khi thu hái sản phẩm. Tuy nhiên theo Chi cục BVTV Hà Nội thì đối với những chủng loại rau ăn quả như đậu leo, dưa chuột có thời gian thu hái 1-2 ngày/lần nhiều nông dân vẫn còn thực hiện phun thuốc định kỳ 3 ngày/lần làm cho khó đảm bảo thời gian cách ly.
Kết quả điều tra tình hình sử dụng thuốc BVTV trên rau ở 180 hộ năm 2008 cho thấy chủng loại thuốc phong phú nhưng đã chú trọng lựa chọn những nhóm thuốc ít độ hại hơn, 31,5% sử dụng loại thuốc thuộc nhóm nguồn gốc sinh học, thảo mộc (Delfin WG; Tập kỳ 1.8EC... ); 60% sử dụng thuốc thuộc nhóm Cúc tổng hợp là thuốc BVTV thế hệ mới, ít độc, nhanh phân giải, hiệu lực trừ sâu cao, phù hợp sử dụng trên cây rau ở giai đoạn đầu - giữa vụ cũng được nông dân chú ý lựa chọn. Tuy vậy vẫn còn khoảng 0,3% một số hộ sử dụng thuốc BVTV ngoài danh mục và thuốc cấm sử dụng (Thasodant 35EC, Mã lục).
- Căn cứ xử lý thuốc: Hầu hết nông dân căn cứ vào kết quả kiểm tra sâu bệnh trên ruộng để xử lý thuốc (67,7%). Nhiều hộ đã phun thuốc theo hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật (19,7%), chủ yếu ở các vùng sản xuất RAT có cán bộ kỹ thuật chỉ đạo.
- Cách chọn thuốc: Nông dân chủ yếu tự chọn thuốc BVTV theo kiến thức và kinh nghiệm của bản thân (48,7% số hộ). Một số hộ hộ chọn thuốc theo hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật, gợi ý của người bán thuốc hoặc theo người xung quanh.
- Thời gian phun thuốc: Hầu hết nông dân phun thuốc vào buổi sáng hoặc chiều mát (là thời gian phun thuốc BVTV phù hợp nhất).
- Nồng độ phun: Đa số nông dân pha thuốc theo nồng độ hướng dẫn trên bao bì. Một số hộ (12,9%) tăng nồng độ từ 1,5 - 2 lần.
- Hỗn hợp thuốc: Nhiều hộ (40%) có thói quen hỗn hợp 2 - 3 loại thuốc trong 1 lần phun. Cá biệt có hộ hỗn hợp trên 3 loại thuốc trong 1 lần phun.
Bảng 3.24. Hành vi sử dụng thuốc BVTV của hộ sản xuất RAT tại Hà Nội
Chỉ tiêu | Tiêu chí đánh giá | Tỷ | lệ | số hộ | (%) | |
1. | Loại thuốc | Thuốc ngoài danh mục, thuốc cấm Thuốc sinh học, thảo mộc Thuốc nhóm III | 0,30 31,5 60,0 | |||
Khi phát hiện sâu bệnh | 67,7 | |||||
2. | Lý do phun | Theo người xung quanh | 13,3 | |||
Theo hướng dẫn của CBKT | 19,7 | |||||
Tự chọn | 48,7 | |||||
3. | Cách chọn thuốc | Theo nông dân khác | 10,6 | |||
Do người bán chỉ dẫn | 16,7 | |||||
Theo hướng dẫn của CBKT | 26,8 | |||||
4. | Đọc kỹ hướng dẫn | Có | 73,6 | |||
trước khi dùng | Không | 26,4 | ||||
Buổi sáng | 28,2 | |||||
5. | Thời gian phun thuốc | Buổi chiều | 73,4 | |||
Thời gian khác | 1,60 | |||||
Theo hướng dẫn trên bao bì | 86,8 | |||||
6. | Nồng độ phun | Tăng nồng độ từ 1,5-2 lần | 12,9 | |||
Tăng nồng độ gấp trên 2 lần | 2,40 | |||||
Hỗn hợp thuốc | Không hỗn hợp | 60,0 | ||||
7. | BVTV/ 1 lần phun | Hỗn hợp 2 – 3 loại | 38,0 | |||
Hỗn hợp trên 3 loại | 2,00 | |||||
Thời gian cách ly | Theo hướng dẫn | 79,2 | ||||
8. | trước khi thu hái | Từ 3 – 4 ngày (không bảo đảm) | 8,20 | |||
(thuốc hoá học) | Không trả lời | 12,6 | ||||
Nơi để bao | Thu gom để tập trung | 25,4 | ||||
9. | bì,vỏ chai sau khi | Bãi rác | 21,1 | |||
sử dụng thuốc BVTV | Vứt tự do trên đồng ruộng | 53,5 |
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Về Các Thể Chế Và Chính Sách Trong Phát Triển Sản Xuất Rau An Toàn Trên Địa Bàn Hà Nội
- Thực Trạng Xây Dựng Cơ Sở Hạ Tầng Phục Vụ Phát Triển Rau An Toàn
- Thực Trạng Về Tuân Thủ Quy Định Trong Sản Xuất - Tiêu Thụ Rau An Toàn
- So Sánh Hiệu Quả Kinh Tế Sản Xuất Rau Thường Và Rat
- So Sánh Hiệu Quả Kinh Tế Sản Xuất Rat Giữa Hộ Sản Xuất Rat Và Công Ty Hà An
- Thực Trạng Công Tác Quản Lý Giám Sát Kiểm Tra Sản Xuất - Tiêu Thụ Rau An Toàn
Xem toàn bộ 252 trang tài liệu này.
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2009
- Về thời gian cách ly thuốc BVTV: Nhiều hộ nông dân đã bảo đảm thời gian cách ly theo hướng dẫn (trên 80%). Vẫn còn một số hộ không bảo đảm cách ly với thuốc hóa học, nhất là những loại rau ăn quả (dưa chuột, đậu đũa…).
- Thu gom vỏ bao bì thuốc BVTV: Một số hộ đã tự thu gom vỏ bao bì thuốc BVTV sau khi sử dụng đưa vào bể chứa (25,4%). Tuy nhiên số nông dân vứt vỏ bao bì bừa bãi ngay trên đồng ruộng chiếm tỷ lệ cao (53,5%).
- Về nguồn thuốc BVTV: Thuốc BVTV sử dụng trên rau chủ yếu nhập khẩu từ nước ngoài, do các công ty cung ứng thuốc BVTV nhập khẩu nguyên liệu về và thực hiện khâu đăng ký, gia công, sang chai, đóng gói trong nước. Những quốc gia nhập khẩu thuốc BVTV nhiều nhất là Trung Quốc, Thuỵ Sỹ, Đức, Mỹ, Nhật Bản… Những loại thuốc BVTV được sản xuất trong nước không đáng kể, chủ yếu là một số sản phẩm thuốc sinh học. Tuy nhiên, hiện nay tình trạng thuốc BVTV ngoài danh mục nhập lậu theo đường tiểu ngạch (chủ yếu từ Trung Quốc) diễn ra khá phức tạp, chưa quản lý được nên đã ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường thuốc BVTV và công tác quản lý ở các tỉnh nói chung, Hà Nội nói riêng.
Như vậy, kỹ thuật sử dụng thuốc BVTV của nông dân có những chuyển biến rõ rệt, trên 80% nông dân lựa chọn các loại thuốc ít độc ( nhóm III, thuốc có nguồn gốc sinh học, thuốc sinh học), mức độ tuân thủ các hướng dẫn đạt từ 72,7 đến 84,7% ở từng hành vi, riêng hành vi thu gom vỏ bao bì sau sử dụng thì mức độ tuân thủ còn rất thấp. Tuy vậy vẫn còn khoảng 20% các hộ thực hiện không đúng quy định, vi phạm về liều lượng và thời gian cách ly trước khi thu hoạch; 0,3% sử dụng thuốc cấm, thuốc ngoài danh mục…làm ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng RAT.
3.5.2.3 Tuân thủ quy định về sử dụng nước tưới, đất trồng trong sản xuất rau
Năm 2006, Sở Nông nghiệp & PTNT Hà Nội đã tiến hành hành lấy
mẫu đất, nước phân tích các chỉ tiêu kim loại nặng, dư lượng hoá chất bảo vệ thực vật, vi sinh vật gây bệnh ở 2.642,5 ha đang sản xuất rau của Thành phố (gồm 1.685,76 ha chuyên canh và 956,74 ha sản xuất luân canh rau và cây ngắn ngày khác, được chia thành 450 vùng có diện tích nhỏ hơn 20ha/vùng; 28 vùng có diện tích trên 20ha/vùng). Kết quả phân tích cho thấy 84,3% diện tích được kiểm tra đủ điều kiện để sản xuất RAT theo quy định (2.227,21 ha canh tác); Diện tích không đủ điều kiện để sản xuất RAT chiếm 10,4% diện tích được kiểm tra (274,7 ha).
Tuy chưa có điều kiện để tiến hành phân tích mức độ an toàn của tất cả các diện tích sản xuất nông nghiệp, nhưng kết quả phân tích nêu trên và đánh giá cảm quan cho thấy phần lớn các diện tích đất đang sản xuất rau, đặc biệt là đất đai ngoài vùng bãi ven các con sông Hồng, sông Đuống, sông Đáy… có nguy cơ ô nhiễm không cao, nhiều khả năng đáp ứng được các điều kiện quy định để triển khai sản xuất RAT trong thời gian tới.
3.5.2.4 Về mở rộng các mô hình
Các mô hình, nhất là mô hình VietGAP chỉ dừng ở dạng mô hình do chi phí chứng nhận quá cao so với giá thành sản phẩm và thu nhập của người dân (cả người nông dân và người tiêu dùng); Nông dân chưa hình thành thói quen ghi chép, theo dõi và quản lý các loại hóa chất cũng như nội dung công việc mà bản thân mình đã thực hiện nên gây khó khăn cho công tác truy nguyên nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm; Lợi ích kinh tế của các sản phẩm sản xuất theo VietGAP chưa rõ ràng, thậm chí đôi khi rau sản xuất VietGAP không cạnh tranh được với sản phẩm cùng loại trên thị trường tự do.
3.5.2.5 Tình hình tuân thủ quy định trong bảo quản, sơ chế, chế biến RAT
Dụng cụ sử dụng trong thu hoạch cũng chủ yếu là tận dụng, chưa có sự quan tâm, chú ý đến việc bảo đảm vệ sinh trong quá trình thu hoạch.
Tuy rau là mặt hàng dễ bị ảnh hưởng do tác động của thời tiết, khí hậu, song đến nay chưa có cơ sở nào bảo quản rau bằng hệ thống lạnh. Nguyên nhân do chi phí xây dựng và điện sử dụng, bảo quản lớn, trong khi giá trị sản phẩm rau thấp, không đủ nuôi kho. Đa số các loại rau sau khi thu hoạch, nông dân không bảo quản mà đưa đi tiêu thụ ngay.
Kỹ thuật sơ chế rau an toàn còn hết sức thô sơ, người sản xuất chủ yếu sử dụng biện pháp kỹ thuật đơn giản và làm thủ công 100% các công đoạn sơ chế như cắt gốc, nhặt lá vàng, rửa qua đất cát bám bẩn…
Ngoài những cơ sở sơ chế nêu trên, hầu hết các vùng sản xuất RAT ngoại thành hiện nay không thực hiện khâu sơ chế rau trước khi đưa đi tiêu thụ; Nguồn nước để rửa rau không bảo đảm, nhất là các loại rau bán ở các chợ vùng nông thôn. Nông dân sau khi thu hoạch rau hoặc đưa trực tiếp ra thị trường tiêu thụ, hoặc bán ngay cho chủ buôn tại đầu bờ.
Nhìn chung, hoạt động sơ chế rau và RAT hiện nay còn rất nhỏ lẻ, manh mún, cơ sở vật chất và trang thiết bị sơ chế còn hạn chế. Lượng rau được sơ chế chiếm tỷ trọng rất nhỏ so với tổng sản lượng RAT sản xuất và tiêu thụ hàng ngày (khoảng 3 - 5%).
Trên địa bàn Hà Nội hiện nay chưa có nhà máy hay cơ sở quy mô lớn tham gia hoạt động chế biến sản phẩm RAT.
3.5.2.6 Tình hình tuân thủ quy định trong vận chuyển rau an toàn
Phương tiện vận chuyển rau đưa đi tiêu thụ phổ biến nhất hiện nay của người sản xuất và kinh doanh rau ở Hà Nội là xe máy và xe đạp thồ. Đây đều là những phương tiện thô sơ, không đạt yêu cầu của phương tiện vận chuyển RAT.
Tóm lại:
Từ năm 2002 đến nay công tác hỗ trợ kỹ thuật cho vùng sản xuất RAT
được tăng cường về các mặt nghiên cứu khoa học công nghệ, phân tích chất lượng nước tưới, đất trồng; tổ chức tập huấn, huấn luyện cho người sản xuất; xây dựng các mô hình trình diễn chuyển giao TBKT... nên đã từng bước cải thiện được ứng xử của người sản xuất và tiêu thụ RAT. Người sản xuất đã chủ động ứng dụng một số TBKT về giống, kỹ thuật canh tác; Đã có những hiểu biết và bước đầu tuân thủ một số khâu trong thực hiện các QTKT sản xuất RAT; các quy định về VSATTP trong sản xuất và tiêu thụ RAT.
Tuy vậy vẫn còn những hạn chế như về số người được tập huấn còn quá ít so với lực lượng tham gia sản xuất rau (ước tính khoảng 1 triệu người); Mặt khác, mặc dù đã được tập huấn, khuyến cáo nhưng vẫn còn 48,8% số hộ được điều tra tăng lượng phân bón cao hơn quy định; 35% không tuân thủ thời gian cách ly giữa lần bón phân cuối cùng đến khi thu hái sản phẩm; còn có hiện tượng sử dụng phân hữu cơ không đúng quy định; còn trên 20% số hộ không thực hiện đầy đủ các quy định về sử dụng thuốc BVTV; Chưa có điều kiện đánh giá tất cả chất lượng đất trồng, nước tưới cho rau; Phần lớn các mô hình sau khi kết thúc thì không duy trì và phát triển được. Nguyên nhân chính của những hạn chế trên là do cơ chế, phương pháp triển khai công tác hỗ trợ kỹ thuật chưa phù hợp; ý thức tự giác của người dân chưa cao
3.6 Thực trạng các hình thức tổ chức sản xuất rau an toàn ở Hà Nội
Các loại hình tổ chức sản xuất - tiêu thụ RAT ở Hà Nội gồm 4 loại hình chính là các nông hộ; nhóm nông dân liên kết; các HTX và doanh nghiệp.
Loại hình sản xuẩt ở nông hộ là loại hình sản xuất chính hiện nay; Các HTX là loại hình truyền thống trong sản xuất nông nghiệp ở nông thôn, là đầu mối tham gia sản xuất và tiêu thụ RAT ngay từ khi bắt đàu triển khai chương trình; Các doanh nghiệp mới tham gia sản xuất và tiêu thụ RAT từ năm 2000 đến nay.
Sở Công Thương
- Quản lý kinh doanh RAT
- Xúc tiến thương mại
Sở Y tế
Thanh tra kiểm tra sản xuất và tiêu thụ rau an toàn
Sở Nông nghiệp và PTNT
Chỉ đạo sản xuất
Chi cục BVTV
- Kiểm tra điều kiện sản xuất rau an toàn
- Tập huấn, chuyển giao kỹ thuật
- Quản lý, hướng dẫn, giám sát thực hiện sản xuất rau an toàn
X· viên 1
X· viên 2
X· viên 3
Ban chủ nhiệm HTX; BGĐ doanh nghiệp
- Quản lý, giám sát sx RAT
- Tổ chức tập huấn KT
- Chịu trách nhiệm với chất lượng sản phẩm
- Thủ tục pháp lý
-....
Siêu thị, Cửa hàng, Bếp ăn tập thể, Người bán lẻ,
Người tiêu dùng
X· viên N
Sơ đồ 3.2.Mô hình tổ chức HTX, doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ rau an toàn
Bảng 3.25. So sánh các loại hình sản xuất - tiêu thụ rau an toàn
Nông hộ | Nhóm nông dân liên kết | HTX | Doanh nghiệp | |
1. Mức độ phổ biến (%) 2. Tỷ lệ sản lượng RAT sản xuất (%) 3. Tỷ lệ RAT tiêu thụ được *** 4. Ưu điểm 5. Hạn chế | 95* 95* <0,1 - Nắm giữ quyền sử dụng đất đai. - Có kinh nghiệm sản xuất rau - Là lực lượng sản xuất chính. - Luôn luôn chủ động - Động lực sản xuất rõ ràng, chăm chỉ. - Tham gia HTX nhưng chỉ chấp hành sự điều hành của HTX khi được bao tiêu sản phẩm. - Sản xuất tự phát. - Quy mô nhỏ. chủng loại rau đơn điệu. - Khả năng tự đầu tư thấp. - Tùy tiện trong việc chấp hành các quy định về sản xuất - tiêu thụ RAT. - Hiệu quả sản xuất rau và RAT không có sự khác biệt rõ rệt. - Hạn chế về các mối quan hệ. Chỉ tiêu thụ RAT thông qua các HTX | <0,1* <0,1* 37,5 - 60 - Có kinh nghiệm sản xuất rau - Khả năng giám sát cộng đồng tốt. - Mục tiêu rõ ràng - Năng động trong tiêu thụ sản phẩm - Loại hình mới - Quy mô nhỏ. chủng loại rau đơn điệu. - Trình độ quản lý còn hạn chế. - Trưởng nhóm thường kiêm nhiệm cả tổ chức sản xuất và tiêu thụ - Khả năng tự đầu tư thấp. | 76,1** 20-25(1) - Là loại hình tổ chức sản xuất quen thuộc - Tổ chức tương đối chặt chẽ - Có kinh nghiệm điều hành sản xuất rau. - Có đội ngũ cán bộ kỹ thuật có kỹ năng thực hành tốt. - Bước đầu đã quan tâm xây dựng thương hiệu - Chỉ điều hành được các xã viên khi bao tiêu sản phẩm cho họ. - Kế hoạch sản xuất đôi khi mang tính cảm tính do thiếu thông tin thị trường. - Phần lớn không duy trì đội cán bộ kỹ thuật, khả năng kiểm soát chất lượng sản phẩm ở mức trung bình yếu. - Hạn chế về vốn, trông chờ đầu tư công - Đôi khi còn tùy tiện trong việc điều hành sản xuất, kinh doanh. - Chưa có hiểu biết đầy đủ về thương hiệu - Chủ nhiệm HTX thường kiêm nhiệm cả tổ chức sản xuất và tiêu thụ - Mức độ thực hiện liên kết 4 nhà trong sản xuất và tiêu thụ RAT chưa cao | 23,9** 4 - 5 ** 40-60 - Tổ chức tương đối chặt chẽ. - Có trình độ điều hành sản xuất - kinh doanh . - Thực hiện tốt giam sát nội bộ. - Có khả năng tự đầu tư tốt - Quan tâm xây dựng thương hiệu. - Mức độ chấp hành các quy định về RAT tương đối tốt. - Có cán bộ chuyên trách về tiêu thụ sản phẩm - Thiết lập được kênh tiêu thụ sản phẩm ổn định, phần lớn sản phẩm trước khi tiêu thụ được sơ chế - Là loại hình mới phát triển từ năm 2002, chỉ chiếm 12,8 % số tổ chức sản xuất - tiêu thụ RAT hiện có. - Quy mô sản xuất - kinh doanh nhỏ - Chi phí gián tiếp cao; Giá thành sản xuất cao - Chưa dung hòa được lợi ích với các hộ nông dân có đất - Đối tượng phục vụ hẹp - Không nắm giữ tư liệu sản xuất chính là đất đai. |
(*): So sánh gián tiếp, thông qua diện tích RAT đang được sản xuất
(**): So với tổng số tổ chức đã được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất RAT (***): So sánh sản lượng tự tiêu thụ được với dấu hiệu RAT với sản lượng sản xuất tại loại hình đó (1): So với sản lượng do nông dân đăng ký tham gia HTX đó sản xuất được.
Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra, nghiên cứu năm 2009, 2010