Nghiên cứu giảm nghèo của các hộ nông dân ở huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình - 14

quan trọng, là chương trình trọng tâm, trọng điểm của địa phương, cơ sở cần thực

hiện đồng bộ, toàn diện, quyết liệt.

+ Cần nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước để thực hiện tốt chương trình giảm nghèo; có giải pháp mạnh khuyến khích người dân vươn lên thoát nghèo. Đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp về công tác giảm nghèo.

+ Tiếp tục triển khai đồng bộ các chương trình giảm nghèo, tăng cường và phát triển các các chương trình hỗ trợ về y tế, giáo dục, hỗ trợ tín dụng. Có sự lồng ghép giữa các chương trình dự án với nhau để các chương trình giảm nghèo đạt được kết quả cao nhất

+ Tiếp tục quán triệt các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và tầm quan trọng của chính sách giảm nghèo; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục để nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân

- Đối với Tỉnh ủy và UBND tỉnh Quảng Bình

+ Tỉnh cần tăng cường hơn nữa vai trò, trách nhiệm của các cấp uỷ Ðảng, chính quyền địa phương, của cộng đồng xã hội và của chính bản thân người nghèo, hộ nghèo; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, thuyết phục tạo chuyển biến về nhận thức, làm cho người nghèo, hộ nghèo tự giác, chủ động vươn lên thoát nghèo, không trông chờ ỷ lại vào chế độ chính sách của Nhà nước

+ Ban cán sự Đảng Ủy ban nhân dân tỉnh tập trung chỉ đạo việc bình xét hộ nghèo và đánh giá chính xác tỷ lệ hộ nghèo của các huyện, thành, thị. Kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với người nghèo, hộ nghèo. Chỉ đạo các cơ sở, địa phương thực hiện một cách nghiêm túc việc phân loại hộ nghèo.

+ Làm tốt công tác xã hội hoá trong giảm nghèo: phát huy truyền thống tương thân tương ái; khuyến khích sự tham gia rộng rãi của Nhân dân, nhà doanh nghiệp, mạnh thường quân vào công tác an sinh xã hội; quan tâm, giúp đỡ, tạo điều kiện để người nghèo ở vùng sâu, vùng xa, hải đảo, vùng tập trung đông đồng bào dân tộc được tiếp cận giáo dục, y tế, khoa học, văn hoá…

- Đối với Huyện ủy và UBND huyện Minh Hóa

+ Chính quyền địa phương thường xuyên bám sát cơ sở theo dõi, phân loại, xác định nguyên nhân nghèo để có biện pháp hỗ trợ, giúp đỡ thiết thực.

+ Củng cố, nâng cao vai trò của các hội, đoàn thể, lực lượng làm công tác giảm nghèo đặc biệt là các tổ, nhóm, cộng tác viên. Chú trọng bồi dưỡng, đào tạo nâng cao trình độ, năng lực quản lý, điều hành của ban chỉ đạo, bộ phận làm công tác giảm nghèo.

+ Chỉ đạo các xã, phường, thị trấn thực hiện nghiêm túc quy trình điều tra, rà soát, bình xét hộ nghèo theo quy định; đồng thời, tăng cường kiểm tra, giám sát kết quả bình xét hộ nghèo, hộ cận nghèo; phân công và gắn trách nhiệm đối với đồng chí cấp ủy phụ trách địa bàn, cơ sở; có biện pháp xử lý nghiêm vi phạm đối với cán bộ, đảng viên, người được giao nhiệm vụ trong việc điều tra, rà soát, bình xét hộ nghèo không đúng quy định thuộc địa bàn phụ trách.

+ Thực hiện quản lý, điều hành các chương trình giảm nghèo hiệu quả tránh sự chồng chéo gây lãng phí và tạo kẽ hở gây thất thoát các nguồn vốn đấu tư.

+ Khẳng định rõ công tác giảm nghèo cho các hộ nông dân là sự nghiệp chung của toàn Đảng, toàn dân, là trách nhiệm chung của các cấp chính quyền ở địa phương. Là nhiệm vụ quan trọng trong công tác xây dựng kế hoạch và thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của toàn huyện.

+ Củng cố và tăng cường hiệu quả của đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo, có sự phân cấp rõ ràng, đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo phải hiểu rõ các nhiệm vụ và có năng lực thực sự, có tâm huyết với công việc. Tránh tình trạng cán bộ đông nhưng hiệu quả công việc không có, đặc biệt tránh tình trạng bớt xén lợi dụng chức danh công việc biển thủ và làm thất thoát các nguồn vốn đầu tư, hỗ trợ cho các hộ nghèo. Thực hiện nghiêm việc bình xét hộ nghèo và kịp thời biểu dương, khen thưởng đối với địa phương, cơ sở, hộ gia đình thực hiện tốt chính sách về giảm nghèo và phấn đấu thoát nghèo bền vững.

+ Muốn công tác giảm nghèo đạt hiệu quả tối ưu nhất, tỷ lệ hộ nghèo giảm tuyệt đối không xảy ra tình trạng tái nghèo thì công tác giảm nghèo phải giải quyết

vấn đề cốt lõi là ở các hộ dân. Xóa bỏ tư tưởng ỷ lại, không muốn thoát nghèo chỉ trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước, không chủ động vươn lên nhằm đưa hộ của mình thoát nghèo một cách ổn định.

Để thực hiện được điều này Đảng bộ và các cấp chính quyền của huyện Minh Hóa phải nỗ lực rất nhiều trong công tác nâng cao trình độ dân trí cho các hộ dân, nhất là các hộ dân ở các xã biên giới, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Ở những vùng này nhận thức của người dân về giảm nghèo hầu như chưa có. Ý thức, trách nhiệm về cuộc rất thấp, tư tưởng sống tạm bợ qua ngày còn nhiều.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Đinh Thị Nguyệt Anh (2012), Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư công cho xoá đói giảm nghèo tại tỉnh Bắc Kạn, Luận văn thạc sỹ kinh tế, trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh, Đại học TháiNguyên.

2. Lê Hữu Ảnh (1998), Sự phân hóa giàu nghèo trong quá trình biến đổi xã hội nông thôn, Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội.

3. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2003), Cơ sở khoa học và thực tiễn để từng bước đưa chuẩn nghèo của Việt Nam hoà nhập chuẩn nghèo Khu vực và Quốc tế.

4. Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội (2009), Nhìn lại quá khứ đối mặt thách thức mới, Đánh giá giữa kỳ Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo giai đoạn 2006-2008.

5. Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội (2015) quyết định số 59/2015 về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016

– 2020

6. Chi cục Thống kê huyện Minh Hóa (2016), Niên giám Thống kê huyện Minh Hóa 2013-2016

7. Chính phủ (2008), Nghị quyết số 30/NQ- CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững.

8. Chính phủ (2011), Nghị quyết số 80/NQ- CP ngày 19/5/2011 của Chính phủ về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011 đến năm 2020.

9. Chính phủ Quyết định số 1722/QĐ/TTG; phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020.

10. Đỗ Kim Chung (2011), Phương pháp khoa học trong thực hiện Luận văn

Tiến sĩ Kinh tế, Bài giảng dành cho Nghiên cứu sinh.

11. Nguyễn Sinh Cúc (2000), Những thành tựu nổi bật của nông nghiệp nước ta, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế số 260.

12. Nguyễn Thị Hằng (1997), Vấn đề xóa đói giảm nghèo ở nông thôn nước ta hiện nay, Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

13. Nguyễn Thị Hương (2015) Giải pháp giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân trên địa bàn huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên, Luận văn Thac sĩ kinh tế, trường Đại học kinh tế và quản trị kinh doanh, Đại học Thái Nguyên.

14. Tăng Văn Khiên (2003), Lý thuyết điều tra chọn mẫu, Nhà xuất bản Thống kê.

15. Trương Thu Hương (2011), Nghiên cứu giải pháp triển khai có hiệu quả chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững trên địa bàn huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn, Luận văn thạc sĩ kinh tế, trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh, Đại học Thái Nguyên.

16. Nguyễn Văn Tiêm (1993), Giàu nghèo trong nông thôn hiện nay, Nhà xuất Bản Nông nghiệp, Hà Nội.

17. Lê Đình Thắng (1993), Phát triển kinh tế hộ theo hướng sản xuất hàng hóa, Nhà Xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

18. Hồ văn Thông (2000), Bài giảng Chính trị học, Học Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia.

19. Thủ tướng Chính phủ (2004), Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam,

Quyết định số 153/2004/QĐ-TTg ngày 17 tháng 8 năm 2004.

20. Thủ tướng Chính phủ (2007), Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo giai đoạn 2006 - 2010, Quyết định số 20/2007/QĐ-TTg ngày 05/02/2007.

21. Thủ tướng Chính phủ (2012), Thực hiện phát triển bền vững ở Việt nam, Báo cáo quốc gia tại Hội nghị cao cấp của Liên hợp quốc về Phát triển bền vững (Rio+20), Hà Nội tháng 5 năm 2012.

