Nghiên cứu đề xuất quy hoạch xây dựng Nông thôn mới xã Gia Cát huyện Cao Lộc tỉnh Lạng Sơn tới năm 2020 - 2


DANH MỤC CÁC BẢNG


TT

Tên bảng

Trang

3.1.

Tiêu chí Kinh tế và Tổ chức sản xuất

50

3.2.

Dự báo dân cư toàn xã

63

3.3.

Dự báo lao động

65

3.4.

Dự báo quy hoạch sử dụng đất phi nông nghiệp

66

3.5.

Bảng tổng hợp phụ tải điện

94

3.6.

Bảng tính toán lưu lượng nước thải

95

3.7.

Tổng hợp kinh phí đầu tư:

98

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 132 trang tài liệu này.

Nghiên cứu đề xuất quy hoạch xây dựng Nông thôn mới xã Gia Cát huyện Cao Lộc tỉnh Lạng Sơn tới năm 2020 - 2


DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH, ĐỒ THỊ


TT

Tên hình

Trang

3.1.

Vị trí xã Gia Cát

29

3.2.

Xã Gia Cát

30

3.3.

Trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc

45

3.4.

Trường THCS Gia Cát

46

3.5.

Nhà Văn hóa thôn Bắc Đông I

47

3.6.

Chợ xã

48

3.7.

Bưu điện xã

48


ĐẶT VẤN ĐỀ


Phát triển nông thôn là một lĩnh vực quan trọng và cấp thiết trong chiến lược phát triển kinh tế và hiện đại hoá đất nước. Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của cả nước, nông thôn nước ta đã có sự đổi mới và phát triển khá toàn diện. Vấn đề nông thôn và phát triển nông thôn đang được Đảng và Nhà nước rất quan tâm, cả về tổng kết lý luận, thực tiễn và đầu tư cho phát triển.

Để phát triển nông thôn đúng hướng, có cơ sở khoa học, hợp logic và đảm bảo phát triển bền vững, quy hoạch phát triển nông thôn có vai trò hết sức quan trọng. Quy hoạch phải được tiến hành trước, là tiền để cho đầu tư phát triển.

Trong thời gian qua, nước ta đã đạt được sự tăng trưởng mạnh mẽ trong lịch sử. Đời sống người dân được nâng cao, các dịch vụ xã hội được cải thiện. Tuy nhiên, tốc độ đô thị hóa nhanh tạo ra sự bất bình đẳng và chênh lệch giàu nghèo, mức sống, thu nhập lớn giữa khu vực nông thôn và thành thị. Khu vực nông thôn đang chịu nhiều thiệt thòi, hệ thống cơ sở hạ tầng thiếu đồng bộ, ô nhiễm môi trường, đời sống vẫn còn nhiều khó khăn.

Chính vì vậy để giải quyết vấn đề trên cần phải có một kế hoạch xây dựng phát triển nông thôn cơ bản, toàn diện và sâu sắc, đáp ứng mong muốn của nhân dân và yêu cầu chiến lược xây dựng của đất nước cơ bản thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. Do vậy, xây dựng nông thôn mới là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Nhằm góp phần nhỏ bé của mình vào công tác quy hoạch phát triển nông thôn mới của huyện Cao Lộc nói chung cũng như xã Gia Cát nói riêng, tôi xin thực hiện đề tài “Nghiên cứu đề xuất quy hoạch xây dựng Nông thôn mới xã Gia Cát huyện Cao Lộc tỉnh Lạng Sơn tới năm 2020”.


Chương 1

TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Một số khái niệm cơ bản

1.1.1. Khái niệm về nông thôn

Hiện nay, trên thế giới có nhiều quan điểm khác nhau về nông thôn, có quan điểm cho rằng chỉ cần dựa vào trình độ phát triển cơ sở hạ tầng, có quan điểm cho rằng chỉ cần dựa vào chỉ tiêu trình độ tiếp cận thị trường, phát triển hàng hóa để xác định vùng nông thôn. Tuy nhiên, theo quan điểm nhóm chuyên viên Liên hợp quốc đề cập đến khái niệm nông thôn - đô thị để so sánh nông thôn và đô thị với nhau. Khái niệm nông thôn chỉ có tính chất tương đối và luôn biến động theo thời gian, để phản ánh biến đổi về kinh tế xã hội của mỗi quốc gia trên thế giới. Trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam hiện nay có thể hiểu:

“Nông thôn là vùng sinh sống của tập hợp dân cư, trong đó có nhiều nông dân. Tập hợp dân cư này tham gia vào các hoạt động kinh tế, văn hóa - xã hội và môi trường trong một thể chế chính trị nhất định và chịu ảnh hưởng của các tổ chức khác”

1.1.2. Khái quát chung về quy hoạch, quy hoạch phát triển nông thôn

Chúng ta luôn suy nghĩ về sự phát triển và mong muốn đạt được mục tiêu phát triển, cụ thể là: Tăng trưởng không ngừng đời sống của con người cả về vật chất và tinh thần; Phân phối công bằng những thành quả tăng trưởng trong xã hội nhằm củng cố và đảm bảo sự phát triển bền vững về hệ thống giá trị của con người trong xã hội.

