Theo Dõi Tình Trạng Sẵn Có Của Sản Phẩm


(1) Tên nhà sản xuất (hay tên thương hiệu).

(2) Mô tả sản phẩm: Mô tả ngắn về chất liệu (cotton, kaki, lụa, gấm…); hình dáng (dài, ngắn…).

(3) Ngày mua hàng: Gồm các số ngày, tháng, năm (chỉ nên dùng 2 số cuối).

(4) Kho lưu trữ: Nếu bạn có nhiều kho hàng, bạn có thể có ký hiệu riêng cho từng kho theo khu vực Hà Nội, Hồ Chí Minh… hay theo quận, huyện.

(5) Kích cỡ sản phẩm

(6) Màu sắc sản phẩm

(7) Tình trạng sản phẩm: Còn mới hay đã qua sử dụng

2.2.2.2. Xác định nguồn hàng

i) Xác định nguồn hàng và vai trò

Sau khi đã thiết lập danh mục sản phẩm và xác định các mặt hàng ưu tiên, cần bắt đầu tạo nguồn sản phẩm trên thị trường. Nguồn hàng là toàn bộ khối lượng và cơ cấu hàng hóa thích hợp với nhu cầu của khách hàng mà doanh nghiệp đã và có khả năng huy động trong kỳ kế hoạch. Nguồn hàng là một điều kiện quan trọng để hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra liên tục, bảo đảm đầy đủ kịp thời cho khách hàng, hạn chế hiện tượng thừa thiếu hàng hóa và nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt, công tác tạo nguồn mua hàng còn là phương tiện cạnh tranh với đối thủ cạnh tranh, thực hiện văn minh thương mại, giúp doanh nghiệp hội nhập vào thị trường khu vực và quốc tế.

ii) Cách thức xác định nguồn hàng

Trong thời đại công nghệ như ngày nay, có rất nhiều cách để có thể xác định và tìm được nguồn hàng. Trước khi bắt đầu tìm kiếm nguồn hàng cần phải tìm hiểu rõ xem đối với từng mặt hàng, doanh nghiệp nào là doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp nào là doanh nghiệp bán hàng,


tiếp theo đó sẽ có những phương thức khác nhau để tìm được nhà cung ứng tiềm năng.

Khi đã xác định được các thương hiệu mong muốn, người bán có thể bắt đầu liên hệ và làm việc trực tiếp với những nhà sản xuất của thương hiệu đó hoặc với các văn phòng đại diện bán hàng của các nhà sản xuất là điều tốt nhất. Nhiều thương hiệu lớn đã cấp phép nhượng quyền thương hiệu cho các nhà sản xuất khác nhau. Chiến lược tốt nhất trong trường hợp này là bắt đầu với người chủ thương hiệu, yêu cầu các thông tin liên hệ phù hợp cho mỗi sản phẩm mà cửa hàng quan tâm.

Nếu không người bán sẽ phải tìm những nhà cung cấp phù hợp nhất với mình và thông qua nhiều kênh khác:

- Tham gia vào sàn giao dịch trực tuyến, qua đó sẽ tìm kiếm và lựa chọn những nhà cung cấp uy tín, chất lượng, giá thành ổn định và có tiêu chí phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp. Trên những trang thương mại điện tử lớn như Alibaba.com, 1688.com, Tmall.com.., là những nơi tập hợp nguồn hàng giá rẻ đáng tin cậy nhất từ Trung Quốc và được nhiều doanh nghiệp có dịch vụ vận tải mua hàng hộ chọn làm nguồn hàng chính của mình. Mỗi cửa hàng đều được đánh giá kỹ lưỡng từ hàng nghìn người dùng cùng thang điểm cực kỳ chi tiết, phản ánh đúng độ uy tín của cửa hàng, đây sẽ là cơ sở để người bán lựa chọn nhà cung ứng.

- Nhập hàng từ những chợ đầu mối, chuyên đổ buôn cho người bán với giá thấp khi nhập nhiều. Những chợ đầu mối ở Quảng Châu - Trung Quốc có giá thành dao động từ mức thấp tới cao tùy loại sản phẩm và nhu cầu của khách hàng, đây có thể là một nơi lý tưởng cho những nhà bán lẻ với rất nhiều sự lựa chọn phong phú và đa dạng. Ở Việt Nam có nhiều chợ đầu mối như chợ Đồng Xuân, chợ Ninh Hiệp, chợ Bến Thành, chợ Thủ Đức.

- Tham dự các hội chợ thương mại để có thể kết nối và tìm được nhà cung ứng lâu dài với chi phí hợp lý, vì thông thương các gian hàng trong hội chợ đều là do nhà sản xuất hoặc những đại diện bán hàng hay đại lý lớn tham gia nhằm giới thiệu sản phẩm và chào hàng tới khách hàng.


- Tham gia vào những hội nhóm trên mạng xã hội, những hội nhóm liên quan đến buôn bán, nhập hàng, để có thể kết nối và tìm nguồn hàng.

Nghiên cứu thị trường nguồn hàng phải nắm được khả năng của các nguồn cung ứng loại hàng về số lượng, chất lượng, giá cả, thời gian và địa điểm của đơn vị nguồn hàng. Lựa chọn bạn hàng là khâu quyết định đối với sự chắc chắn và ổn định của nguồn hàng. Lựa chọn được nhiều đối tác, bạn hàng thì doanh nghiệp càng có cơ hội lựa chọn và giữ thế chủ động. Trước khi đi đến đàm phán, ký kết, hợp tác chính thức, doanh nghiệp cần phải kiểm tra kỹ hàng hóa hoặc mua dùng thử hàng hóa để kiểm soát chất lượng của nhà cung ứng, lập bảng so sánh để có thể đánh giá từng nhà cung cấp theo tiêu chí đề ra của doanh nghiệp.

Sau khi lựa chọn được những nhà cung ứng phù hợp, doanh nghiệp sẽ tiến hành tổ chức giao dịch, đàm phán để ký kết hợp đồng mua hàng. Doanh nghiệp cần tìm hình thức giao dịch, đàm phán phù hợp với khả năng của doanh nghiệp. Hai bên mua bán cần có sự thương thảo và ký kết được với nhau bằng các hợp đồng mua bán hàng hóa để đảm bảo hàng hóa luôn được cung ứng sẵn sàng khi cần thiết.

Trong quá trình triển khai tiếp cận và đàm phán với các nhà cung ứng, cửa hàng có thể gặp phải một số trở ngại sau:

- Nhà cung ứng có thể không muốn sử dụng site bán lẻ điện tử của cửa hàng làm một kênh phân phối.

- Các nhà cung ứng lớn không muốn làm việc với các thương gia nhỏ.

- Các nhà cung ứng cần khoảng thời gian nới rộng để đáp ứng đơn hàng.

- Sản phẩm cần thiết có thể không có sẵn và bị chậm trễ sản xuất.

Trong thực tế, tất cả các vấn đề nêu trên đều có thể xảy ra. Do vậy, quan trọng là ngay từ đầu càng sinh ra nhiều ý tưởng sản phẩm càng tốt có nghĩa là người bán phải tìm được nhiều cách tiếp cận với nguồn hàng, tìm được nhiều nhà cung cấp càng tốt để có sự lựa chọn và chủ động trong kinh doanh.


Bảng 2.7 đưa ra ví dụ mẫu về thông tin tồn kho. Đi từ trên xuống dưới sẽ thấy có bao nhiêu sản phẩm sẵn có trong kho, bao nhiêu sản phẩm sắp có, bao nhiêu sản phẩm sẽ có trong thời gian ngắn (ví dụ 2, 3 tuần lễ), bao nhiêu sản phẩm cần đặt mua với nhà cung ứng.


Bảng 2.7. Theo dõi tình trạng sẵn có của sản phẩm


Nhóm sản phẩm: [tên nhóm sản phẩm]

Phân nhóm sản phẩm: [tên phân nhóm sản phẩm]


Sản phẩm

Giá

Tình trạng sản phẩm

Ghi chú

Sản phẩm A

$2.00

Đã có trong kho.


Sản phẩm B

$2.25

Đã có trong kho.


Sản phẩm C

$4.00

Có trong kho nhà cung ứng, có thể nhập về sau 2 tuần.


Sản phẩm D

$4.20

Có trong kho nhà cung ứng, có thể nhập về sau 2 tuần.


Sản phẩm E

$5.00

Có trong kho nhà cung ứng, có thể nhập về sau 4 tuần.


Sản phẩm G

$6.00

Có trong kho nhà cung ứng, có thể nhập về sau 4 tuần.


Sản phẩm H

$3.00

Không có sẵn trong kho của nhà cung ứng và nhà sản xuất.

Cần thỏa thuận với nhà sản xuất

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 155 trang tài liệu này.

Quản trị thương mại điện tử 1 Phần 1 - 11


Nhà bán lẻ điện tử muốn thực hiện kế hoạch tồn kho trên cơ sở đơn đặt hàng cần phải thiết lập một cơ chế cho phép nhắc nhở, báo trước về tình trạng tồn kho sản phẩm, khoảng thời gian có thể nhập sản phẩm về, và độ tin cậy của nguồn cung ứng.

iii) Theo dõi mặt hàng

Khi mua sản phẩm về để bán, cần theo dõi, đối chiếu danh mục các sản phẩm đã mua được và các sản phẩm cần phải mua.


Bảng 2.8 cho ví dụ về việc phải theo dõi danh mục mặt hàng như thế nào khi tạo nguồn sản phẩm.

Nhóm sản phẩm: [Quần áo trẻ em] Phân nhóm sản phẩm: [Quần]

Bảng 2.8. Theo dõi mặt hàng


Nhãn mác

Nhà phân phối

Mô tả

Số lượng đặt hàng ban đầu

Giá mua,

$

Giá bán,

%

Chênh lệch giá,

%

Levi Strauss

Vinh Quang

Quần bò cho trẻ 2-8 tuổi

540

7.5

14.99

50.0

Levi Strauss

Vinh Quang

Quần dệt kim rộng ống cho trẻ 2-8

120

9

14.99

40.0

Levi Strauss

Vinh Quang

Áo váy liền cho trẻ 2-7 tuổi

60

15.5

26.99

42.6

Levi Strauss

Vinh Quang

Áo liền quần cho trẻ 6 tháng - 2 tuổi

200

18.8

29.99

37.3

Mono Star

Chiến thắng

Quần bò cho trẻ 6-12 tuổi

90

18.4

32.99

44.2

Mono Star

Chiến thắng

Áo liền quần cho trẻ 2-12 tuổi

148

21.3

34.99

39.1


2.2.2.3. Lập kế hoạch tài chính mua hàng

Kế hoạch tài chính là một phần của quản lý tài chính. Hoạt động này đòi hỏi phải có sự đầu tư nghiên cứu trước khi bắt tay vào xây dựng. Không nên bỏ sót bất kì một thông tin nào liên quan đến các vấn đề tài chính.

Lập kế hoạch tài chính mua hàng là một bản kế hoạch ngắn hạn hoặc dài hạn, nhằm thể hiện các mục đích và yêu cầu về doanh thu. Một bản kế hoạch tài chính nói chung, hay một bản kế hoạch tài chính mua hàng nói riêng cũng đều phải làm rõ được các vấn đề:


- Doanh nghiệp có bao nhiêu tiền và cần đầu tư bao nhiêu cho việc mua hàng?

- Số tiền của doanh nghiệp nên được đầu tư như thế nào và hiệu quả ước tính ra sao (được hiểu là mua những loại sản phẩm nào, chi phí bao nhiêu, doanh thu và lợi nhuận ra sao)?

- Xác định những thời điểm mà nhu cầu chi tiêu cho doanh nghiệp vượt quá số tiền bạn đang có, dẫn đến thiếu hụt. Và từ thực trạng này, bạn cần lập một kế hoạch tài chính cho doanh nghiệp trong tương lai của mình.

Lập kế hoạch tài chính sử dụng kết hợp cách tiếp cận từ dưới lên và từ trên xuống. Xử lý với cả hai kế hoạch cho đến khi kết hợp được cả hai: Dự báo kế hoạch dựa trên dự báo doanh số và dự báo kế hoạch dựa trên yêu cầu về thu nhập và lợi nhuận.

Dự báo kế hoạch dựa trên dự báo doanh số: Nếu có các dữ liệu lịch sử, có thể nghiên cứu, phân tích và xác định doanh nghiệp đang tăng trưởng, đang ổn định hoặc đang đi xuống ở đâu trong cơ cấu doanh thu bán hàng. Việc xác định trước hết dựa vào các nghiên cứu thị trường về phạm vi của thị trường mục tiêu của doanh nghiệp. Cần phải ước lượng được những thông số cần thiết như kích thước thị trường, thị phần của doanh nghiệp và số lượng và cuộc viếng thăm thực sự mua hàng. Dự báo kế hoạch dựa trên yêu cầu thu nhập và lợi nhuận theo mục tiêu và kế hoạch mà doanh nghiệp đã đề ra, doanh nghiệp phải dự báo sẽ phải bán bao nhiêu để đảm bảo lợi nhuận.

Việc lập kế hoạch tài chính kinh doanh mặt hàng, doanh nghiệp phải tiến hành xác định các giai đoạn làm kế hoạch, tốt nhất trong thời kỳ nào. Việc xác định kế hoạch cũng phụ thuộc vào từng mùa vụ, tiến hành hàng tháng. Có thể tự động tính toán doanh số dựa trên số lượng bán. Có thể xác định doanh thu theo từng phân nhóm hàng hoặc nhóm mặt hàng. Sau đó dựa trên doanh thu của từng phân nhóm và nhóm mặt hàng có thể đưa ra kế hoạch tài chính và mua cho thời kỳ tiếp theo.


Ví dụ, nếu mùa vụ kinh doanh bận rộn vào tháng Tư và tháng Năm, thì từ tháng Giêng cho đến tháng Sáu sẽ là giai đoạn làm kế hoạch phù hợp nhất, vì nó bao hàm cả thời kỳ kinh doanh chậm và kinh doanh bận rộn. Cần dự đoán lượng bán, phân chia theo tuần lễ hoặc tháng. Có thể tính tổng doanh thu theo từng phân nhóm sản phẩm và nhóm sản phẩm.

Xác định các sản phẩm cụ thể trong danh mục mặt hàng:

- Đã có sản phẩm cảm thấy rằng sẽ bán tốt nhất chưa?

- Có bao nhiêu người truy cập/xem sẽ chuyển thành người mua sản phẩm này?

- Liệu đã có một sản phẩm khác (mặc dù kém hấp dẫn hơn), cần thiết để tạo lập một phần nhỏ của thị trường mục tiêu hay chưa? Sản phẩm này cần đạt bao nhiêu phần trăm thị trường mục tiêu?

Không thể trả lời chính xác các câu hỏi trên, nhưng phục vụ cho dự đoán, làm cơ sở xây dựng các kế hoạch mua hàng.

Việc dự báo được tiến hành hàng tháng (ước lượng số lượt viếng thăm và số mua hàng hàng tháng) cho đến khi hết mùa vụ, hoặc tiến hành theo mùa vụ, sau đó được chia ra các tháng trong mùa.

Có thể sử dụng một số những công cụ hay phần mềm để tự động hóa việc tính toán doanh số dựa vào số lượng bán ra, một số phần mềm miễn phí có chất lượng khá ổn có thể kể tới như OpenERP - đây là phần mễm mã nguồn mở, module chuẩn thế giới mà lại hoàn toàn miễn phí, đáp ứng hầu hết các nhu cầu cấp thiết của doanh nghiệp như quản trị, bán hàng, mua hàng, kế toán, thương mại điện tử. Hay MaxV Pro - Phần mềm miễn phí quản lý toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp từ bán hàng; mua hàng; tồn kho; quản trị phí và dịch vụ giúp doanh nghiệp bạn quản lý hoạt động cơ bản mà các doanh nghiệp nói chung đều có. Một số phần mềm có phí nội địa, như: Bravo 8, ERP Faceworks, cũng được đánh giá tốt trên thị trường mà doanh nghiệp có thể cân nhắc.


Bảng 2.9. Kế hoạch tài chính mặt hàng


- Nhóm sản phẩm: [Quần áo trẻ em]

- Phân nhóm sản phẩm: [Quần]



Nhãn mác

Nhà phân phối

Mô tả

Số lượng đặt hàng ban đầu, (chiếc)

Giá mua,

$

Giá bán,

$

Chênh lệch giá, %

Dự đoán lượng bán,

(chiếc)

Dự đoán doanh thu (Nghìn

$)

Levi Strauss

Vinh Quang

Quần bò cho trẻ 2-8 tuổi


540


7.5


14,99


50,0


350


5.247

Levi Strauss

Vinh Quang

Quần dệt kim rộng ống cho trẻ 2-8


120


9


14,99


40,0


150


4.499

Levi Strauss

Vinh Quang

Áo váy liền cho trẻ 2-7 tuổi


60


15.5


26,99


42,6


105


3.674

Levi Strauss

Vinh Quang

Áo liền quần cho trẻ 6 tháng

- 2 tuổi


200


18.8


29,99


37,3


65


2.144

Mono Star

Chiến thắng

Quần bò cho trẻ 6-12 tuổi


90


18.4


32,99


44,2


50


1.350

Mono Star

Chiến thắng

Áo liền quần cho trẻ 2-12 tuổi


148


21.3


34,99


39,1


85


1.274


Cần phải xác định giai đoạn làm kế hoạch, tốt nhất là thời kỳ 3 tháng hoặc 6 tháng.

Sử dụng các công thức ở Bảng 2.9 cho phép tự động hóa việc tính doanh số dựa trên các số liệu về lượng bán. Có thể tính tổng doanh thu theo từng phân nhóm sản phẩm và nhóm sản phẩm.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/02/2024