Đánh Giá Nguyên Nhân Đói Nghèo Tại Các Hộ Điều Tra

2.2.4.3. Nguyên nhân nghèo của các hộ điều tra

Qua điều tra có thể thấy những nguyên nhân nghèo chủ yếu của các hộ điều tra đó là do thiếu kiến thức về sản xuất như xã Thượng Hóa 60,95%, xã Trọng Hóa 62,62%. Các nguyên nhân khác như hộ có người ốm đau, người ăn theo chiếm tỷ lệ khá nhỏ.

Bảng 2.16. Đánh giá nguyên nhân đói nghèo tại các hộ điều tra

Đơn vị tính; % ý kiến trả lời


STT

Nguyên nhân

Yên Hóa

Thượng Hóa

Trong Hóa

1

Thiếu đất sản xuất

18,27

0,00

3,19

2

Thiếu kiến thức

14,21

60,95

62,62

3

Thiếu vốn

13,45

0,00

0,00

4

Nhiều người ăn theo

5,84

21,60

19,1

5

Có người ốm đau

1,02

2,07

10,54

6

Rủi ro thiên tai

0,00

3,25

0,00

7

Không tìm được việc làm

18,78

0,89

0,00

8

Lười lao động

0,00

0,00

0,00

9

Có người mắc tệ nạn Xã hội

0,00

0,00

0,00

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.

Nghiên cứu giảm nghèo của các hộ nông dân ở huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình - 11

(Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra hộ năm 2018) Có thể thấy 2 xã Thượng Hóa và Trọng Hóa sự thiếu hiểu biết và kinh nghiệm sản xuất là vấn đề nổi trội ở 2 xã này nhìn chung có trình độ văn hóa thấp, nhất là xã Trọng Hóa. Riêng xã Yên Hóa nhìn chung trình độ văn hóa cao hơn nhưng lại thiếu việc làm và thiếu đất sản xuất do đất sản xuất ở xã này rất hạn chế. Từ điều tra và phân tích nguyên nhân dẫn đến sự nghèo đói của những hộ nông dân ở từng xã từng hộ sẽ cho chúng ta biết được phương hướng và đối tượng từ đó giải

quyết công tác giảm nghèo một cách hiệu quả nhất.

2.2.4.4. Nguyện vọng của các hộ điều tra

Tác giả điều tra về nguyện vọng cũng như ý kiến người dân về hỗ trợ hộ với những tiêu chí tổng hợp trên bảng 2.16 như sau

Bảng 2.17. Nguyện vọng của các hộ điều tra


STT

Nội dung

Số lượng hộ có

ý kiến (hộ)

% hộ có

ý kiến

1

Hỗ trợ vay vốn ưu đãi

186

59,05

2

Hỗ trợ đất sản xuất

142

45,08

3

Hỗ trợ phương tiện sản xuất

138

43,81

4

Hỗ trợ đào tạo nghề

181

57,46

5

Giới thiệu việc làm

146

46,35

6

Giới thiệu cách làm ăn

162

51,43

7

Hỗ trợ xuất khẩu lao động

168

53,33

8

Trợ cấp xã hội

165

52,38

(Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra năm 2018)

Bảng 2.16 phản ánh kết quả điều tra nguyện vọng của các hộ nông dân, qua đó cho thấy các nguyện vọng đều được các hộ nông dân đề nghị khá cao. Có 186 hộ có nguyện vọng được vay thêm vốn chiếm 59,05% số hộ điều tra. Số hộ có nguyện vọng hỗ trợ đất sản xuất chiếm 45,08% số hộ điều tra; hỗ trợ phương tiện sản xuất là 43,81%; hỗ trợ đào tạo nghề là 57,46%; Giới thiệu việc làm là 46,35%; Giới thiệu cách làm ăn là 51,43%; Hỗ trợ xuất khẩu lao động là 53,33% và có 52,38% số hộ đề nghị trợ cấp xã hội. Kết quả này có ý nghĩa khá quan trọng cho việc tổ chức thực hiện nội dung các chính sách giảm nghèo trên địa bàn, đặc biệt là các chính sách hỗ trợ.

2.3. Đánh giá chung thực trạng giảm nghèo của các hộ nông dân ở huyện Minh Hóa

2.3.1. Những kết quả đạt được

Dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, sự chỉ đạo tích cực và sát sao của các cấp chính quyền trên địa bàn huyện. Sự phối hợp giữa Ủy ban MTTQ và các đoàn thể trên địa bàn huyện công tác giảm nghèo đã đạt được những kết quả nhất định cụ thể như sau:

- Về kinh tế - xã hội: Đời sống của người dân trên địa bàn huyện đã có sự thay đổi lớn, các lĩnh vực sản xuất đã có sự khới sắc cụ thể năm 2017 năng suất cây

trồng đạt từ 92-101%; giá trị sản xuất công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp thực hiện đạt trên 27,9 tỷ đồng, tổng mức bán lẻ hàng hóa tăng 17,2%. Các hoạt động xúc tiến và phát triển du lịch đang có chiều hướng phát triển. Các lĩnh vực xây dựng cơ bản, quy hoạch và quản lý quy hoạch xây dựng của huyện tiếp tục được thực hiện. Thu ngân sách đạt trên 7,4 tỷ đồng, đạt 27,9% dự toán giao. Lĩnh vực văn hóa xã hội có nhiều chuyển biến tích cực như thực hiện tốt kỳ thi THPT Quốc gia, duy trì công tác phổ cấp giáo dục các cấp. Công tác bảo vệ chăm sóc sức khỏe cho nhân dân ngày càng được quan tâm, chất lượng các hoạt động văn hóa, thể thao, thông tin và truyền hình được nâng lên đáng kể

- Về kết quả hỗ trợ đầu tư cho hộ nghèo: toàn huyện có 1.145 người được giải quyết việc làm; 207 người được hỗ trợ đào tạo nghề trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng; 28 lao động được xuất cảnh đi làm việc ở nước ngoài; có 59 hộ của xã Minh Hóa được hỗ trợ xây nhà tránh lũ với tổng kinh phí 826 triệu đồng; 51 hộ nghèo được vay vốn để làm nhà ở theo Quyết định số 33/2015 của Thủ tướng chính phủ; 674 hộ nghèo và 709 hộ cận nghèo được vay vốn ưu đãi phát triển kinh tế; đồng thời hỗ trợ 5.070 hộ nghèo mua 590 con bò lai sinh sản với tổng số tiền trên 4,1 tỷ đồng.

- Các chỉ tiêu xã hội khác: công tác chăm sóc sức khỏe cho bà con cũng được chú trọng, toàn huyện cấp 1.478 thẻ BHYT cho các đối tượng bảo trợ xã hội; 17.084 thẻ cho đối tượng cận nghèo; 17.237 thẻ cho đối tượng người nghèo; 5.145 hộ nghèo được hỗ trợ tiền điện, với kinh phí trên 03 tỷ đồng.

- Kết quả giảm nghèo: Với sự nỗ lực của toàn Đảng bộ, chính quyền và toàn dân trong huyện công tác giảm nghèo đã góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện được 6,4%, từ 39,73% năm 2016 xuống còn 33,30% cuối năm 2017. Một số xã tỷ lệ giảm nghèo cao như xã Xuân Hóa giảm 21,80%, Minh Hóa giảm 11,06%; Hóa Phúc giảm 12,57%....Bước sang những tháng đầu năm 2018 tình hình kinh tế - xã hội huyện Minh Hóa tiếp tục phát triển ổn định, đúng hướng. Và đây sẽ là tiền đề cho huyện thực hiện thành công các nhiệm vụ trong những năm tiếp theo.

2.3.2. Những hạn chế, bất cập

- Các xã trên địa bàn huyện đều có tỉ lệ hộ nghèo cao, cần nguồn vốn lớn, trong khi nguồn vốn đầu tư cho các chương trình giảm nghèo còn hạn hẹp tình trạng đầu tư còn dàn trải kém hiệu quả.

- Việc phân bổ vốn cho các chương trình hàng năm còn chậm. Nguồn kinh phí triển khai các chương trình giảm nghèo đều từ nguồn của Nhà nước, nhưng kinh phí cung cấp không đúng tiến độ và thường được giải ngân vào cuối năm. Việc giải ngân muộn dẫn đến các hạng mục thi công vội vàng, khó kiểm soát và hạn chế năng lực của một số nhà thầu. Và một số hộ sử dụng vốn vay sai mục đích như vốn đầu tư cho sản xuất được một số hộ đầu tư cho con cái học hành, chữa bệnh,...

- Phần lớn các hộ nghèo còn thiếu kiến thức và kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh, thiếu lao động có tay nghề, kỹ thuật, thiếu sức khỏe, nên việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và chuyển giao công nghệ vào sản xuất nông lâm nghiêp, năng suất lao động, cây trồng, vật nuôi còn hạn chế.

- Sự lồng ghép và mức độ lồng ghép các chương trình chưa rõ ràng, chưa đồng bộ: Sự phối hợp, lồng ghép giữa các chương trình, dự án có cùng mục tiêu giảm nghèo trên địa bàn tỉnh chưa được đồng bộ, chưa hợp lý. Các công trình đầu tư vẫn còn nhỏ lẻ, manh mún vì khi lồng ghép vốn chương trình các hạng mục công trình thuộc các chương này với các hạng mục của các chương trình khác.