Muốn đạt được sự phát triển toàn diện thì trước hết phải có sự suy nghĩ nghiêm túc, có trình độ hiểu biết cao, có khả năng bao quát rộng để có thể chuyển những suy nghĩ, những ý tưởng về sự phát triển thành những hành động trong tương lai.


Sự suy nghĩ, những ý tưởng về sự phát triển phải mang tính hợp lý và tính hệ thống, đồng thời phải có khả năng hiện thực; biết suy nghĩ, cân nhắc xem khả năng nào là tốt nhất, hữu hiệu và bền vững nhất so với những khả năng khác. Nghĩa là sự phát triển đó phải đạt được cả hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội, có tác dụng lâu dài, được nhiều người chấp nhận là không phá huỷ môi trường. Sự chuyển hoá những tư duy, ý tưởng hiện tại thành hành động tương lai, những tính toán, cân nhắc ấy gọi là quy hoạch. Từ những quan điểm trên đây có thể đưa ra khái niệm về quy hoạch như sau:

“Quy hoạch là một quá trình lý thuyết về tư tưởng có quan hệ với từng sự vật, sự việc được hình thành và thể hiện qua một quá trình hành động thực tế. Quá trình này giúp nhà quy hoạch tính toán và đề xuất những hoạt động cụ thể để đạt được mục tiêu”

Phát triển nông thôn là một phạm trù rộng được nhận thức với rất nhiều quan điểm khác nhau. Khái niệm phát triển nông thôn mang tính chất toàn diện, đảm bảo tính bền vững về môi trường, kinh tế, xã hội. Vì vậy, trong điều kiện của Việt Nam được tổng kết từ các chiến lược kinh tế xã hội của Chính phủ, thuật ngữ này được hiểu như sau: “Phát triển nông thôn là một quá trình cải thiện có chủ ý một cách bền vững về kinh tế, xã hội, văn hoá và môi trường, nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân nông thôn và có sự hỗ trợ tích cực của nhà nước và các tổ chức khác”

Phát triển nông thôn là vấn đề phức tạp và rộng lớn, nó liên quan đến nhiều ngành khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật, khoa học xã hội và nhân văn. Mục đích của phát triển nông thôn là phát triển đời sống con người với đầy đủ các phạm trù của nó. Phát triển nông thôn toàn diện phải đề cập đến tất cả các mặt kinh tế, văn hoá, xã hội, giáo dục, y tế, an ninh quốc phòng ... Sự phát triển của mỗi vùng, mỗi địa phương phải nằm trong tổng thể phát triển


chung của các vùng và của cả nước. Vì vậy "Quy hoạch phát triển nông thôn là quy hoạch tổng thể, nó bao gồm tổng hợp nhiều nội dung hoạt động trong các lĩnh vực kinh tế, văn hoá xã hội và môi trường liên quan đến vấn đề phát triển con người trong các cộng đồng nông thôn theo các tiêu chuẩn của phát triển bền vững".

Quy hoạch phát triển nông thôn được coi là quy hoạch tổng thể trên vùng không gian sống của mọi sinh vật bao gồm loài người, động vật, thực vật. Mục tiêu của quy hoạch là đáp ứng sự tăng trưởng liên tục mức sống của con người và phát triển bền vững. Do đó đi đôi với việc phát triển kinh tế, văn hoá xã hội là vấn đề bảo vệ môi trường, bảo vệ sự đa dạng sinh học, giữ gìn cảnh quan thiên nhiên, bảo vệ và tái tạo tài nguyên để phục vụ cho lợi ích lâu dài của các thế hệ mai sau.

Về khái niệm quy hoạch phát triển nông thôn có thể tiếp cận theo hai góc độ:

- Đứng trên góc độ phân bố lực lượng sản xuất, quy hoạch phát triển nông thôn là sự phân bố các nguồn lực tài nguyên, đất đai, lao động, vốn đầu tư, cơ sở vật chất kỹ thuật, sự bố trí cơ cấu kinh tế nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ trên lãnh thổ nông thôn một cách hợp lý để đạt hiệu quả cao.

- Đứng trên góc độ kế hoạch hoá, quy hoạch phát triển nông thôn là một khâu trong quy trình kế hoạch hoá nông thôn. bắt đầu lừ chiến lược phát triển kinh tế xã hội nông thôn, đến quy hoạch phát triển nông thôn rồi cụ thể hoá bằng các kế hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn trên địa bàn nông thôn.

Đặc điểm của quy hoạch là quy hoạch thường mang tính định hướng về tương lai, vì vậy quy hoạch phải có mục tiêu rõ rệt. Mục tiêu không thể hình thành do ý nghĩ chủ quan của người làm quy hoạch, cũng không thể hình


thành chóng vánh trong ngày một ngày hai mà nó phải trải qua một quá trình tìm tòi, cân nhắc lâu dài từ tổng quát đến chi tiết, từ cục bộ đến toàn diện. Mục tiêu phải có tính khả thi. Nếu quy hoạch không hướng về tương lai thì chỉ là một việc làm tốn kém, một bức tranh không có lợi ích.

Quy hoạch phát triển nhằm đạt được mục tiêu cải thiện đời sống cho phần lớn người dân nông thôn. Nó gây ít tổn thất hơn so với lợi ích mà nó đem lại [1].

1.1.3. Khái niệm nông thôn mới, quy hoạch xây dựng nông thôn mới

Theo tác giả TS. Vũ Thị Bình: Nông thôn mới là nông thôn có kinh tế phát triển, đời sống vật chất tinh thần của nhân dân được nâng cao, có quy hoạch, kết cấu hạ tầng hiện đại, môi trường sinh thái trong lành, dân trí cao, giữ gìn được bản sắc văn hóa dân tộc, an ninh chính trị được giữ vững [3].

Theo quan điểm chung của các nhà nghiên cứu về mô hình nông thôn mới, thì nông thôn mới là những kiểu mẫu cộng đồng theo tiêu chí mới, tiếp thu những thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại mà vẫn giữ được nét đặc trưng, tinh hoa văn hóa của người Việt Nam. Nhìn chung, mô hình làng nông thôn mới theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa, hợp tác hóa và dân chủ hóa.

Quy hoạch nông thôn mới là việc tổ chức mạng lưới điểm dân cư nông thôn hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trên địa bàn xã hoặc liên xã.

Quy hoạch nông thôn mới bao gồm quy hoạch mạng lưới điểm dân cư nông thôn trên địa bàn xã hoặc liên xã (còn gọi là quy hoạch chung xây dựng xã) và quy hoạch điểm dân cư nông thôn (còn gọi là quy hoạch chi tiết khu trung tâm xã, thôn, làng, xóm,...).


1.1.4. Mô hình phát triển nông thôn mới

1.1.4.1. Quan điểm về mô hình nông thôn mới

Việc xây dựng mô hình phát triển NTM là một quá trình chuyển đổi căn bản chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nông thôn Việt Nam từ hướng chủ yếu là tự cung, tự cấp sang hướng đáp ứng theo nhu cầu thị trường. Đồng thời, đảm bảo sự tham gia tối đa của người dân vào quá trình phát triển theo quan điểm dân biết, dân bàn, dân góp ý, dân kiểm tra, dân quản lý thành quả và dân hưởng lợi. Đây là cơ sở để phát huy nội lực, hướng vào phát triển bền vững.

Mô hình NTM là tập hợp các hoạt động qua lại, để cụ thể hoá các chương trình phát triển nông thôn, mô hình nhằm bố trí sử dụng các nguồn tài chính, lao động, phương tiện, vật tư thiết bị để tạo ra các sản phẩm hay dịch vụ trong một thời gian xác định và thoả mãn các mục tiêu về kinh tế, xã hội và môi trường cho sự phát triển bền vững ở nông thôn.

Đây là quan điểm có tính khái quát và có tính mạch lạc về mô hình phát triển NTM. Như vậy, mô hình phát triển NTM có đặc điểm chung nhất là gắn với nông nghiệp, nông thôn, nông dân.

1.1.4.2. Một số đặc trưng cơ bản của mô hình NTM

Một là, đối tượng của mô hình NTM là làng – xã. Làng – xã thực sự là một cộng đồng, chịu sự quản lý của nhà nước, tuy nhiên Nhà nước không can thiệp sâu vào đời sống nông thôn, mà trên tinh thần tôn trọng tính tự quản của người dân thông qua hương ước, lệ làng (không trái với Pháp luật của Nhà nước).

Hai là, đáp ứng yêu cầu sản xuất hàng hoá, đô thị hoá, chuẩn bị những điều kiện vật chất và tinh thần giúp nông dân làm ăn sinh sống và trở nên

Xem tất cả 132 trang.

Ngày đăng: 19/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí