Chỉ Số Mật Độ Muỗi Cái Aedes Aegypti (Di) Trung Bình Phân Bố Theo Khu Vực Phía Nam Năm 2012 So Với Năm 2011 Và Trung Bình 5 Năm 2006­ 2010


tính nhạy cảm của véctơ với hóa chất diệt côn trùng. Theo dõi biến động của thời tiết, môi trường và kết quả biện pháp phòng chống chủ động [18].

1.2.5.1. Giám sát bệnh nhân

Giám sát bệnh nhân nhằm mục đích phòng chống chủ động bệnh SXHD trong cộng đồng, giúp cán bộ y tế theo dõi tình hình lây truyền virus Dengue ở một cộng đồng, có thể tìm thấy ở bất kỳ thời điểm nào có xảy ra dịch. Những thông tin về tình hình bệnh nhân trong cộng đồng và những bệnh nhân được tiếp nhận khám và điều trị tại các cơ sở khám chữa bệnh công lập và tư nhân được thu thập theo thông tư số 48/2010/TT­BYT ngày 31/12/2010 của Bộ trưởng Bộ Y tế và theo qui định cụ thể của từng mẫu báo cáo. Các số liệu cần báo cáo gồm: Số lượng mắc, chết; tên địa phương có ca bệnh; thời gian mắc bệnh; tổng số dân và số trẻ dưới 15 tuổi.

Để thực hiện được điều này cần phải có hệ thống giám sát chủ động và phối hợp tốt với chẩn đoán trong phòng thí nghiệm. Nếu hoạt động hiệu quả, hệ thống giám sát chủ động có thể phát hiện sớm khả năng lây lan của dịch và có thể ngăn chặn được dịch xảy ra. Hệ thống giám sát phải có ít nhất 3 thành phần, chú trọng vào các giai đoạn trước và giữa các chu kỳ dịch bao gồm mạng lưới y tế cơ sở, các phòng khám trọng điểm, hệ thống cảnh báo dịch.

1.2.5.2. Giám sát véctơ

Các nghiên cứu về

trung gian truyền bệnh đã xác định

Aedes aegypti là

vectơ truyền bệnh chủ yếu. Kết quả khảo sát tại Hà Nội cho biết có 64,8 ­ 83% muỗi bắt được là Aedes aegypti. Giám sát sự biến động của muỗi truyền bệnh SXH tại thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1975 ­ 1990 cho thấy có 39,42% muỗi

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 152 trang tài liệu này.

Aedes aegypti và 96,42% bọ

gậy

là Aedes aegypti khi khảo sát trong và xung

quanh nhà dân [44]. Chính vì vậy, người ta đã dựa vào các chỉ số giám sát côn trùng, bao gồm [69]:

Xác định ổ bọ gậy nguồn ở địa phương để thông qua GDSK có thể làm giảm nguồn sinh sản của véctơ bằng sự tham gia của cộng đồng.

Xác định các vùng nguy cơ cao, đặc biệt ở những nơi có mật độ véctơ cao bằng cách sơ đồ hóa sự phân bố của véctơ và các ca SXHD trên


bản đồ. Các khu vực này phải được đặc biệt chú trọng ưu tiên triển khai công tác phòng chống cả khi có dịch lẫn khi chưa có dịch.

Xác định sự

biến động theo mùa để

cảnh giác và chú trọng phòng

chống véctơ, đặc biệt trong thời kỳ véctơ phát triển mạnh.

Dự báo dịch SXHD dựa vào kết quả giám sát muỗi trưởng thành và bọ gậy thông qua các chỉ số véctơ và các thông tin dịch tễ khác. Trên cơ sở đó triển khai các hoạt động phòng chống đúng lúc để phòng dịch lớn.

Nhận thức được sự thay đổi rõ rệt về mật độ, phân bố, độ nhạy cảm của véctơ với hóa chất và khả năng truyền bệnh để xây dựng chiến lượt phòng chống véctơ.


Các chỉ số giám sát côn trùng:

Giám sát mui trưởng thành: Những chỉ số sử dụng để theo dõi muỗi

Aedes aegypti và Aedes albopictus (tính theo từng loài) là:

Chỉ số mật độ (Dengue Index ­ DI) muỗi Aedes aegypti là số muỗi cái Aedes aegypti trung bình trong một gia đình điều tra.

Chỉ số nhà có muỗi (House Index ­ HI) Aedes aegypti là tỷ lệ phần trăm nhà có muỗi cái Aedes aegypti trưởng thành.

Giám sát bọ gậy

Giám sát thường xuyên: 1 tháng 1 lần cùng với giám sát muỗi trưởng

thành.

Giám sát ổ bọ gậy nguồn: Phương pháp này dựa vào kết quả đếm toàn bộ

số lượng bọ gậy Aedes sp trong các chủng loại dụng cụ chứa nước (DCCN) khác nhau để xác định nguồn cung cấp muỗi Aedes sp chủ yếu của từng địa phương theo mùa trong năm hoặc theo từng giai đoạn để điều chỉnh, bổ sung các biện pháp tuyên truyền và phòng chống véctơ thích hợp.

Có 4 chỉ số được sử dụng để theo dõi bọ gậy của muỗi Aedes aegypti và

Aedes albopictus:

Chỉ số nhà có bọ gậy (House Index ­ HI) là tỷ lệ phần trăm nhà có bọ gậy Aedes sp.


Chỉ số DCCN có bọ gậy (Container Index ­ CI) là tỷ lệ phần trăm DCCN có bọ gậy Aedes sp.

Chỉ số Breteau (Breteau Index ­ BI) là số DCCN có bọ gậy Aedes

trong 100 nhà điều tra.

Chỉ số mật độ bọ gậy (CSMĐBG) là số lượng bọ gậy trung bình cho 1 hộ gia đình điều tra. Chỉ số CSMĐBG chỉ sử dụng khi điều tra ổ bọ gậy nguồn.

Các chỉ số côn trùng có giá trị giúp chúng ta đánh giá được nguy cơ xảy ra dịch ở địa phương và đưa ra quyết định dập dịch trong cộng đồng là: Chỉ số mật độ muỗi (DI) lớn hơn 0,5; Chỉ số nhà có muỗi/bọ gậy (HI) lớn 10% và chỉ số Breteau lớn hơn 20 kết hợp với chỉ số bệnh nhân mới mắc từ ngày thứ 14 [14].

Trong các chỉ số trên, chỉ số nhà có muỗi/bọ gậy (HI) được sử dụng rộng rãi để xác định sự hiện diện và phân bố của quần thể Aedes sp ở một vùng nhất định. Tuy nhiên, chỉ số nhà có muỗi/bọ gậy không cho biết được số DCCN có bọ gậy trong nhà. Tương tự, chỉ số DCCN có bọ gậy chỉ cung cấp thông tin tỷ lệ % các DCCN có bọ gậy. Chính vì vậy, chỉ số BI đã thiết lập được mối quan hệ giữa DCCN có bọ gậy và chỉ số nhà. Do dó, chỉ số BI được xem là chỉ số có giá trị dùng để ước tính mật độ muỗi Aedes sp của địa phương. Chỉ số BI và chỉ số nhà có muỗi hay bọ gậy (HI) được sử dụng rộng rãi để xác định vùng có nguy cơ cao để thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh. Nói chung, khi chỉ số nhà (HI) hơn 5% và/hoặc chỉ số BI hơn 50 cho bất kỳ cộng đồng nào ở khu vực phía Nam và BI lớn hơn 20 ở khu vực phía Bắc là dấu hiệu cho biết vùng có nguy cơ xảy ra dịch SXHD [18], [14], [135]. Tuy nhiên, trong quá trình thu thập các thông tin cơ bản để tính toán chỉ số BI có thể thu được các nét chính về đặc điểm môi trường sống của ấu trùng, đồng thời ghi lại nhiều loại DCCN khác nhau.

Tóm lại, những dữ liệu này là quan trọng giúp chúng ta tập trung vào kiểm soát bọ gậy bằng cách quản lý hoặc loại bỏ môi trường phát triển của vectơ. Các biện pháp phòng chống vectơ luôn được liên kết chặt chẽ với các hoạt động dịch tễ học. Hệ thống giám sát dịch tễ giúp phân biệt giữa tăng tạm thời hay theo mùa về tỷ lệ mắc mới và tăng số ca quan sát được ở đầu mùa dịch. Cách tiếp cận này


giúp phát hiện được sự xuất hiện các ca bệnh hiện tại và so sánh chúng với số trung bình các ca bệnh theo tuần hoặc tháng của 5 ­ 7 năm trước, với khoảng tin cậy tại 2 độ lệch chuẩn trung bình trên và dưới (± 2SD). Đồ thị biểu diễn số ca mắc theo tuần hoặc tháng được coi như “biểu đồ dịch”. Nếu số ca bệnh báo cáo vượt trên 2 SD của đường biểu diễn trong báo cáo tuần hoặc tháng là dấu hiệu cảnh báo dịch được khởi động. Khi so sánh các chỉ số côn trùng trung bình năm 2005 với trung bình của nhiều năm trước đó cho thấy mật độ côn trùng giảm dần hàng năm và có tính bền vững: DI giảm 14% so trung bình 2001 ­ 2004 và giảm 43,4% so 1996 ­ 2000; theo trình tự giai đoạn tương ứng, BI giảm 27% và 45%; CI giảm 23% và 31,8%; HI ­ BG giảm 15,3% và 41,4%; HI ­ Muỗi giảm 10,5% và 17,7%. Năm 2005, DI và BI trung bình của các tỉnh miền Đông Nam bộ là 0,32 và 63; của miền Tây Nam bộ là 0,81 và 60,9 [46].

Chỉ số mật độ muỗi: Năm 2008, mật độ muỗi Aedes aegypti tại các khu

vực phía Nam luôn

ở mức cao, các tỉnh có mật độ

muỗi

Aedes aegypti trên 1

con/nhà trong nhiều tháng liên tục là: Tiền Giang, Kiên Giang, Trà Vinh, Bạc

Liêu, Vũng Tàu và Cà Mau. Trong đó, Bạc Liêu có chỉ số mật độ muỗi Aedes

aegypti cao nhất vào tháng 06 và tháng 10; Bạc Liêu có mật độ muỗi cao nhất trong các tỉnh thuộc khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long là vào tháng 05/2008 [92].

Biểu đồ 1 8 Chỉ số mật độ muỗi cái Aedes aegypti DI trung bình phân bố theo 1


Biểu đồ 1.8. Chỉ số mật độ muỗi cái Aedes aegypti (DI) trung bình phân bố theo khu vực phía Nam năm 2012 so với năm 2011 và trung bình 5 năm 2006­ 2010

Tại khu vực miền Tây Nam Bộ, năm 2012 có 3/13 tỉnh có chỉ số mật độ muỗi cao (DI trên 1 con/nhà) đã tăng thêm 1 tỉnh so với năm 2011 bao gồm các tỉnh Cà Mau (tăng 1,5 lần), Tiền Giang (tăng 1,5 lần) và Sóc Trăng thì tăng gấp

đôi. Riêng tỉnh Vĩnh Long đã phát hiện có muỗi cái Aedes albopictus trong nhà

(DI=0,03 con/nhà) tại các xã có đặc điểm sinh thái vườn trái cây, nhà thưa và xa ruộng lúa. Tóm lại, các chỉ số thường thấp vào mùa khô và tăng dần vào đầu mùa mưa [91].

Chỉ số Breteau

Đường biến thiên chỉ số Breteau năm 2012 dao động trong khoảng 31 ­ 60, tăng so với cùng kỳ năm 2011. Chỉ số Breteau bắt đầu tăng liên tục từ tháng 1 đến tháng 4, đỉnh cao là tháng 7 (BI > 60) và giảm dần vào các tháng cuối mùa mưa. Từ tháng 5 tháng 9, chỉ số Breteau biến đổi tăng giảm liên tục không theo quy luật. Trong năm 2012, có 8/20 tỉnh có chỉ số BI cao trên 50 tăng thêm 1 tỉnh so với năm 2011 bao gồm các tỉnh Sóc Trăng, Tiền Giang, Trà Vinh, An Giang, Vĩnh Long, Kiên Giang, Đồng Tháp, Bạc Liêu [91].

Biểu đồ 1 9 Chỉ số Breateau BI trung bình theo tháng tại khu vực phía Nam năm 2


Biểu đồ 1.9. Chỉ số Breateau (BI) trung bình theo tháng tại khu vực phía Nam năm 2012 so với năm 2011 và đường biến thiên chỉ số côn trùng BI


trung bình 5 năm 2006 ­ 2010 [91]

Ổ bọ gậy

Qua kết quả

điều tra

ổ bọ

gậy của Viện Paster TP. Hồ Chí Minh năm

2010 cho thấy 100% bọ gậy thu thập được trong và ngoài nhà là bọ gậy Aedes aegypti. Nơi tập trung bọ gậy nhiều nhất thường là các DCCN ăn và sinh hoạt như lu, khạp, hồ và các DCCN này thường không đậy nắp hoặc đậy nắp không kín… chiếm từ 80 đến 90%. Kết quả khảo sát này không khác biệt nhiều vào những năm tiếp theo. Vai trò của thiên địch điển hình như mô hình sử dụng cá diệt bọ gậy chưa được người dân áp dụng rộng rãi. Năm 2012, tại Bạc Liêu vào mùa nắng, tỷ lệ bọ gậy trong nhà 0,04% và không tìm thấy vectơ ở ngoài nhà. Ngược lại, vào các tháng mùa mưa, tỷ lệ bọ gậy trong nhà ở Bạc Liêu tăng lên chiếm 0,33% và tỷ lệ ngoài nhà là 3,54% [89], [90], [91].

1.3. Một số

biện pháp sinh học loại trừ bọ

gậy

Aedes aegypti hiện đang

được nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam [45]

(1) Hiệu quả của Bacillus thuringinensis varisraelensis

Theo tác giả B.Jaichapor ở đơn vị nghiên cứu khoa học ­ y học ở Bangkok Thái Lan, hợp tác với Phòng côn trùng, Viện nghiên cứu Y khoa quân đội USA, Bacillus thuringiensis var israelensis (Bti) là một trực khuẩn gram (+) bào tử của nó sản xuất ra tinh chất có độc tính rất cao và nó có thể gây tác hại trên bọ gậy của muỗi. Khi dùng Bti thì môi trường trở nên sạch và Bti đã được thương mại hóa. Tác giả đã so sánh hiệu quả của Bti sản xuất ở labo và thấy rằng: 20 bọ gậy Aedes aegypti hay Aedes albopictus tuổi 2, tuổi 3 và đầu tuổi 4, được đặt ở những chén chứa nước với nồng độ Bti biết trước.

Tác giả sử dụng 6 nồng độ Bti thích hợp khác nhau cho mỗi chén, sau 24 giờ ở 270C số bọ gậy còn sống ở mỗi chén sẽ được xác định bởi đường cong tỉ lệ chết. Tác giả ghi nhận 6 nồng độ gây chết của Bti đối với bọ gậy từ 5% đến 95%. Hiện nay, tác giả đang áp dụng những kết quả từ phòng thí nghiệm để áp dụng trong phòng chống SXHD tại thực địa qua việc ghi nhận sự thay đổi môi trường sống, mật độ của bọ gậy, và xem xét vai trò của Bti trong việc kiểm tra


chương trình PCSXH. Năm 2013, Boyce R và cộng sự đã tiếp tục nghiên cứu về vấn đề này [106].

Theo tác giả Mack A. Potter ở đơn vị của khoa côn trùng của Viện nghiên cứu quân đội và Viện nghiên cứu Y khoa, khoa học ở Thái Lan, Bang Kok cũng đang sử dụng Bti như một dạng phun diệt côn trùng kết hợp với các phương pháp giám sát khác để kiểm soát SXH như bẩy trứng.

(2) Nghiên cứu sinh học của rệp nước thuộc họ Corixidae, dùng làm thiên địch của bọ gậy Aedes aegypti

Theo nghiên cứu của tác giả

Pankaew Rattanasingunchan

ở đơn vị

văn

phòng giám sát các côn trùng truyền bệnh ở Khon Kaen, Thái Lan. Rệp nước

thuộc họ Corixidae là loại côn trùng sống dưới nước, thường sống ở ao, hồ và những vật chứa nước có thực vật, những lu khạp dùng ở ngoài nhà. Ðây cũng là những nơi sinh sản và phát triển của bọ gậy Aedes aegypti, loại bọ gậy của muỗi truyền bệnh SXH. Ðây là những nghiên cứu sơ khởi về hiệu quả và vòng phát triển sinh học của rệp nước. Mức độ hiểu biết về chu trình sống của Rệp nước từ trứng đến các giai đoạn ấu trùng và con trưởng thành còn đang được tìm hiểu thêm, tác giả ghi nhận, cần 26 đến 100 ngày đề hoàn tất vòng đời của rệp nước và gồm 5 giai đoạn; mỗi giai đoạn rất cần bọ gậy tuổi 1 và tuổi 2 để làm thực phẩm, như vậy mức độ ăn bọ gậy của rệp nước mỗi ngày khá cao. Hiện thử nghiệm còn đang nghiên cứu tiếp.

(3) Ứng dụng khả năng ăn bọ gậy của ấu trùng chuồn chuồn

Theo tác giả Joan H.Bryan ở Ðại học Quensland, khi tác giả theo dõi và giám sát tình hình bệnh SXH ở tỉnh Khon Kaen ở Thái Lan, tác giả đã ghi nhận: ở đây vật chứa nước chính có bọ gậy Aedes aegypti là các bể xi măng chứa nước ở nhà tắm, thường mật độ bọ gậy ở đấy cao nhất khoảng trên 100 con. Những vật chứa nước nầy thường có thực vật sinh sống, phát triển và chỉ số các vật chứa nước nầy khá cao ở các trường học. Ðối với nguồn truyền bệnh của SXH, bởi vì, ở những bể nước xi măng, mực nước sâu và tối khó có thể nhìn thấy lăng quăng, do đó việc áp dụng các biện pháp diệt bọ gậy bằng thuốc sát trùng tương


đối khó. Hiệu quả của ấu trùng chuồn chuồn cũng đã được sử dụng thành công ở Myama, có thể sử dụng để kiểm tra ở trong những vật chứa nước như ở các bể xi măng kể trên. Do chi phí sử dụng không đắt tiền, nên phương pháp nầy đang được quan tâm áp dụng trên cộng đồng trong PCSXH.

(4) Sử dụng nấm Ascogregarina sp trên Aedes albopictus ở Nhật Bản

Tác giả Kobayaski ở khoa côn trùng Y học và phòng thí nghiệm vi sinh ở Viện quốc gia các bệnh truyền nhiễm ở Tokyo, Nhật Bản nghiên cứu về nấm Ascogregarina spp. Đây là một nguyên sinh động vật sống ký sinh gây nhiễm trên nhiều loại muỗi. Tác giả đã thu thập được bọ gậy của muỗi từ những vật chứa nước nhân tạo do con người sử dụng ở Nhật từ năm 1999 ­ 2000 và đã theo dõi độ nhiễm ở bào tử động trên bọ gậy; tác giả cũng đã lấy được các giai đoạn ấu trùng của giai đoạn ký sinh từ cung quăng trong các lu sau khi thử cho nhiễm ở

các

ấu trùng của

Aedes aegypti. Giai đoạn trưởng thành của bào tử

nấm

Ascogregarina sp được xác định ở Aedes albopictus được tìm thấy ở Okinawa, Kyoto, Fukui, Kanagawa, Saitama, Fukushima, Iwate và Akita. Số lượng ký sinh sẽ thay đổi tùy vùng và tùy môi trường sống của bọ gậy. Hiện nay, thử nghiệm đang được tiếp tục nghiên cứu để xác định rõ hiệu quả sinh học cũng như sự vận nhiễm trên các giai đoạn phát triển của các loài muỗi gây bệnh.

(5) Sử dụng SXH ở Việt Nam

Mesocyclop trong kiểm soát

Aedes aegypti truyền bệnh

Theo tác giả Vũ Sinh Nam và cộng sự năm 2000, Trần Đắc Phu năm 2001

và một số tác giả khác, Mesocyclop (copepods) có thể dùng sử dụng như một tác

nhân sinh học kiểm soát vectơ Aedes aegypti. Có 9 loại Mesocyclop đã được xác định ở Việt Nam, môi trường sống thích hợp của chúng là lu, khạp và những nơi đẻ trứng của Aedes aegypti. Những thử nghiệm ở labo về khả năng ăn bọ gậy

tuổi 1

Aedes aegypti, mỗi ngày như

sau:

M. pehpeiensis ăn 41 bọ

gậy; M.

aspercornis ăn 37 bọ gậy; M. woutersi ăn 31 bọ gậy; M. thermocyclopoides ăn 22 bọ gậy; M. affinis ăn 21 bọ gậy; M. orgunnus ăn 16 bọ gậy. Những ứng dụng trên thực địa cho thấy, sau 17 tháng phóng thả Mesocyclop đã làm giảm quần thề

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/11/2022