mua cà phê năm 2010 tăng dần, hiện tượng tăng giá này kéo dài đến hết năm 2011. Sư tăng giá của nông sản cà phê trên thị trường trong năm 2011 là nguyên nhân chính làm tăng tự phát hơn 4.500 ha cà phê tại Đăk Nông, do nông dân thấy sản xuất cà phê có lợi hơn trồng các loại cây khác (xem Bảng 2.2).
(1.000đ/kg)
(thời gian)
Nguồn: Sở Công Thương Đăk Nông
Biểu đồ 3.7 Diễn biến giá cà phê thị trường Đăk Nông
Có thể bạn quan tâm!
- Kết Quả Cho Vay Hộ Sản Xuất Cà Phê Theo Bình Quân Dư Nợ Hộ
- Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hoạt Động Tín Dụng Của Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Tỉnh Đăk Nông Đối Với Hộ Sản Xuất Cà Phê
- Đánh Giá Hoạt Động Khuyến Nông Của Tỉnh Đăk Nông
- Mục Tiêu Chủ Yếu Về Giải Pháp Tín Dụng Đối Với Hộ Sản Xuất Cà Phê
- Nhno & Ptnt Trong Mô Hình Sản Xuất Lớn Cà Phê
- Giải Pháp Đối Với Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Tỉnh
Xem toàn bộ 223 trang tài liệu này.
Những phân tích, đánh giá và nhận định về tình hình dư nợ cho vay hộ sản xuất cà phê dưới tác động của chính sách điều hành lãi suất (phần 3.3.4.1), chứng minh chính sách về lãi suất và dư nợ vay vốn của hộ sản xuất cà phê diễn biến thuận chiều khi lãi suất biến động lớn, chưa rõ chiều diễn biến khi lãi suất biến động biên độ thấp. Sau khi nghiên cứu về chính sách mua tạm trữ tác động làm tăng giá cà phê, kết hợp nghiên cứu biểu đồ 3.7 và biểu đồ 3.6, đã cho thấy: Dư nợ cho vay hộ sản xuất cà phê chịu ảnh hưởng lớn từ các chính sách về lãi suất và chính sách về giá cà phê; trong đó, chính sách về giá cà phê ảnh hưởng và chi phối mạnh mẽ nhất.
Ngoài ra, trong năm 2010, nhà nước đã ban hành chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch (Chính phủ, 2010 e). Tuy nhiên, đến cuối năm 2011 chưa phát sinh khoản cho vay này tại NHNo & PTNT Đăk Nông. Nguyên nhân của vấn đề này là do các loại máy móc, thiết bị, nông cụ nói chung, không được nông dân Đăk Nông ưa chuộng vì giá cả cao hơn các loại khác có cùng tính năng. Bên cạnh đó, hầu hết
hộ sản xuất cà phê ở Đăk Nông không có nhu cầu xây nhà kho và sân phơi với quy mô lớn như quy định.
3.4 Đánh giá việc thực hiện giải pháp tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đăk Nông đối với hộ sản xuất cà phê
Tình hình triển khai, thực hiện giải pháp tín dụng của NHNo & PTNT Đăk Nông trong giai đoạn 2008 – 2011, được đánh giá khái quát như sau:
3.4.1 Về ưu điểm
Đăk Nông là tỉnh mới được tái lập năm 2004, trong điều kiện môi trường tồn tại nhiều khó khăn về kinh tế - xã hội, NHNo & PTNT Đăk Nông đã nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ. Việc triển khai thực hiện giải pháp tín dụng của NHNo & PTNT Đăk Nông đối với hộ sản xuất cà phê trong giai đoạn 2008 – 2011, có một số ưu điểm như sau:
(1) NHNo & PTNT Đăk Nông có xác định nhu cầu vốn vay của hộ sản xuất cà phê theo thời vụ;
(2) Thực hiện tốt giải pháp tăng trưởng vốn huy động để bổ sung nguồn vốn cho vay của ngân hàng;
(3) Việc thực hiện chính sách cho vay: Đối tượng cho vay, điều kiện vay vốn, mức cho vay, lãi suất cho vay, thời hạn cho vay, quy trình cho vay và phương thức cho vay hộ sản xuất cà phê luôn được NHNo & PTNT Đăk Nông áp dụng theo đúng quy định cho vay;
(4) Áp dụng cho vay tiếp đến hộ sản xuất cà phê 100% món vay, đảm bảo an toàn, tích cực trong việc mở rộng mạng lưới giao dịch;
(5) Chất lượng tín dụng của dư nợ cho vay hộ sản xuất cà phê đảm bảo; không phát sinh tồn đọng lớn về dư nợ cho vay
(6) Kết quả cho vay hộ sản xuất cà phê của hộ sản xuất cà phê tăng trưởng cả về số dư nợ cho vay và số hộ sản xuất cà phê vay vốn; hộ sản xuất cà phê sử dụng vốn vay hiệu quả, có thu nhập từ vốn đi vay.
3.4.2 Những tồn tại, hạn chế
Bên cạnh những ưu điểm, việc triển khai thực hiện giải pháp tín dụng đối với hộ sản xuất cà phê của NHNo & PTNT Đăk Nông có những tồn tại, hạn chế cần được khắc phục như trình bày tại Bảng 3.32.
Bảng 3.32 Tồn tại và hạn chế của việc thực hiện giải pháp tín dụng đối với hộ sản xuất cà phê
Nội dung Hạn chế, tồn tại Nguyên nhân Hậu quả
1. Xác định nhu cầu vay vốn của hộ sản xuất cà phê
2. Huy động vốn để
cho vay
3. Chính sách cho vay
Chưa xác định tổng thể nhu cầu vay vốn trên địa bàn và mức vốn tín dụng cần vay ngân hàng của hộ sản xuất cà phê
Cơ cấu vốn huy động lãi suất cao chiếm tỷ trọng lớn
Không có chiến lược cụ thể về cho vay đối tượng hộ sản xuất cà phê
- Do tập trung đảm bảo thanh khoản của ngân hàng trong giai đoạn kinh tế lạm phát
- Chưa mở rộng dịch vụ thanh toán ở nông thôn
Không quản lý tốt kế hoạch kinh doanh
Chênh lệch lãi suất thấp, thu nhập thấp khi cho vay nông nghiệp, nông thôn. Cho vay hộ sản xuất cà phê kém hiệu quả, không bằng cho vay các ngành, đối tượng khác
a. Đối tượng cho vay Chưa phân biệt đối tượng cho
vay hộ sản xuất cà phê theo đa dạng hóa thu nhập
b. Bảo đảm nợ vay - Cho vay không đảm bảo có tỷ
trọng thấp
- Không thực hiện cho vay tín chấp
c. Thời hạn cho vay Thời hạn thu lãi không đúng với
chu kỳ sản xuất
Chưa có chính sách cụ thể về giải pháp phân loại thu nhập của hộ sản xuất cà phê khi cho vay
- Không tổ chức chấm điểm, phân loại hộ sản xuất cà phê
- Chưa quan tâm phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội
Do nhận định cần thu lãi nhiều kỳ để kiểm soát sử dụng vốn vay
Xác định thời hạn thu lãi không đúng với tình hình thu nhập của hộ sản xuất cà phê
Hạn chế mở rộng cho vay
Lãi suất thực tế vượt so với lãi suất đã thỏa thuận trên hợp đồng tín dụng
d. Quy trình cho vay Quy trình, thủ tục còn rườm rà Phương thức cho vay chưa đa
dạng để phù hợp với đặc điểm tín dụng đối với hộ sản xuất cà phê
Gây ra hiện tượng quá tải trong quá trình cho vay thu nợ, hạn chế mở rộng cho vay
e. Phương thức cho vay Chỉ áp dụng mỗi phương thức
cho vay từng lần cho sản xuất cà phê
Theo quy định cho vay của NHNo & PTNT Việt Nam
Thủ tục rườm rà, thực hiện đối phó về mặt thủ tục, gây ra hiện tượng quá tải
Nội dung Hạn chế, tồn tại Nguyên nhân Hậu quả
4. Tiếp cận và giải ngân
a. Tổ chức mạng lưới Một số địa bàn chưa có điểm
giao dịch
Khó khăn về quy chế mở và hiệu quả hoạt động
Hạn chế mở rộng tín dụng và tiếp cận khách hàng, hộ sản xuất cà phê vay vốn
b. Cho vay thông qua tổ vay vốn
Không áp dụng Không tranh thủ sự hỗ trợ của các tổ chức chính trị - xã hội
Số lượng món vay nhỏ lẻ quá lớn, quá tải, không kiểm tra vốn vay đầy đủ
c. Cho vay thông qua doanh nghiệp
Không áp dụng cho vay thông qua doanh nghiệp chế biến, kinh doanh cà phê
Quy định cho vay của NHNo & PTNT Việt Nam không cho phép
Số lượng món vay nhỏ lẻ quá lớn, nhân sự quá tải, không kiểm tra sử dụng vốn vay đầy đủ
5. Quản lý nợ, thu hồi vốn vay, xử lý rủi ro
a. Chấm điểm, phân loại hộ sản xuất cà phê
Chưa thực hiện Khó khăn về nhân lực và công nghệ
Hạn chế cho vay không cần tài sản đảm bảo nợ vay
b. Kiểm tra, giám sát món vay
6. Kết quả, hiệu quả đối với ngân hàng
Thực hiện kiểm tra giám sát sử dụng vốn vay không đầy đủ
Số hộ vay vốn còn thấp, chưa theo vùng sinh thái, hiệu quả thấp hơn cho vay đối tượng khác
Số lượng món vay quá lớn; mạng lưới, nhân sự mỏng
Không áp dụng cho vay qua tổ, trình độ kế hoạch còn hạn chế, chênh lệch lãi suất thấp, chi phí cho vay cao
- Tăng chi phí trích lập dự phòng rủi ro cụ thể vì phát sinh nợ quá hạn cao
- Chất lượng vốn tín dụng hộ sản xuất cà phê chỉ đạt mức trung bình
Chỉ có 10% hộ sản xuất cà phê được vay, tăng mạnh ở vùng tương đối phù hợp phát triển cà phê
Nguồn: Tác giá luận án
TÓM TẮT CHƯƠNG 3
1. Thực trạng tình hình thực hiện giải pháp tín dụng của NHNo & PTNT Đăk Nông đối với hộ sản xuất cà phê bao gồm các nội dung như sau:
Với nhu cầu vốn tín dụng để sản xuất cà phê trên địa bàn rất cao, 80,5% hộ gia đình có nhu cầu vay vốn ngân hàng, với 58,5% chi phí sản xuất cà phê, việc thực hiện giải pháp tín dụng của NHNo & PTNT Đăk Nông đối với hộ sản xuất cà phê đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận như sau: (1) Vốn huy động vốn đạt tốc độ tăng trưởng cao; (2) Áp dụng lãi suất cho vay phù hợp với chính sách hỗ trợ nông nghiệp, nông thôn; (3) Tích cực mở rộng mạng lưới ngân hàng bao phủ 100% địa bàn toàn tỉnh; (4) Tình hình phân loại nợ, xử lý rủi ro cho thấy vốn tín dụng cho vay hộ sản xuất cà phê đảm bảo chất lượng, an toàn.
Tuy nhiên, việc thực hiện chính sách cho vay thông qua tình hình thực tiễn một số nội dung còn những bất cập: (1) Vốn huy động lãi suất cao có tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn; (2) Việc vận dụng nội dung chính sách cho vay vào tình hình thực tiễn cho vay hộ sản xuất cà phê còn nhiều bất cập, chưa phù hợp: Phương thức cho vay áp dụng chưa đa dạng để phù hợp với đặc điểm tín dụng đối với hộ sản xuất cà phê; Hình thức cho vay hộ sản xuất cà phê còn gò bó trong cho vay trực tiếp; Việc kiểm tra sau khi cho vay còn buông lỏng; Tuy nợ xấu thấp nhưng tình hình nợ quá hạn vẫn cao và biến động lớn, bất ổn, cho thấy chất lượng tín dụng ở mức trung bình; Việc quản lý kế hoạch kinh doanh chưa phù hợp với trực tiễn nhu cầu vay vốn của từng vùng sinh thái.
Kết quả thực hiện giải pháp tín dụng của NHNo & PTNT Đăk Nông đối với hộ sản xuất cà phê cho thấy: (1) Thu nhập của ngân hàng từ cho vay hộ sản xuất cà phê còn thấp so với cho vay các đối tượng khác trên địa bàn; (2) Chưa mở rộng tín dụng đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn của hộ sản xuất cà phê.
3- Tình hình thực trạng cho vay hộ sản xuất cà phê của NHNo & PTNT Đăk Nông do 4 nhóm nhân tố ảnh hưởng sau đây:
(1) Đối với ngân hàng: Năng lực của cán bộ ngân hàng; chính sách và phương thức cho vay của ngân hàng; Hệ thống tổ chức mạng lưới và trình độ lập kế hoạch kinh doanh của ngân hàng. (2) Đối với hộ sản xuất cà phê: Năng lực của chủ hộ, tài sản và khả năng thế chấp của hộ và sự tham gia liên kết của hộ sản xuất cà phê. (3) Dịch vụ công: Công tác khuyến nông, thủy lợi, bảo vệ thực vật và anh ninh đồng ruộng. (4) Chính sách nhà nước: Chính sách điều hành lãi suất, chính sách phát triển cà phê và chính sách hỗ trợ nông nghiệp, nông thôn.
CHƯƠNG 4
HOÀN THIỆN GIẢI PHÁP TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH ĐĂK NÔNG ĐỐI VỚI
HỘ SẢN XUẤT CÀ PHÊ
4.1 Căn cứ, quan điểm và mục tiêu giải pháp tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê
4.1.1 Căn cứ để hoàn thiện giải pháp
Giải pháp tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tồn tại trong hệ thống các giải pháp chung về tín dụng, về ngân hàng, về nông nghiệp nông thôn, của địa phương và của cả nền kinh tế; nói chung là tồn tại trong hệ thống các chính sách vĩ mô có quan hệ ràng buộc chặt chẽ với nhau. Bảo đảm dung hòa, phát huy mặt tích cực, hạn chế tác động tiêu cực để hình thành một giải pháp tín dụng ngân hàng phù hợp với điều kiện hoàn cảnh hiện tại, phát triển bền vững trong tương lai là cơ sở hình thành quan điểm bao trùm của các đề xuất và hoàn thiện giải pháp tín dụng đối với hộ sản xuất cà phê theo mục tiêu nghiên cứu của Luận án.
Trên cơ sở chung đó, giải pháp tín dụng đối với hộ sản xuất cà phê được hình thành dựa trên các căn cứ cụ thể như sau:
1- Nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (Khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2008) đã xác định mục tiêu đến năm 2020: (1) Xây dựng các vùng sản xuất cây công nghiệp, các vùng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu; đồng thời, (2) Khuyến khích phát triển các mối liên kết giữa hộ nông dân với các doanh nghiệp, hợp tác xã và thị trường tiêu thụ sản phẩm. Trên cơ sở đó, Chính phủ đã phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới (Chính phủ, 2010 d); trong đó, ngân sách thực hiện chương trình từ nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng thương mại khoảng 30%.
2- Chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn của Chính phủ (2010), bên cạnh quy định hộ sản xuất cà phê được vay vốn không cần làm thủ tục thế
chấp đến 50 triệu đồng còn xác định nếu hộ sản xuất cà phê mua bảo hiểm nông nghiệp nhằm giảm thiểu rủi ro cho vốn tín dụng thì được ngân hàng giảm lãi suất.
3- Quy hoạch phát triển ngành cà phê Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã xác định đẩy mạnh phát triển ngành cà phê nước ta theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn, hiệu quả và bền vững. Đến năm 2020, Đăk Nông chỉ duy trì diện tích ở mức 69.000 ha (so với 81.019 ha hiện nay, phải loại trừ hơn 21.000 ha, tương đương với việc giảm 25,9% diện tích).
4- Căn cứ vào Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đăk Nông đến năm 2020 của Chính phủ (2006), định hướng phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, gắn quy hoạch các vùng sản xuất chuyên canh. Đồng thời, căn cứ vào tình hình cụ thể thực hiện của địa phương khuyến nông, bảo vệ thực vật, thủy lợi và an ninh đồng ruộng.
5- Đề án mở rộng và nâng cao hiệu quả đầu tư vốn cho nông nghiệp, nông dân và nông thôn đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 của NHNo & PTNT Việt Nam (2009) định hướng cho toàn hệ thống NHNo & PTNT Việt Nam là: (1) Tốc độ tăng nguồn vốn bình quân 17%/năm; (2) Dư nợ tín dụng tăng bình quân 15%/năm;
(3) Dư nợ hộ gia đình, cá nhân chiếm 55% và (4) Đẩy mạnh cho vay khép kín từ sản xuất đến chế biến, tiêu thụ, trước hết tập trung vào các nông sản phẩm hàng hóa xuất khẩu.
6- Xuất phát từ kết quả nghiên cứu đề tài luận án, nổi bật là tình hình nhu cầu vốn tín dụng để sản xuất cà phê của hộ sản xuất cà phê tại địa bàn Đăk Nông rất cao. Đồng thời, căn cứ thực trạng và nội dung đánh giá về tồn tại, hạn chế của việc thực hiện giải pháp tín dụng của NHNo & PTNT Đăk Nông đối với hộ sản xuất cà phê giai đoạn 2008 - 2011.
4.1.2 Quan điểm về giải pháp tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê
Qua nghiên cứu nội dung thực hiện giải pháp tín dụng của NHNo & PTNT Đăk Nông đối với hộ sản xuất cà phê trong giai đoạn 2008 - 2011, cho thấy nổi lên các mâu thuẫn cần phải dung hòa: (1) Dung hòa mâu thuẫn giữa Nhu cầu vốn tín dụng đối với hộ sản xuất cà phê và Nguồn lực triển khai của NHNo & PTNT