105
Bảng 3.29: Tổng hợp nhu cầu vốn và hiệu quả sản xuất nông lâm nghiệp trong chu kỳ sản xuất (8 năm)
ĐVT: 1.000 đồng
Hạng mục | Diện tích (ha) | Chi phí/ha/8 năm | Tổng chi phí 8 năm | Thu nhập/ ha/8 năm | Tổng thu nhập | Tổng lợi nhuận | |
1 | Nông nghiệp | 273 | 2.045.416 | 34.320 | 3.650.983 | 1.605.567 | |
1.1 | Trồng lúa nước | 231 | 7.951 | 1.837.761 | 11.200 | 2.218.848 | 381.087 |
1.2 | Cây lâu năm (cây ăn quả) | 22 | 4.560 | 98.496 | 9.600 | 292.032 | 193.536 |
1.3 | Cây hàng năm khác (hoa màu) | 21 | 5.263 | 109.159 | 13.520 | 1.140.103 | 1.030.944 |
2 | Lâm nghiệp | 32.999.278 | 54.971 | 143.627.600 | 110.628.322 | ||
2.1 | Rừng trồng (TR, CS, BV, KT) | 4.750 | 26.400.000 | 54.971 | 143.627.600 | 117.227.600 | |
Trồng rừng Xoan (RSX) | 4.250 | 4.800 | 20.400.000 | 30.971 | 131.627.600 | 111.227.600 | |
Trồng rừng Phòng hộ | 500 | 12.000 | 6.000.000 | 24.000 | 12.000.000 | 6.000.000 | |
2.2 | Khoanh nuôi, phục hồi rừng | 2.898 | 160 | 463.742 | -463.742 | ||
2.3 | Cải tạo rừng | 7.669 | 800 | 6.135.536 | -6.135.536 | ||
Tổng cộng: | 35.044.694 | 89.291 | 147.278.583 | 112.233.889 |
Có thể bạn quan tâm!
- Biểu Đồ Cơ Cấu Kinh Tế Sau Quy Hoạch Xã Trung Lý
- Quy Hoạch Đất Phi Nông Nghiệp Xã Trung Lý Đến Năm 2020
- Xác Định Nhu Cầu Đầu Tư Và Hiệu Quả Của Quy Hoạch
- Nghiên cứu đề xuất quy hoạch sử dụng đất xã Trung Lý, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2013 - 2020 - 16
- Nghiên cứu đề xuất quy hoạch sử dụng đất xã Trung Lý, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2013 - 2020 - 17
- Nghiên cứu đề xuất quy hoạch sử dụng đất xã Trung Lý, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2013 - 2020 - 18
Xem toàn bộ 159 trang tài liệu này.
c) Dự tính hiệu quả xã hội
- Hiệu quả về xã hội là một trong những nhân tố đem lại sự thành công của quy hoạch sử dụng đất. Quy hoạch chỉ mang tính khả thi khi nó phù hợp với mục đích, phương hướng phát triển của địa phương và của khu vực, đồng thời được đông đảo nhân dân chấp nhận và tích cực tham gia.
- Phát triển kinh tế - xã hội gắn liền với thế mạnh của địa phương đang là hướng đi đúng đắn của xã, nền tảng cơ bản là phát triển sản xuất lâm - nông nghiệp. Phương án quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2013 - 2020 đưa ra phương hướng tối ưu trong việc sử dụng đất một cách hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả, đúng với nguyện vọng của người dân, phù hợp với đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước.
- Thông qua các hoạt động sản xuất lâm nông nghiệp người dân sẽ được tư vấn và tham gia các lớp tập huấn hỗ trợ kỹ thuật của cán bộ chuyên trách cấp tỉnh, huyện và Ban quản lý khu BTTN Pù Hu; nhằm nâng cao hiểu biết về khoa học - kỹ thuật, tích lũy kinh nghiệm; trực tiếp ứng dụng những tiến bộ khoa học - kỹ thuật mới trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, chăn nuôi, bảo vệ rừng theo đúng quy trình kỹ thuật; góp phần phát triển kinh tế hộ gia đình, thu hút lực lượng lao động, giải quyết công ăn việc làm cho người dân.
- Nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường, quản lý bảo vệ rừng, phát triển sản xuất lâm nông nghiệp, thông qua các mô hình trồng rừng, mô hình nông lâm kết hợp. Từ đó nâng cao hiệu quả kinh tế, cải thiện điều kiện sống, điều kiện môi trường như tăng cường khả năng giữ nước, chống xói mòn rửa trôi...
- QHSDĐ sẽ mang lại hiệu quả về kinh tế, góp phần cải thiện môi trường sinh thái, đáp ứng các nhu cầu về sinh hoạt văn hóa tinh thần, phát triển các công trình phục vụ mục đích công cộng, từng bước cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân địa phương.
d) Dự tính hiệu quả môi trường sinh thái
Ngoài việc cung cấp các sản phẩm trực tiếp như gỗ, củi, lâm sản ngoài gỗ..., rừng còn cung cấp các dịch vụ môi trường như duy trì, điều tiết nguồn nước cho sinh hoạt, sản xuất nông công nghiệp, thuỷ điện, bảo vệ đất chóng xói mòn, hấp thụ
Cacbon, môi trường sống cho hệ động thực vật...; đây chính là chức năng sinh thái của rừng. Quy hoạch sử dụng đất xã Trung Lý hợp lý, bền vững đến năm 2020 sẽ góp phần nâng cao hiệu quả môi trường, cụ thể như sau:
- Nâng cao độ che phủ của rừng: QHSDĐ góp phần cải thiện và nâng cao độ che phủ của rừng trên địa bàn toàn xã thông qua các mô hình trồng rừng, bảo vệ, khoanh nuôi phục hồi rừng. Dự tính đến năm 2020 độ che phủ của rừng đạt 75% tăng 16,64 % so với năm 2012 (58,34%).
- Tăng cường khả năng giữ nước điều hoà dòng chảy, hạn chế xói mòn: Là xã có địa hình chia cắt mạnh, độ dốc lớn, có nhiều sông suối, lượng mưa lớn, tập trung nên nguy cơ xói mòn, rửa trôi tầng đất mặt là rất cao. Mưa thường tập trung vào một số tháng trong năm do đó thường gây ra lũ quét, úng lụt. Việc nâng cao diện tích và độ che phủ rừng là rất cần thiết; thông qua việc phủ xanh đất trống, đất dốc bằng diện tích rừng trồng, khoanh nuôi bảo vệ, trồng cây lâu năm sẽ có tác dụng tốt trong việc giữ đất, điều hoà dòng chảy, gia tăng lượng dòng chảy vào đất, nâng cao độ phì đất, cải thiện nguồn nước mặt, nước ngầm của khu vực.
- Bảo vệ tính đa dạng sinh học: Là xã nằm trong khu vực vùng đệm Khu BTTN Pù Hu nên rất đa dạng và phong phú về các loài động thực vật quý hiếm, có nhiều loài nằm trong sách đỏ của Việt Nam và thế giới. Hiện tại, tài nguyên động thực vật rừng của Khu BTTN Pù Hu đang bị suy giảm nghiêm trọng. Cùng với việc thực hiện tốt các giải pháp QHSDĐ bền vững xã Trung Lý sẽ góp phần tích cực trong việc nâng cao đời sống của người dân, góp phần làm tốt công tác quản lý bảo vệ rừng và bảo vệ đa dạng sinh học ở địa phương, vùng sinh thái và khu vực.
3.2.8. Các giải pháp thực hiện quy hoạch
3.2.8.1. Giải pháp về cơ chế chính sách
Chính sách đất đai có ảnh hưởng rất lớn trong công tác quản lý sử dụng bền vững tài nguyên đất và tài nguyên rừng. Việc thực hiện chính sách đất đai đúng đắn, phù hợp với thực tiễn và điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, điều kiện kinh tế xã hội, nguyện vọng của người dân trên địa bàn sẽ góp phần thúc đẩy sản xuất
phát triển. Vì vậy, cần tiếp tục hoàn thiện chính sách đất đai thông qua một số giải pháp chủ yếu sau:
- Xác định rõ quyền lợi hợp pháp, trách nhiệm và nghĩa vụ của các chủ đất và người được giao đất trên cơ sở luật đất đai và các chính sách khác liên quan đến tài nguyên đất, tài nguyên rừng.