22. UBND huyện huyện Minh Hóa (2017), Báo cáo thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu kinh tế - xã hội năm 2017.

23. UBND huyện Minh Hóa (2017), Báo cáo về kết quả giảm nghèo giai

đoạn 2015-2017.

24. Trần Đức Viên (1995), Nông nghiệp trên đất dốc, thách thức và tiềm

năng, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

25. Viện Khoa học xã hội Việt Nam (2011), Giảm nghèo ở Việt Nam: Thành tựu và thách thức, Nhà xuất bản Thế giới.

26. Vi Xuân Hòa (2016) Giảm nghèo ở huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An, Luận văn thạc sĩ Đại học kinh tế Huế.

Tài liệu tham khảo internet

27. Đại học Kinh tế quốc dân (2010), Nguyên nhân đói nghèo của Việt Nam và trên thế giới, http://old.voer.edu.vn/module/kinh-te/..., cập nhật ngày 20/5/2018

28. Đại học Kinh tế quốc dân (2010), Những kết quả xoá đói giảm nghèo trên thế giới và bài học kinh nghiệm, http://old.voer.edu.vn/module/kinh-te/ ..., cập nhật ngày 20/08/2010.

29. Đại học Kinh tế quốc dân (2010), Những quan niệm chung về đói nghèo, http://old.voer.edu.vn/module/kinh-te/..., cập nhật ngày 20/5/2018.

30. Giảm nghèo bền vững ở huyện miền núi Sơn Hà, www.nhandan.com.vn, cập nhật ngày 20/05/2018.

31. Thái Lan với chiến lược xóa đói giảm nghèo, www.nhandan.com.vn, truy cập ngày 20/5/2017.

32. Xóa đói giảm nghèo bền vững ở Quảng Trị , www.tapchicongsan.gov.vncập nhật ngày 20/5/2018.

33. https://vi.wipedia.org

Phụ lục 1

PHIẾU ĐIỀU TRA HỘ NÔNG DÂN


I. Thông tin chung về hộ Thôn:…………….Xã………………Huyện………………Tỉnh……………… 1. Họ và tên chủ hộ: ................................ Tuổi: …Giới tính: (nam/nữ)……….

- Trình độ văn hoá chủ hộ: …/…......; Dân tộc: .............

2. Tình hình nhân khẩu và lao động của hộ

Tổng số nhân khẩu:… người; Trong đó, nam: … người; nữ:.…người.

Số lao động chính:……người; Trong đó, nam: … người; nữ: .…người.

Số lao động phụ: ...người; Trong đó, LĐ trên tuổi:…người; LĐ dưới tuổi:

..người.

Phân loại hộ

Phân loại hộ theo ngành nghề:

- Hộ thuần nông: Hộ Lâm nghiệp: Hộ Nông Lâm kết hợp:

- Hộ Ngành nghề - DV: Hộ khác:............................................................

Phân loại hộ theo thu nhập

- Hộ khá: Hộ trung bình: Hộ cận nghèo: Hộ nghèo:

3. Những tài sản chủ yếu của hộ

Nhà ở và tài sản phục vụ sinh hoạt


STT

Tên Tài sản

Đơn vị

tính

Số lượng

Ước tính giá trị

(1000đ)

Ghi chú

1

Diện tích Nhà ở





2

Xe máy





3

Xe đạp





4

Ti vi





5

Tủ lạnh





6

Điện thoại





Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.

Nghiên cứu giảm nghèo của các hộ nông dân ở huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình - 14

Tài sản phục vụ sản xuất của hộ


STT

Tên Tài sản

Đơn vị

tính

Số lượng

Ước tính giá

trị (1000đ)

Ghi chú

1

Máy kéo





2

Máy cày





3

Máy bơm





4

Máy xay xát





5

Máy tuốt lúa





6

Diện tích chuồng trại





7

Cày





8

Bừa





9

Trâu bò cày kéo





10

Trâu bò sinh sản





11

Lợn nái





12

Tài sản khác





Thực trạng đất đai của hộ



STT


Loại đất

Diện tích (m2)

Tình trạng sử dụng


Ghi chú


Tổng diện tích đất




1

DT thổ cư




2

DT vườn tạp




3

DT đất nông nghiệp




3.1

DT cây lâu năm




3.2

DT cây hằng năm





- DT ruộng lúa





- DT nương dãy





- DT hoa màu





- DT đất khác




Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/10/2023