- Tính tích cực, chủ động và sự nỗ lực của các hộ nông dân trong giảm nghèo còn hạn chế. Một số hộ nghèo còn tâm lý trông chờ, ỷ lại vào nguồn hỗ trợ, chính sách của Nhà nước nên chưa tích cực tăng gia sản xuất vươn lên thoát nghèo. Điều này cũng khiến kết quả giảm nghèo chưa được như mong muốn.

2.3.3. Nguyên nhân của kết quả đạt được và hạn chế

2.3.3.1. Nguyên nhân của những kết quả đạt được

- Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trên địa bàn huyện có truyền thống yêu nước, có tinh thần đoàn kết, quyết tâm xây dựng và phát triển quê hương ngày càng giàu đẹp.

- Diện tích đất lâm nghiệp lớn, khí hậu và đất đai phù hợp với nhiều loại cây

cho giá trị kinh tế cao, thuận lợi cho việc phát triển lâm nghiệp, góp phần thúc đẩy công tác giảm nghèo trên địa bàn.

- Trên địa bàn huyện có nhiều sản phẩm có giá trị kinh tế cao, chất lượng tốt như: Sản xuất cây lạc, một số xã có điều kiện đất tốt để trồng cây cao su, và cây tram, keo, ..

- Là một trong những huyện nghèo nhất của cả nước, nên Minh Hóa được Nhà nước quan tâm đầu tư giảm nghèo bằng nhiều nguồn vốn: ngân sách Nhà nước, ODA, vốn vay tín dụng ưu đãi, vốn tài trợ, viện trợ, vv ...

2.3.3.2. Nguyên nhân của những hạn chế

- Địa hình huyện Minh Hóa chủ yếu là đồi núi phức tạp, giao thông đi lại khó khăn hẻo lánh, đại đa số là người dân tộc thiểu số có trình độ thấp. Kết cấu hạ tầng thấp kém. Diện tích đất sản xuất nhỏ, lẻ, manh mún, độ phì nhiêu thấp rất khó khăn cho việc xây dựng và thực hiện các mô hình sản xuất nông nghiệp.

- Vị trí địa lý huyện Minh Hóa là huyện miền núi cách xa các trung tâm thành thị lớn của tỉnh cũng như khu vực, đường sá nhiều đèo dốc, phương tiện đi lại khó khăn, việc giao lưu và thông thương với các vùng còn nhiều hạn chế. Mặt khác đây cũng là vùng có điều kiện thời tiết khắc nghiệt hay xảy ra thiên tai gây thiệt hại rất lớn đến các công trình phúc lợi như giao thông, công trình thủy lợi, nhà ở,....

- Môi trường kinh tế không thuận lợi: Sản xuất hàng hóa phát triển chậm, quy mô sản xuất nhỏ, sản xuất hàng hóa không có tập trung và không tạo được sản phẩm mũi nhọn. Trình độ sản xuất thấp, điều kiện tự nhiên khắc nghiệt không thuận lợi nên hiệu quả sản xuất kinh doanh rất thấp, sức cạnh tranh yếu, nên khả năng thu hút vốn đầu tư hạn chế.

- Do trình độ dân trí còn hạn chế, phong tục tập quán còn lạc hậu nên nhận thức của một bộ phận người dân nơi đây về các chương trình giảm nghèo, giảm nghèo nhanh và bền vững còn rất hạn chế.

- Việc thực hiện cơ chế phân cấp quản lý đầu tư cho cấp xã, nhưng đội ngũ cán bộ cấp xã chưa đủ năng lực quản lý: Việc phân cấp quản lý vốn đầu tư cho các xã triển khai phần lớn ở lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng đối với các xã nghèo. Các công trình

được phân cấp chủ yếu là công trình thuộc CT 134, CT 135, CT 30a. Tuy nhiên, việc phân cấp còn mang tính hình thức, do năng lực cán bộ cấp xã còn yếu, không đủ khả năng quản lý và triển khai các chương trình, dự án. Do vậy, nếu phân cấp toàn bộ toàn bộ cho xã, không có sự hỗ trợ quản lý của cấp trên sẽ có nguy cơ bị chậm tiến độ, thất thoát vốn, chất lượng công trình thấp.

- Năng lực tổ chức và khả năng triển khai chương trình, dự án của cơ quan các cấp còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng: Đội ngũ cán bộ xã, thôn còn nhiều trường hợp mới chỉ tốt nghiệp PTTH hoặc tốt nghiệp THCS nên trình độ, năng lực hoạt động còn nhiều hạn chế. Cán bộ cấp huyện tuy đã có chuyên môn nhưng lại thiếu kỹ năng lập kế hoạch, vận động và tổ chức cộng đồng tham gia các hoạt động chung. Việc tăng cường đội ngũ trí thức trẻ về công tác tại các xã nghèo cũng còn nhiều bất cập. Hiện nay chưa có cơ chế hướng dẫn cụ thể đối với tri thức trẻ về làm việc tại các xã nghèo.

- Hệ thống giám sát cộng đồng của người dân không được phát huy hết trách nhiệm và quyền hạn: Nguyên nhân một phần do người dân còn yếu về kỹ năng chuyên môn và kỹ năng giám sát, đồng thời thiếu cơ sở pháp lý để xác lập quyền cho người giám sát cộng đồng, những phản hồi của người dân thường không được coi trọng, ít được quan tâm, xem xét, điều chỉnh kịp thời.

Chương 3

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO CHO CÁC HỘ NÔNG DÂN Ở HUYỆN MINH HÓA TỈNH QUẢNG BÌNH


3.1. Phương hướng và mục tiêu giảm nghèo cho các hộ nông dân ở huyện Minh Hóa

3.1.1 Phương hướng giảm nghèo

3.1.1.1. Phương hướng chung

Phương hướng chung của công tác xóa đói giảm nghèo của huyện Minh Hóa từ nay đến năm 2022 nằm trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Tập trung các nguồn lực nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ nghèo, xã nghèo phát triển sản xuất nâng cao đời sống và đặc biệt là có khả năng tiếp cận nhanh với các dịch vụ của xã hội.

Nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XX nhiệm kỳ 2015-2020 đã nêu rõ: Tiếp tục tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Nghị quyết 30a của Chính phủ, Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới; lồng ghép có hiệu qủa các chương trình, dự án đầu tư khác nhằm thực hiện thành công mục tiêu giảm nghèo nhanh, bền vững.

Tiếp tục chỉ đạo thực hiện đồng bộ, hiệu quả Chương trình giảm nghèo bền vững, chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới; lồng ghép các chương trình, dự án để phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, đặc biệt là hộ nghèo, hộ cận nghèo.

Tập trung hỗ trợ người dân nâng cao nhận thức, kỷ năng tổ chức cuộc sống, làm ăn, hỗ trợ pháp lý; hướng dẫn hộ nghèo, hộ cận nghèo sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn để phát triển sản xuất, kinh doanh.

3.1.1.2. Phương hướng cụ thể

- Đẩy mạnh thực hiện các chương trình giảm nghèo, thực hiện có hiệu quả chương trình xây dựng nông thôn mới; giữ vững ổn định chính trị - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh, xây dựng huyện phát triển bền vững.

- Tăng cường phát triển cơ sở hạ tầng, đẩy mạnh tiến độ xây dựng cơ bản

nhất là các công trình phúc lợi như: giáo dục, trường học, trạm y tế, hệ thống giao thong. Tăng cường xây dựng hệ thống kênh mương thủy lợi đảm bảo cho hoạt động sản xuất của nông dân.

- Tập trung chỉ đạo phát triển kinh tế ở địa phương, thực hiện hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi. Tập trung phát triển trồng các loại cây phù hợp với địa hình của từng xã như cây keo,bạch đàn, một số loại cây lương thực như cây lạc, ngô,.. Thực hiện việc áp dụng các tiến bộ của khoa học kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả của sản xuất.

- Thực hiện lồng ghép có hiệu quả các chương trình dự án nhằm phát huy tốt nhất các dự án đầu tư tránh tình trạng đầu tư dàn trải không hiệu quả.

3.1.2. Mục tiêu giảm nghèo

3.1.2.1. Mục tiêu chung

Thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, hạn chế tái nghèo, góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, cải thiện đời sống, tăng thu nhập của người dân, tạo điều kiện cho hộ nghèo, người nghèo tiếp cận thuận lợi các dịch vụ xã hội cơ bản (y tế, giáo dục, nhà ở, nước sinh hoạt và vệ sinh, tiếp cận thông tin), góp phần hoàn thành mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Minh Hóa đề ra.

Nâng cao năng lực và nhận thức cho người nghèo nói riêng và nhân dân nói chung. Tăng cường và nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất và dân sinh; hạn chế gia tăng khoảng cách và chênh lệch về thu nhập, mức sống giữa các nhóm dân cư và các địa phương trên địa bàn huyện.

3.1.2.2. Mục tiêu cụ thể

- Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân hàng năm 4-5%

- Đảm bảo hộ nghèo, hộ cận nghèo được tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, trước hết về giáo dục, y tế, nước sạch và tiếp cận thông tin (theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020).

- Đảm bảo 100% hộ nghèo, hộ cận nghèo đủ điều kiện và có nhu cầu vay vốn để đầu tư sản xuất, kinh doanh đều được vay vốn tín dụng ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện;

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/10/2023