Biểu đồ 1.6. Phân bố số ca mắc SXHD theo tháng tại các tỉnh khu vực phía Nam năm 2012 so với năm 2011 và đường cong chuẩn 2005 2010 [91]
Theo nhiều kết quả nghiên cứu ở khu vực phía Nam cho thấy bệnh xuất hiện vào tất cả các tháng trong năm với tần suất thấp nhất ở các tháng 2, 3, 4
(chiếm 10,3% số mắc cả năm), có chiều hướng gia tăng từ tháng 5, tăng dần
trong tháng 6 và cao điểm trong các tháng mưa nhiều: 7, 8, 9, 10. Điều này thể hiện tính phân bố theo mùa của SXHD cho đến nay vẫn không thay đổi [31], [46], [84]. Kết quả này không khác biệt nhiều với khu vực phía Bắc. Tại Nghệ An từ năm 2001 2010, dịch SXH thường xảy ra ở Nghệ An với chu kì 2 3 năm. Dịch xuất hiện vào tháng 5, tăng mạnh ở tháng 7, đạt đỉnh cao tháng 8 9, giảm dần vào tháng 10 11. Sự xuất hiện bệnh SXH phụ thuộc vào nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm, các chỉ số về mật độ muỗi, mật độ bọ gậy [54].
Trong một nghiên cứu hồi cứu các trường hợp tử vong do SXHD của 19 tỉnh thành phía Nam năm 2000 cho thấy: Lứa tuổi tử vong tập trung chủ yếu ở trẻ dưới 15 tuổi (93%), đặc biệt ở trẻ 5 9 tuổi; 81,6% các ca tử vong thuộc các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long; 58,1% số ca tử vong diễn ra trong 24 giờ đầu nhập viện; 93% các trường hợp tử vong diễn ra trong ngày thứ 3 đến ngày thứ 6 của bệnh; đa số các ca tử vong xảy ra ở bệnh viện tỉnh (58,1%), kế đến là bệnh viện huyện (37,2%) [65].
Năm 2005, một kết quả nghiên cứu tại Khánh Hòa cũng đã chứng minh cho thấy bệnh nhân mắc bệnh chủ yếu dưới 15 tuổi (chiếm 77,2%), nhóm trên
15 tuổi chỉ chiếm 22,9%, nhóm tuổi mắc cao nhất là 6 10 tuổi chiếm 32,5% [31].
Tuy nhiên, trong một nghiên cứu
dịch tễ
SXHD tại tỉnh Tiền Giang giai đoạn
2001 2006 cho thấy tỷ
lệ mắc bệnh
ở nhóm trên 15 tuổi có xu hướng tăng
chiếm 35,7% trong tổng số, so với giai đoạn 1996 2000 tỷ lệ này là 23,8% [46]. Kết quả này cho thấy từ năm 2000 đã có sự biến động về type virus ở các vùng khác nhau trong khu vực phía Nam.
Bảng 1.1. Đặc tính dịch tễ SXHD được chẩn đoán theo giới và tuổi [22]
Sốt Dengue | Sốt xuất huyết Dengue | Tổng | ||||
n | % | n | % | n | % | |
Giới | ||||||
Nam | 10 | 38,5 | 186 | 47,8 | 196 | 47,2 |
Nữ | 16 | 61,5 | 203 | 52,2 | 219 | 52,8 |
Tổng | 26 | 100 | 389 | 100 | 415 | 100 |
Tuổi | ||||||
< 15 | 13 | 52,0 | 243 | 62,8 | 256 | 62,1 |
≥ 15 | 12 | 48,0 | 144 | 37,2 | 156 | 37,9 |
Tổng | 25 | 100 | 387 | 100 | 412 | 100 |
Có thể bạn quan tâm!
- Nghiên cứu giải pháp can thiệp nhằm giảm nguy cơ sốt xuất huyết Dengue tại huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu - 1
- Nghiên cứu giải pháp can thiệp nhằm giảm nguy cơ sốt xuất huyết Dengue tại huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu - 2
- Chỉ Số Mật Độ Muỗi Cái Aedes Aegypti (Di) Trung Bình Phân Bố Theo Khu Vực Phía Nam Năm 2012 So Với Năm 2011 Và Trung Bình 5 Năm 2006 2010
- Các Nghiên Cứu Can Thiệp Phòng Chống Sxhd Trên Thế Giới Và Việt Nam
- Nghiên Cứu Phòng Chống Sốt Xuất Huyết Dựa Vào Cộng Tác Viên (Ctv)
Xem toàn bộ 152 trang tài liệu này.
Năm 2008, qua kết quả giám sát của một nhóm nghiên cứu về tình hình mắc SXHD ở khu vực phía Nam cho thấy tỉ số mắc bệnh giữa nữ và nam gần bằng 1, không có sự thay đổi nhiều về nhóm tuổi mắc bệnh so với những năm trước, nhóm trẻ dưới 15 tuổi có nguy cơ nhiễm bệnh cao hơn nhóm trên 15 tuổi (bảng 1.1) [22]. Năm 2009, một nghiên cứu về dịch tễ SXHD được triển khai tại Đồng Nai một lần nữa cho thấy sự thay đổi rõ về nhóm tuổi mắc bệnh có sự
khác nhau ở các tỉnh thành phía Nam, nhoḿ
tuổi măć
nhiều nhất làtừ16 tuổi trở
lên (47,43%), trong nhóm dưới 15 tuổi thì trẻ từ 5 10 tuổi chiếm tỷ lệ mắc cao nhất (21,25%). Tuổi mắc thấp nhất là 9 tháng tuổi và cao nhất là 69 tuổi. Có sự khác biệt giữa giới mắc bệnh, tỷ lệ nam mắc nhiều hơn nữ, chiếm 55,48% [84].
1.2.2. Đặc điểm tác nhân truyền bệnh và sinh thái của véctơ
Bệnh SXHD không truyền trực tiếp từ người sang người mà do muỗi đốt bệnh nhân rồi truyền virus sang người lành qua vết đốt của muỗi Aedes sp cái,
muỗi này thuộc phân giống
Stegomyia. Ở
Việt Nam, có hai loài muỗi truyền
bệnh SXHD là muỗi Aedes aegypti và Aedes albopictus, trong đó quan trọng nhất
là Aedes aegypti véctơ
giữ
vai trò trung gian chính truyền bệnh, còn
Aedes
albopictus giữ vai trò trung gian truyền bệnh thứ cấp của bệnh SXHD (phụ lục 4).
Muỗi Aedes aegypti và Aedes alpopictus trưởng thành có màu đen xen lẫn những đám vẫy màu trắng trên khắp cơ thể muỗi tạo nên vằn trắng đen, do đó được dân gian thường gọi là muỗi vằn. Khi đậu, thân hình muỗi nằm ngang với bề mặt mà nó đậu nghỉ. Muỗi Aedes aegypti có đặc điểm sinh học là rất thích đậu ở độ cao từ 1 2 m (86%), dưới 1 hoặc 2 mét cũng có thể có nhưng hiếm (6
8%). Loại muỗi này sống gần người,
vật thể
chúng thích đậu nhất là đồ
vải
(71%) (thường đậu trên quần áo, đặc biệt là những quần áo có mùi mồ hôi), vật
dụng gia đình, đẻ
trứng nơi nước sạch,
ở những vật chứa nước tự nhiên hay
nhân tạo như chum, vại, phuy, hồ, bể chứa nước không đậy nắp, lọ hoa chậu cây cảnh, chậu nước chống kiến dưới chân tủ thức ăn, lon đồ hộp, ve chai, gáo dừa, vỏ xe hoặc bất kì một vật dụng chứa nước nào khác có thể tích trữ nước đến 7 ngày.
Hoạt động đốt máu của muỗi
Aedes aegypti phụ
thuộc nhiệt độ
môi
trường nếu nhiệt độ
dưới 23oC muỗi hầu như
không đốt máu. Muỗi
Aedes
aegypti đốt máu người và động vật để sống. Muỗi hoàn thành vòng đời nhanh,
giao phối trong không gian nhỏ.
Muỗi
Aedes sp đẻ
trứng riêng rẽ ở
các thành
chứa nước ẩm, phía trên mực nước của các DCCN. Trứng nở sau khi bị ngập nước tự nhiên (mưa) hoặc nhân tạo (do người đổ nước vào để dự trữ); trứng nở khi các vật chứa ngập nước, nhưng không phải tất cả trứng nở cùng một lúc.
Khả năng chịu đựng khô hạn của trứng còn tùy thuộc vào khí hậu và điều kiện tự nhiên. Trong điều kiện khô hạn tự nhiên trứng có thể duy trì được sự sống đến 1 năm. Do đó mùa mưa là điều kiện thuận lợi cho muỗi phát triển.
Muỗi trưởng thành
Cung quăng
Trứng
Bọ gậy
Hình 1.1. Vòng đời của muỗi Aedes aegypti
(chu kỳ kéo dài từ 10 – 15 ngày)
Muỗi phát triển qua 4 giai đoạn. Thời gian của sự phát triển còn tùy thuộc vào nhiệt độ, tính sẵn có của nguồn thức ăn, mật độ bọ gậy. Trong điều kiện tối
ưu, thời gian từ giai đoạn trứng đến khi phát triển thành muỗi trưởng thành mất
khoảng 7 ngày. Ở nhiệt độ thấp thì các giai đoạn có thể kéo dài hơn khoảng vài tuần [162]. Muỗi Aedes sp cái trưởng thành giao phối và thực hiện hút máu lần đầu tiên vào khoảng 48 giờ sau khi nở; thời gian từ khi hút máu đến khi đẻ trứng, muỗi Aedes sp đẻ khoảng 60 100 trứng trong lần đẻ đầu tiên. Ở nhiệt độ 20oC, độ ẩm 85% thì chu kì phát triển của muỗi là 10 15 ngày, nhiệt độ dưới 20oC chu kỳ kéo dài trên 20 ngày [69]. Muỗi cái sống bằng cách hút máu và truyền bệnh. Muỗi Aedes aegypti hút máu chủ yếu vào buổi sáng sớm và chiều tối. Sau khi hút máu muỗi trú ẩn trong nhà. Thời điểm hoạt động chủ yếu của muỗi là vào ban ngày, cao nhất là 24% vào lúc 7 8 giờ, và 29% vào lúc 17 18 giờ. Tỷ lệ hoạt động thấp nhất của muỗi là 11 13 giờ và từ 20 giờ trở về khuya. Các giờ khác còn lại trong ngày tỷ lệ hoạt động từ 10 17%.
Sau khi hút máu người bệnh, thì Aedes aegypti có thể truyền bệnh ngay, nếu không có cơ hội truyền bệnh, máu sẽ đọng lại và virus tiếp tục phát triển
trong ống tiêu hóa và tuyến nước bọt (thời kỳ ủ bệnh ở muỗi 8 10 ngày) chờ cơ hội truyền sang người khác [21]. Ổ chứa bọ gậy Aedes aegypti chủ yếu là các vật chứa nước sạch như lu vại, hồ do con người tạo ra; gần phân nửa số vật chứa này không có nắp đậy, số có nắp cũng chưa đạt yêu cầu do nắp đậy không kín và không được sử dụng thường xuyên. Đặc biệt trong mùa mưa, các vật chứa nước
thường được mở
nắp để
hứng nước dự
trữ
nên tỷ lệ
vật chứa có nắp giảm
nhiều. Chính vì vậy, tạo điều kiện cho muỗi Aedes aegypti vào đẻ trứng và phát triển [34].
Muỗi
Aedes aegypti phân bố ở
khắp nơi, sống tập trung nhiều nhất ở
những nơi đông dân cư, có điều kiện cho sự sinh sản và phát triển của chúng như
ở thành phố, thị
trấn, thị xã hay vùng nông thôn. Muỗi
Aedes aegypti cái thích
sống trong bóng tối, nơi ẩm ướt, nơi tách biệt bên trong nhà, các tòa nhà. Nơi đậu nghỉ của muỗi là các mắc dây vắt quần áo, chăn màn (80,54%), một tỷ lệ nhỏ đậu ở những bình bông, mái tranh những vật dụng gia đình khác như mặt dưới
của các đồ
nội thất, rèm cửa [44], [34]. Khoảng cách bay xa của muỗi
Aedes
aegypti tương đối ngắn so với các loại muỗi khác, trung bình là 50 mét, xa nhất là 100 mét từ ổ bọ gậy. Tuy nhiên, trong một vài nghiên cứu ở Puerto Rico cho thấy rằng Aedes aegypti có thể bay xa hơn 400 mét, đồng thời nhờ các phương tiện giao thông nên chúng cũng có thể di chuyển xa hơn từ vùng này sang vùng khác để tìm kiếm thức ăn và tìm nơi để đẻ trứng [162].
Có một chút khác biệt với muỗi
Aedes aegypti, muỗi
Aedes albopictus
thường xuất hiện nhiều ở khu vực nông thôn và các vùng ven đô thị, đặc biệt Aedes albopictus thường thích sống ở ngoại cảnh, những nơi chúng thường đẻ trứng là trong các lỗ cây, gốc tre, nách lá và trong các vật chứa nước bên ngoài
ngoại cảnh.
Aedes albopictus là loại muỗi hút máu tự
do và nhiều hơn
Aedes
aegypti, nó có tầm bay có thể xa đến 500 mét [162].
1.2.3. Tác nhân gây bệnh
Virus Dengue truyền bệnh từ người bệnh sang người lành qua muỗi Aedes
đốt. Virus là loại ARN virus, có 4 type huyết thanh. Sự phân bố của các type virus
Dengue qua các vụ dịch SXHD đã cho thấy có sự thay đổi vai trò gây bệnh của các type virus. Trước năm 1990, chủng virus thường gây thành dịch là type DEN
2. Từ năm 1990 1995, chủ yếu do type virus DEN 1 gây bệnh. Đến năm 1996, người ta thấy type virus DEN 2 bắt đầu xuất hiện nhiều trong các trường hợp bệnh và đến tháng 8/1997, người ta bắt đầu thấy chủng DEN 3 là nguyên nhân chính trong các trường hợp nhiễm virus Dengue [44]. Đến năm 1998 là năm các tỉnh thuộc khu vực phía Nam có dịch SXH lớn với 455 ca mắc/100.000 dân và 1,27 ca chết/100.000 dân; và chủng virus DEN 3 là chủng chiếm ưu thế. Số ca mắc cao hơn rất nhiều so với số mắc trung bình 5 năm trước. Năm 1999 2000, số ca mắc giảm thấp (80,7 ca mắc/1000.000 dân năm 1999 và 69,9 ca/100.000 dân năm 2000) và đều thấp hơn số mắc trung bình 5 năm. Số chết của hai năm này cũng thấp (0,23 ca và 0,18 ca/100.000 dân) so với năm 1998 [62]. Từ 2000 2002, chủng DEN 4 bắt đầu xuất hiện và tăng dần trong các trường hợp bệnh. Type DEN 4 là nguyên nhân gây dịch chiếm ưu thế nhất trong 4 type huyết thanh gây bệnh SXHD tại Việt Nam vào thời điểm này [42].
Tại Tiền Giang, kết quả phân lập virus Dengue từ năm 2001 2005 cho thấy có sự hiện diện đầy đủ 4 type virus Dengue gây SXHD trên địa bàn tỉnh. Trong đó type DEN 2 và type DEN 4 là type chủ lực (chiếm 93,6% tổng số phát hiện) và lưu hành tại địa phương. Kết quả cũng ghi nhận các vụ dịch xuất hiện tại các huyện, thành vào những thời điểm khác nhau trong tháng đều do type DEN 2 và DEN 4 gây ra. Đồng thời trong các năm 2002, 2003, 2005, đã thấy xuất hiện thêm type DEN 1; riêng năm 2003 có thêm type DEN 3. So với giai đoạn 1996 2000 thì DEN 2 và DEN 3 là các type Dengue tham gia chính (DEN
2: 46,3% và DEN 3: 42,2% so tổng số được phát hiện). Với một mật độ muỗi Aedes. aegypti cao và nhiều type Dengue lưu hành cùng lúc đã đưa đến xảy ra dịch [46].
Qua số liệu báo cáo của Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh, từ năm 2001 2008, tỷ lệ mắc SXH đã xảy ra ở cả 4 type trong nhiều năm liền ở khu vực phía Nam. Type DEN 4 chiếm cao nhất trong năm 2001 và giảm dần cho đến cuối năm 2008. Ngược lại, tỷ lệ mắc SXH type DEN 1 vào năm 2001 là
thấp nhất nhưng sau đó lại tăng dần qua các năm và đạt đỉnh điểm cao nhất vào năm 2007. Trong khi đó, type DEN 2 bắt đầu tăng dần từ năm 2002 và đạt đỉnh cao nhất vào năm 2005, sau đó lại giảm dần đến năm 2008 (biểu đồ 1.7). Điều này cho thấy tỷ lệ mắc SXH thường xuyên biến động giữa các type huyết thanh, nhưng 2 type thường gặp nhất trong giai đoạn hiện nay là type DEN 1 và DEN 2 [85]. Đến năm 2011, sự phân bố các type huyết thanh chủ yếu là type DEN 1 (42%), DEN 2 (32%) và DEN 4 (18%), ít gặp type DEN 3 (8%) [174]. Năm
2012, type DEN 1 vẫn tiếp tục là type virus lưu hành ưu thế. Tuy nhiên sự lưu hành của type DEN 1 đang có xu hướng giảm. Mặc dù chưa phải là type virus lưu hành ưu thế nhưng sự lưu hành của type DEN 4 đang có xu hướng gia tăng từ vị trí thứ 4 trong năm 2010 đến năm 2012 type DEN 4 đã chiếm vị trí thứ 2 và có tỷ lệ lưu hành tiệm cận với tỷ lệ lưu hành ưu thế của type DEN 1 [91].
Biểu đồ 1.7. Giám sát virus huyết thanh trong giai đoạn 1996 2012 so với tình hình mắc bệnh tại các tỉnh thuộc khu vực phía Nam [91]
1.2.4. Đặc điểm lâm sàng của bệnh sốt xuất huyết Dengue
Theo hướng dẫn của WHO khi nhiễm virus Dengue, trên lâm sàng bệnh biểu hiện dưới dạng [17]:
1.2.4.1. Sốt Dengue
Bệnh nhân có triệu chứng sốt cao đột ngột, liên tục từ 2 7 ngày và có ít
nhất 2 trong các dấu hiệu sau: Biểu hiện
xuất huyết
(nghiệm pháp dây thắt
dương tính), chấm xuất huyết dưới da, chảy máu chân răng hoặc chảy máu cam. Nhức đầu, chán ăn, buồn nôn, da xung huyết, phát ban, đau cơ, khớp, nhức hai hố mắt.
1.2.4.2. Sốt xuất huyết Dengue có dấu hiệu cảnh báo
Trên lâm sàng của bệnh nhân SXHD có các dấu hiệu cảnh báo sau: Vật vã, lừ đừ, li bì; Đau bụng vùng gan hoặc ấn đau vùng gan; Gan to trên 2 cm; Nôn, ói nhiều; Xuất huyết niêm mạc; Tiểu ít.
1.2.4.3. Sốt xuất huyết Dengue nặng
Bệnh nhân có tình trạng thoát huyết tương nặng dẫn đến sốc giảm thể tích, ứ dịch ở khoang màng phổi và ổ bụng nhiều. Tình trạng xuất huyết trở nên nặng hơn kèm với dấu hiệu suy gan, suy thận cấp và suy một số chức năng khác.
1.2.4.4. Tính cảm nhiễm và sức đề kháng [21]
Yếu tố nguy cơ được mô tả rỏ nhất là sự lưu hành của kháng thể Dengue
khác loại
ở trẻ
em mắc phải một cách chủ
động hoặc thụ
động từ
lần mắc
trước. Các kháng thể này có thể làm tăng thực bào đơn nhân qua sự hình thành các phức hợp miễn dịch. Nguồn gốc địa lý của chủng virus Dengue, tuổi, giới tính và tính cảm nhiễm di truyền ở người cũng là yếu tố nguy cơ quan trọng. Thông thường mọi người chưa có miễn dịch đặc hiệu đều có thể bị mắc bệnh. Trẻ em dễ bị nhiễm hơn với bệnh cảnh thường nhẹ hơn người lớn. Sau khi khỏi bệnh sẽ được miễn dịch suốt đời với type virus Dengue gây bệnh nhưng không được miễn dịch đầy đủ với các type virus khác. Nếu bị mắc bệnh lần thứ hai với type virus Dengue khác, có thể bệnh nhân sẽ bị bệnh nặng hơn và dễ xuất hiện sốc Dengue [87].
1.2.5. Giám sát dịch tễ sốt xuất huyết Dengue
Giám sát dịch tễ SXHD là công việc thu thập một cách có hệ thống liên tục, phân tích và giải thích các dữ liệu sức khỏe. Giám sát dịch tễ bao gồm giám sát bệnh nhân, giám sát huyết thanh và virus Dengue, giám sát véctơ và giám sát