Diện Tích Gieo Trồng (Ha) Một Số Cây Trồng Chính Ở 4 Huyện Giai Đoạn 2014-2016

Diện tích gieo trồng cây công nghiệp hàng năm (đậu tương, vừng, lạc, thuốc lào, cói, đay và mía) có xu thế tăng hàng năm vì giá cao và mang lại hiệu quả kinh tế cho nông dân. Cói, đay và mía cung cấp nguyên liệu cho sản xuất trong nước/công nghiệp và xuất khẩu. Phần lớn cây hàng năm được gieo trồng ở vùng vàn và vàn cao nơi điều kiện tưới chưa đầy đủ. Tuy nhiên, nông dân phải chăm sóc cây trồng và tưới bằng phương pháp thủ công, kỹ thuật và kiến thức thâm canh hạn chế nên năng suất không cao.

Quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng của các huyện ven biển tỉnh Thanh Hoá diễn ra theo xu hướng giảm dần diện tích trồng lúa, duy trì diện tích trồng một số loại cây trồng chính như ngô, đậu tương, cói… và tăng mạnh diện tích trồng nhóm cây rau và cây màu khác, chủ yếu là cây trồng theo hướng sản xuất hàng hoá có giá trị kinh tế cao. Điều này giúp đảm bảo an ninh lương thực, đồng thời cũng tăng độ đa dạng và giá trị hàng hoá của các sản phẩm nông nghiệp ở vùng ven biển. Điều này cũng cho thấy hầu như toàn bộ đất canh tác có thể sử dụng đã được dùng để trồng trọt và việc tăng trưởng sản xuất chỉ có thể đạt được thông qua cải thiện quản lý đất, đa dạng hóa và tăng năng suất cây trồng.

Diện tích trồng lúa giảm mạnh nhất, giảm 2.899,43ha trong hai năm từ 2014 đến 2016, tuy nhiên cơ cấu (%) diện tích đất lúa không có nhiều sự biến động trong khoảng thời gian này (Bảng 4.16). Sự thay đổi này một phần vì chuyển đổi sang các mục đích phi nông nghiệp khác, một phần vì sự chuyển đổi các diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang trồng các loại cây trồng có giá trị khác. Cùng với sự thay đổi về diện tích trồng lúa, cơ cấu giống lúa và mùa vụ cũng có sự thay đổi so với các thời điểm trước do chuyển đổi từ công thức luân canh 2 vụ lúa thành công thức luân canh 3 vụ (2 lúa – 1 rau màu) theo hướng sử dụng các giống mới (giống lai, giống thuần chất lượng) có năng suất cao và ổn định, chất lượng tốt phù hợp với thị trường thay cho các giống bản địa có năng suất và chất lượng trung bình. Đặc biệt vào vụ mùa, người dân có xu hướng chuyển đổi trà mùa chính vụ sang trà mùa sớm/cực sớm bằng cách lựa chọn những giống lúa có thời gian sinh trưởng ngắn và cực ngắn, tránh úng lụt vào thời điểm thu hoạch, kịp chuẩn bị đất cho sản xuất vụ đông do vụ đông cần được tiến hành gấp rút và kịp kết thúc cho chuẩn bị vụ xuân. Thời điểm của vụ đông

- xuân cũng là thời điểm thuận lợi cho sản xuất lúa do điều khiện thời tiết phù hợp, cây lúa ít bị ảnh hưởng bởi sâu bệnh hại và thường cho năng suất cao, ổn định hơn so với vụ mùa. Tuy nhiên, các giống lúa cho vụ xuân trong công thức luân canh cũ

thường có thời gian sinh trưởng tương đối dài (170-180 ngày), không phù hợp với công thức luân canh 3 vụ/năm. Do đó, các tỉnh Thanh Hoá, trong đó có các huyện ven biển có xu hướng chuyển đổi sang trà xuân muộn và sử dụng các giống lúa xuân có thời gian sinh trưởng (TGST) ngắn hơn. Các giống có TGST phù hợp đảm bảo lúa trỗ vào thời điểm an toàn vào khoảng đầu tháng 5, thu hoạch trước 25/05, tránh khô hạn đầu vụ.

Diện tích trồng ngô vẫn ổn định qua từng năm từ 2014-2016. Các tiến bộ khoa học kỹ thuật (giống, kỹ thuật canh tác) giúp duy trì hoặc tăng năng suất của cây ngô, giữ cho sản lượng ngô của vùng ven biển Thanh Hóa ổn định. Diện tích canh tác của cây ngô chỉ đứng sau cây lúa, điều này cho thấy cây ngô và cây lúa vẫn là hai cây trồng chủ lực, giúp đảm bảo an ninh lương thực của các huyện ven biển Thanh Hoá. Ngô được trồng trên chân đất trồng lúa vào vụ đông, hoặc sử dụng để thay thế lúa trong vụ xuân. Trong gian đoạn 2015-2018 và hiện tại, nhiều nông hộ đã và đang chuyển hướng sản xuất ngô hạt sang sản xuất ngô sinh khối trong vụ đông để cung cấp nguyên liệu làm thức ăn chăn nuôi. Điều đó cho thấy cây ngô có thị trượng tiêu thụ rộng lớn, đa dạng và ổn định. Ngược lại, diện tích trồng một số cây trồng khác như lạc, khoai lang, cói, vừng… có xu hướng giảm, tuy nhiên giảm mạnh nhất ở cây lạc với mức giảm 824ha ở năm 2016 so với năm 2014.

Riêng diện tích cây rau đậu các loại lại có xu hướng tăng (tăng 434,63ha ở năm 2016 so với năm 2014). Nhóm cây rau với chủng loại và bộ giống đa dạng, phong phú, phù hợp với điều kiện địa phương, cho lợi nhuận cao (trung bình từ 40-60 triệu đồng/ha, cao hơn 2-4 lần so với trồng lúa) và có thị trường tiêu thụ ổn định. Mặc dù diện tích trồng rau đậu có tăng nhưng nhìn chung tăng còn chậm. Điều này là do chi phí sản xuất (hạt giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, nước tưới, công lao động…) khá cao, người dân gặp nhiều khó khăn khi áp dụng khoa học kỹ thuật trên từng loại rau và loại đất cụ thể, dẫn đến năng suất và chất lượng cây rau còn chưa ổn định. Bên cạnh đó, giá trị cho một đơn vị khối lượng của sản phẩm rau đậu thay đổi theo ngày, theo mùa, theo nhu cầu thị trường và thời tiết, trong khi khả năng tiếp cận thị trường của người nông dân còn hạn chế. Đây là những khó khăn khiến cho diện tích trồng rau tăng khá chậm, dù các huyện ven biển đã có cách tiếp cận với nhóm cây trồng hàng hoá có giá trị kinh tế cao. Nhóm cây rau đậu chủ yếu được trồng vào vụ đông, thay thế cho cây ngô, đậu tương, khoai lang, hoặc trồng thay thế diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả vào vụ xuân.


Cây trồng

Nga Sơn



Hậu Lộc


Hoằng Hóa


Quảng Xương


2014

2015

2016

2014

2015

2016

2014

2015

2016

2014

2015

2016

Lúa

9.433

9.288

9.072

10.237

10.002

9.546

14.353

14.091

13.675

14.071

13.945

13.665

Ngô

863

858

814

2.443

2.614

2.528

3.199

3.246

3.203

792

631

734

Khoai lang

190

190

160

539

550

555

423

369

411

262

222

216

Lạc

1.520

1.499

1.405

1.821

1.575

1.246

1.295

1.281

1.152

235

240

245

Đậu tương

21

19

11

0

0

0

493

341

196

-

-

-

Vừng

0

0

0

209

214

299

0

0

0

-

-

-

Cói

1.680

1.655

1.624,2

-

-

-

-

-

-

1.097

1.094

1.085

Thuốc lào

172

146

145

-

-

-

227

202

255

588

563

501

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 263 trang tài liệu này.

Bảng 4.17. Diện tích gieo trồng (ha) một số cây trồng chính ở 4 huyện giai đoạn 2014-2016


67


Nguồn: Sở NN&PTNT tỉnh Thanh Hóa (2017)

Như vậy có thể thấy, mặc dù có sự giảm nhanh diện tích nhưng cơ cấu cây trồng của vùng ven biển chuyển đổi theo hướng tích cực, tăng diện tích các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao. Diện tích rau đậu các loại tăng 434,63ha, cơ cấu diện tích tăng từ 14,33% năm 2014 lên 15,83% năm 2016; ngô từ 11,02% lên 11,63%; diện tích lúa giảm từ 59,15% xuống 57,84% do chuyển đổi sang trồng rau màu, cây công nghiệp hàng năm và nuôi trồng thủy sản, hình thành các vùng sản xuất rau thực phẩm xuất khẩu gắn với các nhà máy chế biến thực phẩm, hình thành vùng sản xuất rau an toàn phục vụ nhu cầu của tỉnh và xuất khẩu (vùng rau thực phẩm như ớt, dưa bao tử, ngô ngọt, cà chua,… ở Hoằng Hóa, Hậu Lộc, Quảng Xương). Tuy nhiên, quy mô vùng chuyên canh còn nhỏ và biến động do ảnh hưởng chuyển đổi sử dụng đất.

4.2.3. Sự đa dạng cây trồng

Nhìn chung, cơ cấu cây trồng tại các huyện ven biển có sự khác biệt tuy không lớn, trong đó lúa vẫn là cây trồng chủ lực ở cả 3 chân đất, tiếp đó là ngô; các cây lạc, đậu, cói, khoai lang chiếm tỷ lệ thấp, ổn định qua các năm (Hình 4.3).


Hình 4 3 Tỉ lệ diện tích các cây trồng chủ yếu ở vùng ven biển Thanh Hóa 1

Hình 4.3. Tỉ lệ diện tích các cây trồng chủ yếu ở vùng ven biển Thanh Hóa năm 2016


Chỉ số đa dạng cây trồng không cao và thay đổi theo địa hình là chủ yếu (Bảng 4.18). Chẳng hạn, sự đa dạng cao nhất ở huyện Nga Sơn thuộc vùng ven

biển, trong khi đó sự đa dạng cao nhất ở Hậu Lộc hay Hoằng Hóa là vùng vàn thấp và chỉ số đa dạng thấp nhất là vùng vàn, đặc biệt là huyện Quảng Xương. Tuy nhiên, chỉ số đa dạng thay đổi không đáng kể qua các năm chứng tỏ phổ cây trồng thay đổi ít và vẫn có xu hướng tập trung vào một số cây trồng nhất định.

Xét về tổng thể, chỉ số đa dạng cây trồng của vùng ven biển Thanh Hóa tương đối thấp. Huyện Nga Sơn và huyện Hậu Lộc có sự đa dạng cao hơn các huyện còn lại, trong khi đó sự đa dạng trong cơ cấu cây trồng của huyện Quảng Xương khá thấp. Sự đa dạng cây trồng trong HTCT không chỉ phụ thuộc vào số loại cây trồng, số giống cây trồng trong từng loại mà còn bị chi phối bởi diện tích gieo trồng các loại cây trồng đó. Thực tế, lúa chiếm tỉ lệ diện tích gieo trồng cao (xấp xỉ 60%) trong khi đó các lương thực khác, cây đậu đỗ, hoa màu, rau chiếm tỉ lệ khá thấp.

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu, HTCT với hệ số đa dạng cây trồng thấp là hệ thống dễ bị tổn thương. Đa dạng cây trồng và tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu có quan hệ ngược chiều (Palanisami & cs. 2014) và đa dạng cây trồng được coi là một cơ chế phục hồi và giảm tác động xấu do biến đổi khí hậu mà người nông dân có thể áp dụng. Chỉ số đa dạng cũng là cơ sở để xếp hạng tính dễ bị tổn thương với biến đổi khí hậu. Đối với vùng ven biển, khả năng phục hồi nói chung liên quan đến khả năng ứng phó với biến đổi bất thường của khí hậu như hạn hán, nhiệt độ cao, biến động lượng mưa thông qua chuyển dịch HTCT. Như vậy, ở những vùng dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu như vùng ven biển Thanh Hóa, đa dạng cây trồng (đa dạng các loài và trong loài theo không gian và thời gian) là định hướng tất yếu để tránh rủi ro mất mùa, giảm tác động xấu do biến động giá hàng hóa, mở rộng thị trường, tăng việc làm và đảm bảo tính bền vững của sản xuất nông nghiệp.

Xét về mặt kinh tế, gieo trồng nhiều loại cây trồng giảm thiểu thiệt hại do biến động điều kiện môi trường bất lợi, làm cho đất khỏe hơn, giảm được nguy cơ sử dụng dư thừa phân bón, giảm sâu bệnh hại và thuốc trừ sâu. Đa dạng cây trồng tạo điều kiện đa canh, xây dựng tổ hợp luân canh đa dạng, kết hợp cây trồng có hiệu quả kinh tế cao với cây cần ít chăm sóc, cây cải tạo đất. Một tích hợp kết quả từ 5.663 thực nghiệm đại diện cho trên 48.600 cặp quan sát trong trên 80 năm thực

nghiệm, thông qua tập hợp 83 phân tích tổng hợp bao phủ trên 120 loại cây trồng và 85 quốc gia chỉ ra rằng đa dạng hóa cây trồng làm tăng năng suất đáng kể (trung bình +13%), tăng đa dạng sinh học (+24%) và nhiều lợi ích hệ sinh thái gồm chất lượng nước (+84%), kiểm soát sâu bệnh (+63%), và chất lượng đất (+11%) (Beillouin & cs., 2020).

Bảng 4.18. Sự đa dạng trong hệ thống cây trồng ở 4 huyện ven biển theo chỉ số đa dạng Simpson (năm 2014-2016)


Huyện

Địa hình

Năm 2014

Năm 2015

2016


Vàn thấp

0,257

0,254

0,254

Nga Sơn

Vàn cao

0,524

0,520

0,515


Vùng ven biển

0,574

0,571

0,562


Vàn thấp

0,654

0,674

0,669

Hậu Lộc

Vàn cao

0,549

0,544

0,525


Vùng vàn

0,232

0,251

0,251


Vàn thấp

0,518

0,520

0,527

Hoằng Hóa

Vàn cao

0,473

0,456

0,438


Vùng vàn

0,331

0,317

0,312


Vàn thấp

0,460

0,453

0,457

Quảng Xương

Vàn cao

0,385

0,350

0,371


Vùng vàn

0,147

0135

0,143

Toàn vùng


0,451

0,447

0,442

Nhìn chung, nông nghiệp Việt Nam trong nhiều năm qua tập trung chủ yếu vào sản xuất lương thực và quan tâm chủ yếu vào năng suất mà ít chú ý hay quan tâm đến lợi ích của hệ sinh thái. Điều này dẫn đến hệ thống thâm canh dựa vào việc sử dụng lượng lớn hóa chất nông nghiệp với số ít loài và giống cây trồng cải tiến, do đó làm giảm đa dạng sinh học trong trồng trọt. Bằng chứng cho thấy những hệ sinh thái nông nghiệp thâm canh nhờ hóa học tác động có hại, dẫn đến sự suy giảm đa dạng sinh học cũng như đe dọa môi trường (Tilman & cs., 2001; Cassman & cs., 2003), làm tổn hại chu kỳ dinh dưỡng hóa địa sinh, sự điều tiết khí hậu và chất lượng nước. Hệ quả là thách thức hiện tại mà nông nghiệp gặp phải là phải đảm bảo tương lai của sản xuất lương thực/thực phẩm, trong khi đó giảm đầu vào

và hạn chế tác động môi trường, giảm/mất đa dạng sinh học. Hệ thống cây trồng đa canh, đa dạng sử dụng tương tác sinh vật để giảm đầu vào hóa học và cung cấp lợi ích môi trường (điều chỉnh sâu bệnh, chống xói mòn, điều hòa khí hậu, duy trì độ phì đất). Thách thức của nông nghiệp ngày nay là góp phần vào an ninh lương thực cho hiện tại và tương lai, trong khi đó bảo tồn sự đa dạng sinh học đồng ruộng và hạn chế ảnh hưởng xấu tới môi trường hay thậm chí tạo ra các lợi ích khác của hệ sinh thái. Có thể tăng tính phức hợp của hệ sinh thái nông nghiệp bằng cách tăng sự đa dạng sinh học trồng trọt, bởi sự tương tác sinh vật có thể cung cấp các chức năng cho hệ thống cần để tăng độ phì đất mà không cần đầu vào bên ngoài, bảo vệ cây trồng chống lại dịch hại trong khi đó đảm bảo năng suất cây trồng thỏa đáng (Doré & cs., 2011; Ekström & Ekbom, 2011; Bommarco & cs., 2013; Gaba & cs., 2014).

4.2.4. Diện tích và năng suất một số cây trồng chủ yếu ở Hậu Lộc và Hoằng Hóa

4.2.4.1. Biến động diện tích và năng suất một số cây trồng chính trong giai đoạn 2010-2016

Diện tích tất cả các cây trồng đều có xu hướng giảm qua các năm (Bảng 4.19, bảng 4.20). Điều đáng quan tâm ở đây là năng suất của tất cả các cây trồng chính đều có xu hướng tăng. Năm 2016 diện tích lúa cả năm chiếm 63,7% diện tích gieo trồng cây hàng năm. Năng suất lúa cả năm tăng từ 57,71 (2010) lên 60,76 tạ/ha (2016), ngô tăng từ 44,0 lên 47 tạ/ha, khoai lang tăng từ 80,4 lên 94,0 tạ/ha, lạc tăng từ 25,0 tạ/ha lên 29,12 tạ/ha và đậu đỗ tăng từ 11,4 tạ/ha lên 13,3 tạ/ha.

Diện tích đất canh tác năm 2016 giảm 695ha so với năm 2010. Số liệu ở bảng

4.19 cho thấy, Hậu Lộc là một huyện thuần nông. Mặc dù giai đoạn 2010-2016 diện tích đất canh tác giảm 695ha, song hệ số sử dụng đất tăng từ 2,46 lên 2,63 nên diện tích đất gieo trồng cũng chỉ giảm 691ha. Lúa vẫn là cây trồng chủ lực. Năm 2016 diện tích lúa cả năm đạt 10.220ha, chiếm 63,7% diện tích gieo trồng cây hàng năm của huyện, tiếp đến là cây ngô đạt diện tích gieo trồng 1.292ha và diện tích lạc đạt 986ha, diện tích khoai lang còn 309ha, đậu đỗ 241ha, 2.999ha là tổng diện tích gieo trồng các cây trồng hàng năm khác trên địa bàn huyện Hậu Lộc năm 2016 (Bảng 4.19).

Bảng 4.19. Biến động diện tích gieo trồng và năng suất một số cây trồng hàng năm ở huyện Hậu Lộc


TT

Chỉ tiêu

Năm 2010

Năm 2015

Năm 2016

1

Diện tích đất canh tác (ha)

6.796,9

6.129,8

6.101,9

1.1

Đất lúa (ha)

6.012,7

5.446,9

5.423,7

1.2

Đất trồng cây trồng hàng năm (ha)

784,3

682,9

638,2

2

Diện tích và năng suất cây trồng

16.740,9

16.870,6

16.048,3


-

Lúa cả năm Diện tích (ha)

Năng suất (tạ/ha)


11.055,0

57,71


10.799,4

61,03


10.220,0

60,76


-

Lúa xuân Diện tích (ha)

Năng suất (tạ/ha)


5.142,0

58,8


5.057,4

63,19


4825,0

65,49


-

Lúa mùa Diện tích (ha)

Năng suất (tạ/ha)


5.913,0

54,49


5.742,0

56,71


5.395,0

56,52


-

Ngô

Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha)


1.618,0

44,0


1.515,0

47,0


1.292,0

47,0


-

Khoai lang Diện tích (ha)

Năng suất (Tạ/ha)


450,0

80,4


359,0

90,5


309,0

94,0


-

Lạc

Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha)


994,0

25,0


1.084,0

25,25


987,0

29,12


-

Đậu đỗ

Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha)


308,0

11,4


281,0

11,5


241,0

13,3

-

Diện tích cây hàng năm khác (ha)

2.315,4

2.832

2.999,0


Hệ số sử dụng đất

2,46

2,75

2,63

Nguồn: UBND huyện Hậu Lộc (2017)

Hoằng Hóa cũng là một huyện thuần nông, hệ số sử dụng đất canh tác trung bình trong giai đoạn 2010-2016 vẫn chưa đạt 2,5 (Bảng 4.20). Điều đó chứng tỏ hệ thống cây trồng hiện tại vẫn chưa khai thác triệt để tiềm năng đất đai của vùng. So với năm 2010 diện tích đất canh tác giảm 1.512ha, từ 11.064ha năm 2010 xuống còn 9.552ha năm 2016, tương đương diện tích đất gieo trồng giảm 4.011ha, từ

27.588 ha xuống còn 23.577 ha. Cùng với xu hướng chung đó, diện tích gieo trồng tất cả các cây trồng hàng năm đều giảm. Lúa là cây trồng chủ lực của huyện nhưng diện tích lúa cả năm vẫn giảm 2.314ha, từ 16.404ha năm 2010 xuống 14.090ha năm 2016.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/02/2023