Chuẩn Nghèo Của Việt Nam Được Xác Định Qua Các Thời Kỳ

Lan tháng 9/1993: “Đói nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thoả mãn những nhu cầu cơ bản của con người đã được xã hội thừa nhận tuỳ theo trình độ phát triển kinh tế xã - hội và phong tục tập quán của các địa phương”.[13,8]

Tương tự, có thể định nghĩa nghèo là tình trạng bị thiếu thốn ở nhiều phương diện, thu nhập hạn chế, hoặc thiếu cơ hội tạo thu nhập, thiếu tài sản để đảm bảo tiêu dùng trong những lúc khó khăn và dễ bị tổn thương trước những đột biến bất lợi, ít có khả năng tham gia vào các quyết định liên quan đến bản thân.

Như vậy, nghèo ở Việt Nam không chỉ được nhìn nhận ở phương diện thiếu thốn những nhu cầu vật chất tối thiểu như ăn mặc, giáo dục, y tế mà ở cả phương diện thiếu những cơ hội tạo thu nhập, dễ bị tổn thương, ít có khả năng tham gia vào việc ra các quyết định liên quan đến bản thân.

1.1.2. Khái niệm hộ nông dân, hộ nghèo

- Hộ nông dân:

Theo Frank Ellise: “hộ nông dân là các hộ gia đình làm nông nghiệp, tự kiếm kế sinh nhai trên những mảnh đất của mình, sử dụng chủ yếu sức lao động của gia đình vào sản xuất, thường nằm trong hệ thống kinh tế rộng lớn nhưng về cơ bản được đặc trưng bởi sự tham gia cục bộ vào thị trường và có xu hướng hoạt động với độ không hoàn hảo cao”. [13,5]

Nhà khoa học Traianop cho rằng: hộ nông dân là đơn vị sản xuất rất ổn định; hộ nông dân là đơn vị tuyệt đối để tăng trưởng và phát triển nông nghiêp.

Ở nước ta có nhiều tác giả đề cập đến khái niệm hộ nông dân. Tác giả Lê Đình Thắng cho rằng: nông hộ là tế bào kinh tế của xã hội là hình thức kinh tế cơ sở trong nông nghiệp và nông thôn. Tác giả Đào Thế Tuấn đưa ra khái niệm: hộ nông dân là những hộ chủ yếu hoạt động nông nghiệp theo nghĩa rộng, bao gồm cả nghề rừng, nghề cá và hoạt động phi nông nghiệp ở nông thôn.

Theo khái niệm của Bách khoa toàn thư: Hộ nông dân (nông hộ) là những hộ gia đình chủ yếu hoạt động nông nghiệp, bao gồm cả nghề rừng, nghề cá, và hoạt động phi nông nghiệp ở nông thôn nhưng khó phân biệt các hoạt động có liên quan với nông nghiệp và không có liên quan với công nghiệp. Hay nói cách khác, nông

hộ có phương tiện kiếm sống từ ruộng đất và sử dụng chủ yếu lao động gia đình và sản xuất; luôn nằm trong hệ thống kinh tế rộng lớn nhưng về cơ bản được đặc trưng tham gia một phần vào thị trường với mức độ chưa hoàn chỉnh.

Từ những quan niệm và khái niệm nêu trên có thể hiểu: Hộ nông dân (nông hộ) là những hộ sống ở nông thôn, là một đơn vị kinh tế cơ sở vừa là đơn vị sản xuất vừa là đơn vị tiêu dùng, vừa là một đơn vị kinh doanh vừa là một đơn vị xã hội. sản xuất chính là nông nghiệp, sống chủ yếu bằng nghề nông.

Các hộ nông daan ngoài hoạt động sản xuất nông nghiệp còn tham gia các hoạt động phi nông nghiệp với các mức độ khác nhau như: tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ,…

- Khái niệm về hộ nông dân nghèo:

Từ khái niệm hộ nông dân đã được nêu ở trên thì hộ nông dân nghèo là hộ dân sống ở nông thôn, sản xuất nông nghiệp và là chính có tình trạng thu nhập chỉ thoả mãn một phần nhu cầu tối thiểu của cuộc sống và có mức sống thấp hơn mức sống trung bình của cộng đồng xét trên mọi phương diện.

- Quan niệm về giảm nghèo

Giảm nghèo hay xóa đói, giảm nghèo là công việc cần thiết trong mục tiêu an sinh xã hội và phát triển của một quốc gia. Có thể quan niệm về xóa đói giảm nghèo như sau: Xóa đói giảm nghèo là tổng thể các quan điểm, tư tưởng, giải pháp và công cụ mà nhà nước sử dụng để tác động đến các chủ thể kinh tế xã hội nhằm giải quyết vấn đề nghèo đói thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo, từ đó xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn.

Xóa đói, giảm nghèo không chỉ là vấn đề kinh tế đơn thuần mà còn là vấn đề kinh tế - xã hội quan trọng. Đặc biệt trong tình hình hiện nay khi xã hội ngày càng phát triển sự phân hóa giàu nghèo ngày càng có xu hướng gia tăng, việc xây dựng các mục tiêu và chính sách xóa đói giảm nghèo nhằm giải quyết tốt các vấn đề về an sinh xã hội, cải thiện và nâng cao đời sống của nhân dân là mục tiêu hàng đầu, từ đó giảm dần tỷ lệ phân hóa giàu nghèo. Vì đại đa số người nghèo của nước ta sống và làm việc ở nông thôn, nên nếu không giải quyết tốt vấn đề xóa đói giảm nghèo sẽ

xảy ra sự mất cân bằng thiếu ổn định trong xã hội. Sự mất cân bằng trong xã hội và phân hóa giàu nghèo cao sẽ có nguy cơ dẫn đến sự phân hóa giai cấp với hậu quả nặng nề hơn là sự bần cùng hóa, đe dọa đến sự ổn định chính trị xã hội và ảnh hưởng đến mục tiêu xây dựng XHCN. Xuất phát từ sự cần thiết đó Đảng và Nhà nước ta đã có những chính sách và mục tiêu về xóa đói giảm nghèo trong quá trình đổi mới và phát triển kinh tế.

1.1.3. Tiêu chí đánh giá chuẩn nghèo

- Tiêu chí đánh giá chuẩn nghèo trên thế giới:

+ Thứ nhất, tiêu chí chỉ số phát triển con người (HDI - Human Development Index) của Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP):

Chỉ số HDI là chỉ số so sánh dựa vào một số chỉ tiêu cơ bản như tuổi thọ dân cư trung bình, tình trạng biết chữ của người lớn, thu nhập bình quân trên đầu người trong năm. Chỉ số này được sử dụng trong “Báo cáo phát triển con người” năm 1997 của UNDP, bao gồm các nhân tố cụ thể:

1) Một cuộc sống lâu dài và khoẻ mạnh, được đo bằng tuổi thọ.

2) Kiến thức, được đo bằng tỉ lệ người lớn biết chữ (với quyền số 2/3) và tỉ lệ nhập học các cấp giáo dục tiểu học, trung học và đại học (với quyền số 1/3).

3) Mức sống đo bằng GDP thực tế đầu người theo sức mua tương đương tính

bằng đô-la Mỹ.

+ Thứ hai, tiêu chí đánh giá nghèo theo đường đói nghèo:

Tiêu chí này được Ngân hàng Thế giới phân chia đường nghèo theo hai mức:

đường nghèo về lương thực thực phẩm và đường nghèo chung.

1) Đường nghèo về lương thực thực phẩm: được xác định theo chuẩn mà hầu hết các nước đang phát triển cũng như tổ chức Y tế thế giới và các cơ quan khác đã xây dựng dựa trên lượng kcalo tối thiểu cho một người/một ngày. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và một số tổ chức khác xác định mức calo tối thiểu và sử dụng hiện nay là 2.100 kcalo/người/ngày. Những người có mức chi tiêu dưới mức chi cần thiết để đáp ứng lượng kcalo này gọi là nghèo về lương thực.

2) Đường nghèo chung: tính thêm chi phí các mặt hàng phi lương thực thực

phẩm, cộng với đường đói nghèo về lương thực, thực phẩm tạo có được đường nghèo chung.

+ Thứ ba, tiêu chí đánh giá nghèo theo mức chi tiêu tối thiểu cho các nhu cầu cơ bản của con người:

Theo tiêu chí này, năm 1997 Ngân hàng Thế giới đã đưa ra mức chi tiêu nhu cầu cơ bản tính theo sức mua tương đương của địa phương so với thế giới để thoả mãn nhu cầu sống, theo đó mức chi tối thiểu tổng quát cho mức nghèo khổ tuyệt đối là 1 USD/người/ngày; mức nghèo là 2 USD/ người/ngày trở xuống cho các nước châu Mỹ Latinh và vùng Caribe; mức 4 USD/người/ngày trở xuống cho những nước Đông Âu. Từ năm 2005, Ngân hàng thế giới và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đã áp dụng mức chuẩn nghèo đối với các nước đang phát triển là 1,25 USD/người/ngày cho chi tiêu nhu cầu cơ bản tính theo sức mua tương đương thay cho mức chuẩn nghèo trước đó vẫn dùng là mức 1 USD/người/ngày theo mức giá năm 1993.

+ Thứ tư, tiêu chí đánh giá nghèo theo thu nhập bình quân đầu người:

Năm 1997 Ngân hàng thế giới đã đưa ra chuẩn nghèo chung cho thế giới là mức thu nhập bình quân dưới 370 USD/người/năm. Bên cạnh đó khi sử dụng chỉ tiêu này các quốc gia thường xác định thu nhập bình quân của hộ gia đình so sánh với thu nhập bình quân đầu người của quốc gia. Hộ có thu nhập bình quân đầu người ít hơn 1/2 hoặc 1/3 thu nhập bình quân đầu người của quốc gia được coi là hộ nghèo. Hiện nay, tiêu chí đánh giá nghèo theo thu nhập đang được sử dụng khá phổ biến ở các nước trên thế giới vì nó có ưu điểm là dễ sử dụng. Tuy nhiên, xét về tổng thể thì nếu chỉ xét về thu nhập bình quân đầu người sẽ không phản ánh đầy đủ được sự thoả mãn các nhu cầu cơ bản của con người. Do vậy, cần phải có sự tiếp cận khác toàn diện hơn, đầy đủ hơn để đánh giá sự đói nghèo.

+ Thứ năm, chỉ số nghèo khổ tổng hợp (HPI- Human Poverty Index),

Chỉ số HPI đo lường sự nghèo khổ của con người trên ba lĩnh vực chính là tuổi thọ, hiểu biết và mức sống. Liên hợp quốc sử dụng HPI – 1 cho các nước đang phát triển và HPI – 2 cho các nước có thu nhập cao OECD.

HPI – 1 đo lường qua các yếu tố:

1) Tỷ lệ người không sống đến 40 tuổi.: tỷ lệ người trưởng thành mù chữ

2) Tỷ lệ phần trăm dân số không được tiếp cận với nguồn nước sạch

3) Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng.

Giá trị HPI càng cao thì mức độ nghèo đói càng lớn; ngược lại HPI càng nhỏ thì mức độ nghèo đói càng thấp, nếu HPI về đến giá trị 0 thì về cơ bản quốc gia đó không còn tình trạng nghèo đói. Đấy là lập luận về mặt lý thuyết, còn trên thực tế chỉ có thể không còn người nghèo tuyệt đối, song không bao giờ hết nghèo tương đối do khoảng cách thu nhập và mức sống của các nhóm dân cư của từng quốc gia vẫn tồn tại.

Một điểm cần lưu ý là khi nghiên cứu chỉ tiêu HPI, có thể cảm giác nó không liên quan nhiều lắm tới nhu cầu chi tiêu hay thu nhập của gia đình, nhưng trên thực tế các chỉ tiêu thành phần của HPI có liên quan chặt chẽ đến nhu cầu chi tiêu và thu nhập của con người. Nếu thu nhập thấp, nhu cầu chi tiêu không đảm bảo sẽ làm cho sự thiếu hụt trong việc tiếp cận đến các dịch vụ xã hội như y tế, giáo dục… tăng lên. Chính mối quan hệ đó nói lên bản chất và tính đa dạng của nghèo đói.

HPI – 2 đo lường qua các yếu tố:

1) Tỷ lệ trẻ sinh ra không sống đến 60 tuổi (%)

2) Tỷ lệ người trưởng thành thiếu kỹ năng đọc viết chức năng

3) Dân số có mức thu nhập dưới 50% của mức trung bình

4) Tỷ lệ thất nghiệp dài hạn (kéo dài trên 12 tháng)

+ Thứ sáu, chỉ số nghèo khổ đa chiều (MPI- Multidimensional Poverty Index), Chỉ số nghèo khổ đa chiều (MPI) được phát triển, ứng dụng bởi OPHDI (Oxford Poverty and Human Development Initiative) trực thuộc trường đại học Oxford, MPI thay thể chỉ số nghèo khổ tổng hợp (HPI) đã được nêu trong các báo cáo phát triển con người thường niên từ 1997 và được sự dụng khá phổ biến trong

các báo cáo về đói nghèo từ năm 2010.

MPI đánh giá được một loạt các yếu tố quyết định hay những thiếu thốn, túng quẫn theo các cấp độ của hộ gia đình trên 3 khía cạnh đó là: giáo dục, sức khoẻ và mức sống:

• Khía cạnh Giáo dục có hai đại lượng chỉ thị đó là số năm đi học và việc đến lớp của trẻ em.

• Khía cạnh Sức khoẻ có hai đại lượng chỉ thị đó là số trẻ tử vong và sự suy dinh dưỡng.

• Khía cạnh Mức sống có 6 đại lượng chỉ thị đó là mức sử dụng điện, đồ gia dụng tiện ích (tiên tiến), việc sử dụng nước sạch, sàn nhà ở, nguồn năng lượng sinh hoạt và giá trị tài sản sở hữu.

- Chỉ số nghèo khổ đa chiều là một khái niệm mới được WB và UNDP quan tâm và sử dụng nhiều trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, trong phương pháp xác định MPI do cần phải xác định được “điểm cắt chỉ thị” của sự nghèo khổ cho từng đại lượng chỉ thị, trong khi các thông tin này đòi hỏi phải được xác định khá phức tạp, nên tiêu chí hiện nay chưa được sử dụng nhiều trong các nghiên cứu về đói nghèo.

- Tiêu chí đánh giá chuẩn nghèo ở Việt Nam

Để xác định được ngưỡng nghèo thì điểm mấu chốt của vấn đề phải xác định được chuẩn nghèo. Chuẩn nghèo biến động theo thời gian và không gian, nên không thể đưa ra được một chuẩn mực chung cho nghèo để áp dụng trong công tác giảm nghèo, mà cần phải có chỉ tiêu, tiêu chí riêng cho từng vùng, miền ở từng thời kỳ lịch sử. Nó là một khái niệm động, do vậy phải căn cứ vào tốc độ tăng trưởng kinh tế, nguồn lực tài chính và qua điều tra, khảo sát, nghiên cứu nước ta đã đưa ra mức chuẩn về nghèo phù hợp với tình hình thực tế của Việt Nam trong từng giai đoạn.

Hiện nay, ở Việt Nam chủ yếu vẫn xác định chuẩn nghèo theo chỉ tiêu thu nhập bình quân đầu người theo tháng hoặc theo năm. Chỉ tiêu này được tính bằng giá trị hoặc bằng hiện vật quy đổi, thường lấy lương thực quy thóc để đánh giá. Ngoài ra còn một số chỉ tiêu chế độ dinh dưỡng (calo/người), mức chi nhà ở, chi ăn mặc, chi tư liệu sản xuất, điều kiện học tập, điều kiện chữa bệnh, đi lại. Các tiêu chí đánh giá nghèo khác như HDI, HPI cũng đã được sử dụng, nhưng chủ yếu là sử dụng trong các công trình nghiên cứu kinh tế xã hội hoặc tính toán trên phạm vi quốc gia để xác định mức độ phát triển trong so sánh với các nước khác trên thế giới.

Tại Việt Nam, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan được Chính phủ giao nhiệm vụ chủ trì thực hiện việc điều tra, khảo sát các chỉ tiêu kinh tế - xã hội, nghiên cứu và đề xuất với Chính phủ, căn cứ vào đề xuất đó Chính phủ công bố mức chuẩn nghèo cho từng giai đoạn (xem bảng 1.1).

Từ năm 1993 đến nay Việt Nam đã có 7 lần thay đổi chuẩn nghèo, các mức chuẩn nghèo của Việt Nam trong 3 giai đoạn đầu: giai đoạn 1993-1994, giai đoạn 1995-1997 và giai đoạn 1998-2000 chúng ta sử dụng mức chuẩn nghèo theo thu nhập bình quân đầu người trên tháng nhưng được tính quy đổi bằng gạo (kg/người/tháng); mức chuẩn nghèo các giai đoạn 2001-2005 và giai đoạn 2006 - 2010 vẫn được tính theo thu nhập bình quân đầu người trên tháng nhưng được tính bằng giá trị (đồng/người/tháng); mức chuẩn hộ nghèo trong giai đoạn 2011-2015 là hộ có mức thu nhập bình quân đến 400.000 đồng/người/tháng ở khu vực nông thôn và đến 500.000 đồng/người/tháng ở khu vực thành thị. Chuẩn hộ cận nghèo là hộ có mức thu nhập bình quân từ 401.000 đồng đến 520.000 đồng/người/tháng ở khu vực nông thôn và từ 501.000 đồng đến 650.000 đồng/người/tháng ở khu vực thành thị. Giai đoạn từ 2016 – 2020 chúng ta sử dụng tiêu chí thu nhập và tiêu chí mức độ thiếu hụt tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản, chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có mức sống trung bình áp dụng như sau:

+ Khu vực nông thôn: là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau:

Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 700.000 đồng trở xuống;

Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.

+ Khu vực thành thị: là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau:

Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 900.000 đồng trở xuống;

Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 900.000 đồng đến

1.300.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các

dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.

Bảng 1.1: Chuẩn nghèo của Việt Nam được xác định qua các thời kỳ


Giai đoạn

Đơn vị tính

Hộ nghèo

1. Giai đoạn 1993-1994


≤ mức

Vùng nông thôn

kg gạo/người/tháng

15

Vùng thành thị

kg gạo/người/tháng

20

2. Giai đoạn 1995-1997

kg gạo/người/tháng


Vùng nông thôn miền núi, hải đảo

kg gạo/người/tháng

15

Vùng nông thôn đồng bằng, trung du

kg gạo/người/tháng

20

Vùng thành thị

kg gạo/người/tháng

25

3. Giai đoạn 1998-2000



Vùng nông thôn miền núi, hải đảo

đồng/người/tháng

55.000

Vùng nông thôn đồng bằng, trung du

đồng/người/tháng

70.000

Vùng thành thị

đồng/người/tháng

90.000

4. Giai đoạn 2001-2005



Vùng nông thôn miền núi, hải đảo

đồng/người/tháng

80.000

Vùng nông thôn đồng bằng, trung du

đồng/người/tháng

100.000

Vùng thành thị

đồng/người/tháng

150.000

5. Giai đoạn 2006-2010

đồng/người/tháng


Vùng nông thôn

đồng/người/tháng

200.000

Vùng thành thị

đồng/người/tháng

260.000

6. Giai đoạn 2011-2015



Vùng nông thôn

đồng/người/tháng

400.000

Vùng thành thị

đồng/người/tháng

500.000

7. Giai đoạn 2016 – 2020



Vùng nông thôn

đồng/người/tháng

700.000

Vùng thành thị

đồng/người/tháng

900.000

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.

Nghiên cứu giảm nghèo của các hộ nông dân ở huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình - 3

(Nguồn: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

Xem tất cả 126 trang.

Ngày đăng: 24/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí