- Chủ trương, đường lối chính sách đối với hoạt động sử dụng đất, hoạt động sản xuất lâm - nông nghiệp theo các vùng kinh tế của tỉnh.
Áp dung quy phạm của ngành, các hướng dẫn kỹ thuật công tác quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch phát triển lâm nông nghiệp do các tổ chức, chương trình, dự án trong và ngoài nước áp dụng vào Việt Nam.
2.4.1.2. Phương pháp điều tra nhanh nông thôn
Phỏng vấn và tiếp xúc lãnh đạo các ban, ngành liên quan tại tỉnh, huyện, xã, thôn và hộ nông dân. Sử dụng công cụ này để thu thập những thông tin cơ bản, xác định sơ bộ các vấn đề để xây dựng đề cương nghiên cứu và phương pháp thu thập số liệu. Kết quả được ghi vào mẫu biểu: Điều tra phỏng vấn hộ gia đình trong phần phụ lục.
2.4.1.3. Phương pháp tiếp cận có sự tham gia của người dân
Phương pháp tiếp cận có sự tham gia của người dân là phương pháp có khả năng khuyến khích, hỗ trợ mọi khả năng hiện có của cộng đồng để họ xác định chính xác yêu cầu của họ, đề ra các mục tiêu rồi kiểm tra và đánh giá chúng.
Các phương pháp đánh giá nông thôn đã và đang được áp dụng ở Việt Nam, chủ yếu là phương pháp đánh giá nông thôn có người dân tham gia (PRA) và phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (RRA).
- Sử dụng công cụ phân tích xu hướng cho các cây trồng chính trong thôn.
Có thể bạn quan tâm!
- Nghiên cứu đề xuất quy hoạch sử dụng đất xã Trung Lý, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2013 - 2020 - 1
- Nghiên cứu đề xuất quy hoạch sử dụng đất xã Trung Lý, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2013 - 2020 - 2
- Một Số Nghiên Cứu Đánh Giá Ban Đầu Về Việc Vận Dụng Phương Pháp Qhsdđ Vào Thực Tiễn Ở Việt Nam
- Cơ Sở Khoa Học Của Quy Hoạch Sử Dụng Đất Xã Trung Lý
- Cơ Sở Thực Tiễn Quy Hoạch Sử Dụng Đất Xã Trung Lý
- Hiện Trạng Tài Nguyên Rừng Xã Trung Lý Đến Năm 2012
Xem toàn bộ 159 trang tài liệu này.
- Sử dụng công cụ vẽ sơ đồ hiện trạng thôn, bản có sự tham gia của người dân và thảo luận trên sơ đồ;
- Đi lát cắt (công cụ điều tra tuyến) để đánh giá hiện trang sử dụng đất và phân tích hệ thống canh tác;
- Sử dụng phương pháp phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức (SWOT ) để đánh giá hiện trạng sử dụng đất;
- Họp thôn để trình bày kết quả, thảo luận và củng cố thông tin.
2.4.2. Phương pháp điều tra chuyên đề
2.4.2.1. Điều tra chuyên đề
- Lĩnh vực trồng trọt điều tra theo các chỉ tiêu: Tình hình giao đất nông lâm nghiệp, các thông tin về cây trồng, năng suất và sản lượng cây trồng của xã, tình hình sâu bệnh hại tổn thất cây trồng, thông tin về khuyến nông, khuyến lâm.
- Lĩnh vực về chăn nuôi điều tra các chỉ tiêu: Tình hình chăn nuôi của xã, các chủng loại giống, bãi chăn thả, tình hình dịch bệnh, tình hình cải tạo giống vật nuôi của xã, thông tin về khuyến nông khuyến lâm thôn bản.
- Lĩnh vực lâm nghiệp điều tra các chỉ tiêu: Tình hình sử dụng đất lâm nghiệp, tình hình giao đất lâm nghiệp, tình hình quản lý bảo vệ rừng, sử dụng- kinh doanh rừng, PCCCR và công tác phát triển vốn rừng của địa phương.
2.4.2.2. Phương pháp đánh giá đất đai và lập bản đồ hiện hiện trạng sử dụng đất
* Đánh giá tài nguyên đất của xã Trung Lý dựa trên bản đồ hiện trạng, bản đồ tài nguyên đất tỷ lệ 1:10.000 kết hợp với điều tra bổ sung ngoài thực địa cụ thể:
- Thống nhất ranh giới trên bản đồ và thực địa quản lý hành chính cấp tỉnh, huyện, xã theo quyết định 364/CP.
- Thống nhất ranh giới phân chia theo xã và từng thôn bản.
- Xác định ranh giới các loại đất, loại rừng bao gồm đất canh tác nông nghiệp, đất đồi núi có và không có rừng.
- Tính toán diện tích của các kiểu hình sử dụng đất như: Diện tích đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất thổ cư, đất chuyên dùng và đất chưa sử dụng.
* Đánh giá phân tích hiệu quả sử dụng đất theo các bước sau:
- Sử dụng tài liệu có sẵn như bản đồ địa giới hành chính xã, bản đồ hiện trạng và các tài liệu có liên quan.
- Căn cứ vào bản đồ, tiến hành xác minh hiện trạng sử dụng đất trên thực địa, khoanh vẽ xác định ranh giới xã, thôn và các kiểu sử dụng đất.
* Phân tích và đánh giá hiệu quả sử dụng đất lâm nông nghiệp theo phương pháp sau:
- Thực hiện điều tra theo tuyến (đi lát cắt) và khảo sát điểm cụ thể có sự tham gia của người dân để xác định các loại hình sử dụng đất của từng thôn sau đó tổng hợp trên sơ đồ mặt cắt về sử dụng đất của xã.
- Vẽ bản đồ được thực hiện theo 2 bước.
Bước 1. Hoàn chỉnh bản đồ ngoại nghiệp bằng cách: Dùng GPS cầm tay đo ranh giới các loại đất, loại rừng và bổ sung địa hình địa vật lên bản đồ. Từ số liệu đo đếm ngoài thực tế ta dùng phần mềm Mapinfo 10.5 tiến hành số hóa lên bản đồ hiện trạng.
Bước 2. Xây dựng bản đồ thành quả tỷ lệ 1:10.000 theo quy phạm của Viện điều tra quy hoạch rừng năm 1984.
2.4.2.3. Chọn điểm và hộ gia đình điều tra
Trong xã chọn 3 bản đại diện đặc trưng cho xã để điều tra. Tiêu chí chọn bản đại diện như sau:
- Địa hình: không quá phức tạp, đại diện cho địa hình chung của toàn xã.
- Dân cư và dân tộc: Có mật độ dân trung bình so với toàn xã và phân bố tương đối đồng đều; có các dân tộc ít người đại diện cho các dân tộc của xã đang sinh sống.
- Trình độ dân trí và trình độ phát triển trung bình đại diện cho toàn xã.
- Sử dụng đất: Có đầy đủ các kiểu sử dụng đất lâm - nông nghiệp đại diện cho toàn xã.
Phương pháp chọn hộ phỏng vấn
Mỗi bản chọn 10 hộ để phỏng vấn, trong đó 4 hộ nghèo, 3 hộ trung bình, 3 hộ khá giàu. Phương pháp chọn hộ được tiến hành như sau: gặp trưởng bản để lấy danh sách phân loại hộ gia đình, rút mẫu ngẫu nhiên 3 loại hộ gia đình với số lượng nêu trên.
Phương pháp thảo luận nhóm
- Sử dụng các công cụ nêu trên cho hoạt động thảo luận nhóm, nội dung đi sâu về tình hình sử đất đai và chính sách liên quan đến sử dụng đất đai, những thuận lợi và khó khăn tìm giải pháp thích hợp.
- Khuyến khích người dân tham gia thảo luận, đặc biệt là nhóm người nghèo và phụ nữ để họ nêu những ý kiến.
Phương pháp phỏng vấn hộ:
Sử dụng bảng câu hỏi bán định hướng để tìm hiểu tình hình sử dụng đất đai cấp hộ, những thuận lợi, khó khăn và biện pháp giải quyết.
2.4.3. Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu
2.4.3.1. Tổng hợp và phân tích thông tin cơ bản về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội
+ Điều kiện tự nhiên như: vị trí địa lý, địa hình địa vật, khí hậu thuỷ văn, thổ nhưỡng, thực vật tự nhiên được thu thập chắt lọc từ tài liệu gốc của xã, huyện;
+ Các thông tin về điều kiện kinh tế xã hội như: Dân cư (dân số, thành phần dân tộc); Cơ cấu xã hội: (xã, bản, nhóm hộ, hộ gia đình); Nghề nghiệp, việc làm các dịch vụ xã hội và cơ sở hạ tầng (y tế, giáo dục, giao thông, thông tin liên lạc, giá cả thị trường)
+ Hệ thống thông tin liên quan đến tổ chức và thể chế được tổng hợp và phân tích theo phương pháp SWOT. Tập trung vào các chỉ tiêu: Tổ chức cộng đồng, dịch vụ khuyến lâm, khuyến nông, quản lý và bảo vệ rừng, dịch vụ thú y, hoạt động tín dụng cộng đồng liên quan đến các vấn đề sử dụng đất.
2.4.3.2. Tổng hợp và phân tích thông tin điều tra chuyên đề
+ Thông tin thu thập được để phục vụ quy hoạch sử dụng đất cho phát triển sản xuất lâm - nông nghiệp được tổng hợp theo phương pháp tối ưu hoá mục tiêu và phân tích đa tiêu chuẩn áp dụng cho xây dựng kế hoạch. Bài toán phân tích kinh tế được sử dụng cho việc lựa chọn các phương án.
+ Thông tin được tổng hợp cho phân tích các hệ thống canh tác theo hệ thống bảng, bản đồ phân chia 3 loại rừng và phân cấp rừng phòng hộ, xây dựng bản đồ quy hoạch tỷ lệ 1:10.000 được kết hợp giữa khảo sát hiện trường và tính toán nội nghiệp. Sau đó được chuyển hóa lên bản đồ tại hiện trạng.
+ Trong quá trình xử lý tài liệu, tiến hành chỉnh lý và sắp xếp các thông tin theo thứ tự ưu tiên, mức độ quan trọng của vấn đề, phân tích các ý kiến, quan điểm để lựa chọn tìm ra giải pháp.
+ Thực trạng của công tác quy hoạch sản xuất lâm - nông nghiệp đã và đang thực hiện được đánh giá theo sơ đồ SWOT.
2.4.3.3. Phân tích hiệu quả kinh tế
Phương pháp CBA được vận dụng phân tích hiệu quả kinh tế các mô hình sản xuất, trên cơ sở đó lựa chọn các mô hình sử dụng đất có hiệu quả kinh tế nhất để tiến hành quy hoạch sản xuất. Các số liệu được tổng hợp và phân tích bằng các hàm kinh tế trong chương trình EXEL trên máy tính cá nhân (PC), hoặc sử dụng phần mềm SPSS. Các chỉ tiêu sau đây được vận dụng trong phân tích CBA.
a) Phương pháp tĩnh
Coi các yếu tố kinh tế và kết quả là độc lập, là tương đối và không chịu tác động của yếu tố thời gian, mục tiêu đầu tư và biến động giá trị đồng tiền.
- Tổng lợi nhuận: P = TN - CP (2-1)
- Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí:
P
Pcp = x 100 (2-2)
Cp
- Hiệu quả vốn đầu tư:
P
Trong đó:
Pv = x 100 (2-3)
Vđt
P : Tổng lợi nhuận trong một năm TN: Tổng thu nhập trong một năm.
Cp: Tổng chi phí kinh doanh trong một năm. Vđt : Vốn đầu tư trong năm.
b) Phương pháp động
Xem xét chi phí và thu nhập trong mối quan hệ động với mục tiêu đầu tư thời gian và giá trị đồng tiền, các chỉ tiêu kinh tế được tập hợp và tính toán theo các hàm số: NPV; BCR; IRR trong chương trình Excel 7.0.
- Tính giá trị hiện tại thuần tuý (NPV)
NPV là hiệu số giữa giá trị thu nhập và chi phí thực hiện các hoạt động sản xuất sau khi đã tính chiết khấu để quy về thời điểm hiện tại.
Trong đó:
NPV
n
t0
Bt Ct
(1i) t
(2-4)
NPV: là giá trị hiện tại của thu nhập ròng (đồng). Bt: là giá trị thu nhập ở năm t (đồng)
Ct: là giá trị chi phí ở năm t (đồng)
I: là tỷ lệ chiết khấu hay lãi xuất (%)
T: là thời gian thực hiện các hoạt động sản xuất (năm).
n
t 0
là tổng giá trị hiện tại của thu nhập rừng từ năm thứ 0 đến năm thứ n.
NPV dùng để đánh giá hiệu quả kinh tế của các hoạt động sản xuất. Hoạt động nào có NPV càng lớn thì hiệu quả càng cao.
- Tỷ suất giữa thu nhập và chi phí (BCR)
BCR là hệ số sinh lãi thực tế, nó phản ánh chất lượng đầu tư và cho biết mức thu nhập trên 1 đơn vị chi phí sản xuất. Nó được thể hiện theo công thức (2-5).
trong đó:
n
t 0
BCR n
t 0
Bt
(1i)t
Ct
(1i) t
BPV CPV
(2-5)
BCR: là tỷ suất giữa thu nhập và chi phí. BPV: là giá trị hiện tại của thu nhập (đồng). CPV: là giá trị hiện tại của chi phí (đồng).
Nếu hoạt động sản xuất nào có BCR > 1 thì có hiệu quả kinh tế, BCR càng lớn thì hiệu quả kinh tế càng cao. Ngược lại BCR < 1 thì việc sản xuất không có hiệu quả.
- Tỷ lệ thu hồi nội bộ (IRR)
Chỉ tiêu đánh giá khả năng thu hồi vốn IRR chính là tỷ lệ chiết khấu. Nó được tính theo công thức ( 2-6).
NPV =
trong đó:
n
t 0
Bt Ct 0 (1i) t
( 2-6)
IRR là tỷ lệ thu hồi vốn.
Các ký hiệu khác được giải thích giống công thức (2-4) và (2-5).
Khi tỷ lệ này làm cho NPV = 0 thì khi đó tỷ lệ chiết khấu i được xác định là tỉ lệ thu hồi nội bộ IRR. IRR được tính theo tỷ lệ % .
Tiêu chuẩn đánh giá IRR > r: mô hình có lãi; IRR = r: mô hình hoà vốn; IRR
< r: mô hình thua lỗ.
IRR dùng để để đánh giá hiệu quả kinh tế và khả năng thu hồi vốn của các hoạt động sản xuất. Nếu IRR càng lớn thì hiệu quả càng cao, khả năng thu hồi vốn càng sớm.
Tỷ lệ chiết khấu dùng cho cả 3 công thức trên được tính theo lãi xuất vay ưu đãi cho trồng rừng hiện hành là 14,4%/ năm.
2.4.3.4. Phương pháp chấm điểm
Phương pháp chấm điểm theo các tiêu chí định sẵn được sử dụng để phân tích và lựa chọn các loài cây trồng, vật nuôi: sử dụng từ 7 đến 10 tiêu chí có liên quan trực tiếp đến loài cây trồng, vật nuôi và phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương và ý chí của người dân để tiến hành đánh giá, chấm điểm với thang điểm 10.
Cách cho điểm đối với từng tiêu chí cho mỗi loài cây trồng, vật nuôi như sau: Mức rất tốt: 9-10 điểm; Mức tốt: 7-8 điểm; Mức trung bình: 5-6 điểm; mức xấu 2-4 điểm; mức rất xấu 1-2 điểm. Các loài cây trồng, vật nuôi có tổng số điểm cộng cho các tiêu chí càng lớn sẽ được ưu tiên lựa chọn.
2.4.3.5. Dự báo dân số và nhu cầu đất ở
Dự báo dân số đến năm 2020 được tính theo công thức:
- Tốc độ tăng dân số trung bình 10 năm tới.
Dự báo tốc độ tăng dân số bình quân của xã trong kỳ quy hoạch là 1,4%/ năm
được áp dụng theo công thức:
An = { Ao (1 + y)n } + B (2-7)
Trong đó:
+ An là dân số năm thứ n.
+ Ao là dân số thời điểm hiện tại.
+ y là tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên bình quân trong kỳ tính toán.
+ n là số năm.
+ B là số dân tăng (giảm) cơ học trong kỳ tính toán
Để xác định nhu cầu đất ở tăng lên trong kỳ quy hoạch, được áp dụng công thức: C = H x S (2-8)
Trong đó:
+ C là nhu cầu đất ở tăng lên trong kỳ quy hoạch.
+ S là định mức cấp đất ở mới.
+ H là số hộ có nhu cầu cấp đất ở mới.
* Cơ sở để xác định diện tích khu dân cư nông thôn đến năm 2020 của xã Trung Lý:
- Hiện trạng sử dụng đất khu dân cư nông thôn năm 2012.
- Dân số phát sinh và nhu cầu sử dụng đất của nhân dân.
- Số hộ đang gặp khó khăn về đất ở hiện tại.
- Định mức cấp đất ở trên 1 hộ.
- Tập quán khu dân cư nông thôn tại địa phương.
- Định hướng sử dụng đất khu dân cư nông thôn, phát triển khu dân cư nông thôn dài hạn 10 - 20 năm.
* Tiêu chuẩn bố trí đất ở:
- Những gia đình có 1 con khi phát sinh hộ sẽ không cấp đất mới mà sử dụng đất thừa kế.
- Những gia đình có diện tích đất ở và đất vườn lớn hơn định mức khi tách hộ phải tự giãn trên đất vườn.
- Chỉ cấp đất mới cho những gia đình chính sách và hộ có hoàn cảnh kinh tế khó
khăn.
- Định mức cấp đất ở nông thôn của xã được xác định là 400 m2/hộ.