Đăk Nông, trong đó chủ yếu là nguồn vốn, nhân sự, mạng lưới ở khu vực nông nghiệp, nông thôn và (2) Dung hòa mâu thuẫn giữa Chi phí cho vay cao và Thu nhập mang lại thấp dẫn đến hiệu quả thu nhập từ cho vay hộ sản xuất cà phê không hiệu quả bằng cho vay các đối tượng kinh doanh thương mại, tiêu dùng đời sống.
Do đó, cần quán triệt thống nhất các quan điểm khi triển khai thực hiện giải pháp tín dụng NHNo & PTNT Đăk Nông đối với hộ sản xuất cà phê như sau:
Một là, tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê là hoạt động kinh doanh tiền tệ của NHTM theo cơ chế thị trường tại khu vực nông thôn. NHTM phải đi vay để cho vay, tìm kiếm lợi nhuận trên cơ sở chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động. Tuy nhiên, với vai trò của một doanh nghiệp thuộc sở hữu của nhà nước, bên cạnh mục tiêu lợi nhuận, giải pháp tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê của NHNo & PTNT phải gắn với mục tiêu giải quyết các vấn đề về nông nghiệp, nông dân và nông thôn, xây dựng nông thôn mới.
Hai là, khu vực nông nghiệp, nông thôn có nhiều khó khăn nội tại như cầu vốn sản xuất lớn, nhưng cung vốn huy động thấp, khó khăn nhiều mặt về đời sống kinh tế - xã hội, kết cấu hạ tầng cơ sở thiếu thốn; do đó, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp thuộc về chính sách nhà nước, hỗ trợ của dịch vụ công và nâng cao năng lực cho hộ sản xuất cà phê. Bên cạnh đó, NHNo & PTNT cần được hỗ trợ của chính sách về nguồn vốn lãi suất thấp, tạo điều kiện cho NHNo & PTNT đảm bảo vai trò là một NHTM chủ đạo và chủ lực đối với việc cung ứng vốn tín dụng cho khu vực nông nghiệp, nông thôn và hỗ trợ nông dân.
Ba là, hộ sản xuất cà phê là lực lượng lao động chủ yếu để sản xuất cà phê ở địa bàn nông thôn Đăk Nông, có nhu cầu cao về vốn để phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập; hoạt động sản xuất của hộ sản xuất cà phê là mắt xich quan trọng, là điểm khởi đầu chuỗi giá trị của ngành cà phê. Vốn tín dụng ngân hàng tham gia vào quá trình sản xuất cà phê phải gắn với quy hoạch phát triển ngành cà phê theo hướng sản xuất hàng hóa, tập trung quy mô lớn, hiệu quả và bền vững.
Bốn là, vốn tín dụng ngân hàng tham gia vào quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh của hộ sản xuất cà phê không những tạo ra hiệu quả về mặt tài chính, nâng cao thu nhập cho kinh tế hộ, mà còn góp phần tạo ra sự chuyển biến thay đổi bộ mặt của khu vực nông thôn, mang lại hiệu quả về mặt xã hội. Do đó, cần phải có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, nhất là các tổ chức chính trị - xã hội; đồng thời, NHNo & PTNT Đăk Nông cần phải tranh thủ sự ủng hộ, hỗ trợ của các tổ chức đoàn thể để đảm bảo nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tín dụng của ngân hàng và hộ sản xuất cà phê, nâng cao chất lượng tín dụng, mở rộng thị trường tín dụng, tăng khả năng tiếp cận vốn vay của hộ sản xuất cà phê.
4.1.3 Mục tiêu chủ yếu về giải pháp tín dụng đối với hộ sản xuất cà phê
Tín dụng đối với hộ sản xuất cà phê là một trong những giải pháp tồn tại trong hệ thống các giải pháp thuộc lĩnh vực hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT Đăk Nông. Bên cạnh đó, NHNo & PTNT Đăk Nông còn là chi nhánh trong hệ thống NHNo & PTNT Việt Nam; do đó, những mục tiêu đặt ra đối với giải pháp tín dụng đối với hộ sản xuất cà phê phải gắn với mục tiêu chung theo định hướng phát triển lâu dài của ngành và năng lực thực hiện, cũng như gắn với tình hình thực tiễn tại địa bàn Đăk Nông.
Ngoài những mục tiêu riêng được nghiên cứu ở phần hoàn thiện giải pháp cụ thể liên quan đến chính sách, dịch vụ công, ngân hàng và hộ sản xuất cà phê, mục tiêu chủ yếu của giải pháp tín dụng đối với hộ sản xuất cà phê được xác định là các nội dung: (1) Mục tiêu về nguồn vốn huy động; (2) Mục tiêu về dư nợ cho vay và
(3) Mục tiêu về số lượng hộ sản xuất cà phê vay vốn (Bảng 4.1).
- Mục tiêu về nguồn vốn huy động
Nguyên nhân chính dẫn đến hiệu quả cho vay hộ sản xuất cà phê thấp hơn cho vay các đối tượng khác là lãi suất cho vay hộ sản xuất cà phê thuộc đối tượng nông nghiệp, nông thôn phải áp dụng lãi suất thấp theo chính sách. Do đó, muốn đảm bảo hiệu quả tài chính, NHNo & PTNT Đăk Nông phải thực hiện tăng tỷ trọng nguồn vốn huy động lãi suất thấp trong tổng số nguồn vốn huy động.
Với mục tiêu nguồn vốn huy động đến năm 2020 mỗi năm tăng 17% và tỷ trọng cho vay nông nghiệp nông thôn chiếm 55% trong tổng dư nợ theo Đề án mở rộng và nâng cao hiệu quả đầu tư vốn cho nông nghiệp, nông dân và nông thôn định hướng đến năm 2020 của NHNo & PTNT Việt Nam (2009), thì mục tiêu vốn huy động lãi suất thấp tối thiểu phải đạt tỷ trọng 55% so với tổng nguồn vốn huy động; tương quan về mặt tốc độ tăng trưởng, vốn huy động lãi suất thấp năm 2015 tăng lên tổi thiểu phải đạt tỷ trọng 35,5%.
Bảng 4.1 Mục tiêu chủ yếu về giải pháp tín dụng đối với hộ sản xuất cà phê
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2015 (%)
Năm 2020 (%)
1. Nguồn vốn huy động tỷ đồng | 1.996 | 6.786 |
Tỷ trọng vốn huy động lãi suất thấp so với % | 35,5 | 55,0 |
2. Dư nợ cho vay hộ sản xuất cà phê tỷ đồng | 1.050 | 2.113 |
- Tỷ trọng dư nợ cho vay hộ sản xuất cà % | 20,0 | 20,0 |
- Tỷ trọng dư nợ cho vay trung hạn % | 30,0 | 45,0 |
3. Số lượng hộ sản xuất cà phê vay vốn hộ Tỷ trọng số lượng hộ sản xuất cà phê được vay vốn so với tổng số hộ gia đình, cá nhân % | 21.009 28,6 | 42.257 41,1 |
Có thể bạn quan tâm!
- Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hoạt Động Tín Dụng Của Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Tỉnh Đăk Nông Đối Với Hộ Sản Xuất Cà Phê
- Đánh Giá Hoạt Động Khuyến Nông Của Tỉnh Đăk Nông
- Đánh Giá Việc Thực Hiện Giải Pháp Tín Dụng Của Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Đăk Nông Đối Với Hộ Sản Xuất Cà Phê
- Nhno & Ptnt Trong Mô Hình Sản Xuất Lớn Cà Phê
- Giải Pháp Đối Với Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Tỉnh
- Đẩy Mạnh Việc Cấp Chứng Nhận Quyền Sử Dụng Đất
Xem toàn bộ 223 trang tài liệu này.
tổng nguồn vốn huy động
phê so với tổng dư nợ cho vay
ở nông thôn
Nguồn: Tác giả luận án
- Mục tiêu về dư nợ cho vay hộ sản xuất cà phê
Với phương hướng đã xác định tốc độ tăng trưởng tổng dư nợ tín dụng bình quân 15%/năm và chính sách cho vay hộ sản xuất cà phê của NHNo & PTNT Đăk Nông không thay đổi, tỷ trọng cho vay hộ sản xuất cà phê giữ vững ở mức ~20% so với tổng dư nợ cho vay, thì dư nợ cho vay hộ sản xuất cà phê đến năm 2015 là 1.050 tỷ đồng, đến năm 2020 là 2.113 tỷ đồng. Nguồn vốn cho vay đáp ứng mức dư nợ tăng lên này chủ yếu từ nguồn huy động lãi suất thấp thông qua hoạt động huy động trong dân cư, các tổ chức kinh tế thông qua hoạt động thanh toán, phát triển dịch vụ ngân hàng ở khu vực nông thôn.
Tỉnh Đăk Nông đang trong quá trình thực hiện quy hoạch lại ngành sản xuất cà phê, chặt bỏ những vườn cà phê phát triển tự phát ở những vùng không phù hợp về
điều kiện sinh thái, thực hiện tái canh lại vuồn cà phê giá cỗi kém năng suất, chuyển đổi giống mới... Đồng nghĩa với việc dư nợ cho vay vốn tín dụng trung hạn của NHNo & PTNT Đăk Nông phải được bổ sung, đạt tỷ trọng ngày càng cao so với tổng dư nợ cho vay hộ sản xuất cà phê.
- Mục tiêu về số lượng hộ sản xuất cà phê vay vốn
Nhu cầu vay vốn của hộ sản xuất cà phê ở Đăk Nông đã được xác định là rất cao: có đến 80,5% hộ sản xuất cà phê cần vay ngân hàng, với 92,9% là hộ sản xuất cà phê có diện tích cà phê dưới 3 ha, cho thấy trong tương lai cần phải đẩy mạnh hơn nữa số lượng hộ sản xuất cà phê vay vốn.
Năm 2011, dư nợ cho vay bình quân ở mức 153,2 triệu đồng/hộ sản xuất cà phê, trong khi đó, theo Đề án mở rộng và nâng cao hiệu quả đầu tư vốn cho nông nghiệp, nông dân và nông thôn định hướng đến năm 2020 của NHNo & PTNT Việt Nam (2009) thì đến năm 2020, hệ thống NHNo & PTNT Việt Nam phấn đấu cho vay dư nợ bình quân hộ gia đình, cá thể ở khu vực nông nghiệp, nông thôn mức 50 triệu đồng/hộ. Thực hiện mục tiêu trên, số lượng hộ sản xuất cà phê được vay vốn NHNo & PTNT Đăk Nông năm 2015 là 21.009 hộ, tương đương 28,1% so với tổng số hộ sản xuất cà phê; năm 2020 là 42.257 hộ, tương đương 56,3% so với tổng số hộ sản xuất cà phê ở Đăk Nông.
Nghĩa là, NHNo & PTNT Đăk Nông cần chuyển hướng đầu tư vốn tín dụng tập trung nhiều hơn nữa cho hộ sản xuất cà phê có diện tích canh tác nhỏ hơn 3 ha, đối tượng hộ sản xuất cà phê có quy mô diện tích cà phê phổ biến ở Đăk Nông. Với tỷ trọng dư nợ cho vay hộ sản xuất cà phê so với tổng dư nợ không đổi, nhưng do chuyển đổi mục tiêu đầu tư vốn từ hộ sản xuất cà phê có diện tích canh tác lớn sang hộ sản xuất cà phê có diện tích canh tác nhỏ; do đó, trên thực tế NHNo & PTNT Đăk Nông sẽ phải tích cực hơn trong việc thực hiện giải pháp này.
4.2 Hoàn thiện giải pháp tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đăk Nông đối với hộ sản xuất cà phê
Nhiệm vụ của việc hoàn thiện giải pháp tín dụng là phải hóa giải những xung
đột, những mâu thuẫn, đảm bảo dung hòa các lợi ích, trên cơ sở những thế mạnh,
những tiềm năng chưa được quan tâm khai thác của NHNo & PTNT Đăk Nông. Do đó, việc hoàn thiện các giải pháp tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê cần triển khai trên nhiều phương diện: Từ NHNo & PTNT Đăk Nông, từ hộ sản xuất cà phê, từ cung cấp dịch vụ công và hoàn thiện chính sách nhà nước.
4.2.1 Hoàn thiện các chính sách nhà nước
Hiện tại, trình độ phát triển kinh tế thị trường nước ta vẫn còn đang trong quá trình hoàn thiện; khu vực nông nghiệp, nông thôn phát triển ở trình độ thấp, cần được tăng cường đầu tư, hỗ trợ để phát triển kịp với các ngành khác, khu vực khác; người nông dân luôn ở vị thế yếu trong nền kinh tế, nguyên liệu đầu vào cho sản xuất, sản phẩm sản xuất ra tiêu thụ chịu áp lực rủi ro lớn từ thị trường. Do đó, chính sách nhà nước nói chung, cần xác định nguyên tắc hỗ trợ để giảm bớt khó khăn cho khu vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân trong nền kinh tế thị trường.
4.2.1.1 Chính sách điều hành lãi suất
Nông nghiệp là một ngành kinh tế quan trọng, bên cạnh khả năng tạo việc làm, thì giá trị đóng góp của nông nghiệp vào GDP nước ta luôn có tỷ trọng lớn. Trong những năm qua, với việc ban hành các chính sách hỗ trợ, khu vực nông nghiệp, nông thôn đã có cải thiện và chuyển biến tích cực về kinh tế - xã hội. Tuy nhiên với hậu quả của thiên tai, dịch bệnh, kinh tế thị trường phát triển thiếu đồng bộ làm cho ngành sản xuất nông nghiệp và nông thôn nước ta luôn phải đối mặt với những khó khăn, thách thức như năng suất và chất lượng nông sản thấp, kỹ thuật canh tác, thu hoạch, chế biến còn thô sơ, chưa thể chủ động trước diễn biến thời tiết, khó khăn lớn về hạ tầng nông thôn, sự ép của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường làm cho thu nhập từ sản xuất nông nghiệp ở mức thấp. Bên cạnh đó, khu vực nông thôn có đến 90% người nghèo sinh sống, tương đương với ba phần tư dân số nước ta ở khu vực nông thôn và phần lớn dân cư ở nông thôn sinh sống bằng sản xuất nông nghiệp (World Bank, 2011).
Chủ trương giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân đã xác định tạo điều kiện để nông dân tham gia đóng góp và hưởng lợi nhiều hơn trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; đồng thời, cần xây dựng các
vùng sản xuất cây công nghiệp, các vùng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu, góp phần giải quyết khó khăn, nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư vùng nông thôn.
Trên cơ sở đó, chính sách nhà nước về điều hành lãi suất cần quy định giữ vững nguyên tắc lãi suất cho vay khu vực nông nghiệp, nông thôn luôn thấp hơn lãi suất cho vay khu vực khác, ngành khác.
Chính sách ưu đãi về lãi suất thấp đối với khu vực nông nghiệp, nông thôn áp dụng cả trong điều kiện hoàn cảnh nền kinh tế vĩ mô ổn định, không chỉ mang tính chất kích cầu như trong giai đoạn 2008 - 2011. Kinh nghiệm thực tiễn của Ấn Độ và Ethiopia về lãi suất cho vay sản xuất nông nghiệp là áp dụng lãi suất cố định và thấp hơn lãi suất cơ bản là bài học đáng quý trong điều hành chính sách lãi suất.
Cơ sở nền tảng cho việc áp dụng lãi suất thấp đối với khu vực nông nghiệp, nông thôn là ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định giá trị đồng tiền, nhất là thanh khoản của hệ thống NHTM luôn đảm bảo, không phải chạy đua lãi suất huy động vốn để duy trì thanh khoản. Bởi vì, trong trường hợp phải huy động lãi suất cao để đảm bảo thanh khoản, vốn huy động để cho vay có lãi suất cao, dẫn đến các NHTM sẽ cân đối hiệu quả sử dụng vốn tín dụng, hạn chế cho vay lãi suất thấp, rất khó khăn khi thực hiện chính sách điều hành lãi suất thấp cho nông nghiệp, nông thôn.
Mặt khác, khu vực nông thôn có nhu cầu vốn tín dụng luôn ở mức cao, nhưng vốn tích lũy thấp, dẫn đến nguồn vốn huy động tại chỗ rất hạn chế. Để đảm bảo đủ nguồn vốn huy động để cho vay nông nghiệp, nông thôn với lãi suất thấp, NHNo & PTNT phải điều hòa nguồn vốn huy động từ khu vực đô thị. Bên cạnh những khó khăn về huy động vốn, thì chi phí hoạt động tín dụng khu vực nông thôn cao do nhiều món vay nhỏ lẻ, địa bàn hoạt động cho vay rộng lớn, nhất là ở các vùng chuyên canh cà phê. Những vấn đề trên dẫn đến hiệu quả hoạt động kinh doanh tiền tệ, tín dụng ngân hàng ở khu vực nông thôn không hiệu quả bằng khu vực đô thị.
Chỉ khi đời sống kinh tế - xã hội nông nghiệp, nông thôn được nâng cao, kinh doanh thương mại phát triển, tích lũy từ khu vực nông nghiệp, nông thôn tăng lên, tín dụng ngân hàng có điều kiện phát triển, các ngân hàng mới có điều
kiện kinh doanh hiệu quả tại khu vực nông nghiệp, nông thôn. Do đó, để đảm bảo cho chính sách điều hành lãi suất với nguyên tắc lãi suất cho vay khu vực nông nghiệp, nông thôn có mức thấp đạt hiệu quả cao, cần thực hiện đồng bộ những giải pháp chủ yếu sau:
- Tăng cường đầu tư công vào khu vực nông nghiệp, nông thôn. Trước hết, cần phải xác định khu vực nông nghiệp, nông thôn là khu vực cần ưu tiên, nên bên cạnh việc tập trung xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ như giao thông, thủy lợi cần quan tâm đầu tư vào lĩnh vực phát triển dịch vụ y tế và phúc lợi xã hội.
- Đổi mới chế độ ưu đãi, khuyến khích đầu tư và cơ chế quản lý đầu tư nhằm lôi kéo và thu hút đầu tư vào khu vực nông nghiệp, nông thôn các thành phần kinh tế hoạt động trong các ngành, lĩnh vực có công nghệ tiên tiến, hiện đại. Cần quy hoạch các khu công nghiệp ở các vùng nông thôn sản xuất nguyên liệu tập trung như các vùng chuyên canh cà phê.
Song song với việc khuyến khích các NHTM tự cân đối điều hòa nguồn vốn đầu tư vốn tín dụng, chuyển hướng kinh doanh tiền tệ, tín dụng sang khu vực nông thôn, nhà nước cần có chính sách: (1) Tăng cường bổ sung nguồn vốn lãi suất thấp để NHNo & PTNT bảo toàn vốn kinh doanh khi cho vay khu vực nông nghiệp, nông thôn; (2) Ưu tiên bố trí các nguồn vốn tài trợ quốc tế, chuyển giao việc thực hiện các dự án phát triển nông thôn sang cho NHNo & PTNT thực hiện. Đây là cơ sở quan trọng cho việc triển khai chính sách điều hành lãi suất ưu đãi cho khu vực nông nghiệp, nông thôn đi vào thực chất và đạt hiệu quả cao.
4.2.1.2 Chính sách phát triển cà phê
Đối với nước ta, cà phê là ngành sản xuất ra nông sản phẩm chủ yếu để xuất khẩu, sản phẩm tiêu thụ trong nước tuy có tăng trong những năm gần đây nhưng tỷ trọng tiêu dùng nội địa vẫn còn ở mức khiêm tốn. Nhiều năm qua, kim ngạch xuất khẩu cà phê ngày càng tăng, chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước; do đó, chính sách của nhà nước về phát triển cà phê góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, thông qua việc cân bằng kim ngạch xuất nhập khẩu.
Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, ngành cà phê nước ta có các hạn chế như: Ngành cà phê tăng trưởng cao nhưng lại thiếu ổn định và bền vững, luôn tiềm ẩn khá nhiều rủi ro trước biến động của tự nhiên và thị trường, sức cạnh tranh của cà phê xuất khẩu ở mức thấp, chuỗi giá trị của ngành hàng cà phê chưa có sự gắn kết chặt chẽ. Việc chậm trễ trong công tác quy hoạch phát triển ngành cà phê thời gian qua, dẫn đến ngành cà phê phát triển tự phát, chạy theo lợi nhuận trước mắt, diện tích cà phê tăng trưởng lớn, nhưng năng suất thấp, kém hiệu quả, xuất hiện tình trạng phá rừng tràn lan, phát triển diện tích cà phê nhưng không tính đến điều kiện sinh thái như thổ nhưỡng, khí hậu, nguồn nước.
Do đó, thực hiện chính sách phát triển cà phê bền vững, trước hết là cần quy hoạch lại ngành sản xuất cà phê, thúc đẩy quá trình phát triển cà phê bền vững nhanh chóng đi vào đời sống sản xuất của hộ sản xuất cà phê, nhất là ở các vùng trọng điểm sản xuất cà phê như Đăk Nông.
Liên quan giải pháp cung ứng vốn cho hộ sản xuất cà phê thông qua kênh tín dụng ngân hàng, chính sách phát triển cà phê cần quan tâm thực hiện một số nội dung sau đây:
(1) Nhà nước cần có giải pháp đẩy mạnh triển khai phát triển sản xuất cà phê bền vững, phát triển theo mô hình sản xuất lớn theo đúng quy hoạch về ngành cà phê. Ngoài các vấn đề về quy trình, công nghệ sản xuất, tuyển chọn giống, đầu tư hạ tầng cơ sở như thủy lợi, giao thông, hỗ trợ công nghệ chế biến... cần quan tâm ưu tiên tổ chức liên kết các chủ thể trong chuỗi giá trị ngành cà phê: Người sản xuất - Doanh nghiệp thu mua - Doanh nghiệp chế biến - Doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu theo mô hình sản xuất lớn. Lúc đó, ngân hàng có điều kiện triển khai cho vay, thanh toán khép kín, đảm bảo an toàn, hiệu quả, rút ngắn thời gian luân chuyển vốn tiền tệ trong hệ thống ngành hàng cà phê theo mô hình sản xuất lớn (Sơ đồ 4.1).
Trong mô hình sản xuất lớn cà phê, hộ sản xuất cà phê có vai trò trung tâm, bởi chức năng sản xuất ra sản phẩm, khởi nguồn của chuỗi giá trị ngành cà phê. Với mối liên kết chặt chẽ với các thành phần khác như doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vật