Một số giải pháp phát triển du lịch Việt Nam - 1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

CHUYÊN NGÀNH KINH DOANH QUỐC TẾ

-------***-------


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


ĐỀ TÀI:

MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở VIỆT NAM


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 102 trang tài liệu này.

Sinh viên thực hiện : Trương Thị Thanh Huyền Lớp : Anh 3

Khóa : K42Q

Một số giải pháp phát triển du lịch Việt Nam - 1

Giáo viên hướng dẫn : ThS.Nguyễn Thị Tuyết Nhung


Hà Nội , tháng 11/2007


MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 5

CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH 7

1. Một số khái niệm cơ bản về du lịch 7

1.1 Khái niệm "du lịch" 7

1.2 Khái niệm "khách du lịch" 10

1.3 Khái niệm sản phẩm du lịch 14

1.4 Khái niệm tài nguyên du lịch 14

2. Các loại hình du lịch 15

2.1 Phân loại theo lãnh thổ 15

2.2 Phân loại theo mục đích chuyến đi 16

2.3 Phân loại theo tổ chức chuyến đi 16

2.4 Phân loại theo môi trường 17

3. Đặc điểm của du lịch 17

3.1 Các nhóm yếu tố cấu thành nên hiện tượng du lịch 18

3.2 Đặc thù của sản phẩm du lịch 20

3.3 Tính thời vụ trong du lịch 20

3.4 Lao động trong du lịch 23

4. Vai trò của du lịch 26

4.1 Vai trò của du lịch về mặt xã hội 26

4.1.1 Vai trò của du lịch đối với đời sống con người 26

4.1.2 Vai trò của du lịch với văn hoá và hợp tác quốc tế 27

4.1.3 Vai trò của du lịch đối với vấn đề việc làm 28

4.1.4 Vai trò của du lịch đối với qui hoạch xã hội 28

4.2. Vai trò của du lịch đối với nền kinh tế 29

4.3 Các tác hại về mặt kinh tế-xã hội do việc khai thác và phát triển du lịch quá mức 30

CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VIỆT NAM NHỮNG NĂM QUA 31

1. Tổng quan về du lịch Việt Nam31

1.1 Lịch sử phát triển du lịch Việt Nam 31

1.2 Tài nguyên du lịch của Việt Nam 34

1.2.1 Tài nguyên du lịch thiên nhiên 35

1.2.2 Tài nguyên du lịch nhân văn 36

1.3 Tính mùa vụ trong du lịch Việt Nam 37

1.3 Lao động trong du lịch Việt Nam 38

2. Tình hình phát triển du lịch Việt Nam trong thời gian qua 41

2.1 Về việc thực hiện các chỉ tiêu 41

2.2 Về tổ chức quản lý 45

2.3 Về đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ 46

2.4 Về hợp tác quốc tế và xúc tiến quảng bá du lịch 47

3. Đánh giá về du lịch Việt Nam 50

3.1 Thành tựu đạt được 50

3.1.1 Thành tựu về mặt xã hội 50

3.1.2 Thành tựu về mặt kinh tế 51

3.2 Những tồn tại và nguyên nhân 52

3.2.1 Những tồn tại 52

3.2.2 Nguyên nhân 57

CHƯƠNG III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH VIỆT NAM 60

1. Bài học kinh nghiệm phát triển du lịch từ các nước Đông Nam Á 60

2. Hướng phát triển của du lịch Việt Nam 65

2.1 Xu thế phát triển cuả du lịch thế giới 65

2.2 Xu hướng phát triển của du lịch Đông Nam Á 67

2.3 Mục tiêu phát triển của du lịch Việt Nam 69

3. Một số giải pháp phát triển du lịch Việt Nam 70

3.1 Lên kế hoạch phát triển du lịch tổng thể và bền vững 71

3.2 Thiết lập chính sách đầu tư du lịch hợp lý 72

3.2.1 Đầu tư các khu du lịch mang tầm cỡ quốc tế làm động lực cho du lịch quốc gia 72

3.2.2 Có cơ chế thông thoáng nhằm thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước 74

3.3 Tăng cường hiệu quả quản lý đối với du lịch 75

3.3.1 Đẩy mạnh cải cách hành chính 75

3.3.2 Khuyến khích các doanh nghiệp tham gia Hiệp hội Du lịch, nâng cao hiệu quả hoạt động của Hiệp hội Du lịch 76

3.3.3 Tăng cường phối hợp giữa Trung ương, địa phương và các ngành các cấp có liên quan 76

3.4 Hoàn thiện cơ chế chính sách tài chính và xuất nhập cảnh Hải quan 79

3.4.1 Chính sách tài chính 79

3.4.2 Chính sách xuất nhập cảnh Hải quan 79

3.5 Phát triển cơ sở hạ tầng, củng cố ngành hàng không và đảm bảo an ninh tại các địa điểm du lịch 80

3.5.1 Phát triển cơ sở hạ tầng 80

3.5.2 Củng cố ngành hàng không và đảm bảo an ninh tại các địa điểm du lịch 81

3.6 Tăng cường công tác tiếp thị và xúc tiến du lịch 81

3.7 Nâng cao ý thức toàn dân về du lịch 82

3.8 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch 83

3.9 Phát triển du lịch đi đôi với tôn tạo, bảo vệ nguồn tài nguyên du lịch và môi

trường 85

3.10 Chủ động hội nhập, hợp tác quốc tế 86

3.11 Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ 87

KẾT LUẬN 88

TÀI LIỆU THAM KHẢO 89


LỜI MỞ ĐẦU

Tính cấp thiết của đề tài


Ngày nay, với sự phát triển vũ bão của khoa học-công nghệ, nền kinh tế thế giới đang chuyển sang giai đoạn “hậu công nghiệp”, phát triển theo hướng chuyển dịch cơ cấu sang dịch vụ. Trong đó du lịch là một trong những ngành dịch vụ được hầu hết các nước ưu tiên phát triển.

Du lịch là một ngành hoạt động tổng hợp có hiệu quả về cả kinh tế và xã hội. Trên giác độ kinh tế đó là ngành thực hiện "xuất khẩu tại chỗ", mang về nguồn thu ngoại tệ lớn cho quốc gia. Trên giác độ xã hội, du lịch tạo ra nhiều công ăn việc làm, xoá đói giảm nghèo; góp phần tôn tạo các giá trị tự nhiên và nhân văn… Trên thế giới, từ thế kỉ 19 du lịch đã chính thức trở thành một ngành kinh tế, theo đấy khoa học du lịch cũng ra đời, với trọng tâm là việc nghiêm cứu nhằm đề ra các giải pháp, chiến lược phát triển du lịch quốc gia.

Trước vai trò và đóng góp to lớn của du lịch đối với nền kinh tế quốc dân, Đảng và Nhà nước ta, trong chiến lược phát triển du lịch 2000-2010 đã xác địch: “đưa du lịch Việt Nam trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước”. Để tiến tới mục tiêu đó du lịch Việt Nam cần phải có các giải pháp hiệu quả và tập trung mọi nguồn lực để thực hiện tốt các giải pháp đã đề ra. Với đề tài luận văn “Một số giải pháp phát triển du lịch Việt Nam”, em mong muốn được đóng góp một phần nhỏ bé công sức của mình trong việc tìm ra và đề xuất một số giải pháp tích cực, từ đó thúc đẩy sự phát triển của du lịch Việt Nam.

Mục tiêu nghiên cứu


Nội dung của đề tài tập trung vào việc đề ra một số giải pháp nhằm phát triển du lịch Việt Nam trên cơ sở:

- Nghiên cứu về đặc điểm, tính chất, vai trò của du lịch trên thế giới nói chung và du lịch Việt Nam nói riêng.

- Khảo sát xu hướng phát triển của du lịch quốc tế và khu vực.

- Đánh giá thực trạng hoạt động du lịch của Việt Nam hiện nay, để từ đó đề xuất các giải pháp phát triển du lịch Việt Nam.

Phương pháp nghiên cứu


Luận văn sử dụng các phương pháp diễn giải, phân tích, tổng hợp, so sánh trên cơ sở sử dụng các bảng, biểu và các tài liệu tham khảo về mặt lý thuyết lẫn thực tiễn của những nghiên cứu trước đó. Đồng thời, luận văn cũng lấy phép biện chứng làm cơ sở phương pháp luận.

Phạm vi nghiên cứu


Nội dung luận văn nghiên cứu tổng quan hoạt động du lịch, thực trạng phát triển du lịch ở Việt Nam những năm qua, qua đó đưa ra những giải pháp nhằm mục tiêu hướng đến sự phát triển bền vững du lịch nước ta.

Kết cấu của luận văn


Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu gồm 3 chương:

Chương I: Tổng quan về hoạt động du lịch


Chương II: Thực trạng phát triển du lịch Việt Nam những năm qua


Chương III: Một số giải pháp phát triển du lịch Việt Nam


CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH‌‌


1. Một số khái niệm cơ bản về du lịch


1.1 Khái niệm "du lịch"


Du lịch ra đời gần như cùng lúc với sự suất hiện của xã hội loài người, tuy lúc đó mục đích du lịch có thể chưa hoàn toàn tách bạch với các mục đích khác. Theo ngành khảo cổ học, Châu Phi được xem là cái nôi của xã hội loài người, tuy nhiên vết tích của người Châu Phi cổ đại đã được tìm thấy ở Châu Á, họ được xem là tiền nhân của giống người Bắc Kinh (Trung Quốc), và người Java (Indonexia). Ngoài giả thiết cho rằng người cổ xưa di cư để tìm thức ăn và trốn tránh nguy hiểm, còn một giả thiết khác được các nhà khoa học đưa ra, đấy là con người quan sát sự di cư của loài chim, muốn biết chúng từ đâu bay đến và sẽ bay đến đâu nên họ di chuyển theo hướng đi của chúng. Tức giả thiết này cho rằng, con người, từ xa xưa luôn có tính tò mò, ham muốn khám phá thế giới chung quanh. Cũng có thể, cuộc di dân này có động cơ từ cả hai giả thuyết đã nêu. Sự xuất hiện của chủng tộc người gốc Á ở Châu Mỹ (người da đỏ) cách hàng vạn năm trước khi Christospher Colombus tìm ra nơi này là khác là một minh chứng khác cho sự hiếu kỳ của người xưa. Trong chuyến chuyến di dân từ Châu Á đến Châu Mỹ thì các nhà nghiên cứu lại nghiêng về giả thuyết cho rằng động lực chính là lòng ham hiểu biết. Nếu chỉ đơn thuần là đi tìm thức ăn thì chưa đủ thuyết phục lý giải cho quảng đường di cư vượt biển dài tới nửa vòng trái đất.

Mặc dù có nguồn gốc từ rất lâu, song cho đến nay, những nhận thức về nội dung du lịch vẫn chưa thống nhất. Dưới nhiều góc độ và hoàn cảnh chi phối (thời gian, địa lý) đưa đến một cánh hiểu khác nhau về du lịch.


Ý nghĩa đầu tiên của từ du lịch là sự khởi hành và sự lưu trú tạm thời của con người ra khỏi nơi cư trú thường xuyên của họ. Có nhiều lý do để kéo con người ra khỏi nơi cư trú thường xuyên của mình như lòng ham hiểu biết về thế giới xung quanh, vì lòng yêu thiên nhiên... Có thể hiểu lúc này du lịch là sự mở rộng không gian văn hoá của mỗi cá nhân.

Với ý nghĩa này, du lịch mang tính chất là một hiện tượng xã hội nhiều hơn một hiện tượng kinh tế, nó ứng với thời kỳ trước cuộc phân công lao động lần thứ hai (lúc thủ công nghiệp tách khỏi nông nghiệp truyền thống). Biểu hiện của hoạt động kinh doanh du lịch chỉ rõ nét vào giai đoạn phân công lao động lần thứ ba của xã hội loài người (thương nghiệp ra đời). Lúc này trong xã hội xuất hiện các cơ sở lưu trú, các trung tâm tham quan, vui chơi như Kim tự tháp (Ai Cập), đấu trường La mã, các nhà tắm hơi cổ đại thành Roma, những nơi được sử sách mô tả vào thời hoàng kim luôn tấp nập các du khách. Đặc biệt, du khách đến đây còn có thể mua về các kỷ vật của địa phương. Hiện tượng tham quan của du khách đã mang lại một nguồn thu nhập các kể cho các địa phương này. Khi có sự tiêu dùng các dịnh vụ trong quá trình duy chuyển, du lịch được hiểu là toàn bộ những quan hệ và hiện tượng xảy ra trong quá trình con người rời khỏi nơi cư trú thường xuyên của mình.

Du lịch bắt đầu phát triển mạnh mẽ vào đầu thế kỷ XVII khi cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lần thứ nhất diễn ra kéo theo cuộc cách mạng về giao thông trên thế giới. Đầu máy hơi nước được sử dụng rộng rãi, kim loại ngày càng có mặt nhiều hơn trong ngành đường sắt, đóng tầu và công nghiệp sản xuất ô tô. Giao thông phát triển là nguyên nhân chính và là điều kiện vật chất quan trọng thúc đẩy các cuộc khởi hành của con người.

Bắt đầu từ nửa sau thế kỷ IXX thì du lịch mới trở thành một hiện tượng đại chúng. Trong xã hội xuất hiện một nghề mới, rất phát triển ở các địa

Xem tất cả 102 trang.

Ngày đăng: 07/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí