Vấn Đề Quy Hoạch Xây Dựng Ntm Ở Việt Nam


Tổ chức khuyến nông từ cấp quốc gia đến tỉnh, thành phố, khu, huyện, xã... có 245 000 với tổng số 1,17 triệu cán bộ. Trung Quốc hiện có 84 trường đại học nông nghiệp, 496 trường trung học chuyên nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp. Công tác nghiên cứu cơ bản và công nghệ cao đã có bước phát triển, rút ngắn được khoảng cách với các nước phát triển trong các lĩnh vực như: Tế bào thực vật, nuôi cấy mô, tạo giống đơn bội thể và các nghiên cứu ứng dụng khác hiện đã đứng vào hàng tiên tiến trên thế giới.

Qua sự thành công trong phát triển KH&CN nông nghiệp của Trung Quốc có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm sau:

Phát huy tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội, tập trung nguồn lực vào những việc lớn. Kết hợp chặt chẽ nhà nước, ngành và địa phương, theo phương châm: “Nhà nước lập sân khấu, cán bộ KH&CN biểu diễn”, trung ương đi đầu, địa phương phụ trách liên kết các ngành chuyên môn tập trung vào những trọng điểm KH&CN để tạo nên hiệu quả và đạt tới mục tiêu cuối cùng cho nông dân hưởng thụ.

Kiên trì phương hướng phục vụ “Tam nông”: Việc lựa chọn các đề tài KH&CN nông nghiệp phải bám sát mặt trận chính là kinh tế quốc dân, hướng vào những yêu cầu của nhà nước, chọn ra những yêu cầu cấp thiết, mấu chốt của nông thôn, nông nghiệp và nông dân để giải quyết [13].

Phát huy ưu thế khoa học đa ngành tập trung vào giải quyết các vấn đề KH&CN trong nông nghiệp: Trong thời kỳ “9-5” (Kế hoạch 5 năm lần thứ 9), KH&CN đã đương đầu trực tiếp với các vấn đề hiện tại và tương lai, những điểm nóng và điểm khó trong việc tạo ra năng suất và chất lượng cao của “5 cây trồng lớn”. Nhờ tổ chức và phối hợp tốt các lực lượng của nhà nước, ngành, địa phương và các lĩnh vực, họ đã giành được những kết quả có tính


đột phá, tạo được những công nghệ chuẩn bị cho các yêu cầu lớn về sản xuất các giống cây trồng chủ yếu trong thế kỷ 21.

Kết hợp chặt chẽ giữa cán bộ KH&CN và nông dân, phát huy cao độ tính sáng tạo của đội ngũ những người lao động nông nghiệp. Coi trọng việc đào tạo nhân tài KH&CN nông nghiệp và bồi dưỡng nâng cao trình độ của nông dân. Người nông dân cần được nâng cao tố chất văn hóa, KH&CN để có đủ khả năng áp dụng các thành tựu KH&CN vào sản xuất. Cán bộ KH&CN phải biết kết hợp chặt công tác nghiên cứu với thực tiễn sản xuất và đời sống, phải bám đồng ruộng, nâng cao năng lực giải quyết các vấn đề khó khăn của thực tế sản xuất nông nghiệp.

Kết hợp giữa sáng tạo và du nhập công nghệ: Cùng với việc tự chủ sáng tạo công nghệ, cần tranh thủ tối đa nguồn lực bên ngoài thông qua hoạt động hợp tác quốc tế, đẩy mạnh việc nhập các công nghệ tốt và thích hợp của nước ngoài

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 132 trang tài liệu này.

1.2.3. Kinh nghiệm ở Hàn Quốc:

Cuối thập niên 60 của thế kỷ XX, GDP bình quân đầu người của Hàn Quốc chỉ có 85 USD; phần lớn người dân không đủ ăn; 80% dân nông thôn không có điện thắp sáng và phải dùng đèn dầu, sống trong những căn nhà lợp bằng lá. Là nước nông nghiệp trong khi lũ lụt và hạn hán lại xảy ra thường xuyên, mối lo lớn nhất của chính phủ khi đó là làm sao đưa đất nước thoát khỏi đói, nghèo.

Nghiên cứu đề xuất quy hoạch xây dựng Nông thôn mới xã Gia Cát huyện Cao Lộc tỉnh Lạng Sơn tới năm 2020 - 4

Phong trào Làng mới (SU) ra đời với 3 tiêu chí: cần cù (chăm chỉ), tự lực vượt khó, và, hợp tác (hiệp lực cộng đồng). Năm 1970, sau những dự án thí điểm đầu tư cho nông thôn có hiệu quả, Chính phủ Hàn Quốc đã chính thức phát động phong trào SU và được nông dân hưởng ứng mạnh mẽ. Họ thi đua


cải tạo nhà mái lá bằng mái ngói, đường giao thông trong làng, xã được mở rộng, nâng cấp; các công trình phúc lợi công cộng được đầu tư xây dựng. Phương thức canh tác được đổi mới, chẳng hạn, áp dụng canh tác tổng hợp với nhiều mặt hàng mũi nhọn như nấm và cây thuốc lá để tăng giá trị xuất khẩu. Chính phủ khuyến khích và hỗ trợ xây dựng nhiều nhà máy ở nông thôn, tạo việc làm và cải thiện thu nhập cho nông dân.

Bộ mặt nông thôn Hàn Quốc đã có những thay đổi hết sức kỳ diệu. Chỉ sau 8 năm, các dự án phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn cơ bản được hoàn thành. Trong 8 năm từ 1971-1978, Hàn Quốc đã cứng hóa được 43.631km đường làng nối với đường của xã, trung bình mỗi làng nâng cấp được 1.322m đường; cứng hóa đường ngõ xóm 42.220 km, trung bình mỗi làng là 1.280m; xây dựng được 68.797 cầu (Hàn Quốc là đất nước có nhiều sông suối), kiên cố hóa 7.839km đê, kè, xây 24.140 hồ chứa nước và 98% hộ có điện thắp sáng. Đặc biệt, vì không có quỹ bồi thường đất và các tài sản khác nên việc hiến đất, tháo dỡ công trình, cây cối, đều do dân tự giác bàn bạc, thỏa thuận, ghi công lao đóng góp và hy sinh của các hộ cho phong trào.

Nhờ phát triển giao thông nông thôn nên các hộ có điều kiện mua sắm phương tiện sản xuất. Cụ thể là, năm 1971, cứ 3 làng mới có 1 máy cày, thì đến năm 1975, trung bình mỗi làng đã có 2,6 máy cày, rồi nâng lên 20 máy vào năm 1980. Từ đó, tạo phong trào cơ khí hóa trong sản xuất nông nghiệp, áp dụng công nghệ cao, giống mới lai tạo đột biến, công nghệ nhà lưới, nhà kính trồng rau, hoa quả đã thúc đẩy năng suất, giá trị sản phẩm nông nghiệp, tăng nhanh. Năm 1979, Hàn Quốc đã có 98% số làng tự chủ về kinh tế [22].

Phong trào SU của Hàn Quốc đã biến đổi cộng đồng vùng nông thôn cũ thành cộng đồng nông thôn mới ngày một đẹp hơn và giàu hơn. Khu vực nông thôn trở thành xã hội năng động có khả năng tự tích lũy, tự đầu tư và tự


phát triển. Phong trào SU, với mức đầu tư không lớn, đã góp phần đưa Hàn Quốc từ một nước nông nghiệp lạc hậu trở nên giàu có.

* Từ những thành tựu đã đạt được trong việc quy hoạch nông thôn mới trên thế giới, họ đã đưa ra có một số kinh nghiệm quý báu trong việc xây dựng quy hoạch nông thôn mới như:

Thứ nhất: Phát huy nội lực của nhân dân để xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn với phương châm là nhân dân quyết định và làm mọi việc, “Nhà Nước bỏ ra 1 vật tư, nhân dân bỏ ra 5 - 10 công sức và tiền của”. Dân quyết định loại công trình, dự án nào cần ưu tiên làm trước, công khai bàn bạc, quyết định thiết kế và chỉ đạo thi công, nghiệm thu công trình.

