Hướng Dẫn Phân Loại Cường Độ Nhiễm Sán Lá Gan Nhỏ Theo Who


Nhóm

biến số

Tên biến

Định nghĩa biến

Phương pháp

thu thập


lồng ghép nội dung phòng, chống SLGN

nội dung phòng, chống

SLGN đã thực hiện trong 2 năm can thiệp.




Số lượt thăm và tư vấn tại hộ gia đình tuyên truyền về phòng, chống SLGN

Tổng số lượt thăm và tư vấn đã thực hiện tại hộ gia đình nhằm tuyên truyền về phòng, chống SLGN cho đối tượng nghiên cứu trong

2 năm can thiệp.


Ghi chép

Số lượng, thời điểm và thời lượng phát bản tin về phòng, chống SLGN trên hệ thống loa truyền

thanh thị trấn


Tổng số lần phát thanh trên loa truyền thanh của thị trấn vào ba chiến dịch trong 02 năm can thiệp.


Số lượng tờ áp phích được treo

Số lượng tờ áp phích có nội dung phòng, chống SLGN được treo tại trạm y

tế, trường học, chợ.


Số sách mỏng được phát

Tổng số sách mỏng đã được phát cho cán bộ chủ chốt của chính quyền, trạm y tế, ban ngành và đoàn thể trên địa bàn thị trấn trong 2

năm can thiệp.


Số tờ rơi được phát

Tổng số tờ rơi có nội dung

phòng, chống SLGN được

Ghi chép

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 204 trang tài liệu này.

Đánh giá hiệu quả can thiệp cộng đồng phòng, chống nhiễm sán lá gan nhỏ của người dân tại thị trấn Rạng Đông, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định năm 2009 - 2012 - 8


Nhóm

biến số

Tên biến

Định nghĩa biến

Phương pháp

thu thập



phát cho các đối tượng

tham gia nghiên cứu trong 2 năm can thiệp




Số chiến dịch vệ sinh môi trường

Tổng số lượng chiến dịch vệ sinh môi trường phòng, chống SLGN được thực hiện trong thời gian 2 năm

can thiệp.


Ghi chép


Nhóm biến số, chỉ số đánh giá hiệu quả can thiệp cộng

đồng phòng, chống SLGN


Tỉ lệ nhiễm SLGN

Số trường hợp xét nghiệm dương tính chia cho tổng

số trường hợp xét nghiệm.

Xét nghiệm phân tìm trứng

SLGN


Cường độ nhiễm sán trung bình


Tổng số trứng trung bình trong 1g phân của tất cả các trường hợp xét nghiệm dương tính chia cho tổng số trường hợp xét nghiệm dương tính.

Số trứng trung bình trong 1g phân; Phân loại theo WHO

(nhiễm nhẹ,

nhiễm trung bình và nhiễm

nặng)


Tỉ lệ sạch trứng

Tỉ lệ (%), phần trăm của số người không còn trứng sán sau khi tẩy chia cho tổng số người được tẩy sán và được xét nghiệm trước

và sau điều trị.


Xét nghiệm phân tìm trứng SLGN


Tỉ lệ giảm trứng

Tỉ lệ (%), tỉ lệ của hiệu số của cường độ nhiễm trước


Xét nghiệm


Nhóm

biến số

Tên biến

Định nghĩa biến

Phương pháp

thu thập



điều trị và sau điều trị chia cho cường độ nhiễm trước điều trị của số người được tẩy sán và được xét nghiệm

trước và sau điều trị.

phân tìm trứng SLGN


Tỉ lệ tái nhiễm

Tỉ lệ (%) của số dương tính trứng sán trong xét nghiệm lập lại đối với các đối tượng đã nhiễm và tẩy

sạch sán trước đó

Xét nghiệm phân tìm trứng SLGN


Tỉ lệ mới nhiễm

Tỉ lệ (%) của số dương tính trứng sán trong xét nghiệm lập lại đối với các đối tượng đã xét nghiệm

âm tính lần trước.


Xét nghiệm phân tìm trứng SLGN

2.6. Các khái niệm, thước đo, tiêu chuẩn đánh giá

2.6.1. Các khái niệm

- Dùng phân tươi bón ruộng, nuôi cá: Xác định là có sử dụng phân tươi bón ruộng, nuôi cá khi hộ gia đình được phỏng vấn trả lời có dùng phân người, gia súc chưa ủ hoặc ủ chưa đủ 6 tháng để bón ruộng, nuôi cá.

- Đã từng ăn gỏi cá, cá nấu chưa chín: Là trường hợp đối tượng được phỏng vấn trả lời đã ít nhất một lần ăn gỏi cá hay cá sống, cá nấu chưa chín.

- Trường hợp nhiễm SLGN: Là trường hợp xét nghiệm phân bằng phương pháp Kato – Katz tìm thấy trứng SLGN trong phân.

2.6.2. Các thước đo, tiêu chuẩn đánh giá

Tại điểm nghiên cứu hiệu quả của điều trị đối với y tế cộng đồng được đánh giá bằng sự giảm hay không giảm tỉ lệ nhiễm và cường độ nhiễm SLGN sau khi can thiệp bằng thuốc đặc hiệu.


- Tỉ lệ nhiễm SLGN: Tỉ lệ nhiễm SLGN được đánh giá bằng số trường hợp xét nghiệm dương tính chia cho tổng số trường hợp xét nghiệm.

Tỉ lệ nhiễm (%) =

Số người có xét nghiệm (+)

x 100

Số người được xét nghiệm

- Cường độ nhiễm sán trung bình đuợc tính bằng tổng số trứng trung bình trong 1g phân của tất cả các trường hợp xét nghiệm dương tính chia cho tổng số trường hợp xét nghiệm dương tính.

Cường độ nhiễm =

(trứng/gam phân)

Tổng số trứng/g tổng số người (+)

Tổng số người xét nghiệm (+)

Cường độ nhiễm được chia làm 3 mức độ theo cách phân loại của WHO[6] [46].

Bảng 2.2. Hướng dẫn phân loại cường độ nhiễm sán lá gan nhỏ theo WHO


Cường độ nhiễm

Số trứng /1 gam phân

Nhiễm nhẹ

Dưới 1.000

Nhiễm trung bình

1.000 – 10.000

Nhiễm nặng

Trên 10.000

Hiệu quả điều trị của thuốc được đánh giá bằng: tỉ lệ sạch trứng sán, tỉ lệ giảm trứng sán sau điều trị.

Tỉ lệ sạch trứng (%) =

Số người sạch trứng

Số người nhiễm SLGN được điều trị

+ Tỉ lệ sạch trứng: được đánh giá bằng tỉ lệ (%), phần trăm của số người không còn trứng sán sau khi tẩy chia cho tổng số người được tẩy sán và được xét nghiệm trước và sau điều trị.


+ Tỉ lệ giảm trứng: được đánh giá bằng tỉ lệ (%), tỉ lệ của hiệu số của cường độ nhiễm trước điều trị và sau điều trị chia cho cường độ nhiễm trước điều trị của số người được tẩy sán và được xét nghiệm trước và sau điều trị.


Tỉ lệ giảm trứng (%) =

Số trứng/g trung bình trước điều trị - Số trứng/g trung

bình sau điều trị


Số trứng/g trước điều trị

- Xét nghiệm định kỳ sau điều trị: Sau khi điều trị sau 6 tháng, 12 tháng, 18 tháng và 24 tháng các xét nghiệm phân được lặp lại cho các đối tượng nghiên cứu


có nguy cơ nhiễm SLGN bằng sử dụng bộ câu hỏi để phỏng vấn các yếu tố nguy cơ. Số liệu về số người không còn trứng sán và số trung bình cường độ nhiễm sau điều trị được xác định. So sánh số liệu thu được với số liệu trước khi điều trị, áp dụng các công thức tỉ lệ sạch trứng và giảm trứng để đánh giá hiệu quả điều trị của thuốc theo thời gian.

+ Tỉ lệ tái nhiễm: được đánh giá bằng tỉ lệ (%) của số dương tính trứng sán trong xét nghiệm lập lại đối với các đối tượng đã nhiễm và tẩy sạch sán trước đó.

+ Tỉ lệ mới nhiễm: dùng để đánh giá các trường hợp mới nhiễm, được đánh giá bằng tỉ lệ (%) của số dương tính trứng sán trong xét nghiệm lập lại đối với các đối tượng đã xét nghiệm âm tính lần trước.

+ Chỉ số hiệu quả can thiệp (CSHQ): Đánh giá hiệu quả can thiệp

Chỉ số hiệu quả (%): Để đánh giá hiệu quả của các biện pháp can thiệp đối với từng chỉ số được kiểm tra trong nghiên cứu qua công thức [39, 46]:

CSHQ =

Tỉ lệ % sau – Tỉ lệ % trước

x 100


Tỉ lệ % trước



- Đánh giá kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống SLGN của đối tượng: bằng kết quả trả lời các câu hỏi trong bảng hỏi cấu trúc (Phụ lục 1).Các câu trả lời liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành được chấm điểm, sau đó phân làm hai loại đạt và không đạt (Phụ lục 2).

2.7. Các hoạt động can thiệp nhằm giảm nguy cơ nhiễm sán lá gan nhỏ

2.7.1. Xây dựng mô hình lồng ghép phòng, chống nhiễm sán lá gan nhỏ dựa vào cộng đồng ở thị trấn Rạng Đông

Mô hình lồng ghép (hình 2.2) dựa trên các đơn vị, tổ chức có sẵn đó là Ban Chỉ đạo liên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) của thị trấn Rạng Đông để chỉ đạo hoạt động phòng, chống SLGN với sự tham gia của các tổ chức liên quan gồm: Uỷ ban nhân dân thị trấn Rạng Đông giữ vai trò chính trong việc chỉ đạo phối hợp liên ngành giữa y tế cơ sở với các ban, ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị -xã hội, tổ chức xã hội và nhà trường trên địa bàn can thiệp. Nghiên cứu sinh, các chuyên gia về ký sinh trùng (các thầy hướng dẫn và cán bộ bộ môn Ký sinh trùng


của trường Đại học Y Hà Nội, Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương), Trạm trưởng Trạm y tế thị trấn Rạng Đông giữ vai trò thường trực điều phối các hoạt động phòng, chống bệnh SLGN.


UBND thị trấn Rạng Đông

Ban chỉ đạo liên ngành ATVSTP

Trạm Y tế Rạng Đông

Đối tượng đích:

HỘ GIA ĐÌNH

KẾT QUẢ MONG ĐỢI

Tăng KAP của người dân trong phòng chống SLGN

Giảm tỉ lệ ăn gỏi cá, cá sống, cá nấu chưa chín

Giảm tỉ lệ nhiễm SLGN trong cộng đồng

Các ban ngành, đoàn thể

Thành viên các đoàn thể

Trường học (cấp 2,3)

Giáo viên và học sinh

Y tế thôn

Cộng tác viên

Cán bộ trạm y tế, nghiên cứu sinh, chuyên gia ký sinh trùng


Hình 2.2. Mô hình tổ chức của chương trình phòng, chống sán lá gan nhỏ tại thị trấn Rạng Đông, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định

2.7.2. Các hoạt động can thiệp truyền thông, giáo dục sức khoẻ phòng, chống sán lá gan nhỏ

2.7.2.1. Hoạt động can thiệp truyền thông, giáo dục sức khỏe phòng,chống sán lá gan nhỏ thông qua kênh truyền thông gián tiếp

- Phổ biến các kiến thức phòng, chống bệnh SLGN qua hệ thống truyền thanh của thị trấn theo chiến dịch 3 lần trong năm vào tháng 12, tháng 4 và tháng 9.

- Treo Pano về phòng, chống bệnh SLGN theo nội dung đã được Viện Sốt rét – Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương thiết kế tại nơi công cộng gồmbản tin của trường học, chợ, cơ sở y tế.


- Phát sách mỏng hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh giun sán do Viện Sốt rét-Ký sinh trùng- Côn trùng Trung ương biên soạn và tờ rơi có nội dung phòng, chống SLGN cho các đối tượng nghiên cứu và người đứng đầu Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Người Cao tuổi, Hội Cựu chiến binh, Đoàn TNCSHCM để tuyên truyền về phòng, chống nhiễm SLGN.

- Phát sách mỏng và tờ rơi về các biện pháp đảm bảo an toàn thực phẩm trong chế biến, lựa chọn và tiêu dùng thực phẩm đến đối tượng nghiên cứu và người đứng đầu Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Người Cao tuổi, Hội Cựu chiến binh, Đoàn TNCSHCM để tuyên truyền về các biện pháp vệ sinh ăn uống, vệ sinh môi trường, phòng, chống nhiễm SLGN.

- Số chiến dịch vệ sinh môi trường: 01 đợt/ năm x 12 khu dân cư x 2 năm.


2.7.2.2. Hoạt động can thiệp truyền thông, giáo dục sức khỏe phòng, chống sán lá gan nhỏ thông qua kênh truyền thông trực tiếp

- Tập huấn cho cán bộ trạm y tế thị trấn: 01buổi/quý x 2 năm.

- Tập huấn cho cán bộ y tế thôn: 01buổi/quý x 2 năm.

- Tập huấn cán bộ, hội viên các đoàn thể tham gia chương trình can thiệp

gồm Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Người cao tuổi, Đoàn TNCSHCM: 01buổi/ quý x 2 năm.

- Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Người cao tuổi, Đoàn TNCSHCM của thị trấn chỉ đạo các chi, tổ Hội có lồng ghép nội dung Phòng chống SLGN vào sinh

hoạt định kỳ: 01buổi/ quý x 2 năm.

- Nói chuyện về phòng, chống SLGN cho học sinh và phụ huynh học sinh vào các dịp khai giảng và bế giảng năm học tại các trường học trên địa bàn thị

trấn Rạng Đông: 02 buổi/năm x 2 năm.

- Họp Ban chỉ đạo liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm của thị trấn có lồng ghép nội dung triển khai và đánh giá kết quả hoạt động can thiệp phòng

chống SLGN: 01 buổi/ quý x 2 năm.

- Thăm hộ gia đình các đối tượng nghiên cứu để truyền thông trực tiếp về

nguyên nhân và giải pháp phòng, chống SLGN: 6 tháng/lần thăm x 2 năm.


2.7.2.3. Nội dung truyền thông, giáo dục sức khoẻ phòng, chống sán lá gan nhỏ

-Đặc điểm sinh học của SLGN;

- Nguyên nhân nhiễm SLGN;

- Đặc điểm sống và chu kỳ phát triển của SLGN; vị trí ký sinh của SLGN trong cơ thể vật chủ; đường xâm nhập SLGN vào vật chủ, đường SLGN ra môi trường; đặc điểm sinh sản của SLGN;

- Các yếu tố nguy cơ gây nhiễm SLGN, phân bố của SLGN;

- Tác hại của SLGN, bệnh học SLGN; tổn thương cơ thể bệnh học, triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng;

- Chẩn đoán, điều trị SLGN;

- Các thuốc điều trị SLGN, liều dùng thuốc điều trị SLGN, cách dùng thuốc điều trị SLGN;

- Các biện pháp phòng, chống SLGN;

- Những việc nên làm nếu nghi ngờ nhiễm SLGN;

- Các kỹ năng truyền thông, giáo dục sức khoẻ phòng, chống SLGN.

2.7.2.4.Tài liệu truyền thông, giáo dục sức khoẻ phòng, chống sán lá gan nhỏ

- Tài liệu truyền thông: Áp phích, sách hướng dẫn chẩn đoán và điểu trị một số bệnh giun sán ở Việt Nam, tờ rơi do Viện Sốt rét- Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương biên soạn;10 nguyên tắc chế biến thực phẩm an toàn, Tài liệu kiểm soát ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm, Cục An toàn thực phẩm biên soạn và sách mỏng Sán lá gan do Nguyễn Văn Đề chủ biên (Phụ lục 6).

2.7.3. Phát hiện và điều trị người nhiễm sán lá gan nhỏ bằng praziquantel

- Xét nghiệm phân tìm trứng SLGN cho tất cả đối tượng nghiên cứu và cứ 6 tháng 1 lần xét nghiệm lại cho người đã nhiễm SLGN và những người có triệu chứng lâm sàng bệnh SLGN hoặc vẫn còn thói quen ăn cá sống.Tất cả những người xét nghiệm phân có trứng SLGN đều được điều trị đặc hiệu bằng praziquantel liều 25mg/kg x 3 lần/ ngày x 1 ngày theo qui định của Bộ Y tế [4] và được theo dõi sau điều trị bởi cán bộ trạm y tế.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/03/2024