Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản trong luật hình sự Việt Nam - 1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT


PHẠM THỊ BÍCH NGỌC


TỘI CÔNG NHIÊN CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT


PHẠM THỊ BÍCH NGỌC


TỘI CÔNG NHIÊN CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

Chuyên ngành : Luật hình sự

Mã số : 60 38 40


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Ngọc Chí

MỤC LỤC


Trang

Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục

Danh mục các bảng

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: KHÁI NIỆM VÀ DẤU HIỆU PHÁP LÝ CỦA TỘI CÔNG 7

NHIÊN CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN

1.1. Khái niệm và lịch sử lập pháp của tội công nhiên chiếm đoạt 7

tài sản

1.1.1. Khái niệm tội công nhiên chiếm đoạt tài sản 7

1.1.2. Lịch sử lập pháp của tội công nhiên chiếm đoạt tài sản 12

1.2. Dấu hiệu pháp lý của tội công nhiên chiếm đoạt tài sản 18

1.2.1. Khách thể của tội công nhiên chiếm đoạt tài sản 19

1.2.2. Mặt khách quan của tội công nhiên chiếm đoạt tài sản 24

1.2.3. Chủ thể của tội công nhiên chiếm đoạt tài sản 31

1.2.4. Mặt chủ quan của tội công nhiên chiếm đoạt tài sản 34

Chương 2: ĐƯỜNG LỐI XỬ LÝ TỘI CÔNG NHIÊN CHIẾM ĐOẠT 40

TÀI SẢN VÀ PHÂN BIỆT VỚI MỘT SỐ TỘI PHẠM KHÁC

2.1. Đường lối xử lý tội công nhiên chiếm đoạt tài sản theo luật 40 hình sự Việt Nam

2.1.1. Phạm tội công nhiên chiếm đoạt tài sản không có các tình tiết 40 định khung hình phạt

2.1.2. Các tình tiết tăng nặng định khung hình phạt 49

2.1.3. Hình phạt bổ sung 56

2.2. Phân biệt tội công nhiên chiếm đoạt tài sản với một số tội 57 phạm theo quy định của Bộ luật hình sự năm 1999


2.2.1.

Phân biệt tội công nhiên chiếm đoạt tài sản với tội cướp giật

tài sản

57

2.2.2.

Phân biệt tội công nhiên chiếm đoạt tài sản với tội cưỡng đoạt tài sản

61

2.2.3.

Phân biệt tội công nhiên chiếm đoạt tài sản với tội cướp tài sản

66

2.2.4.

Phân biệt tội công nhiên chiếm đoạt tài sản với tội trộm cắp tài sản

71

2.2.5.

Phân biệt tội công nhiên chiếm đoạt tài sản với tội chiếm giữ trái phép tài sản

73


Chương 3: THỰC TRẠNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT

78


HÌNH SỰ VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC ĐẤU



TRANH PHÒNG, CHỐNG TỘI CÔNG NHIÊN CHIẾM


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản trong luật hình sự Việt Nam - 1

ĐOẠT TÀI SẢN

3.1. Thực trạng xét xử tội công nhiên chiếm đoạt tài sản 78

3.1.1. Thực tiễn xét xử tội công nhiên chiếm đoạt tài sản 78

3.1.2. So sánh thực trạng xét xử tội công nhiên chiếm đoạt tài sản với 87 các tội phạm và các tội phạm thuộc nhóm tội xâm phạm sở hữu

3.1.3. Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân 91

3.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật hình sự và nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh, phòng chống tội công nhiên chiếm đoạt tài sản

3.2.1 Tiếp tục hoàn thiện Bộ luật hình sự để pháp điển hóa về tội công nhiên chiếm đoạt tài sản từ thực tiễn công tác điều tra, truy tố, xét xử

3.2.2. Tăng cường hướng dẫn, giải thích những quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung về tội công nhiên chiếm đoạt tài sản

3.2.3. Nâng cao hiệu quả công tác áp dụng pháp luật hình sự và đấu tranh phòng, chống tội công nhiên chiếm đoạt tài sản

96


96


100


101

KẾT LUẬN 109

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 112



Danh mục các bảng



Số hiệu


Tên bảng



Trang

bảng




3.1

Số án phải giải quyết hằng năm


79

3.2

Phân tích số án đã giải quyết


82

3.3

So sánh tội công nhiên chiếm đoạt tài phạm nói chung và tỷ lệ cụ thể

sản với các tội

88

3.4

So sánh tội công nhiên chiếm đoạt tài

sản với các tội

89

phạm thuộc nhóm tội xâm phạm sở hữu

MỞ ĐẦU


1. Sự cần thiết phải nghiên cứu đề tài

Công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo qua hai mươi lăm năm đã thu được những thành tựu quan trọng. Nền kinh tế đã vượt qua thời kỳ suy giảm, đạt tốc độ tăng trưởng khá cao. Chính trị - xã hội ổn định, quốc phòng và an ninh được giữ vững và ngày càng được tăng cường; quan hệ đối ngoại có bước phát triển mới, đời sống nhân dân được cải thiện, nhiều vấn đề xã hội được quan tâm giải quyết. Tuy nhiên, cùng với những thành tựu mà nhiều tệ nạn xã hội đã và đang nảy sinh do những tác động từ mặt trái của nền kinh tế thị trường, trong đó có tình trạng vi phạm pháp luật, đặc biệt là các vụ phạm pháp hình sự, đòi hỏi Nhà nước và xã hội phải quan tâm, giải quyết.

Qua thực tiễn xét xử các vụ án hình sự những năm gần đây, cho thấy tình hình tội phạm nói chung, các tội xâm phạm sở hữu nói riêng có nhiều diễn biến phức tạp, gây ra hậu quả và tác hại lớn cho xã hội, trong đó có tội công nhiên chiếm đoạt tài sản. Loại tội phạm này không chỉ tăng về số lượng mà cả về đối tượng phạm tội. Phương thức, thủ đoạn phạm tội cũng ngày càng tinh vi, xảo quyệt hơn, tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội ngày càng lớn. Tình trạng đó đã và đang gây ra không ít những khó khăn, thách thức đối với các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng trong công tác điều tra, truy tố, xét xử cũng như trong chủ động phòng ngừa, ngăn chặn, đấu tranh và phòng chống tội phạm, bảo đảm phát hiện chính xác, nhanh chóng và xử lý công minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội để góp phần bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức, bảo vệ trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa.

Hơn nữa, do các quy định của luật hình sự Việt Nam về tội công nhiên chiếm đoạt còn chưa minh bạch, chưa bảo đảm tính hệ thống, đồng bộ, nhất là

thiếu quy phạm định nghĩa và một số quy định liên quan đến các yếu tố định tội và định khung hình phạt nên dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau, thậm chí không thống nhất trong nhận thức về dấu hiệu pháp lý, đường lối xử lý và thực tiễn định tội danh đối với tội phạm này. Do vậy, trong một số vụ án cụ thể đã có tình trạng giữa các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng có nhận thức khác nhau về việc định tội và định khung hình phạt khi tiến hành xử lý hình sự đối với hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản. Cá biệt, có trường hợp còn nhầm lẫn trong việc xác định tội danh, áp dụng không đúng pháp luật, thậm chí không làm sáng tỏ được ranh giới giữa tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác hoặc không phân biệt được sự khác nhau giữa tội công nhiên chiếm đoạt tài sản với một số tội phạm có tính chất chiếm đoạt khác trong Bộ luật hình sự 1999 như: tội cướp tài sản (Điều 133), tội cướp giật tài sản (Điều 136), tội cưỡng đoạt tài sản (Điều 135); tội trộm cắp tài sản (Điều 138).

Để tiếp tục nghiên cứu, nhận diện đầy đủ và làm sâu sắc hơn các vấn đề lý luận về cấu thành tội phạm này cũng như thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử đối với tội công nhiên chiếm đoạt tài sản làm căn cứ để đề xuất, kiến nghị tiếp tục hoàn thiện pháp luật hình sự; nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm này, việc nghiên cứu đề tài: "Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản trong luật hình sự Việt Nam" là rất cần thiết và thực sự cấp bách.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản hiện đã được nghiên cứu, đề cập đến trong nhiều công trình nghiên cứu khoa học cả trong và ngoài nước của các cơ sở nghiên cứu, đào tạo luật học cũng như các nhà hình sự học, tội phạm học. Ở Việt Nam, các Giáo trình luật hình sự Việt Nam của các cơ sở nghiên cứu và đào tạo luật học cũng nghiên cứu về tội này như: Trường Đại học Luật Hà Nội; Khoa luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, Viện Nhà nước và Pháp luật thuộc Viện Khoa học xã hội Việt Nam và một số cơ sở đào tạo khác...

Từ góc độ thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử cũng như định tội danh, tội công nhiên chiếm đoạt cũng được nghiên cứu, bàn luận và làm sáng tỏ cả về lý luận và thực tiễn trong nhiều cuốn chuyên khảo, trong đó phải kể đến một số công trình nghiên cứu của ThS. Luật học Đinh Văn Quế như: Bình luận án, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 1998; Pháp luật hình sự thực tiễn xét xử và án lệ, Nxb Lao động xã hội. Hà Nội, 2005); Thực tiễn xét xử và pháp luật hình sự, Nxb Đà Nẵng, 2000; Bình luận khoa học Bộ luật hình sự Phần các tội phạm, tập II, các tội xâm phạm sở hữu, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 2005; một số chuyên khảo như: Định tội danh: Lý luận, hướng dẫn mẫu và 350 bài thực hành, của Lê Cảm và Trịnh Quốc Toản, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2004; Bình luận khoa học Bộ luật hình sự phần các tội phạm, của Viện Nghiên cứu Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999... Các vấn đề lý luận và thực tiễn định tội danh đối với tội công nhiên chiếm đoạt tài sản còn được nghiên cứu và làm sáng tỏ trong một số bài viết đăng trên Tạp chí chuyên ngành luật như: Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản, của ThS. Mai Bộ, Tạp chí Toà án nhân dân, số 11, 2007; Một số vấn đề cần hoàn thiện đối với tội công nhiên chiếm đoạt tài sản, của ThS. Nguyễn Văn Trượng, Tạp chí Kiểm sát, số 24, 2008…Các bài nghiên cứu trên đã nhận diện và làm sáng tỏ một số vấn đề về khái niệm, đặc trưng, các dấu hiệu pháp lý của tội công nhiên chiếm đoạt tài sản và thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử hình sự; phân tích, đối chiếu và phân biệt với một số tội phạm trong Bộ luật hình sự 1999 và đề xuất giải pháp hoàn thiện…

Từ thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự liên quan đến các tội phạm thuộc nhóm tội xâm phạm sở hữu, có nhiều bài viết đề cập đến tội công nhiên chiếm đoạt tài sản ở góc độ so sánh, đối chiếu với một số tội phạm khác có nhiều điểm tương đồng như tội trộm cắp tài sản, tội cướp giật tài sản; tội cướp tài sản; tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, nhất là một số bài nghiên cứu của ThS. Mai Bộ đăng trên Tạp chí Tòa án nhân dân… Trong thực tiễn xét xử, một số bài viết, tranh luận cũng trực tiếp hoặc gián tiếp đề cập đến cấu thành tội công nhiên

Ngày đăng: 07/12/2023