Thành viên này sang lãnh thổ của một Thành viên khác);
ii) Tiêu dùng ngoài lãnh thổ (người tiêu dùng của một Thành viên di chuyển sang lãnh thổ của một Thành viên khác để tiêu dùng dịch vụ);
iii) Hiện diện thương mại (nhà cung cấp dịch vụ của một Thành viên thiết lập các hình thức hiện diện như công ty 100% vốn nước ngoài, công ty liên doanh, chi nhánh v.v…trên lãnh thổ của một Thành viên khác để cung cấp dịch vụ);
iv) Hiện diện thể nhân (thể nhân cung cấp dịch vụ của một Thành viên di chuyển sang lãnh thổ của một Thành viên khác để cung cấp dịch vụ).
Trong các cam kết của mình với WTO, Việt Nam cam kết không hạn chế đối với phương thức (i) và (ii). Đối với phương thức (iii), Việt Nam cũng cam kết xóa bỏ hạn chế vốn sở hữu nước ngoài đối với các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam dưới hình thức liên doanh, liên kết trong hoạt động đại lý du lịch, kinh doanh lữ hành du lịch. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ lữ hành du lịch có vốn đầu tư nước ngoài chỉ được phép cung cấp dịch vụ đưa khách vào du lịch Việt Nam (inbound) và lữ hành nội địa đối với khách vào du lịch Việt Nam như là một phần của dịch vụ đưa khách vào du lịch Việt Nam. Các doanh nghiệp sở hữu nước ngoài không được phép thực hiện các dịch vụ gửi khách trong nước. Công ty nước ngoài tuy được phép đưa cán bộ quản lý vào làm việc tại Việt Nam nhưng ít nhất 20% cán bộ quản lý của công ty phải là người Việt Nam. Đối với phương thức (iv), Việt Nam vẫn không cho phép hướng dẫn viên du lịch nước ngoài được hành nghề tại Việt Nam.
- Những tác động tích cực
+ Tăng thị phần du lịch quốc tế: dựa trên phương pháp tính tổng cầu du lịch theo tài khoản vệ tinh (Tourism Satellite Account - TSA) là tiêu chuẩn thống kê quốc tế được chấp nhận để đánh giá ảnh hưởng du lịch thì hoạt động du lịch bao gồm các hoạt động kinh tế tổng hợp của du lịch, các ngành kinh tế khác liên quan và phục vụ hoạt động du lịch như hàng hóa phục vụ cho du khách, tiêu dùng của Chính phủ cho hoạt động du lịch (kể cả tiêu dùng đầu tư cho bảo tàng,
nhà hát, an ninh, hải quan, dịch vụ hàng không…). Vì thế, hội nhập quốc tế sâu hơn, rộng hơn sẽ giúp gia tăng thị phần du lịch của các quốc gia trên thế giới. Mở ra cơ hội để ngành Du lịch khai thác, phát huy tiềm năng du lịch, quảng bá thương hiệu và sản phẩm du lịch ra nước ngoài một cách dễ dàng và hiệu quả hơn.
+ Cơ hội được cải cách: Đối với doanh nghiệp du lịch khi hội nhập là sức ép buộc phải có sự cải cách mạnh mẽ trong bản thân mỗi doanh nghiệp nếu muốn tồn tại trên thị trường. Các doanh nghiệp du lịch Việt Nam sẽ được tiếp cận và học hỏi trình độ quản lý tiên tiến của các tập đoàn du lịch lớn trên thế giới. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp du lịch nước ngoài với nhiều kinh nghiệm hoạt động lâu năm trên phạm vi quốc tế sẽ giúp chuyển giao kinh nghiệm khai thác khách và đào tạo đội ngũ nhan viên làm công tác quảng bá và marketing du lịch tại Việt Nam.
+ Mở rộng thị trường và phát triển những loại hình du lịch mới: Việc cho phép thêm các doanh nghiệp lữ hành du lịch có vốn đầu tư nước ngoài tham gia cung cấp dịch vụ kinh doanh gửi khách tại thị trường trong nước sẽ tăng thêm năng lực khai thác khách du lịch inbound (khách du lịch quốc tế vào Việt Nam) và làm cho hoạt động du lịch inbound trong những năm tới sẽ phát triển mạnh mẽ. Đặc biệt, lượng khách du lịch công vụ, MICE sẽ tăng mạnh sau khi Việt Nam gia nhập WTO và tổ chức thành công sự kiện APEC.
Có thể bạn quan tâm!
- Những Công Trình Nghiên Cứu Liên Quan Đến Phát Triển Du Lịch Thừa Thiên Huế Trong Bối Cảnh Hội Nhập Kinh Tế Quốc Tế
- Mô Hình Chu Trình Sống Trong Sự Phát Triển Đô Thị Du Lịch Của
- Mô Hình Đánh Giá Phát Triển Du Lịch Thừa Thiên Huế
- Yếu Tố Tác Động Đến Phát Triển Du Lịch Theo Mô Hình Phát Triển Du Lịch Dựa Vào Hệ Thống Phân Cấp Của Gunn
- Yếu Tố Tác Động Đến Du Lịch Qua Quá Trình Hội Nhập Kinh Tế Quốc Tế Và Cách Mạng Công Nghiệp 4.0
- Các Yếu Tố Tác Động Đến Du Lịch Thừa Thiên Huế
Xem toàn bộ 203 trang tài liệu này.
+ Mở ra cho du lịch nước ta những cơ hội cạnh tranh mới, từ đó thu hút thêm nhiều vốn đầu tư nước ngoài, tạo công ăn việc làm, nâng cấp cơ sở hạ tầng và trang thiết bị cho phát triển du lịch. Du lịch Việt Nam có thể học hỏi kinh nghiệm của các vùng, quốc gia ở trên thế giới một cách nhanh chóng và dễ dàng.
+ Cơ hội để hoàn thiện và có được hệ thống chính sách hỗ trợ có hiệu quả: Tạo cơ hội để các nhà hoạch định chính sách nắm bắt tốt hơn tình hình và xu thế phát triển của thế giới, từ đó có thể đề ra chính sách cho phù hợp để phát triển du lịch. Việc Chính phủ cam kết về xây dựng tính minh bạch, có thể dự đoán được trong các quy định, chính sách về phát triển kinh tế nói chung và phát triển du
lịch nói riêng, sẽ tạo ra tiền đề phát triển lành mạnh hơn cho các doanh nghiệp du lịch.
- Những thách thức
+ Bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống: Hội nhập quốc tế sẽ tạo điều kiện cho các quốc gia giao lưu kinh tế, đồng thời với quá trình đó, hoạt động văn hóa cũng được giao thoa. Vì vậy, bên cạnh cơ hội chủ động tiếp thu những giá trị văn hóa của thế giới trên cơ sở phát huy bản sắc của truyền thống văn hóa dân tộc sẽ là nguy cơ tiếp thu tràn lan, thiếu chọn lọc, dẫn đến bị mất bản sắc văn hóa truyền thống, bị hòa tan vào trong thế giới toàn cầu hóa.
+ Tăng sức ép về môi trường: Cùng với hội nhập và mở cửa, sự phát triển nhanh chóng của nhiều ngành kinh tế, đặc biệt là công nghiệp có đầu tư về vốn và công nghệ nước ngoài một mặt đem lại những lợi ích kinh tế cho quốc gia tiếp nhận, đồng thời cũng tạo ra sức ép rất lớn về môi trường, nguy cơ hủy hoại môi trường sinh thái, làm suy giảm đa dạng sinh học và chính điều đó sẽ làm thiệt hại cho ngành du lịch, nảy sinh yếu tố kém bền vững cho phát triển du lịch. Nhiều bài học từ thực tế phát triển các khu công nghiệp, các dự án phát triển đô thị, các dự án khu vui chơi giải trí lớn... có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam thời gian qua cũng chứng minh được tác động tiêu cực này của hội nhập.
+ Cạnh tranh: Đây là yếu tố tất yếu diễn ra trong quá trình hội nhập quốc tế. Cạnh tranh là một cơ hội trong quá trình hội nhập quốc tế song lại là một thách thức lớn đối với các quốc gia. Hiện nay, sự bành trướng của các tập đoàn đa quốc gia đang và sẽ là mối đe dọa lớn đối với các doanh nghiệp du lịch ở các nước đang phát triển. Các tập đoàn này có lợi thế về vốn, kỹ thuật và kinh nghiệm tổ chức sản xuất, kinh doanh, kinh nghiệm cạnh tranh trên thị trường, sẽ chiếm ưu thế trong cạnh tranh. Hội nhập quốc tế tạo áp lực cạnh tranh về các sản phẩm du lịch ngày càng tăng. Nếu các doanh nghiệp du lịch ở quốc gia nào đó không đáp ứng được yêu cầu của hội nhập thì sẽ bị thôn tính.
+ Dịch chuyển thị trường lao động có chất lượng: Đây là yếu tố bất lợi do hội nhập đối với các quốc gia đang phát triển khi mà chính sách ưu đãi đối với
người lao động chưa thỏa đáng. Hội nhập cho phép người lao động lựa chọn nơi làm việc phù hợp và vì vậy người lao động có trình độ, kỹ năng sẽ tìm đến các nước phát triển hoặc các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các tổ chức quốc tế có chế độ ưu đãi tốt hơn để làm việc. Kết quả là hội nhập sẽ tác động tiêu cực đến nguồn nhân lực của các nước kém hoặc đang phát triển như Việt Nam.
Tham gia Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC)
Cộng đồng kinh tế ASEAN chính thức được thành lập vào ngày 31/12/2015 và sự thành lập này có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc giúp Cộng đồng ASEAN trở nên hoàn chỉnh hơn với ba trụ cột là chính trị - an ninh, kinh tế, và văn hóa - xã hội. Mục đích của việc thành lập AEC là hướng đến tạo dựng một thị trường chung và cơ sở sản xuất thống nhất cho các quốc gia thành viên ASEAN, từ đó hàng hóa, dịch vụ, vốn đầu tư, lao động trong ASEAN sẽ được chu chuyển tự do trong khu vực. Ngoài ra, mục tiêu của AEC còn là thúc đẩy phát triển kinh tế một cách công bằng, tạo lập một khu vực có nền kinh tế năng động và năng lực cạnh tranh cao để làm nền tảng giúp ASEAN có thể hội nhập đầy đủ vào nền kinh tế toàn cầu.
Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) đã trải qua một quá trình phát triển lâu dài từ trước đó, việc AEC được thành lập vào cuối năm 2015 đánh dấu sự hội nhập toàn diện các nền kinh tế 10 nước Đông Nam Á, tạo ra thị trường chung của một khu vực có dân số 600 triệu người và GDP hàng năm khoảng gần
2.500 tỉ USD. Ngoài ra, việc AEC ra đời cùng với việc Việt Nam tích cực tham gia các hiệp định tự do thương mại sẽ tạo động lực giúp các doanh nghiệp mở rộng thị trường, thu hút đầu tư, đẩy mạnh xuất khẩu, cắt giảm chi phí nhập khẩu, hạ giá thành sản phẩm, tiếp cận các thị trường rộng lớn hơn. Sự kiện này được dự báo sẽ đem đến cả cơ hội lẫn thách thức cho người dân và các doanh nghiệp tại Việt Nam.
Với tư cách là thành viên ASEAN, ngành du lịch Việt Nam tham gia sâu rộng và có hiệu quả. Việt Nam đã ký thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau trong ASEAN về nghề du lịch (MRA - TP) để làm cơ sở cho việc phát triển nguồn
nhân lực du lịch ASEAN và tạo thuận lợi cho dịch chuyển lao động trong khu vực. Du lịch Việt Nam đã tham gia xây dựng 130 sản phẩm du lịch chung để kết nối ít nhất 2 quốc gia trong ASEAN theo các nhóm chuyên đề như du lịch thiên nhiên, du lịch văn hóa và di sản, du lịch cộng đồng, du lịch đường biển và đường sông, đồng thời tích cực triển khai chiến lược marketing du lịch ASEAN 2011 - 2015 với tiêu đề “Đông Nam Á - cảm nhận sự ấm áp” tập trung vào khai thác các thị trường Trung Quốc và Ấn Độ, khách du lịch trải nghiệm và sáng tạo, khách du lịch khám phá, khách du lịch công vụ, khách du lịch lưu trú dài ngày và người cao tuổi, khách trong nội vùng ASEAN. Hàng năm, Du lịch Việt Nam tham gia Hội chợ Du lịch quốc tế TRAVEX bên lề Diễn đàn Du lịch ASEAN, tham gia và có đóng góp tích cực tại các phiên họp định kỳ và họp chuyên đề. Các khuôn khổ hợp tác phổ biến là: Hợp tác kinh tế ACMECS (hợp tác kinh tế gồm 5 nước Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam); Hợp tác GMS (còn gọi là chương trình hợp tác Tiểu vùng Mê Kông mở rộng, gồm Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar và tỉnh Vân Nam, tỉnh Quảng Tây của Trung Quốc); Hợp tác CLMV (gồm Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam); Hợp tác giữa ASEAN với các nước và tổ chức đối tác (ASEAN với 3 nước Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc; ASEAN với Nga, ASEAN với Ấn Độ, ASEAN với Tổ chức Du lịch thế giới UNWTO, ASEAN với Ngân hàng phát triển châu Á ADB...), và hợp tác du lịch song phương để đóng góp vào cơ chế hợp tác du lịch trong ASEAN.
Đối với ngành du lịch, các nước thành viên trong cộng đồng AEC đã ký kết nghị định về Hội nhập ngành du lịch ASEAN với nội dung cụ thể như sau:
- Đẩy nhanh tự do hoá ngành du lịch: Loại bỏ các hạn chế về tiếp cận thị trường và đối xử quốc gia nhằm đạt được tự do hoá thương mại trong ngành du lịch.
- Marketing và xúc tiến du lịch ASEAN: Khuyến khích khu vực tư nhân tham gia vào các chương trình xúc tiến và marketing chung đối với các hoạt động du lịch ASEAN như tổ chức ASEAN Hip Hop Pass; Thực hiện các hoạt
động đa dạng thu hút du lịch ASEAN thông qua việc thúc đẩy một số chương trình du lịch trọn gói ngoài thị trường chính như: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Ấn Độ, còn mở rộng các thị trường tiềm năng khác như Bắc Mỹ, EU, Liên Bang Nga. Các nước thành viên sử dụng chung Lô gô, chiến dịch Du lịch ASEAN trong các triển lãm, phương tiện truyền thông, và ấn phẩm trong các chiến dịch nâng cao hình ảnh của ASEAN như là một điểm đến du lịch chung; Tổ chức chung một Khu vực Du lịch ASEAN trong các hội chợ du lịch quốc tế nhằm liên tục nâng cao hình ảnh của ASEAN như là một điểm đến du lịch chung; Cùng hướng tới chương trình quảng bá được Lãnh đạo các nước ASEAN giới thiệu trên truyền hình như là một điểm đến chung đối với du lịch và đầu tư tại các Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN; Xây dựng các tiêu chí cho khu vực Di sản Du lịch ASEAN và các thủ tục đối với danh hiệu Di sản Du lịch ASEAN.
- Đầu tư cho ngành du lịch: Các nước đưa ra các ưu đãi trong phát triển cơ sở hạ tầng du lịch nhằm khuyến khích đầu tư tư nhân vào các nước ASEAN; Hỗ trợ và tạo thuận lợi cho việc thực hiện các dự án du lịch đã dược phê duyệt nằm trong Chương trình Dự án Ưu tiên ASEAN (APPS); Thực hiện một nghiên cứu nhằm xác định các lĩnh vực du lịch có khả năng thu hút đầu tư và các biện pháp cần thực hiện nhằm thúc đẩy đầu tư trong ngành du lịch; Xây dựng và triển khai các dự án du lịch sinh thái nhằm khuyến khích đầu tư vào du lịch.
- Các tiêu chuẩn du lịch: Các nước xây dựng các tiêu chuẩn du lịch ASEAN, thông qua việc bước đầu xây dựng các tiêu chuẩn về cấp độ các khách sạn tập trung vào hệ thống cấp chứng nhận quản lý môi trường của khách sạn.
- Phát triển nguồn nhân lực: Các nước xây dựng các tiêu chuẩn phù hợp tối thiểu trong ASEAN đối với các cơ quan du lịch chuyên nghiệp; Xây dựng một mạng lưới phát triển và quản lý nguồn lực du lịch; Đẩy mạnh các hoạt động Phát triển Nguồn Nhân lực thông qua việc xây dựng một chương trình trong nội khối ASEAN bao gồm chương trình trao đổi, các hoạt động đào tạo chéo và chứng nhận chéo; Xây dựng một chương trình nghiên cứu và củng cố mạng lưới hợp tác giữa các bên tham gia liên quan đến ngành du lịch và thiết lập một Ngân
hàng dữ liệu ASEAN nhằm tạo thuận lợi cho sự phát triển nhanh chóng của ngành du lịch.
- Tạo thuận lợi cho Hoạt động đi lại trong ASEAN: Nghiên cứu tính khả thi của việc phát triển một số hình thức tạo thuận lợi hoá đối với các thủ tục liên quan đến visa đối với hoạt động đi lại của các thể nhân không phải là công dân ASEAN trong phạm vi ASEAN.
Khi Việt Nam gia nhập AEC, thì ngành du lịch đối diện với nhiều cơ hội cũng như các thách thức đó là:
- Về cơ cơ hội:
+ Các nước nội khối AEC rất gần gũi về mặt địa lý, nhiều nét tương đồng về văn hóa và có mối quan hệ gắn kết lâu dài về ngoại giao, chính trị, xã hội… Ngoài ra, thị trường nội khối AEC gần 600 triệu người, với GDP hàng năm khoảng gần 2.500 tỷ USD nên chắc chắn sẽ tạo đà cho sự phát triển của nguồn khách du lịch tiềm năng cho thị trường Việt Nam.
+ Với các chính sách ưu đãi nhằm tạo ra một thị trường chung trong khu vực, Việt Nam là một quốc gia đang phát triển năng động, có sự hấp dẫn đầu tư nên sẽ là điểm hấp dẫn để tiếp nhận nguồn vốn đầu tư, hàng hóa, dịch vụ từ các quốc gia ASEAN và ngành du lịch Việt Nam sẽ là một lĩnh vực thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư từ các nước ASEAN vào xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch. Ngoài ra, cùng với sự phát triển của dòng chảy kinh tế sẽ kéo theo sự phát triển của dòng chảy dịch vụ du lịch, nên trong tương lại ngành du lịch Việt Nam sẽ được hưởng lợi nhiều khi Việt Nam gia nhập AEC.
+ Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) được thành lập thì mạng lưới đường giao thông, cơ sở hạ tầng giao thông giữa các quốc gia trong khu vực sẽ được đẩy mạnh đầu tư xây dựng, nâng cấp nhằm tạo sự kết nối ngày càng sâu rộng giữa các quốc gia trong khối. Bên cạnh đó cũng tạo thuận lợi cho ngành du lịch Việt Nam trong việc thu hút nguồn vốn đầu tư từ các nước ASEAN vào xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch. Việc cơ sở hạ tầng giao thông phát triển sẽ là một tiêu chí để thúc đẩy ngành du lịch Việt Nam phát triển.
+ Khi gia nhập AEC, với việc tự do lưu chuyển lao động trong khối trong ngành du lịch, nhà hàng khách sạn sẽ tạo cơ hội cho ngành du lịch Việt Nam có được nguồn lao động chất lượng cao từ các quốc gia có thế mạnh về du lịch trong khu vực. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp du lịch Việt Nam cũng được tiếp cận với các phương pháp quản trị hiện đại đang được áp dụng tại một số quốc gia trong khu vực phát triển mạnh về lĩnh vực du lịch.
- Về thách thức:
+ Về dịch vụ: Hiện nay, các doanh nghiệp dịch vụ Việt Nam vẫn đang được hỗ trợ từ các chính sách của Nhà nước nên chưa tham gia cạnh tranh một cách thực sự với các doanh nghiệp nước ngoài đang tham gia hoạt động tại thị trường Việt Nam. Khi gia nhập AEC, với việc tự do lưu chuyển dịch vụ trong AEC, các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực dịch vụ chắc chắn sẽ bị đặt trong môi trường thực sự cạnh tranh và cạnh tranh khốc liệt hơn nhiều.
+ Về lực lượng lao động: Khi gia nhập AEC, với việc tự do lưu chuyển lao động trong khối một số ngành (trong đó có du lịch), nếu ngành du lịch không có sự chuẩn bị đầy đủ về các kỹ năng cần thiết cho lực lượng lao động như: tay nghề, ngoại ngữ, tính chuyên nghiệp… thì chắc chắn sẽ gặp nhiều khó khăn.
Tham gia hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)
Vào ngày 8 tháng 3 năm 2018, Việt Nam và 10 quốc gia bao gồm Úc, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, Singapore, New Zealand, Peru đã chính thức ký Thỏa thuận toàn diện và tiến bộ về quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) tại Chile. Thỏa thuận CPTPP đã có hiệu lực kể từ ngày 30 tháng 12 năm 2018 cho 6 quốc gia đầu tiên hoàn thành việc phê chuẩn Hiệp định bao gồm Mexico, Nhật Bản, Singapore, New Zealand, Canada và Úc.
Đối với ngành du lịch, khi tham gia CPTPP, lĩnh vực này sẽ đứng trước nhiều cơ hội thuận lợi, nhưng cũng gặp nhiều thách thức.
- Về cơ hội: