Giải Pháp Đối Với Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Tỉnh


cường tự tuần tra trên cơ sở liên kết nhiều hộ sản xuất cà phê, tuần tra luân phiên tại các vùng sản xuất cà phê tập trung.

(2) Cần tuyên truyền, vận động các đại lý không thu mua cà phê không rõ nguồn gốc, với mối quan hệ thân thuộc tại địa phương, các đại lý thu mua thường nắm rất rõ sản lượng cà phê của hộ sản xuất cà phê trên địa bàn, không vì lợi nhuận trước mắt mà chấp nhận tiêu thụ nông sản cà phê không rõ nguồn gốc.

(3) Trong giai đoạn thu hoạch cà phê, ở những vùng trọng điểm thường xuyên xảy ra tệ nạn hái trộm cà phê, cần thiết phải huy động cả lực lượng chức năng làm nhiệm vụ tuần tra canh gác, để có phương án bảo vệ hợp lý, xử lý đúng pháp luật những trường hợp vi phạm.

4.2.3 Giải pháp đối với ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh

Đăk Nông

4.2.3.1 Hoàn thiện đánh giá nhu cầu vay vốn

Việc đánh giá nhu cầu về vốn tín dụng đối với sản xuất cà phê cần dựa trên các cơ sở: (1) Kết quả điều tra nghiên cứu thực tế về nhu cầu vốn tín dụng cho sản xuất cà phê của địa phương và nhu cầu vốn tín dụng của hộ sản xuất cà phê; (2) Quy hoạch phát triển ngành cà phê hiệu quả và bền vững của địa bàn nghiên cứu về vùng sinh thái phù hợp phát triển quy mô diện tích cà phê, về khả năng tái canh, cải tạo hoặc trồng mới cà phê theo quy hoạch.

Nhu cầu vốn tín dụng của hộ sản xuất cà phê trên địa bàn Đăk Nông như nội dung luận án thực hiện cần được thực tiễn hóa và cần được bổ sung, cập nhật thường xuyên theo tình hình biến động của thị trường.

4.2.3.2 Tăng cường huy động vốn

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 223 trang tài liệu này.

Từ năm 2012 trở về sau, tình hình kinh tế vĩ mô sẽ dần ổn định, nhất là sau khi thực hiện tái cơ cấu hệ thống ngân hàng (Chính phủ, 2012) thì vấn đề thanh khoản của ngân hàng không còn là mối lo thường trực, nhất là đối với hệ thống NHNo & PTNT; đến năm 2015, công nghệ ngân hàng sẽ ngày càng hoàn thiện. Do đó, mục tiêu tăng


Nghiên cứu giải pháp tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Đăk Nông đối với hộ sản xuất cà phê - 19

cường nguồn vốn huy động là nhắm đến: Tăng tỷ trọng nguồn vốn huy động lãi suất thấp để cho vay nông nghiệp, nông thôn, cho vay hộ sản xuất cà phê.

Cụ thể những nội dung trên, các giải pháp về huy động vốn của NHNo & PTNT Đăk Nông cần thực hiện như ở Bảng 4.2.

Bảng 4.2 Giải pháp về huy động vốn lãi suất thấp


Giải pháp

Nội dung


Đến năm 2015 Đến năm 2020

1. Nâng cao chất lượng thanh toán giữa các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trên cơ sở nền tảng công nghệ cao

2. Kết nối thanh toán giữa Ngân hàng và các cá nhân, tổ chức

3. Triển khai mở rộng điểm chấp nhận thanh toán thẻ ATM

4. Tiếp thị, quảng cáo


Nguồn: Tác giả luận án

- Tăng cường tổ chức thanh toán qua mạng internet, đạt tối thiểu 20% trong tổng doanh số thanh toán

- Phấn đấu đạt tỷ trọng 30% thị phần

- Lắp đặt tổi thiểu 300 POS tại các doanh nghiệp

- Tổ chức thường xuyên

- Tăng cường tổ chức thanh toán qua mạng internet, đạt tối thiểu 40% trong tổng doanh số thanh toán

- Phấn đấu đạt tỷ trọng 70% thị phần

- Lắp đặt tối thiểu 600 POS tại các doanh nghiệp

- Tổ chức thường xuyên

Cần coi trọng và đẩy mạnh công tác kết nối thanh toán giữa ngân hàng với các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp có dòng tiền thu và các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp có dòng tiền chi, trong đó, ngân hàng đứng ra làm trung gian thanh toán. Thực hiện vấn đề này nhằm thu hút nguồn vốn huy động lãi suất thấp, tăng cường nguồn vốn cho vay nông nghiệp, nông thôn, trong đó có hộ sản xuất cà phê. Cụ thể là tăng cường kết nối thanh toán giữa ngân hàng và các đơn vị: Tổ chức, cá nhân nộp thuế với Kho bạc nhà nước; ngành điện lực và các khách hàng của ngành điện lực; ngành bưu điện và các khách hàng của ngành bưu điện; ngành cung cấp nước và các khách hàng của ngành cung cấp nước...

Để đạt được mục tiêu trên, bên cạnh giải pháp đẩy mạnh tuyên truyền, thông tin, tiếp thị để thu hút tiền gửi dân cư, NHNo & PTNT Đăk Nông cần chú trọng đến nâng cao chất lượng thanh toán bằng công nghệ hiện đại, tăng cường triển khai các sản phẩm dịch vụ liên quan đến thanh toán qua internet và các điểm chấp


nhận thẻ ATM trong toàn tỉnh để thu hút số dư tiền gửi thanh toán của dân cư và các tổ chức kinh tế.

4.2.3.3 Nâng cao trình độ năng lực của cán bộ ngân hàng

Hiện tại, đa số lực lượng lao động tại NHNo & PTNT Đăk Nông có trình độ đại học, đủ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cán bộ ngân hàng ở khu vực nông nghiệp, nông thôn. Do đó, vấn đề nâng cao trình độ năng lực cán bộ ngân hàng cần tập trung vào một số nội dung chủ yếu: (1) Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ;

(2) Nâng cao phẩm chất đạo đức.

Cụ thể những nội dung trên, các giải pháp nâng cao trình độ năng lực của cán bộ NHNo & PTNT Đăk Nông cần thực hiện như sau:

- Nâng cao trình độ chuyên môn: Tổ chức tối thiểu 1 lần/năm: (a) Mời chuyên gia tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về nông nghiệp, nông thôn; (b) Tự tổ chức bồi dưỡng, cập nhập kiến thức về sản xuất cà phê cho cán bộ tín dụng; (c) Tự tổ chức thi tay nghề về nghiệp vụ ngân hàng và nghiệp vụ tín dụng ngân hàng. Đối với cán bộ mới tuyển dụng, cần tổ chức huấn luyện nghiệp vụ thành thạo, tổ chức kèm cặp trước khi nhận nhiệm vụ chính thức, nhất là cán bộ tín dụng.

- Nâng cao phẩm chất đạo đức, quan hệ giao tiếp: Tổ chức thường xuyên, tối thiểu 1 lần/năm: (a) Mời chuyên gia và tự tổ chức học tập và quán triệt quan điểm cho vay nông nghiệp, nông thôn; (b) Mời chuyên gia mở lớp bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp và phẩm chất đạo đức ngân hàng.

4.2.3.4 Điều chỉnh chính sách cho vay

a. Giải pháp điều chỉnh mục tiêu chính sách cho vay

Giải pháp để thực hiện mở rộng cho vay hộ sản xuất cà phê của NHNo & PTNT Đăk Nông trong thời gian tới cần thực hiện tập trung vào những nội dung chủ yếu sau đây:

- Tập trung cho vay hộ sản xuất cà phê có diện tích canh tác dưới 3 ha. Hiện lại, số lượng hộ sản xuất cà phê có dưới 3 ha tại địa bàn tỉnh Đăk Nông có số lượng lớn 69.489 hộ, chiếm 92,9% tổng số hộ sản xuất cà phê (Cục Thống kê


Đăk Nông, 2012). Cần xác định hộ sản xuất cà phê có diện tích canh tác dưới 3 ha là khách hàng mục tiêu trong những năm tới.

- Cần tranh thủ sự ủng hộ của các tổ chức chính trị - xã hội như Hội Nông dân và Hội Liên hiệp Phụ nữ trong quá trình thực hiện giải pháp tín dụng đối với hộ sản xuất cà phê.

b. Giải pháp điều chỉnh nội dung chính sách cho vay

(1) Cần áp dụng phương thức cho vay đa dạng để phù hợp với đặc điểm tín dụng đối với hộ sản xuất cà phê

Quan điểm của việc áp dụng phương thức cho vay phù hợp là luân chuyển dòng tiền của các phương thức cho vay phải phù hợp với nhu cầu vốn sản xuất cà phê của hộ; đồng thời, phải phù hợp với đặc điểm của tín dụng đối với hộ sản xuất cà phê. Do đó, các phương thức cho vay áp dụng vào hoạt động cho vay hộ sản xuất cà phê cần áp dụng đa dạng như sau:

- Với đối tượng vay vốn mua sắm máy móc thiết bị, xây dựng cơ bản và trồng mới cà phê: Cần xác định nhu cầu vay vốn của hộ sản xuất cà phê để phân thành 2 loại: (1) Nếu mức cho vay nhỏ, có thể giải ngân một lần: Áp dụng phương thức cho vay từng lần và (2) Nếu mức cho vay lớn, cần thiết phải giải ngân nhiều lần theo tiến độ thực hiện dự án: Áp dụng phương thức cho vay theo dự án đầu tư.

- Với đối tượng vay vốn chăm sóc cà phê: Cần xác định nhu cầu vay vốn sản xuất cà phê của hộ sản xuất cà phê để phân thành 2 loại: (1) Hộ sản xuất cà phê thiếu vốn tạm thời, có nhu cầu vay vốn ngân hàng để sản xuất cà phê chỉ một mùa vụ: Áp dụng phương thức cho vay từng lần; (2) Hộ sản xuất cà phê có nhu cầu vay vốn ngân hàng thường xuyên, liên tục hai năm liền kề: Áp dụng phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng, với thời hạn của hạn mức tín dụng được xác định tối đa 2 năm.

Việc áp dụng phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng đối với hộ sản xuất cà phê có nhu cầu vay vốn ngân hàng thường xuyên có những lợi ích mang lại như sau:

* Đối với ngân hàng: (1) Đối với hộ sản xuất cà phê vay vốn năm thứ 2 sẽ đơn giản được quy trình cho vay, có thể khái quát như sau: Nếu phương án vay vốn và


tài sản đảm bảo nợ không thay đổi thì bước 1 không cần phải thực hiện lại; từ bước 3 trở đi thực hiện đúng theo quy trình cho vay, nếu tài sản đảm bảo nợ ở bước 2 không có sự thay đổi (xem Bảng 3.9); (2) Đơn giản thủ tục hồ sơ vay vốn: Cùng với đơn giản quy trình cho vay, các loại hồ sơ thủ tục giấy tờ kèm theo các bước 1 không cần phải lập lại.

* Đối với hộ sản xuất cà phê: (1) Cùng với ngân hàng, hộ sản xuất cà phê giảm được nhiều thời gian, công sức làm hồ sơ, thủ tục để vay vốn từ lần thứ 2 trở đi, do ngân hàng giản lược các bước trong quy trình cho vay; (2) Với thu nhập tổng hợp phát sinh trong quá trình vay vốn, hộ sản xuất cà phê có thể trả nợ cho ngân hàng để giảm dư nợ vay, giảm lãi tiền vay; khi cần vốn vay, hộ sản xuất cà phê lập giấy nhận nợ để ngân hàng giải ngân trong hạn mức tín dụng đã ký kết; (3) Sự ổn định nguồn vốn cung cho sản xuất thông qua phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng giúp cho hộ nông dân yên tâm trong quá trình sản xuất cà phê.

Áp dụng phương thức cho vay theo hạn mức, hộ sản xuất cà phê có điều kiện nhận tiền vay và trả nợ vay trong bất kỳ thời điểm nào; do đó, hiệu quả sử dụng vốn sẽ tăng lên, đảm bảo được mục đích sử dụng vốn. Đối với ngân hàng, việc thu nợ gốc sẽ sẽ tăng lên về số lần hạch toán và khâu tính lãi sẽ thực hiện theo phương pháp tích số dư nợ theo ngày thay đổi (Nguyễn Thị Cúc, Đoàn Văn Huy, Nguyễn Văn Kiên, 2011), nội dung này làm tăng hoạt động kế toán của ngân hàng, nhưng nhìn chung, không phải là vấn đề lớn.

(2) Cần đẩy mạnh cho vay có đảm bảo bằng hình thức tín chấp

Nghiên cứu thực trạng về đảm bảo nợ vay của NHNo & PTNT Đăk Nông cho thấy, NHNo & PTNT Đăk Nông không thực hiện cho vay đảm bảo bằng hình thức tín chấp. Trong khi đó, theo đánh giá định tính của lãnh đạo chính quyền địa phương thì việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của hộ sản xuất cà phê chưa đầy đủ. Do đó, đồng thời với sự phối hợp chặt chẽ với các tổ chức chính trị - xã hội, cần mở rộng cho vay có đảm bảo bằng hình thức tín chấp đối với thành viên của tổ vay vốn.


Ngoài những giải pháp điều chỉnh nội dung chính sách cho vay nêu trên, cần thực hiện một số giải pháp khác nhằm đảm bảo hoạt động cho vay hộ sản xuất cà phê đạt hiệu quả cao như sau:

(3) Đối với hộ sản xuất cà phê thuần, cần áp dụng kỳ hạn thu lãi vào cuối kỳ hạn cho vay cùng với thu gốc nợ cho vay để đảm bảo lãi suất cho vay trên thực tế phù hợp với thu nhập của hộ sản xuất cà phê.

(4) Trong hoạt động quản lý nợ, cần tiến hành phân loại khách hàng là hộ sản xuất cà phê để trên cơ sở đó áp dụng chính sách cho vay phù hợp với từng loại khách hàng như cho vay không cần tài sản đảm bảo.

(5) Bên cạnh việc mở rộng cho vay cần tăng cường kiểm tra, giám sát sử dụng vốn vay, đảm bảo dư nợ cho vay hộ sản xuất cà phê đạt mức chất lượng cao.

Các chỉ tiêu cụ thể những nội dung giải pháp về rà soát, điều chỉnh chính sách cho vay của NHNo & PTNT Đăk Nông được tổng hợp ở Bảng 4.3.

Bảng 4.3 Giải pháp điều chỉnh nội dung chính sách cho vay


Giải pháp

Nội dung


Đến năm 2015 Đến năm 2020

1. Áp dụng phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng

2. Áp dụng cho vay có bảo đảm bằng hình thức tín chấp


3. Áp dụng kỳ hạn thu lãi cho vay

đối với hộ sản xuất cà phê thuần

4. Chấm điểm phân loại hộ sản xuất cà phê

Áp dụng cho vay cho khoảng 40% món vay

Đáp ứng cho 100% hộ sản xuất cà phê là thành viên của tổ vay vốn

100% món vay thu lãi cùng thu gốc cuối kỳ hạn

Hoàn thành 100%, cập nhật thường xuyên

Áp dụng cho vay cho khoảng 80% món vay

Đáp ứng cho 100% hộ sản xuất cà phê là thành viên của tổ vay vốn

100% món vay thu lãi cùng thu gốc cuối kỳ hạn

Hoàn thành 100%, cập nhật thường xuyên


5. Tăng cường kiểm tra giám sát 100% món vay 100% món vay

Nguồn: Tác giả luận án

4.2.3.5 Tăng cường khả năng tiếp cận và giải ngân

a. Đẩy mạnh cho vay thông qua Tổ vay vốn

Trên cơ sở quy định của luật pháp, Tổ hợp tác là đối tượng được điều chỉnh theo Luật dân sự (Quốc hội, 2005) và nhà nước có hướng dẫn về tổ chức và hoạt


động của Tổ hợp tác (Chính phủ, 2007). Nói chung, quan hệ tín dụng giữa ngân hàng và Tổ hợp tác, dưới tên gọi tổ vay vốn, có cơ sở pháp lý bảo đảm cho quá trình thực hiện. Hiện nay, Ngân hàng Chính sách Xã hội thực hiện cho vay hộ nghèo thông qua Tổ Tiết kiệm và Vay vốn rất hiệu quả, là bài học kinh nghiệm thực tiễn có giá trị cao ngay chính ở nước ta.

Nghiên cứu thực trạng về áp dụng hình thức cho vay của NHNo & PTNT Đăk Nông cho thấy, NHNo & PTNT Đăk Nông không thực hiện cho vay thông qua tổ vay vốn, không những đối với hộ sản xuất cà phê mà còn áp dụng các đối tượng hộ nông dân khác; 100% món cho vay sản xuất nông nghiệp là cho vay trực tiếp đến hộ. Trong khi nhu cầu tín dụng lớn, việc chỉ áp dụng hình thức cho vay trực tiếp đến hộ sản xuất cà phê là một trong những nguyên nhân làm hạn chế mở rộng tín dụng. Do đó, để đẩy mạnh mở rộng hoạt động cho vay hộ sản xuất cà phê, giảm chi phí cho vay, nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với hộ sản xuất cà phê, NHNo & PTNT Đăk Nông cần triển khai và đẩy mạnh việc áp dụng cho vay hộ sản xuất cà phê theo hình thức cho vay thông qua tổ vay vốn.

Để thực hiện được vấn đề này, cần phối hợp chặt chẽ với các tổ chức chính trị- xã hội như Hội Nông dân và Hội Liên hiệp Phụ nữ để vận động thành lập Tổ vay vốn và thực hiện cho vay hộ sản xuất cà phê thông qua Tổ vay vốn, thực hiện tốt các Nghị quyết liên tịch và Thỏa thuận liên ngành trong cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Cùng với cam kết khẳng định hỗ trợ mạnh mẽ của Hội Nông dân tỉnh Đăk Nông và Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Đăk Nông thông qua kết quả phỏng vấn sâu; căn cứ tình hình thực tiễn về nhu cầu vốn vay, số lượng hộ sản xuất cà phê có quy mô sản xuất dưới 3 ha tại Đăk Nông và năng lực triển khai của NHNo & PTNT Đăk Nông, giải pháp đẩy mạnh cho vay thông qua Tổ vay vốn cần xác định như sau:

- Đến năm 2015: Thành lập và cho vay 100 Tổ vay vốn, với khoảng 3.000 hộ sản xuất cà phê thành viên.

- Đến năm 2020: Thành lập bổ sung và cho vay đến 500 tổ vay vốn, với khoảng 15.000 hộ sản xuất cà phê thành viên.


b. Mở rộng tổ chức mạng lưới

Cần thực hiện mở rộng mạng lưới đến các vùng nông thôn để tăng cường khả năng tiếp cận ngân hàng của người vay là hộ nông dân nói chung, hộ sản xuất cà phê nói riêng; đồng thời giữ vững và phát triển mạnh thị phần tín dụng ở thị trường nông thôn.

Việc mở rộng mạng lưới của ngân hàng phải được tính toán cân nhắc, trên cơ sở đảm bảo được các mục tiêu về mở rộng hoạt động kinh doanh, chiếm lĩnh thị phần, và phải trên cơ sở các dự kiến thành lập các đợn vị hành chính mới của tỉnh và trụ sở phải đặt tại khu tập trung dân cư.

Giải pháp mở rộng mạng lưới của NHNo & PTNT Đăk Nông cần thực hiện như ở Bảng 4.4.


Nội dung

Bảng 4.4 Giải pháp mở rộng mạng lưới

Giải pháp

Đến năm 2015 Đến năm 2020

1. Thành lập mới Phòng giao dịch

- Tại thị xã Gia Nghĩa

- Tại huyện Đăk Song

- Tại huyện Tuy Đức

- Tại huyện Krông Nô

- Tại huyện Đăk Min

2. Nâng cấp Phòng giao dịch thành Chi nhánh ngân hàng

- Tại thị xã Gia Nghĩa

- Tại huyện Tuy Đức

- Tại huyên Krông Nô

- Tại huyện Đăk Min

- Tại huyện Đăk RLâp

Nguồn: Tác giả luận án

Số lượng: 5

- Địa bàn xã Nghĩa Tân

- Địa bàn xã Đăk Song

- Địa bàn xã Quảng Trực

- Địa bàn xã Đức Xuyên

- Địa bàn xã Đăk RLa Số lượng: 5


- Chi nhánh Bà Triệu

- Chi nhánh Tuy Đức

- Chi nhánh Đức Minh

- Chi nhánh Nhân Cơ

- Chi nhánh Đạo Nghĩa

Số lượng: 3

- Địa bàn xã Đăk Nia

- Địa bàn xã Trường Xuân

- Địa bàn xã Quảng Tâm


Số lượng: 2


- Chi nhánh Đức Xuyên

- Chi nhánh Đăk RLa

4.2.3.6 Nâng cao trình độ kế hoạch kinh doanh

Trước hết, trong công tác kế hoạch kinh doanh, cần thay đổi về tư duy kế hoạch kinh doanh và quản lý kế hoạch kinh doanh, xem việc điều tra, thu thập

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/05/2023