Vai Trò Mô Hình Ntm Trong Phát Triển Kinh Tế Xã Hội


thịnh vượng ngay trên mảnh đất mà họ gắn bó lâu đời. Trước hết, tạo mọi điều kiện cho người dân có thể làm giàu trên chính quê hương của mình, hay nói cách khác là " ly nông bất ly hương ".

Ba là, nông dân biết khai thác hợp lý và nuôi dưỡng các nguồn lực tăng trưởng kinh tế cao và bền vững, môi trường tự nhiên được giữ gìn khai thác tốt tiềm năng du lịch, khôi phục ngành nghề truyền thống, ngành nghề TTCN.

Bốn là, dân chủ nông thôn được mở rộng và đi vào thực chất. Các chủ thể nông thôn (lao động nông thôn, chủ trang trại, hộ nông dân, các tổ chức phi chính phủ, Nhà nước, tư nhân…) tham gia tích cực trong mọi quá trình ra quyết định về chính sách phát triển nông thôn, thông tin minh bạch, thông suốt và hiệu quả giữa các tác nhân có liên quan, phân phối công bằng. Người nông dân thực sự "được tự do và tự quyết định trên luống cày, thửa ruộng của chính mình" lựa chọn phương án sản xuất, kinh doanh làm giàu cho mình, cho quê hương theo đúng chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của nhà nước.

Năm là, nông dân, nông thôn có văn hoá trí tuệ được nâng lên, sức lao động được giải phóng, nhân dân tích cực tham gia vào quá trình đổi mới. Đó chính là sức mạnh nội sinh của làng – xã trong công cuộc xây dựng NTM. Các tiêu chí này đang trở thành mục tiêu, yêu cầu trong hoạch định chính sách về mô hình NTM ở nước ta trong giai đoạn hiện nay [18].

1.1.4.3. Vai trò mô hình NTM trong phát triển kinh tế xã hội

Về kinh tế: nông thôn có nền sản xuất hàng hoá mở, hướng đến thị trường, giao lưu và hội nhập. Để đạt được điều đó, cơ sở vật chất của nông thôn phải hiện đại, tạo điều kiện thuận lợi cho mở rộng sản xuất, giao lưu buôn bán, chăm sóc sức khoẻ cộng đồng.


Thúc đẩy nông nghiệp, nông thôn phát triển nhanh, kích thích mọi người tham gia sản xuất hàng hoá, hạn chế rủi ro cho nông dân.

Phát triển các hình thức sở hữu đa dạng, trong đó chú ý xây dựng mới các HTX theo mô hình kinh doanh đa ngành. Hỗ trợ các HTX ứng dụng tiến độ khoa học – công nghệ phù hợp với các phương án sản xuất, kinh doanh phát triển ngành nghề ở nông thôn.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 132 trang tài liệu này.

Sản xuất hàng hoá với chất lượng sản phẩm mang nét độc đáo, đặc sắc của từng vùng, địa phương.

Về chính trị: Phát huy dân chủ với tinh thần tôn trọng pháp luật, gắn lệ làng, hương ước với pháp luật để điều chỉnh hành vi con người, đảm bảo tính pháp lý, phát huy tính tự chủ làng xã.

Nghiên cứu đề xuất quy hoạch xây dựng Nông thôn mới xã Gia Cát huyện Cao Lộc tỉnh Lạng Sơn tới năm 2020 - 3

Về văn hoá – xã hôi: Xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư, giúp nhau xoá đói giảm nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng.

Về con người: Xây dựng nhân vật trọng tâm của mô hình NTM, đó là người nông dân sản xuất hàng hoá khá giả, giàu có, là người nông dân kết tinh các tư cách : công dân của làng, người con của các dòng họ, gia đình.

Về môi trường: Môi trường sinh thái phải được bảo tồn xây dựng và củng cố. Bảo vệ rừng, chống ô nhiễm nguồn nước, môi trường không khí và chất thải từ các khu công nghiệp để nông thôn phát triển bền vững.

Các nội dung trên trong cấu trúc vai trò mô hình nông thôn mới có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Nhà nước đóng vai trò chỉ đạo, tổ chức điều hành quá trình hoạch định và thực thi chính sách. Trên tinh thần đó, các chính sách kinh tế - xã hội ra đời tạo hiệu ứng tổng hợp [16].


1.2. Vấn đề quy hoạch xây dựng NTM ở trên thế giới

Quy hoạch phát triển nông thôn trên thế giới đã được quan tâm từ nửa cuối thế kỷ XX và bước đầu đã có những thành công nhất định như ở các nước: Nhật, Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan... Phát triển nông nghiệp để xây dựng một nông thôn mới trong giai đoạn hiện nay đang là mối quan tâm chung của cả cộng đồng thế giới. Kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới về vấn đề này là bài học cho Việt Nam.

1.2.1. Kinh nghiệm ở Nhật Bản

Như mọi quốc gia Âu, Mỹ trước đây, quá trình công nghiệp hóa ở Nhật Bản bắt đầu bằng một thời gian dài tăng trưởng nhanh sản xuất nông nghiệp. Trải qua một thế kỷ phát triển, Nhật Bản đã trở thành một quốc gia công nghiệp hiện đại nhưng đơn vị sản xuất nông nghiệp chính vẫn là các hộ gia đình nhỏ, mang đậm tính chất của nền văn hóa lúa nước. Đặc điểm này rất giống với hoàn cảnh Việt Nam. Những kinh nghiệm của Nhật Bản về phát triển kinh tế nông thôn có thể được tóm tắt như sau:

- Thứ nhất, tăng năng suất nền nông nghiệp quy mô nhỏ, giữu lao động lại nông thôn.

Trước công cuộc duy tân, như mọi nước châu Á, kinh tế Nhật bản là nền nông nghiệp sản xuất nhỏ tiểu nông phong kiến năng suất thấp, địa tô cao, Nhật Bản luôn bị giới hạn bởi tài nguyên đất đai ngày càng ít và dân số ngày càng đông (năm 1962, diện tích trung bình là 0,8ha/hộ nông dân).

Trong hoàn cảnh đất chật người đông, chiến lược phát triển khôn khéo và hiệu quả đã được Nhật Bản thực hiện thành công để đạt được mục tiêu khó khăn: đưa nông nghiệp đi vào phát triển theo chiều sâu từ giai đoạn tăng trưởng ban đầu (chiến lược này gần gũi với quan điểm “CNH – HĐH nông


nghiệp” của chúng ta ngày nay). Từ năm 1878 đến năm 1912 là thời kỳ công nghiệp Nhật Bản tăng trưởng nhảy vọt nhưng tổng số lao động nông nghiệp chỉ giảm rất ít từ 15,5 triệu xuống 14,5 triệu người, công nghiệp tăng trưởng gần như chỉ thu hút phần lao động thêm ra do tăng dân số tự nhiên.

- Thứ hai là: dưỡng sức dân, tạo khả năng tích lũy và phát triển nội lực.


Nhật Bản là một ví dụ điển hình cho vai trò quan trọng của lĩnh vực nông nghiệp đóng góp cho quá trình hiện đại hóa và công nghiệp hóa đất nước. Trong suốt nửa thế kỷ, nền kinh tế tăng tốc, nông nghiệp cung cấp đầy đủ lương thực thực phẩm cho nhu cầu ngày càng tăng của tầng lớp thị dân và công nhân công nghiệp có nhu cầu ngày càng tăng, nhờ đó dập tắt nguy cơ lạm phát do thiếu lương thực gây ra (như đã từng xảy ra ở nhiều nước phải nhập khẩu lương thực); thông qua xuất khẩu nông, lâm sản (chè và lụa là hai mặt hàng xuất khẩu chính), đóng góp nguồn ngoại tệ quan trọng để xuất khẩu máy móc, thiết bị phục vụ công nghiệp hàng hóa; cung cấp nguyên liệu cho các nghành công nghiệp chế biến, công nghiệp nhẹ sản xuất hàng tiêu dung.

Sau chiến tranh, nước Nhật bị tàn phá rơi vào tình trạng đói kém, ngoại tệ thiếu hụt, khó nhập khẩu lương thực. Bị dồn vào chân tương, vẫn như trước, Nhật Bản áp dụng phương châm “dưỡng dân, để dân tự tích lũy, tự khai thác nội lực tạo phát triển”. tuy còn thiếu lương thực nhưng chính phủ chấp nhận sức ép của nhu cầu khôi phục công nghiệp và thành phố cần lương thực, kiên trì chính sách giữ giá nông sản cao để khuyến khích nông dân. Giá lương thực cao đã nhanh chóng thúc đẩy nông dân tăng sản lượng, mở rộng sản xuất vượt qua khủng hoảng.

Từ năm 1970, Nhật Bản đẩy mạnh tiến trình công nghiệp hóa nông thôn, thu nhập của nhân dân tăng nhanh do chính sách phi tập trung hóa công


nghiệp, đưa sản xuất công nghiệp về nông thôn. Cơ cấu kinh tế nông thôn thay đổi, tỷ lệ đóng góp của các ngành phi nông nghiệp trong thu cập cư dân nông thôn ngày càng tăng. Năm 1990, phần thu nhập phi nông nghiệp cao hơn 5,6 lần phần thu từ nông nghiệp. Thu nhập từ nông nghiệp của nông dân tăng gấp 9 lần so với mức năm 1950 chủ yếu nhờ giá nông sản tăng do Chính phủ đã trợ giá. Tính cả thu nhập từ nông nghiệp và phi nông nghiệp, thu nhập của nông dân tính theo đầu người hay bình quân hộ đều cao hơn thu nhập hộ công nhân đô thị.

- Thứ ba là, gắn nông nghiệp với công nghiệp, gắn nông thôn với thành thị.


Một trong những điều kiện quan trọng để thực hiện thành công CNH – HĐH nông nghiệp, nông thôn Nhật Bản là sự liên kết hài hòa giữa nông nghiệp, nông thôn với công nghiệp và đô thị.

Phát triển kết cấu hạ tầng, (thông tin, giao thông, giáo dục, nghiên cứu) là nhân tố quan trọng thúc đẩy nông nghiệp phát triển, tạo nên năng suất đất đai các giai đoạn đầu thời kỳ Duy Tân và tạo điều kiện phát huy tác dụng máy móc, thiệt bị và hóa chất cho quá trình cơ giới hóa và hóa học hóa nông nghiệp, tạo nên năng suất lao động cao cho nông nghiệp Nhật bản giai đoạn sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

Một tác động quan trọng khác của công nghiệp là tạo việc làm cho lao động nông thôn. Để khắc phục tình trạng này, Chính phủ chú trọng phát triển những công nghệ thu hút nhiều lao động trong giai đoạn đầu công nghiệp hóa. Ngay cả đến sau Chiến tranh thế giới thứ hai, khi các công nghệ hiện đại thu hút nhiều vốn đã phát triển, các công nghệ thu hút lao động vẫn được coi trọng đặc biệt.


Một biện pháp khác là phân bố các ngành công nghiệp, các nhà máy về nông thôn. Nhờ kết cấu hạ tầng, hệ thống năng lượng và liên lạc hoàn chỉnh, giá thấp, không chỉ các ngành công nghiệp chế biến dung nguyên liệu nông nghiệp như tơ tằm, dệt may mà cả các ngành cơ khí, hóa chất cũng phân bố trên địa bàn nông thôn toàn quốc.

1.2.2. Kinh nghiệm về phát triển nông nghiệp ở Trung quốc

Trong hơn 50 năm qua khoa học và công nghệ (KH&CN) nông nghiệp của Trung Quốc được đánh giá là có bước tiến mạnh mẽ, cống hiến to lớn cho phát triển kinh tế - xã hội của Trung Quốc. Tiến bộ rõ nét nhất trong ngành trồng trọt là đã mang lại đời sống no ấm cho 1,2 tỷ dân, đặt nền móng tốt cho việc điều chỉnh cơ cấu sản xuất nông nghiệp. Trong công tác di truyền chọn tạo giống đã có hàng loạt các kết quả đột phá trong tạo giống lúa thấp cây, cao sản, sử dụng ưu thế lai... Theo thống kê, từ năm 1949 đến năm 1998, các nhà khoa học Trung Quốc đã tạo ra được hơn 5000 tổ hợp các giống mới có năng suất cao, phẩm chất tốt, tính chống chịu cao... Các loại giống này đã làm cho giống cây trồng được đổi mới tới 4 - 5 lần, mỗi lần đổi mới, sản lượng tăng lên 10-30%. Chỉ riêng việc trồng giống lúa lai đã làm tăng được 350 triệu tấn lúa gạo. Hàng loạt công nghệ mới đã được sáng tạo và ứng dụng trong nông nghiệp, làm cho hơn 1/3 diện tích đất canh tác của Trung Quốc đã trồng được nhiều vụ. Công nghệ trồng trọt được định lượng hóa, mô hình hóa, hệ thống hóa và khu vực hóa, công nghệ tưới tiết kiệm nước, công nghệ phòng trừ dịch bệnh tổng hợp nhằm hướng tới nền nông nghiệp sinh thái, phát triển bền vững đã và đang được trình diễn và phổ biến.

Ngành nuôi trồng thủy sản cũng tiến bộ nhanh chóng, góp phần cải thiện cơ bản cơ cấu bữa ăn của nhân dân Trung Quốc. Kỹ thuật nuôi trồng phát triển tương đối nhanh, chủ yếu thể hiện trong kỹ thuật tạo giống, nhân


giống, kỹ thuật nuôi dưỡng, chế biến thức ăn và phòng dịch, công nghệ chăn nuôi công nghiệp... Kỹ thuật tạo giống nhân tạo trong ngành thủy sản cũng có bước đột phá lớn, thúc đẩy ngành thủy sản phát triển, đưa Trung Quốc từ "đại quốc tiểu sản" (nước lớn nhưng sản xuất nhỏ - chỉ sản lượng thủy sản thấp) trở thành nước có sản lượng thủy sản lớn nhất thế giới (41,22 triệu tấn/năm).

Trong lâm nghiệp, KH&CN đã có tác dụng rõ rệt trong việc cải tạo môi trường sinh thái và điều kiện sống cho nhân dân. Tính đến cuối năm 1999, ngành lâm nghiệp đã có tới 5100 kết quả nghiên cứu, trong đó hai đề tài: Xây dựng rừng phòng hộ tuyến đường sắt Bao Lan và áp dụng thuốc ra rễ ABT đã được giải thưởng nhà nước. Công cuộc cải tạo rừng ở ba khu vực Đông Bắc, Tây Bắc, Hoa Bắc đã có hiệu quả rõ rệt nhờ áp dụng công nghệ và các giống cây trồng phát triển nhanh. Hiện nay tỷ lệ che phủ rừng của Trung Quốc đạt 16,55%.

Trong phát triển nông thôn, nổi bật nhất là sự phát triển của công nghiệp hương trấn - một trong những điều khiến cho cả thế giới phải để tâm. Công nghiệp hương trấn của Trung Quốc bắt đầu được khởi động từ đầu những năm 80 của thế kỷ 20, đến cuối những năm 80 bước vào giai đoạn tăng trưởng nhanh, đầu những năm 90 thực hiện điều chỉnh tối ưu hoá, đến giữa những năm 90 lại có bước tăng trưởng nhanh, tạo ra nhiều kỳ tích. Công nghiệp hương trấn đã trở thành trụ cột và là nguồn tăng trưởng chính của kinh tế nông thôn Trung Quốc. Đến cuối năm 1999 Trung Quốc đã có hơn 20 triệu xí nghiệp công nghiệp hương trấn với hơn 125 triệu công nhân, tạo ra giá trị gia tăng là 2500 tỷ nhân dân tệ, chiếm 60% giá trị tổng sản lượng kinh tế nông thôn và trên 27% GDP cả nước. [19]

Việc sáng tạo thể chế, sáng tạo công nghệ đã mang lại sức sống cho công nghiệp hương trấn phát triển, trong đó phải kể đến tầm quan trọng của


việc đổi mới công nghệ và nâng cấp thiết bị - động lực để phát triển công nghiệp hương trấn. Trung Quốc đã áp dụng hàng loạt các biện pháp rất linh hoạt, sáng tạo như nới rộng phạm vi hoạt động của cán bộ khoa học, đặc biệt là thực thi kế hoạch đốm lửa để gia tăng sức đóng góp của KH&CN…

Nhờ áp dụng phương châm: “Các cấp lãnh đạo quan tâm, nông dân đòi hỏi, cán bộ KH&CN cố gắng”, đã tạo nên khí thế khoa học hưng nông sôi nổi trong toàn xã hội. Người nông dân luôn nhận được các thông tin về kỹ thuật mới từ các phương tiện báo chí, đài phát thanh, đài truyền hình... và tích cực tham gia các lớp tập huấn. Theo thống kê chưa đầy đủ, nông dân các nơi đã tự thành lập hơn 10 vạn tổ chức KH&CN gồm nhiều loại hình khác nhau, với hơn 3 triệu thành viên. Các cấp chính quyền hết sức ủng hộ và coi trọng triển khai các hình thức khuyến nông, phổ biến kiến thức. Nhiều tỉnh và thành phố đã đầu tư mạnh mẽ về kinh phí để cải tạo công nghệ và nghiên cứu áp dụng KH&CN.

Đội ngũ cán bộ KH&CN vừa được nâng cao về ý thức và trình độ năng lực, vừa bám sát thực tế, tìm tòi sáng tạo và triển khai các hoạt động một cách thiết thực nên tác dụng ngày càng to lớn.

Về xây dựng tiềm lực KH&CN trong nông nghiệp, sau hơn 50 năm trên phạm vi toàn lãnh thổ Trung Quốc đã hình thành hệ thống nghiên cứu, giảng dạy và phục vụ KH&CN nông nghiệp cả trước, trong và sau quá trình sản xuất. Trung Quốc hiện có 1587 cơ sở nghiên cứu khoa học, trong đó có 1009 cơ sở thuộc ngành nông học, 296 - ngành lâm học, 148 - chăn nuôi thú y, 127

- thủy sản. Tổng số cán bộ, nhân viên của các cơ sở này lên tới 1,5 triệu người.

Xem tất cả 132 trang.

Ngày đăng: 19/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí