Nhno & Ptnt Trong Mô Hình Sản Xuất Lớn Cà Phê


1

2

2

Cung ứng vật tư hợp tác xã hiệp hội doanh nghiệp Sản xuất cà phê hộ tổ 1

Cung ứng vật tư (hợp tác xã, hiệp hội, doanh nghiệp)

Sản xuất cà phê

(hộ, tổ hợp tác, hợp tác xã, hiệp hội, doanh nghiệp)

tư, nguyên liệu đầu vào và tiêu thụ sản phẩm, cùng với việc cho vay, thanh toán khép kín của ngân hàng, sẽ hạn chế rủi ro cho hộ sản xuất cà phê trong thị trường.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 223 trang tài liệu này.


1



2

Chế biến cà phê

(hộ, tổ hợp tác, hợp tác xã, hiệp hội, doanh nghiệp)


1

1

2

Kinh doanh cà phê (hợp tác xã, hiệp hội, doanh nghiệp)

: Quan hệ mua bán vật tư, nông sản ngành cà phê


2

: Quan hệ tín dụng và thanh toán thông qua ngân hàng


Nguồn: Tác giả luận án


Sơ đồ 4.1 NHNo & PTNT trong mô hình sản xuất lớn cà phê

(2) Hỗ trợ lãi suất đối với các hoạt động phát triển công nghệ khoa học tiên tiến trong sản xuất lai tạo phát triển giống cà phê dòng mới, tiên tiến như trường hợp kinh nghiệm thực tiễn của Indonesia. Phát triển giống cà phê lai tạo năng suất


cao vào quá trình sản xuất cà phê nước ta là một trong những mục tiêu của phát triển sản xuất cà phê bền vững.

Để tạo điều kiện phát triển hoạt động này, đối với các cơ sở sản xuất giống cà phê theo các dòng phù hợp với điều kiện các vùng sinh thái, cho năng suất cao, nhà nước cần có chính sách hỗ trợ lãi suất khi có nhu cầu vay vốn ngân hàng.

(3) Đối với vùng trọng điểm sản xuất cà phê, cần có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư các nhà máy chế biến theo công nghệ hiện đại (chế biến ướt), để giảm tổn thất sau thu hoạch, đảm bảo chất lượng sản phẩm, nâng cao tính cạnh trên thị trường, phát triển thương hiệu.

Cụ thể là bên cạnh ưu đãi về thuế, cho thuê đất, có thể áp dụng lãi suất ưu đãi đầu tư phát triển hoặc có cơ chế hỗ trợ lãi suất. Bên cạnh đó, các biện pháp ưu đãi đầu tư đều phải có mục tiêu, thời hạn và điều kiện ràng buộc, chế tài cụ thể, rõ ràng

4.2.1.3 Chính sách hỗ trợ nông thôn và nông dân

Sản xuất nông nghiệp nói chung, sản xuất cà phê nói riêng là một trong những ngành sản xuất chịu tác động tiêu cực khi nền kinh tế vĩ mô bất ổn định. Do đó, trong tình hình hiện nay, hộ sản xuất cà phê rất cần các chính sách hỗ trợ của nhà nước, giúp hộ sản xuất cà phê đứng vững trong nền kinh tế thị trường. Các chính sách hỗ trợ nông thôn và nông dân, liên quan đến thực hiện giải pháp tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê, cần được triển khai đồng bộ và tập trung vào các chính sách chủ yếu sau đây:

(1) Đẩy mạnh triển khai việc thực hiện chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn của chính phủ.

So với thời gian trước đây, hệ thống NHTM nước ta phát triển mạnh về tăng trưởng doanh số hoạt động và quy mô tổ chức mạng lưới. Tuy nhiên, chỉ mới tập trung phát triển ở những khu vực có môi trường kinh doanh tiền tệ ngân hàng thuận lợi như khu đô thị, các khu vực dân cư tập trung. Tổ chức mạng lưới các NHTM ở khu vực nông nghiệp, nông thôn không được quan tâm phát triển vì môi trường hoạt động khó khăn, chi phí cao, lợi nhuận mang lại thấp.


Do đó, cần đẩy mạnh thực hiện Đề án quá trình tái cơ cấu hệ thống các TCTD (Chính phủ, 2012), với quan điểm nâng cao vai trò, vị trí chi phối, dẫn dắt thị trường của các NHTM nhà nước, thật sự là lực lượng chủ lực, chủ đạo của hệ thống các TCTD và khuyến khích, ưu tiên mở rộng mạng lưới chi nhánh, điểm giao dịch khu vực nông thôn.

(2) Cần đẩy mạnh triển khai chính sách bảo hiểm nông nghiệp, bảo hiểm cho sản xuất cà phê, bảo hiểm cho cây cà phê. Tham gia bảo hiểm nông nghiệp, hộ sản xuất cà phê hạn chế thiệt hại khi xảy ra thiên tai, dịch bệnh, trên cơ sở chia sẻ rủi ro của cộng đồng.

Bảo hiểm hoạt động mạnh mẽ trong điều kiện nền kinh tế thị trường phát triển, ổn định, nhất là hành lang pháp lý phải đầy đủ; do đó, trong điều kiện nông nghiệp, nông thôn nước ta hiện nay, nhà nước cần có chính sách khuyến khích để đẩy mạnh hoạt động bảo hiểm.

Đối với sản xuất cà phê, là ngành trồng cây công nghiệp lâu năm nên tính ổn định tương đối cao, nếu so với trồng cây ngắn ngày khác. Điều kiện đó cho thấy bảo hiểm nông nghiệp cho sản xuất cà phê sẽ phát triển thuận lợi và nên triển khai trước so với bảo hiểm sản xuất nông nghiệp khác. Thời gian vừa qua, việc thí điểm triển khai bảo hiểm nông nghiệp ở một số địa phương có một số kết quả nhất định, nhưng nhìn chung, hoạt động bảo hiểm nông nghiệp vẫn còn non yếu.

Một trong các nguyên nhân làm cho hoạt động bảo hiểm nông nghiệp chưa phát triển mạnh thời gian qua là: Tham gia bảo hiểm nông nghiệp, nông dân phải chịu tốn kém một khoản chi phí nhỏ và do chưa nhận thức lợi ích cộng đồng khi xảy ra rủi ro, nên nông dân vẫn chưa tình nguyện tham gia bảo hiểm. Do đó, vấn đề đặt ra là: (a) Cần tăng cường thông tin tuyên truyền, nâng cao nhận thức của nông dân tạo cơ sở mở rộng hoạt động bảo hiểm khu vực nông nghiệp, nông thôn và (b) Cần có cơ chế hỗ trợ một phần phí bảo hiểm, kích thích nông dân làm quen với hoạt động bảo hiểm, tiến tới bảo hiểm tự nguyện. Thay vì trích ngân sách để hỗ trợ cho nông dân khi thiên tai dịch bệnh xảy ra trên diện rộng, nhà nước nên dùng kinh phí ngân sách hỗ trợ đó để mua bảo hiểm nông nghiệp cho nông dân.


Kinh nghiệm thực tiễn của một số nước nằm trong tốp đầu của sản xuất cà phê trên thế giới như Ấn Độ Ethiopia, thực hiện bảo hiểm cho cây cà phê là điều kiện vay vốn ngân hàng cần được triển khai trong thời kỳ hoạt động bảo hiểm trở thành nhu cầu phổ biến trong đời sống kinh tế xã hội.

Sự kết hợp chặt chẽ giữa “bộ ba” Nông nghiệp - Bảo hiểm - Ngân hàng như kinh nghiệm thực tiễn của Ấn Độ là một trường hợp cần học tập và áp dụng tại nước ta. Qua đó, lợi ích đối với việc tham gia bảo hiểm nông nghiệp là: (a) Hộ sản xuất cà phê sẽ được giảm lãi suất khi vay vốn ngân hàng, vì ngân hàng tiết giảm được chi phí và thời gian thẩm định khi cho vay; (b) Ngân hàng bảo toàn được vốn tín dụng khi rủi ro xảy ra như thiên tại, dịch bệnh đối với cà phê và (c) Nhà nước tiết giảm được chi phí hỗ trợ khi nông nghiệp rủi ro mất mùa.

Là công ty con của NHNo & PTNT Việt Nam, với tổ chức mạng lưới rộng lớn sẵn có của hệ thống NHNo & PTNT, Công ty Bảo hiểm NHNo & PTNT Việt Nam (ABIC), cần phải đi đầu trong việc triển khai chính sách bảo hiểm nông nghiệp đi vào cuộc sống; cần tích cực tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về cơ chế chính sách, điều kiện bảo hiểm để thúc đẩy quá trình triển khai bảo hiểm đạt hiệu quả cao, mở rộng thị trường bảo hiểm nông nghiệp trong cả nước.

(3) Cần tiếp tục có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu vay vốn ngân hàng mua tạm trữ cà phê khi giá thị trường cà phê trong nước giảm thấp. Nội dung hỗ trợ bao gồm: Nguồn vốn cho vay mua tạm trữ cà phê phải đầy đủ và kịp thời theo dự kiến kế hoạch; Lãi suất cho vay thấp để khuyến khích doanh nghiệp tích cực mua vào.

Để chính sách mua tạm trữ đạt hiệu quả cao và rút kinh nghiệm ở việc triển khai thực hiện năm 2010, chính sách mua tạm trữ cà phê cần ban hành đúng thời điểm vào đầu vụ thu hoạch (tháng 11, 12 và tháng 1 hàng năm), tránh được hiện tượng “được mùa mất giá” thường xuyên gây thiệt hại cho hộ sản xuất cà phê.

(4) Chính sách hỗ trợ lãi suất cho vay đối với sản xuất nông nghiệp, sản xuất các mặt hàng xuất khẩu trong năm 2009 vừa qua có tác động tích cực đối với sản xuất nông nghiệp, sản xuất cà phê trong thời kỳ nền kinh tế ở trong tình trạng suy giảm. Nhưng


xét cho cùng, chính sách hỗ trợ lãi suất cho vay là một trong những giải pháp tình thế nhằm giải quyết những khó khăn, bất cập phát sinh tạm thời của nền kinh tế.

Tuy nhiên, chính vì những tác động tích cực và mạnh mẽ của chính sách hỗ trợ lãi suất cho nông nghiệp thời gian qua, nên trong tình hình mới, cần đẩy mạnh thực hiện chính sách hỗ trợ lãi suất cho mục tiêu bền vững hơn: hỗ trợ lãi suất cho vay đối tượng vay vốn để mua sắm máy móc thiết bị để chế biến, xây dựng sân phơi, nhà kho dự trữ nông sản phẩm, dự trữ cà phê nhân nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch của hộ sản xuất cà phê.

Đồng thời, chính sách về hỗ trợ lãi suất cho vay giảm tổn thất sau thu hoạch cần được rà soát, điều chỉnh để phù hợp với nhu cầu và tập quán, thói quen sử dụng máy móc thiết bị canh tác. Cần hạ thấp tiêu chuẩn một số tiêu chí về tỷ lệ nội địa hóa máy móc thiết bị, quy mô diện tích sân phơi, nhà kho dự trữ phù hợp với khả năng và quy mô sản xuất nhỏ của đại đa số hộ sản xuất cà phê.

(5) Các yếu tố vật tư “đầu vào” của quá trình sản xuất cà phê chịu áp lực cạnh tranh của thị trường, trong đó, không loại trừ các yếu tố cạnh tranh không lành mạnh như nâng giá vật tư sản xuất. Nhà nước cần có biện pháp quản lý chặt chẽ nhằm ổn định thị trường kinh doanh vật tư đầu vào cho sản xuất cà phê như phân bón, nông dược, kể cả các mặt hàng tự sản xuất trong nước và nhập khẩu từ nước ngoài, hạn chế tình trạng khan hiếm giả tạo, do lợi dụng ưu thế độc quyền. Bên cạnh đó, cần có biện pháp mạnh mẽ để xóa bỏ tình trạng sản xuất và kinh doanh phân bón nông dược giả, kém chất lượng gây ra những thiệt hại trực tiếp cho hộ sản xuất cà phê.

Ngoài các chính sách hỗ trợ nông thôn và nông dân có tính chất vĩ mô và ảnh hưởng lớn như trên, cần rà soát, điều chỉnh một số chính sách đã ban hành để việc hỗ trợ nông thôn, nông dân hợp lý hơn, như các nội dung tiếp theo sau đây:

(6) Thực hiện quy hoạch phát triển cà phê bền vững, tạo ra những điều chỉnh về quy trình sản xuất, điều chỉnh diện tích canh tác, thay đổi giống cà phê... điều đó, sẽ gây ra các xáo trộn, ảnh hưởng đến đời sống của phần lớn hộ sản xuất cà phê.


Riêng Đăk Nông, theo quy hoạch sản xuất cà phê cần phải loại trừ, phá bỏ hơn

21.000 ha cà phê đã trồng, chuyển đổi giống cà phê vối (Robusta) hiện đang trồng đại trà sang giống cà phê chè (Arabica) ở những vùng đất thích hợp, tạo ra những khó khăn lớn trong sản xuất, ảnh hưởng đến kinh tế hộ sản xuất cà phê.

Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ tài chính trực tiếp cho hộ sản xuất cà phê ảnh hưởng bởi quá trình quy hoạch lại diện tích canh tác cà phê như: Hỗ trợ chi phí chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chuyển đổi sản xuất kinh doanh, hỗ trợ đào tạo nghề, hỗ trợ giống mới, hỗ trợ các chi phí phá bỏ vườn cây cà phê... Nếu không có chính sách hỗ trợ trực tiếp, chắc chắn hiệu quả của công tác quy hoạch sản xuất cà phê, tiến tới phát triển sản xuất cà phê bền vững sẽ kém hiệu quả, nếu không nói là không thành công.

(7) Tiếp tục cho phép hộ sản xuất cà phê vay vốn không cần thế chấp tài sản đến 50 triệu đồng; bên cạnh đó, cần đẩy mạnh hoàn thành công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp khu vực nông thôn tại các địa phương.

Vì trên thực tế, việc tạo điều kiện thuận lợi vay vốn không cần giấy tờ chứng minh tài sản “chính chủ” như trên, gây ra tâm lý trì hoãn hoàn thành việc cấp giấy tờ pháp lý chứng chận quyền sở hữu cho người dân từ phía chính quyền, thậm chí từ phía cả người dân, ảnh hưởng đến giao dịch dân sự trong xã hội. Trong khi đó, để đảm bảo an toàn vốn tín dụng, với tình hình cầu tín dụng cao, các NHTM có xu hướng chọn lọc cho vay những món cần vay vốn có đủ điều kiện đảm bảo nợ vay, hơn là cho vay những món vay không có tài sản đảm bảo; mặc dù, chính sách nhà nước có cho phép thực hiện.

4.2.2 Đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công

Thực hiện tốt dịch vụ công ở vùng nông nghiệp, nông thôn nói chung, vùng chuyên canh cà phê nói riêng, sẽ tạo điều kiện ổn định và phát triển đời sống kinh tế

- xã hội của nông thôn. Thông qua đó, vốn tín dụng đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn có điều kiện phát huy hiệu quả, mang lại thu nhập ngày càng cao cho nông dân; đồng thời, chất lượng vốn tín dụng luôn được đảm bảo, giảm thiểu được những rủi ro có thể xảy ra.


4.2.2.1 Hoàn thiện công tác khuyến nông

Cần đẩy mạnh công tác giáo dục tuyên truyền, mở các lớp tập huấn, hướng dẫn cho nông dân trồng cà phê cách quản lý dinh dưỡng, dịch hại tổng hợp cho cây cà phê, cách bón phân hợp lý không tác động xấu đến môi trường sinh thái, an toàn cho người trồng cà phê, nâng cao chất lượng và thương hiệu sản phẩm, giúp cho nông dân giảm được chi phí đầu tư, đạt hiệu quả kinh tế cao.

Nói chung, cần đẩy mạnh hướng dẫn nông dân sản xuất cà phê bền vững theo các tiêu chuẩn quy trình thực hành Sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP - Vietnamese Good Agricutural Practice), để tạo ra sản phẩm cà phê đạt chất lượng cao, nâng cao giá trị trên thị trường.

4.2.2.2 Phát triển thủy lợi nhỏ

Cà phê là cây trồng cần tưới nước quanh năm, biến đổi khí hậu toàn cầu làm cho mùa mưa thu hẹp, thậm chí lượng mưa ít hơn gây ra hạn hán cục bộ ngay giữa mùa mưa. Việc phát triển diện tích cà phê tự phát trong những năm vừa qua trên những vùng đất thiếu nước tưới, buộc phải khoan giếng, đào giếng để lấy nước tưới cho cây cà phê. Việc khai thác bừa bãi nước ngầm bằng cách chọc thủng địa tầng đã ảnh hưởng đến độ sâu mạch nước ngầm, gây ra tình trạng sụt lở đất, nhiều vùng đất màu mỡ trở nên khô cằn, hoang hóa, phải chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Vấn đề này đã được các phương tiện thông tin đại chúng, các công trình nghiên cứu về lĩnh vực nông nghiệp cảnh báo.

Do đó, trước hết cần hoàn thiện công tác quy hoạch diện tích cà phê và nhanh chóng triển khai thực hiện công tác quy hoạch vào sản xuất cà phê. Bên cạnh đó, đối với những nơi có điều kiện, cần phát triển thủy lợi đảm bảo cho quá trình sinh trưởng và tăng cường quản lý hiệu quả nguồn nước tưới tiêu cho cây cà phê. Một số nội dung cần thực hiện là: (1) Cần đẩy mạnh việc thực hiện tốt “Đề án Phát triển thủy lợi nhỏ” (Hội đồng Nhân dân tỉnh Đăk Nông, 2006), đảm bảo tăng lượng nước tưới cho cà phê trong mùa khô; (2) Có chính sách khuyến khích xã hội hóa việc đầu tư vào thủy lợi của các thành phần kinh tế, bên cạnh việc sử dụng kinh phí ngân sách; (3) Cùng với việc phát triển thủy lợi nhỏ, cần rà


soát quy hoạch lại diện tích cà phê, kiên quyết chuyển đổi diện tích cà phê phát triển tự phát ở những vùng thiếu nước tưới; (4) Trong hoạt động cho vay hộ sản xuất cà phê, NHNo & PTNT Đăk Nông cần đảm bảo nguyên tắc: Không cho vay vốn sản xuất cà phê những diện tích cà phê phát triển ngoài vùng quy hoạch. Bên cạnh đó, khi thẩm định phương án vay vốn, cần quan tâm đến chỉ tiêu nguồn nước tưới cho diện tích canh tác cà phê.

4.2.2.3 Đẩy mạnh công tác bảo vệ thực vật

Trong công tác bảo vệ thực vật, cần quan tâm hết sức đề cao cảnh giác và tăng cường khâu thông tin dự báo ngay từ khi mới bắt đầu hiện tượng bất thường về dịch bệnh và sâu hại xảy ra đối với cà phê.

(1) Cần làm tốt hơn nữa công tác dự báo, thông tin phòng ngừa, phát hiện sớm dịch bệnh, sâu hại, đảm bảo tính chủ động khi có dịch bệnh xảy ra cho cây cà phê trước khi lan rộng, gây thiệt hại cho cả vùng chuyên canh cà phê.

(2) Thường xuyên bồi dưỡng kiến thức, phổ biến rộng rãi, ướng dẫn nông dân trồng cà phê theo biện pháp Quản lý dịch hại tổng hợp (IPM - Intergrated Pest Managerment). Thực hiện theo hướng an toàn, bền vững để bảo vệ môi trường sinh thái, tiết kiệm chi phí, mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho hộ sản xuất cà phê.

4.2.2.4 Tăng cường công tác an ninh đồng ruộng

Tình hình an ninh, trật tự ở các vùng nông thôn chuyên canh trong những năm gần đây diễn biến tương đối phức tạp, nạn trộm cắp cà phê xảy ra liên miên, với quy mô ngày càng lớn. Kẻ gian thường dùng thủ đoạn trộm cắp chặt bẻ cả cành cà phê trĩu quả làm cho việc phục hồi sức sống cho cây cà phê trở nên khó khăn. Bên cạnh việc tự bảo vệ của hộ sản xuất cà phê, chính quyền địa phương cần thể hiện trách nhiệm là công bộc của dân, tổ chức tăng cường bố phòng chặt chẽ để bảo vệ thành quả lao động của nông dân tại địa phương. Giải pháp hoàn thiện đảm bảo công tác an ninh đồng ruộng cần tập trung vào các nội dung sau:

(1) Chính quyền địa phương các cấp cần tổ chức tốt công tác tự vệ, tự quản ở

các thôn xóm. Bên cạnh đó, trong nội bộ cộng đồng hộ sản xuất cà phê, cần tăng

Xem tất cả 223 trang.

Ngày đăng: 04/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí