Câu chuyện về đầu tư cơ sở hạ tầng cho phát triển RAT còn cần được quan tâm đến khía cạnh quản lý, sử dụng sau đầu tư vì thực tiễn đã chứng minh rằng không phải có cơ sở hạ tầng đồng bộ thì có RAT.
1.1.6.4 Khuyến nông và hỗ trợ kỹ thuật
Sản xuất rau không phải là một nghề mới nhưng sản xuất RAT lại đòi hỏi có sự thay đổi những thói quen canh tác không đúng đã hình thành nhiều năm nay của người sản xuất. Mặt khác, tiến bộ kỹ thuật trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp cũng cần được cập nhật, phổ biến cho người lao động để nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm.
Thực tế sản xuất cho thấy nhận thức và ứng xử của người sản xuất theo hướng sản xuất an toàn, có trách nhiệm với sức khỏe cộng đồng và môi trường sinh thái là điều kiện tiên quyết cho phát triển bền vững RAT.
Người nông dân trồng rau hiện đang sử dụng nhiều thuốc bảo vệ thực vật cho rau hơn mức cần thiết. Điều này là do nông dân có nhận thức chưa đầy đủ về liều lượng, cách pha trộn thuốc, thời điểm dùng thuốc... hay đơn giản chỉ là việc "phun thêm cho chắc" (IFPRI, 2002) [54]. Để thay đổi thói quen sử dụng phân tươi, lạm dụng phân đạm, thuốc BVTV; sử dụng thuốc BVTV cấm, chạy theo lợi nhuận không bảo đảm thời gian cách ly sau khi phun thuốc BVTV và bón phân đạm… sẽ không thể trong một sớm một chiều mà cần có quá trình để người nông dân biết, tiếp thu, thay đổi nhận thức rồi ứng dụng, hình thành tập quán canh tác mới đồng thời lan tỏa sang những hộ nông dân khác. Thông qua các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật, người sản xuất kinh doanh cũng sẽ có những quyết định đánh giá tích cực hơn đối với vai trò của khoa học công nghệ, đặc biệt là vai trò của công nghệ sinh học và công nghệ thông tin đối với sản xuất và tiêu thụ RAT. Tiếp theo là các động thái liên quan đến việc chủ động áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất. Cụ thể là sự chủ động tìm đến các cơ quan tư vấn về khoa học công nghệ, thuê chuyên gia, liên kết với các tổ chức các doanh nghiệp nghiên cứu chuyển giao khoa học. Ngoài ra, việc chủ động sáng tạo ra sản phẩm khoa học công
nghệ mới từ chính hoạt động sản xuất kinh doanh thường ngày, quan tâm nhiều hơn đến việc đào tạo nguồn nhân lực khoa học công nghệ phục vụ sản xuất sẽ tạo ra những sản phẩm RAT có hàm lượng chất xám cao hơn, các hình thức tiêu thụ RAT qua mạng sẽ trở nên phổ biến hơn thông qua việc này sẽ xuất hiện nhiều hơn các trang Web của các tổ chức, cá nhân rao bán RAT.
Các hình thức để chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cũng nên đa dạng để phù hợp với trình độ nhận thức của từng địa phương, cơ sở sản xuất cụ thể. Ví dụ như tập huấn ngắn hạn nên tổ chức trước sau đó triển khai hình thức huấn luyện dài hạn; Đồng thời với việc tập huấn thì xây dựng các mô hình trình diễn cũng là một phương pháp phổ biến trong chuyển giao tiến bộ kỹ thuật hiện nay.
Bên cạnh nội dung chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, thì việc thu nhận những thông tin, đánh giá của người sản xuất, kinh doanh RAT về hiệu quả thực tế của những kỹ thuật được chuyển giao; những khó khăn, thuận lợi trong việc ứng dụng vào sản xuất, kinh doanh sẽ hỗ trợ ngược lại cho những nhà khoa học, nhà quản lý để không ngừng có những cải tiến phù hợp hơn, phục vụ cho phát triển bền vững RAT.
Có thể bạn quan tâm!
- Nghiên cứu giải pháp phát triển bền vững rau an toàn ở Hà Nội - 2
- Về Thời Gian: Thời Gian Nghiên Cứu Thu Thập Thông Tin Phục Vụ Cho Nghiên Cứu Luận Án Từ Năm 1997 Đến Nay.
- Phân Loại Và Đặc Điểm Nhóm Nông Dân Sản Xuất Rau An Toàn
- Thực Tiễn Và Bài Học Kinh Nghiệm Về Phát Triển Bền Vững Rau An Toàn
- Tình Hình Và Những Bài Học Kinh Nghiệm Về Phát Triển Bền Vững Rau An Toàn Ở Việt Nam
- Đặc Điểm Tự Nhiên, Kinh Tế - Xã Hội Của Hà Nội
Xem toàn bộ 252 trang tài liệu này.
1.1.6.5 Liên kết sản xuất - tiêu thụ rau an toàn
Sản phẩm A
Đường cong năng lực sản xuất sau khi liên kết
Đường cong năng lực sản xuất trước khi thực hiện liên kết
0 Sản
phẩm B
Hình 1.1. Sự thay đổi đường giới hạn năng lực sản xuất trước và sau khi tham gia liên kết sản xuất rau an toàn
Nguồn: Vũ thị Dân, 2009 [16]
Trên thực tế có nhiều hình thức tổ chức tham gia sản xuất - tiêu thụ sản phẩm RAT như các nông hộ, trang trại, doanh nghiệp và các hợp tác xã. Trong điều kiện hiện tại và tương lai, các nguồn lực phục vụ sản xuất RAT của hộ luôn là những yếu tố giới hạn, đặc biệt là yếu tố đất đai có xu hướng ngày càng thu hẹp lại.
Những hạn chế ấy sẽ làm cho đường giới hạn năng lực sản xuất của hộ sản xuất RAT dần bị thu hẹp nếu không có những động thái làm thay đổi số lượng, chất lượng và cơ cấu nguồn lực phục vụ sản xuất RAT. Chính nhờ các hình thức liên kết mà đường cong năng lực sản xuất của hộ sản xuất RAT sẽ được mở rộng (Vũ Thị Dân (2009) [16].
Để phát triển ngành nghề rõ ràng người sản xuất RAT không thể đứng một mình được mà sẽ chủ động tìm đến các hình thức liên kết, hợp tác trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Hình thức liên kết "4 nhà" sẽ được triển khai rộng rãi trong ngành hàng này. Khi đó, người sản xuất RAT sẽ trở thành một tác nhân quan trọng không thể thiếu trong hệ thống cung ứng sản phẩm đến người tiêu dùng. Sự liên kết hợp lý không chỉ làm cho người sản xuất RAT mở rộng được đường năng lực sản xuất mà hơn thế nữa sẽ tạo điều kiện để họ ứng xử ở những ngưỡng cho hiệu quả nhất, tức là sản xuất tại những điểm nằm trên đường giới hạn năng lực sản xuất để tối ưu hóa việc sử dụng các nguồn lực thông qua sự tư vấn, trợ giúp của chính các tác nhân tham gia trong liên kết.
Mối liên kết giữa người sản xuất và nhà kinh doanh; Hệ thống tiêu thụ sản phẩm: cơ sở thu mua, phân phối và bán lẻ là yếu tố quyết định để sản phẩm RAT đến được với người tiêu dùng.
1.1.6.6 Các nhân tố về thị trường
Tiêu thụ sản phẩm là khâu cuối cùng của chuỗi sản xuất - kinh doanh nhưng lại là khâu rất quan trọng đối với sản xuất, quyết định sự sống còn của sản xuất. Tiêu thụ được sản phẩm sẽ kích thích sản xuất phát triển, kích thích việc mở rộng quy mô. Ngược lại, nếu sản xuất không được tiêu thụ sẽ kìm
hãm sản xuất phát triển, ảnh hưởng đến sự tồn tại của quá trình sản xuất.
- Hệ thống phân phối sản phẩm RAT, gồm các chợ đầu mối, chợ bán buôn cần gắn với các vùng sản xuất lớn và các trục đường giao thông chính; hệ thống các quầy hàng bán lẻ cần bám sát người tiêu dùng sẽ có vai trò quyết định trong việc lưu thông, phân phối RAT. Tuy nhiên, hệ thống chợ bán buôn vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc phân phối nông sản do thói quen mua hàng tươi sống ở các chợ bán lẻ và các quầy hàng nhỏ hơn là từ các siêu thị (Cadilhon và cộng sự 2003) [49]. Bên cạnh đó, mạng lưới chợ quy mô nhỏ còn tạo sự thuận tiện phục vụ tiêu thụ rau cho các vùng sản xuất rau lớn nằm xa chợ đầu mối và phát triển mạng lưới bán lẻ phục vụ tiêu dùng. Đây là một nguyên tắc cần được chú ý khi xây dựng quy hoạch hệ thống tiêu thụ cho phát triển bền vững RAT.
Xây dựng thương hiệu là một nội dung cần được quan tâm đúng mức trong phát triển bền vững RAT. Việc hình thành một thương hiệu được nhà nước bảo hộ không phải là việc khó trong giai đoạn hiện nay nhưng hoạt động bảo hộ thương hiệu, duy trì và phát triển thương hiệu mới là nội dung ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển bền vững RAT. Có thể nói rằng RAT có phát triển bền vững hay không phụ thuộc nhiều vào việc phát triển bền vững của các thương hiệu RAT đã và sẽ được hình thành.
Ngoài ra, yếu tố nhãn, mác sản phẩm là cách duy nhất hiện nay để phân biệt RAT và rau thường vì vậy trong khâu quản lý kinh doanh RAT thì hoạt động quản lý nhãn mác, nguồn gốc xuất xứ sản phẩm sẽ có tác dụng lớn trong ổn định chất lượng RAT.
1.1.6.7 Kiểm tra, giám sát các hoạt động sản xuất, kinh doanh rau an toàn
Trong bất cứ ngành sản xuất nào, ổn định và nâng cao chất lượng sản phẩm là một trong những là tiêu chí đánh giá tính bền vững của ngành. Chính vì vậy, hoạt động kiểm tra, giám sát chất lượng trong sản xuất và kinh doanh RAT là hoạt động cần được chú trọng. Nó giúp liên tục định hướng cho người sản xuất và tạo dựng niềm tin của người tiêu dùng vào chất lượng sản phẩm.
Tuy nhiên, khác với những ngành sản xuất công nghiệp, sản xuất nông nghiệp Việt Nam nói chung và sản xuất RAT nói riêng được thực hiện theo những quy trình kỹ thuật mà mức độ nghiêm ngặt không cao, biên độ dao động giữa các chỉ tiêu kỹ thuật rộng và phụ thuộc rất nhiều vào ý thức của người trực tiếp sản xuất. Hơn nữa, chưa có biện pháp nào để phân biệt nhanh được đâu là sản phẩm an toàn đâu là rau thường, các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng phần lớn phải thông qua phân tích hóa sinh với thời gian có kết quả nhanh nhất là từ 3 đến 7 ngày. Vì vậy công tác kiểm tra, giám sát RAT có những đòi hỏi đặc thù như: giám sát thường xuyên, liên tục trong suốt quá trình sản xuất, kinh doanh; đối tượng và phạm vi giám sát rất rộng; giám sát nhưng lại đi kèm với hướng dẫn.
Hoạt động kiểm tra, giám sát có thể thực hiện dưới nhiều hình thức. Giám sát do các cơ quan quản lý nhà nước; các cơ sở sản xuất, kinh doanh RAT tự giám sát (giám sát nội bộ); giám sát do các Tổ chức chứng nhận và giám sát cộng đồng .
- Chính quyền các cấp đóng vai trò quan trọng trong điều tiết việc tiêu thụ sản phẩm trên thị trường và có tác động định hướng cho việc thực thi các quy định về vệ sinh ATTP (Cadilhon và cộng sự, 2003)[49]. Hiệu lực quản lý nhà nước trong sản xuất RAT chịu tác động của nhiều yếu tố như:
+ Mức độ kiểm tra, giám sát (định kỳ và đột xuất) của các cơ quan
quản lý nhà nước về việc tuân thủ các quy định sản xuất RAT.
+ Tính nhất quán và hiệu lực của các chế tài trong việc xử lý các trường hợp vi phạm.
+ Năng lực chuyên môn, kiến thức về vệ sinh ATTP và RAT của đội ngũ cán bộ, công chức, đặc biệt là đội ngũ cán bộ cấp xã, phường.
- Chất lượng hoạt động của hệ thống kiểm tra, giám sát chất lượng nội bộ tuỳ thuộc vào các yếu tố sau:
+ Số lượng và chất lượng của các tiêu chí kiểm tra, giám sát.
+ Năng lực của hệ thống.
+ Khả năng huy động kinh phí cho việc tổ chức và thực hiện các hoạt
động kiểm tra, giám sát.
+ Khả năng huy động kinh phí cho việc phân tích các tiêu chí kiểm tra, giám sát chất lượng RAT.
- Tổ chức chứng nhận là tổ chức chứng nhận được chỉ định bởi các cơ quan chức năng và hoạt động theo Quy chế chứng nhận do các cơ quan chức năng ban hành. Giám sát do các Tổ chức chứng nhận chỉ thực hiện dựa trên thỏa thuận giữa cơ sở sản xuất, sơ chế RAT và Tổ chức chứng nhận. Tổ chức chứng nhận chịu trách nhiệm về chất lượng chứng nhận của mình. Đây là hoạt động giám sát tương đối chặt chẽ nhưng cho phí cao
- Giám sát cộng đồng đạt hiệu quả cao trong trường hợp có những hỗ trợ về kỹ thuật như công khai các quy trình sản xuất chuẩn; xây dựng được bộ tiêu chí khả thi để giám sát cộng đồng và trang bị được kiến thức về sản xuất - kinh doanh RAT cho cộng đồng.
1.1.6.8 Thông tin về rau an toàn cho người sản xuất và người tiêu dùng
Thông tin được ví như quyền lực “thứ tư” trong hệ thống quyền lực của xã hội. Quá trình trao đổi, chia sẻ đầy đủ thông tin về sản xuất - tiêu thụ RAT, sẽ góp phần quan trọng trong việc định hướng sản xuất và tiêu dùng theo xu hướng mong muốn.
Lợi ích cốt lõi
Sản phẩm chung
Sản phẩm mong đợi
Sản phẩm hoàn thiện
Sản phẩm tiềm ẩn
Hình 1.2: Năm mức độ sản phẩm
Nguồn: Lê Thế Giới, Nguyễn Xuân Lãn, 1999. [18]
Về phía người sản xuất, trong tương lai gần, sản phẩm RAT phải cạnh tranh với các sản phẩm nông sản hoặc sản phẩm công nghiệp khác theo hai cách. Một là cạnh tranh về nguồn lực. Thay vì sản xuất RAT, hộ nông dân có thể sử dụng đất đai, tiền vốn và lao động để tiến hành các hoạt động sản xuất khác nhằm đạt được lợi ích cao hơn. Hai là, sự cạnh tranh với các sản phẩm rau thường xuất phát từ việc niềm tin của người tiêu dùng đã bị suy giảm do thói quen mua hàng hóa với giá thấp và các sản phẩm “bắt mắt” hơn. Cách giải quyết tốt nhất để duy trì sự tồn tại và phát triển đối với sản phẩm RAT chính là sự chủ động tiếp cận thị trường tiêu thụ sản phẩm của người sản xuất. Điều này khiến người sản xuất RAT phải đi đến các quyết định cụ thể xem tiếp cận thị trường bằng cách nào? Tiếp cận như thế nào? Những trang bị và đầu tư như thế nào cho việc tiếp cận thị trường và tiêu thụ RAT cả về nhân lực, trang thiết bị. Họ sẽ chủ động làm tất cả các công việc ấy hay sẽ đi thuê? Đầu tư vào nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật để tạo ra những sản phẩm RAT có giá thành chấp nhận được, với mẫu mã thỏa mãn thị hiếu của người tiêu dùng (Hình 1.2) và có những động thái nhằm thay đổi suy nghĩ của người tiêu dùng về RAT qua các chương trình tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về ý nghĩa cũng như sự cần thiết của RAT đối với đời sống xã hội.
Ngoài ra, RAT còn phải đối phó với sự cạnh tranh gay gắt của các sản phẩm nhập ngoại. Điều này đã rất rõ ràng đối với thị trường các sản phẩm rau “không an toàn” trong những năm trở lại đây, cụ thể là cuộc chiến không cân sức giữa rau quả Việt Nam với rau quả đến từ Trung Quốc (Nguyễn Minh Hiền, Đinh Văn Đãn, 2010) [19]. Trong tương lai, khi ngành hàng RAT đã được ổn định hơn, thị phần nội địa đã trở nên vững mạnh, người sản xuất sẽ nghĩ đến việc hướng tới các thị trường ngoại quốc để gia tăng lợi ích cho mình. Họ sẽ sẵn sàng chấp nhận làm theo các yêu cầu về mặt kỹ thuật ngày càng trở nên khắc nghiệt hơn từ thị trường quốc tế. Rốt cuộc là sản phẩm
RAT sẽ trở nên “chuẩn” hơn.
Bên cạnh đó, hành vi ứng xử của người sản xuất RAT được đặt trong bối cảnh lịch sử kinh tế xã hội luôn biến động theo những quy luật khách quan của nó. Bối cảnh ấy quy định xu hướng phát triển đặc thù của nhu cầu thị trường về sản phẩm RAT. Ở một xã hội ngày càng văn minh hơn, các sản phẩm và dịch vụ nói chung và sản phẩm RAT nói riêng phải được thiết kế sao cho hoàn thiện được tất cả các cấp độ của mình. Đó là “lợi ích cốt lõi, sản phẩm chung, sản phẩm mong đợi, sản phẩm hoàn thiện và sản phẩm tiềm ẩn” (Lê Thế Giới, Nguyễn Xuân Lãn, 1999) [18].
Trong tương lai, cấp độ sản phẩm tiềm ẩn sẽ được quan tâm nhiều hơn nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng. Đối với sản phẩm RAT trên thị trường Việt Nam, cấp độ sản phẩm tiềm ẩn có thể thể hiện ở các dạng sản phẩm cụ thể như nước ép từ RAT, rau khô và các sản phẩm sau chế biến nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong điều kiện phải tiết kiệm tối đa thời gian cho công việc và cuộc sống. Để thích ứng với xu thế đó, người sản xuất RAT phải đưa ra những ứng xử hành vi một cách phù hợp nhằm vừa thỏa mãn được nhu cầu của người tiêu dùng vừa tối đa hóa được giá trị thặng dư cho mình.
Về phía người tiêu dùng, những thông tin kịp thời về chất lượng, địa điểm, các cơ sở kinh doanh RAT có uy tín, hình thức bao gói sản phẩm RAT và các chiêu thức xúc tiến thương mại khác có tác dụng tích cực trong việc thu hút và nâng cao mức tiêu dùng sản phẩm RAT. Những thông tin còn có tác dụng trang bị những kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm về phát triển bền vững sẽ từng bước thay đổi thái độ ứng xử của người tiêu dùng với sản phẩm RAT, hình thành một thói quen mới trong tiêu thụ các sản phẩm an toàn, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng và người tiêu dùng cùng tham gia giám sát sản xuất - kinh doanh RAT. Tuy nhiên, mối quan hệ mua bán RAT trên thị trường chủ yếu diễn ra giữa nhà bán lẻ và người tiêu dùng. Khi đó, các nhà