Tổ chức hoạt động khám phá khoa học nhằm phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi - 26


Thỏ Xám rửa mặt Chuẩn bị đi chơi Đầu tiên lau mắt Rồi hai lỗ tai

Rồi hai lỗ mũi Tiếp đến lau mồm Sau rồi rửa tai Lau khô sạch sẽ.


Trò chơi 7: Nghe thấy tiếng gì?

- Chủ đề: hiện tượng thiên nhiên, hoặc động vật, đồ vật,... (dựa vào chủ đề để chuẩn bị đồ dùng, dụng cụ hỗ trợ)

- Mục tiêu: phát triển ngôn ngữ và thính giác

- Chuẩn bị: đồ vật, phương tiện phát ra âm thanh (VD: file âm thanh tiếng mưa, tiếng gió, tiếng sấm; tiếng chim, tiếng hổ gầm, tiếng bò kêu, tiếng voi rống; tiếng trống, tiếng đàn,...)

- Cách thức:

+ Cô yêu cầu trẻ nhắm mắt lại. Cô sẽ mở file âm thanh hoặc tạo âm thanh từ dụng cụ. Yêu cầu trẻ phải chú ý lắng nghe và đoán xem đó là tiếng gì? Ví dụ: Cô gõ trống “tùng …tùng…tùng”, cô hỏi trẻ: “Đó là tiếng của đồ vật gì?”. Trẻ phải trả lời: “Đó là tiếng trống ạ”.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 211 trang tài liệu này.

+ Trẻ nói tên đồ vật, hiện tượng phát ra âm thanh (Chú ý phải nhắc trẻ phải trả lời cả câu).

+ Cô cho cả lớp bắt chiếc lại tiếng đó.

Tổ chức hoạt động khám phá khoa học nhằm phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi - 26


Trò chơi 8: Cái gì biến mất?

- Chủ đề: đồ vật, động vật, thực vật,...

- Mục tiêu: Phát triển vốn từ của trẻ và rèn luyện phát âm cho trẻ.

- Chuẩn bị: đồ vật, đồ chơi theo chủ đề lựa chọn

- Cách thức:


+ Cô cho trẻ quan sát và gọi tên các đồ vật ở trên bàn

+ Sau đó cho trẻ nhắm mắt lại cô cất 1 đồ vật đi

+ Cất xong cô cho trẻ mở mắt ra và trẻ phải nói được cái gì biến mất.

Trò chơi 9: Đôi bàn tay

- Chủ đề: Bộ phận cơ thể

- Mục tiêu: Khám phá đặc điểm và hoạt động của đôi bàn tay, biết dùng từ để miêu tả các cử động của tay

- Cách thức: Trẻ ngồi trên sàn nhà, lắng nghe, quan sát, nói và làm các động tác cùng cô:

Đôi bàn tay có thể nói Theo cách riêng của mình Khi gặp người bạn thân Bàn tay giúp tôi nói

Xin chào (Giơ tay bắt và lắc lắc)

Đến đây nào (Giơ tay vẫy về phía mình)

Tôi đồng ý (Vòng ngón cái và ngón trỏ thành vòng tròn)

Hãy dừng lại đây nhé! (Giơ bàn tay xòe ra làm tín hiệu dừng, bàn tay nắm lại và ngón trỏ chỉ xuống dưới đất)

Hãy nhìn nào! (Ngón tay trỏ chỉ vào mắt)

Hãy lắng nghe ! (Dùng 2 tay kéo hai vành tai về phía trước).

Hãy cùng vui lên nào! (Cả 2 trẻ quay mặt vào nhau cùng tươi cười)

Trò chơi 10: Hạt đậu nảy mầm

- Chủ đề: Thực vật

- Mục tiêu: Trẻ hiểu được các điều kiện cần cho cây nảy mầm, quá trình phát triển của cây, phát triển vốn từ về thực vật và hiện tượng thiên nhiên

- Cách thức:

+ Trẻ ngồi thoải mái trên sàn.

+ Cô và trẻ vừa đọc từng câu, vừa làm động tác như sau:

Một hạt đậu nằm sâu dưới đất (Bàn tay trái để ngửa hơi khum khum, các ngón tay phải chụm lại với nhau đặt vào giữa lòng bàn tay trái).


Mây bay qua gọi: “Hạt đậu ơi!” (Bàn tay phải giơ lên cao rồi vẫy vẫy từ cao xuống thấp, gần bàn tay trái).

Nắng chiếu xuống gọi: “Hạt đậu ơi!” (Bàn tay phải vuốt lòng bàn tay trái nhẹ nhàng).

Mưa rơi xuống tắm mát rồi gọi: “Hạt đậu ơi!” (Hai bàn tay vỗ nhẹ vào nhau)

Hạt đậu lay động dậy vươn người (Hai bàn tay chụm lại rồi vươn dần mở ra như các lá cây mọc ra)

Gió thổi nhẹ cho cây mau lớn (Hai tay giơ lên cao và lắc cổ tay như gió reo)

Cây lớn mau, lớn mau (Đứng dần dậy tay vươn lên cao, hai bàn tay vươn rộng dần ra).

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/02/2023