Thứ hai: Phát triển sản xuất để tăng thu nhập. Khi kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất được xây dựng, các cơ quan, đơn vị chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, giống mới, khoa học công nghệ giúp nông dân tăng năng suất cây trồng, vật nuôi, xây dựng vùng chuyên canh hàng hóa. Chính phủ xây dựng nhiều nhà máy ở nông thôn để chế biến và tiêu thụ nông sản cũng như có chính sách tín dụng nông thôn, cho vay thúc đẩy sản xuất.

Thứ ba: Đào tạo cán bộ phục vụ phát triển nông thôn, xác định nhân tố quan trọng nhất là đội ngũ cán bộ cơ sở theo tinh thần tự nguyện và do dân bầu. Nhà nước xây dựng các trung tâm đào tạo quốc gia và mạng lưới trường nghiệp vụ của các ngành ở địa phương. Nhà nước đài thọ, mở các lớp học trong thời gian từ 1 - 2 tuần để trang bị đủ kiến thức thiết thực như kỹ năng lãnh đạo cơ bản, quản lý dự án, phát triển cộng đồng.

Thứ tư: Phát huy dân chủ để phát triển nông thôn: Thành lập hội đồng phát triển xã, quyết định sử dụng trợ giúp của chính phủ trên cơ sở công


khai, dân chủ, bàn bạc để triển khai các dự án theo mức độ cần thiết của địa phương.

Thứ năm: Thành lập và phát triển các hợp tác xã (HTX) kiểu mới phục vụ trực tiếp nhu cầu của dân, cán bộ HTX do dân bầu chọn. Với vai trò của HTX hoạt động đa dạng, hiệu quả trong dịch vụ tín dụng, cung cấp đầu vào cho sản xuất, tiếp thị nông sản, bảo hiểm nông thôn và các dịch vụ khác.

Thứ sáu: Phát triển và bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường bằng sức mạnh toàn dân. Chính phủ quy hoạch, xác định chủng loại cây rừng phù hợp, hỗ trợ giống, tập huấn cán bộ kỹ thuật chăm sóc vườn ươm và trồng rừng để hướng dẫn và yêu cầu tất cả chủ đất trên vùng núi trọc đều phải trồng rừng, bảo vệ rừng.

1.3. Vấn đề quy hoạch xây dựng NTM ở Việt Nam

Xây dựng Nông thôn mới là Chương trình mục tiêu Quốc gia với những quyết sách lớn và tầm nhìn xa của Ðảng và Nhà nước. Trong đó nội dung lớn xuyên suốt là xây dựng nền nông nghiệp hiện đại gắn kết chặt chẽ với phát triển nông thôn mới ở thế kỷ 21.

Ðể phát triển nền nông nghiệp hiện đại gắn liền với xây dựng nông thôn mới, trước tiên cần phải rà soát lại các quy hoạch ngành nông nghiệp từ sản xuất đến chế biến gắn với quy hoạch các điểm dân cư nông thôn. Trên nền tảng của quy hoạch cần thiết phải điều chỉnh để tiếp tục triển khai xây dựng các chương trình phát triển nông nghiệp một cách khoa học và xây dựng nông thôn theo những tiêu chí mới.

Ði vào hiện đại hóa nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới thì quy hoạch phải làm trước. Do đó, trong công tác quy hoạch nông nghiệp và nông thôn cần thiết phải tính toán một cách toàn diện sự phát triển kinh tế - xã hội


của các vùng miền và liên vùng để tránh sự lãng phí và những mâu thuẫn của quá trình phát triển.

Việt Nam đang trong quá trình CNH – HĐH đất nước thì quy hoạch phát triển nông thôn càng trở nên quan trọng. Trong thời gian qua công tác quy hoạch phát triển nông thôn ở nước ta có những bước tiến bộ và thu được những thành tựu trên nhiều mặt. Trong đó, kinh tế đang chuyển dịch cơ cấu theo hướng phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, phát triển nông – lâm – ngư nghiệp gắn liền với công nghiệp, chế biến và dịch vụ. Xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn hiện đại hơn, nâng cao chất lượng sống của nhân dân, đồng thời gắn liền sự phát triển kinh tế xã hội với bảo vệ môi trường sinh thái.

Hội nghị Trung ương 7 khóa X ban hành Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05 tháng 8 năm 2008 về “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn”, đề ra chủ trương, nhiệm vụ hết sức quan trọng là: “Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường” với mục tiêu đến năm 2020 xây dựng được khoảng 50% số xã trên toàn quốc đạt tiêu chuẩn nông thôn mới. Nghị quyết khẳng định nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vai trò to lớn, có vị trí quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Chính vì vậy các vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn phải được giải quyết đồng bộ, gắn với quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá.


Giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Trước hết, phải khơi đạy tình yêu nước, tự chủ, tự lực, tự cường vương lên của nông dân [2].

Xây dựng nông thôn mới được xác định là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội trong giai đoạn hiện nay ở nước ta. Quan điểm của Đảng ta về xây dựng nông thôn mới là sự vận dụng sáng tạo lí luận của Chủ nghĩa Mác Lênin vào thực tiễn ở nước ta trong giai đoạn hiện nay, hướng đến thực hiện mục tiêu cách mạng xã hội chủ nghĩa, từng bước xóa bỏ sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn, giữa lao động chân tay và lao động trí óc, để đi đến kết quả cuối cùng là giai cấp công nhân, nông dân và trí thức sẽ trở thành những người lao động của xã hội cộng sản chủ nghĩa.

Thực tiễn cũng cho thấy, những xã hội tiến bộ bao giờ cũng chú ý tới việc thu hẹp khoảng cách sự phát triển giữa thành thị và nông thôn, phát triển lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất và quan hệ xã hội, cải thiện điều kiện sinh hoạt ở nông thôn, làm cho thành thị và nông thôn xích lại gần nhau. Chính vì vậy, bên cạnh phải đẩy mạnh công tác nghiên cứu lí luận, tổng kết thực tiễn quá trình xây dựng nông thôn mới, chúng ta cần học tập kinh nghiệm của các nước trên thế giới và trong khu vực về phát triển nông thôn tiên tiến hiện đại, để xây dựng hoàn thiện hệ thống các quan điểm lí luận về phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn làm cơ sở khoa học cho thực tiễn. Xây dựng nông thôn nước ta trở nên văn minh, tiên tiến hiện đại nhưng vẫn mang đậm bản sắc văn hóa và nét đẹp truyền thống của nông thôn Việt Nam.

Kết quả sau 3 năm (2009-2012) thực hiện, nhất là trong năm 2012 các địa phương đã đẩy mạnh triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, nhận thức về xây dựng nông thôn mới của cán bộ và người dân đã có


chuyển biến tích cực. Chương trình đang trở thành phong trào sâu rộng trong cả nước, huy động cả hệ thống chính trị từ trung ương đến địa phương vào cuộc, được sự hưởng ứng nhiệt tình của người dân. Kết quả bước đầu 68% tổng số xã của cả nước đã có quy hoạch được phê duyệt, nhiều xã ở các địa phương đạt thêm các tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Một số tỉnh như: Tuyên Quang, Thái Bình, Hà Tĩnh...đang trở thành những điểm sáng về xây dựng nông thôn mới với những cách làm chủ động, sáng tạo đã làm thay đổi rõ nét diện mạo nông thôn tác động trực tiếp đến việc cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân, thúc đẩy hoạt động văn hóa và phát triển kinh tế -xã hội từng bước được hoàn thiện; bản sắc văn hóa được gìn giữ, trình độ dân trí và chất lượng hệ thống cơ sở được nâng cao; nhiều công trình cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội được đầu tư xây dựng theo tiêu chí nông thôn mới được hoàn thành đưa vào sử dụng như: Giao thông, thủy lợi, trường học...phục vụ cho yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của các địa phương.

Tuy nhiên trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình nông thôn mới vẫn còn một số những tồn tại:

- Một số văn bản hướng dẫn triển khai Chương trình còn chậm (Quy trình công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới, cơ chế lồng ghép các chương trình, dụ án khác trên địa bàn với Chương trình nông thôn mới...)

- Sự quan tâm vào cuộc và tập trung chỉ đạo Chương trình ở một số địa phương còn hạn chế.

- Chất lượng công tác quy hoạch còn nhiều bất cập, trong đó quy hoạch sản xuất theo hướng sản xuất hàng hóa còn chưa được chú trọng đúng mức.

Xem tất cả 132 trang.

Ngày đăng: 19/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí