trên đất vàn cao, chuyển đổi công thức luân canh 2 vụ: lạc xuân - lúa mùa chính vụ sang công thức 3 vụ: lạc xuân - lúa mùa sớm - đậu tương đông cho lãi thuần cao hơn 11,1 triệu đồng; (iii) trên đất vàn, công thức luân canh mới: lúa xuân muộn (áp dụng canh tác theo SRI) - đậu tương hè - khoai tây đông (giống và mức phân bón mới) cho lãi thuần cao hơn 7,26 triệu đồng/ha so với công thức cũ (lúa xuân muộn - đậu tương hè - khoai tây đông).

Giải pháp cải tiến hệ thống cây trồng sản xuất theo hướng bền vững là đưa cây họ đậu vào cơ cấu cây trồng. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Xuân Hòa (2005) cho rằng, các loại cây đậu xanh, đậu tương và lạc thường được lựa chọn để đưa vào trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại huyện Krông Ana, Đắk Lắk. Theo Lê Song Dự (1990), khi đưa cây đậu tương hè vào giữa hai vụ lúa (lúa xuân - đậu tương hè - lúa mùa) đã làm tăng năng suất lúa và hiệu quả của hệ thống cây trồng. Hoặc trên đất

chuyên canh lúa ở huyện Thạch Thành, Thanh Hoá, Lê Hoài Thanh (2014) đã xác định hệ thống cây trồng thích hợp là lúa xuân - lúa mùa - đậu tương đông. Ở vùng duyên hải Nam Trung bộ, cây lạc, đậu xanh, đậu tương cũng được đưa vào sản xuất trên các chân đất hai lúa (Tạ Minh Sơn & cs., 2005). Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Hữu Tháp (2008) cũng cho thấy, khi đưa cây đậu tương, khoai tây, dưa hấu, bí đỏ, đậu tương vào cơ cấu 2 vụ lúa/năm đã nâng cao hệ số sử dụng đất, tăng hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích từ 30-60 triệu đồng/ha/năm. Hay trên đất độc canh cây ngô nhiều năm làm cho năng suất ngô bị giảm và đất bị bạc màu, hiệu quả sản xuất ngày càng giảm nhưng khi chuyển đổi sang công thức luân canh lạc xuân - ngô hè thu - lạc đông, cây ngô vụ hè thu cho năng suất cao hơn do trồng sau cây lạc và hiệu quả kinh tế của hệ thống cây trồng cũng tăng lên rõ rệt (Nguyễn Quang Tin, 2012). Ngoài ra, trồng xen đậu tương hay đậu xanh với ngô đều cho lãi thuần cao (Đinh Quang Tuyến & cs., 2008). Mô hình trồng xen cây họ đậu (lạc hoặc đậu tương) với mía đã làm tăng năng suất mía 11,1 tấn/ha so với trồng thuần mía (Lê Hoài Thanh, 2014). Như vậy, cây họ đậu trồng thuần hay trồng xen đề mang lại lợi ích rõ rệt. Với điều kiện đất dốc tỉnh Sơn La, nơi thoái hóa đất phụ thuộc vào độ dốc, Phan Bá Học (2020) đã đề xuất mô hình sử dụng đất bền vững trên đất nông nghiệp bằng tổ hợp lúa-màu, cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày. Đặc biệt mô hình ngô trồng xen với cây họ đậu kết hợp làm đất tối thiểu không chỉ làm tăng năng suất ngô, tăng hiệu quả kinh tế mà còn hạn chế xói mòn đất có ý nghĩa.

2.3. NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG CÂY TRỒNG TẠI TỈNH THANH HÓA

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng chính là việc thay đổi tỷ lệ các loại cây trồng trên một đơn vị diện tích đất canh tác, là việc đưa vào sản xuất những loại cây trồng có năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao, thay cho những loại cây trồng cũ, năng suất thấp, chất lượng kém để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển theo hướng hàng hoá, phù hợp với yêu cầu thị trường.

Cơ cấu cây trồng hợp lý có ý nghĩa rất quan trọng trong việc chuyển nền kinh tế nông nghiệp từ chỗ độc canh cây lương thực sang nền kinh tế nông nghiệp đa dạng, tạo ra các loại nông sản hàng hoá cũng như các loại cây trồng có hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với thời tiết, khí hậu đáp ứng yêu cầu thị trường trong và ngoài nước. Cơ cấu cây trồng hợp lý và tiến bộ dẫn đến việc sử dụng các yếu tố đầu vào (giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, công lao động) hợp lý và đầy đủ hơn. Cơ cấu cây trồng tiến bộ và hợp lý có vai trò rất quan trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp, tăng năng suất cây trồng, tăng giá trị hàng hoá, tăng thu nhập cho nông dân và người sản xuất. Cơ cấu cây trồng hợp lý và tiến bộ còn góp phần đáng kể vào

việc bảo vệ môi trường, đặc biệt là đất đai, không khí, nguồn nước. Do vậy, để bảo vệ môi trường sinh thái thì phải phát triển nền nông nghiệp bền vững trên cơ sở xây dựng và thực hiện mô hình cơ cấu cây trồng hợp lý và phù hợp.

Trong những thập niên gần đây đã có một số công trình nghiên cứu liên quan đến chuyển đổi cơ cấu cây trồng, xây dựng hệ thống cây trồng, xây dựng các mô hình canh tác hợp lý và theo hướng sản xuất hàng hoá.

Kết quả nghiên cứu hệ thống cây trồng ở các huyện vùng ven biển tỉnh Thanh Hóa của Lê Hữu Cần (1998) đã đề xuất các công thức luân canh cây trồng và mô hình canh tác, đó là: (1) trên đất phù sa trong đê các công thức luân canh cây trồng là khoai tây - đậu xanh - lúa mùa - su hào; khoai tây - dưa lê - lúa mùa - cải củ; lạc xuân - lúa mùa - khoai tây - su hào; lạc xuân - đậu tương - dưa hấu; đay xuân - rau - khoai tây,

(2) trên đất phù sa cổ và đất xám bạc màu các công thức luân canh cây trồng gồm lạc xuân - đậu tương hè thu - khoai lang đông; lạc xuân - lạc thu - khoai lang (3) các mô hình canh tác mới trên đất trũng: lúa - cá - cây ăn quả; cây ăn quả - cá - vịt.

Khi nghiên cứu mô hình canh tác ở huyện Yên Định, Trịnh Văn Chiến (1999) đã đề xuất một số mô hình canh tác cho hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều so với canh tác truyền thồng. Cụ thể là: (1) trên đất 2 lúa: lúa xuân - lúa mùa - ngô đông, lúa xuân

- lúa mùa - đậu tương đông, lúa xuân - lúa mùa - khoai tây đông (74,72-196,15%);

(2) trên đất chuyên màu: ngô xuân - đậu tương thu - ngô đông, lạc xuân - đậu tương thu - ngô đông, lạc xuân - đậu tương thu - ớt đông, lạc xuân - đậu tương thu - dưa chuột đông, dưa chuột xuân - đậu tương thu - ớt đông và ớt xuân - đậu tương thu - rau (67,72-135,19%); (3) trên đất trũng thường ngập úng: ngô xuân - đậu xanh hè thu

- ngô đông và ngô xuân - vừng thu - ngô đông (71-74,38%).

Cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hoá tại thành phố Thanh Hoá, giai đoạn 2015-2020 định hướng đến 2025 trên 4 chân/nhóm đất chính đã được đề xuất như sau: (1) Đất bãi, gồm 3 công thức: ngô xuân - ngô đông; rau - ngô đông và ngô

- hoa đông; (2) Đất cao trong đê, gồm 4 công thức: chuyên hoa; rau các loại; thuốc lào + rau và trồng cỏ + cây xanh; (3) Đất vàn trong đê, gồm công thức lúa xuân - lúa mùa - đậu tương đông hoặc rau, hoa; (4) Đất trũng trong đê, gồm công thức lúa - cá. Các cơ cấu cây trồng mới đã tạo ra lợi nhuận cao hơn lợi nhuận từ cơ cấu cây trồng cũ. Hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường ổn định, góp phần phát triển một nền nông nghiệp hàng hóa hiệu quả và bền vững (Vũ Đức Kính, 2015).

Trong cải tiến hệ thống cây trồng, trồng xen cây họ đậu đã mang lại hiệu quả kinh tế cao. Cụ thể: Đậu tương giống ĐT12 và lạc giống L14 có che phủ nilon ở vùng mía trồng thâm canh huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hoá cho năng suất mía đạt từ 115 - 118 tấn/ha, năng suất đậu tương đạt 12,3 tạ/ha và lạc là 12,7 tạ/ha nâng tổng

thu nhập lên 50 - 51 triệu đồng/ha, trong khi trồng mía thuần chỉ đạt 90 tấn/ha với thu nhập 31 triệu đồng/ha. Tổng chi phí của mía và cây trồng xen 24 - 25 triệu đồng/ha trong khi trồng thuần mía cũng phải chi phí 20 triệu đồng/ha. Mội lợi ích nữa là trồng xen mía với cây họ đậu giảm thiểu rệp hại mía và bệnh gỉ sắt rõ rệt (Đoàn Thị Thanh Nhàn, 2006).

Trồng lạc xen trong với mía ở huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hoá với khoảng cách hàng mía là 1,15m, trồng 2 hàng lạc giống L14 cho năng suất cao gấp đôi so với trồng 1 hàng lạc và gần bằng 1/2 so trồng lạc trồng thuần năng suất lần lượt là 17,7 - 18,7 và 36,7 tạ/ha, năng suất mía có trồng xen lạc đạt từ 82 - 83 tấn/ha, so với mía trồng thuần là 80 tấn/ha, với tổng chi phí vật tư trồng mía và trồng xen 1 hàng lạc và 2 hàng lạc là 11,9 và 13,8 triệu đồng/ha; trong khi trồng mía thuần chi phí vật tư cũng là 10,0 triệu đồng/ha (Lê Đình Sơn, 2010). Ngoài ra, trồng xen canh, luân canh lạc hay đậu tương trong vòng một năm với mía trong 1 năm có tác dụng đáng kể trong việc cải thiện tạo đất (và nâng cao các chỉ tiêu về độ pH, hàm lượng mùn, hàm lượng lân và kali dễ tiêu đều tăng). Hơn thế, việc luân canh các cây lạc và đậu tương còn góp phần giảm thiểu sâu bệnh hại, nâng cao năng suất mía vụ sau và nâng cao thu nhập cho người nông dân. Trồng xen canh, luân canh lạc và đậu tương với mía không gây ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển và năng suất mía cũng như chất lượng đường (Nguyễn Huy Hoàng & cs., 2015).

Kết quả nghiên cứu về khả năng sinh trưởng, phát triển của lúa, vịt và cá trong mô hình sinh thái nông nghiệp tổng hợp ở vùng đất sâu trũng huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa cho thấy việc đưa cá, vịt vào không những có tác dụng hạn chế cỏ dại và côn trùng gây hại lúa mà còn làm tăng lợi nhuận, trong khi đó không làm tăng mức đầu tư (Nguyễn Song Hoan & Nguyễn Thị Bạch Yến, 2012). Tương tự, Nguyễn Bá Thông & cs. (2014) đã thay đổi độc canh lúa ở vùng trũng của huyện Quảng Xương và huyện Hà Trung tỉnh Thanh Hóa sang mô hình sinh thái tổng hợp lúa - cá - vịt cho lãi thuần toàn bộ mô hình cao hơn gấp 4,8 lần so với lãi thuần trồng độc canh cây lúa.

Kết quả nghiên cứu xây dựng mô hình trồng xen có hiệu quả trong vườn cao su thời kỳ kiến thiết cơ bản của huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa cho thấy, lãi thuần do trồng xen cây lạc cho hiệu quả kinh tế cao nhất, tăng 85,5% so với trồng xen sắn, tăng 50,7% so với trồng mía; trồng xen đậu xanh, hiệu quả tăng 56,0% so với trồng sắn, tăng 26,8% so với trồng mía. Trồng xen lạc, đậu xanh không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cao mà còn có tác động tốt đến phát triển cây cao su do cây họ đậu có khả năng cải tạo đất, tán thấp không tranh chấp ánh sáng, không lây lan sâu bệnh cho cây cao su (Lê Hoài Thanh, 2014).

2.4. SẢN XUẤT TRỒNG TRỌT VÙNG VEN BIỂN THANH HÓA

Nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong bảo đảm an ninh lương thực, tạo ra thu nhập và việc làm cho cư dân nông nghiệp. Tỉnh Thanh Hóa nằm ở Bắc Trung bộ với diện tích đất sản xuất nông nghiệp gần 250 nghìn ha, chiếm 22,4% diện tích tự nhiên. Trong tổng dân số 3,64 triệu người, trên 2,9 triệu người làm nông nghiệp và sinh sống ở khu vực nông thôn, chiếm trên 80% dân số toàn tỉnh (Cục Thống kê tỉnh Thanh Hóa, 2019). Thanh Hoá có sự đa dạng về tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp. Trong cơ cấu ngành nông nghiệp, ngành trồng trọt (xét phạm vi toàn tỉnh cũng như vùng ven biển) luôn chiếm vị trí quan trọng nhất, bảo đảm an ninh lương thực, thực phẩm. Không chỉ cung cấp lương thực, ngành trồng trọt giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, sản xuất các mặt hàng xuất khẩu (cói, lạc, mía, tinh bột sắn, rau, cao su) và quan trọng hơn là đảm bảo ổn định kinh tế - xã hội. Hơn nữa, ngành trồng trọt cũng là động lực tăng trưởng của sản xuất nông nghiệp của tỉnh Thanh Hóa, chiếm tới 65,3% giá trị sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, sản xuất trồng trọt chủ yếu dựa vào lợi thế về tài nguyên thiên nhiên, hiệu quả thấp, tăng trưởng thiếu ổn định. Điển hình là giá trị sản xuất lúa chỉ chiếm 24,4% nhưng chiếm tới 58,9% đất sản xuất nông nghiệp và 70,3% đất trồng cây hàng năm. Do đó, chuyển dịch cơ cấu cây trồng là rất cần thiết để nâng cao hiệu quả sản xuất và sức cạnh tranh của sản phẩm trồng trọt. Trong xu thế hội nhập, cạnh tranh và biến đổi khí hậu, ngành trồng trọt đang phải đối mặt với nhiều thách thức lớn như: chi phí sản xuất tăng, cạnh tranh về lao động, diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp... Hơn nữa, giá nông sản biến động mạnh, thị trường các loại nông sản truyền thống bị thu hẹp, rào cản về thương mại, thiên tai và sự yếu kém trong tổ chức/quản lý sản xuất. Có thể nói, chuyển đổi cơ cấu cây trồng của tỉnh Thanh Hóa nói chung và vùng ven biển nói riêng là một giải pháp quan trọng để xây dựng một hệ thồng cây trồng hiệu quả vừa phù hợp với xu thế, vừa khai thác lợi thế của tỉnh, làm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu và giảm thiểu tác động xấu đến môi trường.

Ngành nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa có giá trị sản xuất (GTSX) gấp nhiều lần thủy sản và lâm nghiệp. Trong cơ cấu ngành nông nghiệp, ngành trồng trọt (xét phạm vi toàn tỉnh) luôn chiếm vị trí quan trọng nhất (~48%), bảo đảm an ninh lương thực, thực phẩm và đóng góp vào sự tăng trưởng nông nghiệp nói riêng và kinh tế của tỉnh nói chung. Không chỉ cung cấp lương thực cho dân số gần 4 triệu người, ngành trồng trọt giải quyết việc làm cho hàng triệu lao động nông thôn, sản xuất các mặt hàng xuất khẩu (cói, lạc, mía, tinh bột sắn, rau, cao su), quan trọng hơn là đảm bảo ổn định

kinh tế - xã hội của tỉnh. Trong giai đoạn 2016-2018, giá trị sản xuất ngành trồng trọt chiếm tỉ lệ cao và luôn duy trì mức tăng trưởng 5 đến 10% (Bảng 2.1).

Bảng 2.1. Giá trị sản xuất và cơ cấu giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp, ngành trồng trọt của tỉnh Thanh Hóa, năm 2016-2018 (giá so sánh 2010)


Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Chỉ tiêu

Giá trị

(tỉ đồng)

Tỉ lệ

(%)

Giá trị

(tỉ đồng)

Tỉ lệ

(%)

Giá trị

(tỉ đồng)

Tỉ lệ

(%)

Toàn tỉnh

29.611,0

100

30.214,4

100

31.435,3

100

1. Nông nghiệp

23.368,5

78,9

23.642,6

78,2

24.414,0

77,7

- Trồng trọt

14.466,6

48,9

14.643,9

48,5

15.061,4

47,9

- Chăn nuôi

8.369,3

28,3

8.455,2

28,0

8.962,7

28,5

2. Thủy sản

4.704,0

15,9

4.946,9

16,4

5.283,5

16,8

3. Lâm nghiệp

1.538,5

5,2

1.624,9

5,4

1.737,8

5,5

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 263 trang tài liệu này.

Nghiên cứu hiện trạng và cải tiến hệ thống cây trồng trên vùng đất ven biển tỉnh Thanh Hóa - 6

Nguồn: Sở NN&PTNT Ttỉnh Thanh Hóa (2019)

Đối với trồng trọt, vùng ven biển có tiềm năng phát triển chuyên canh lúa, rau đậu, các loại cây nguyên liệu chế biến và xuất khẩu như: lạc, cói, đậu đỗ, rau. Cơ cấu diện tích gieo trồng thay đổi theo hướng tăng diện tích các cây trồng có giá trị kinh tế. Chiến lược và chính sách phát triển nông nghiệp là tăng cường sản xuất cây công nghiệp hàng năm truyền thống như: lạc, cói phục vụ chế biến, xuất khẩu. Theo Sở NN&PTNT Ttỉnh Thanh Hóa (2019), năm 2018 diện tích lạc đạt 8,1 nghìn ha, sản lượng 18 nghìn tấn; diện tích cói 2,7 nghìn ha, sản lượng 17,2 nghìn tấn, chiếm trên 80% diện tích, sản lượng cói toàn tỉnh. Sản lượng lượng thực có hạt năm 2018 đạt gần 400 nghìn tấn, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực. Đồng thời, hình thành các vùng sản xuất rau quả xuất khẩu (ớt, dưa chuột, ngô ngọt,…) gắn với nhà máy chế biến và vùng sản xuất rau an toàn phục vụ nhu cầu của tỉnh và xuất khẩu, tổng diện tích rau thực phẩm có 12,5 nghìn ha, sản lượng 164 nghìn tấn.

Dưới tác động của biến đổi khí hậu, sản xuất nông nghiệp vùng ven biển bị ảnh hưởng đầu tiên và nặng nề nhất do xâm nhập mặn (Hương Thơm, 2020). Để phát triển nông nghiệp ứng phó với BĐKH, ngành nông nghiệp đang đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp, áp dụng các giống cây trồng mới, chế độ canh tác phục vụ sản xuất hàng hóa theo mô hình canh tác nông nghiệp thông minh, thích ứng với BĐKH. HTCT trọt được triển khai theo hướng đa dạng hóa cây trồng, kỹ thuật canh tác, gắn thâm canh tăng năng suất với bảo vệ tài nguyên môi trường và kiểm soát rủi

ro do tác động tiêu cực của BĐKH. Các mô hình, biện pháp canh tác tiên tiến thích ứng với BĐKH được nhân rộng, như: Thực hành nông nghiệp tốt, quản lý cây trồng tổng hợp, kỹ thuật canh tác 3 giảm 3 tăng, nhân rộng hệ thống canh tác lúa cải tiến (Châu Anh, 2021).

2.5. NHẬN XÉT RÚT RA TỪ TỔNG QUAN

Hệ thống cây trồng chịu tác động của nhiều yếu tố (tự nhiên - kinh tế - xã hội). Nội hàm của hệ thống cây trồng gồm: loại cây trồng, giống cây trồng, thời vụ trồng trọt và công thức luân canh được thực hiện ở từng điều kiện sinh thái cụ thể. Phát triển hay cải tiến hệ thống cây trồng cần đứng trên quan điểm tiếp cận hệ thống, phát triển nông nghiệp bền vững, gắn liền các biện pháp bảo vệ đất (sức khỏe đất), nước, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, không làm suy thoái hay tác động xấu tới môi trường và sản xuất theo nhu cầu của thị trường. Phần lớn các nghiên cứu trước đây về HTCT ở Việt Nam tuân thủ cách tiếp cận truyền thống, lấy năng suất cây trồng, hiệu quả kinh tế làm cơ sở và chuyển đổi HTCT theo hướng sản xuất hàng hóa (Ứng Xuân Thu, 2009; Đặng Bá Đàn, 2012; Vũ Đức Kính, 2015), nhưng chưa đề xuất các giải pháp hay định hướng cụ thể đến các yếu tố bền vững của hệ thống, đặc biệt quản lý tài nguyên, duy trì chất lượng đất, duy trì lợi ích hệ sinh thái nông nghiệp và môi trường trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu.

Những nghiên cứu HTCT trên thế giới và Việt Nam cho thấy HTCT là một hệ động, thay đổi theo thời gian gắn liền với sự phát triển kinh tế - xã hội, công nghệ và quản lý. Ở mỗi địa phương, mỗi vùng phải xác định những lợi thế, hạn chế của hệ thống cây trồng hiện tại để tìm biện pháp phát huy lợi thế và khắc phục những hạn chế; lựa chọn các hệ thống canh tác, hệ thống cây trồng phù hợp, có hiệu quả (kinh tế, xã hội, môi trường). Tuy nhiên, vùng ven biển Thanh Hóa có các tiểu vùng sinh thái với điều kiện tự nhiên, đất đai và đặc biệt là điều kiện kinh tế xã hội, trình độ dân trí và tập quán canh tác khác nhau.

Vì vậy, đánh giá lợi thế, tiềm năng, thuận lợi và khó khăn liên quan HTCT hiện tại nhằm đề xuất một HTCT (cơ cấu cây trồng, công thức luân canh) hiệu quả và bền vững hơn, sử dụng các giống cây trồng mới là hướng nghiên cứu cần thiết nhằm tăng năng suất, chất lượng cây trồng, giảm ảnh hưởng xấu đến môi trường đất, nước, phát triển nông nghiệp bền vững, thích nghi với BĐKH, khai thác những lợi thế, tiềm năng điều kiện tự nhiên đặc thù ở đất ven biển tỉnh Thanh Hóa. Cải tiến HTCT vùng ven biển Thanh Hóa được xây dựng, đề xuất thông qua kết hợp các biện pháp sau: tăng vụ đông trên diện tích đất hiện đang bỏ hóa sau vụ lúa; giảm diện tích lúa/cây

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/02/2023