- Tiếp tục bổ sung, hoàn thiện công tác giao đất, giao rừng trên những diện tích đất chưa sử dụng, chưa giao để người dân ổn định sản xuất; đất phải có chủ và được cải tạo, bồi bổ, phục hồi. Thực hiện tốt công tác thu hồi và đền bù đất đai cho các hộ gia đình có các diện tích đất thu hồi và chuyển mục đích sử dụng. Đơn giản hoá các thủ tục về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thuê đất. Nghiêm cấm mọi hành vi chuyển đổi và sử dụng đất lãng phí, sai mục đích.
- Tiếp tục bổ sung, hoàn thiện các chính sách về hỗ trợ vốn, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế nông thôn miền núi. Các chính sách về y tế, giáo dục, văn hóa, tín ngưỡng đối với người dân.
- Xây dựng chính sách thu hút các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư, khai thác tiềm năng và phát triển kinh tế địa phương.
- Tăng cường phát triển hệ thống khuyến nông, khuyến lâm, phổ cập các chính sách của nhà nước liên quan đến rừng và nghề rừng, hướng dẫn về thị trường, chuyển giao kỹ thuật lâm nghiệp và kỹ thuật canh tác bền vững trên đất dốc. Việc phổ biến kỹ thuật và công nghệ được thực hiện thông qua các mô hình sản xuất hiệu quả cao và các mô hình quản lý rừng bền vững.
- Tạo điều kiện cho người dân tiếp cận và áp dụng các mô hình canh tác nông lâm kết hợp tiến bộ, vừa phát triển lâm sản hàng hóa, vừa đảm bảo lương thực, nâng cao thu nhập và ổn định cuộc sống người dân trong xã.
- Đẩy mạnh công tác giao đất, khoán bảo vệ rừng cho cộng đồng thôn bản, các tổ chức đoàn thể và hộ gia đình, lưu ý cho các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn, thiếu vốn đầu tư sản xuất. Giải quyết dứt điểm các tranh chấp về đất lâm nghiệp.
3.2.8.2. Giải pháp về tổ chức quản lý
- Thực hiện nghiêm chỉnh các chế độ chính sách của Đảng và Nhà nước, các chính sách của địa phương về quản lý sử dụng đất đai và phát triển sản xuất.
- Nâng cao năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ xã, bản thông qua các khoá học ngắn hạn, khoá tập huấn, tham quan, học hỏi các kỹ thuật mới để áp dụng vào xã, bản.
- Phát huy tối đa vai trò của các tổ chức cộng đồng ở địa phương để các tổ chức này khai thác tốt nguồn lực tại địa phương trong quá trình phát triển sản xuất.
- Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra giám sát việc thực hiện QHSDĐ đã được phê duyệt.
- Tăng cường mối quan hệ hợp tác giữa chính quyền địa phương với các ban ngành, đơn vị như trên địa bàn: Khu BTTN Pù Hu, Đồn biên phòng, Kiểm lâm, công an....
- Thu hút cộng đồng địa phương tham gia lập kế hoạch triển khai các hoạt động quản lý sử dụng đất đai, quản lý bảo vệ rừng. Xây dựng các quy ước, hương ước thôn bản về: Bảo vệ an ninh trật tự, quản lý bảo vệ rừng và chăn thả gia súc. Xây dựng các mô hình sử dụng đất hiệu quả, bền vững, mô hình quản lý rừng có sự tham gia của cộng đồng.
3.2.8.3. Giải pháp về vốn đầu tư
- Đối với rừng sản xuất: Đầu tư trồng rừng sản xuất lấy từ nguồn vốn huy động trong nhân dân, nguồn vốn liên doanh với các cá nhân, hộ gia đình, cơ quan có điều kiện đầu tư, nguồn vốn của một số dự án đầu tư hỗ trợ (dự án 147).
- Đối với rừng phòng hộ: Đầu tư cho bảo vệ và khoanh nuôi phục hồi rừng lấy từ nguồn vốn kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng bền vững lồng ghép chương trình 30a, chương trình thí điểm lâm nghiệp cộng đồng của Chi cục lâm nghiệp Thanh Hoá.
- Đối với các loài cây hoa màu ngắn ngày, cây ăn quả chủ yếu huy động nguồn vốn tự có của người dân và vốn vay.
- Liên doanh với các cá nhân, đơn vị, tổ chức để sản xuất kinh doanh lâm nông nghiệp theo mô hình: Thôn, cá nhân, hộ gia đình, tổ chức lấy quỹ đất làm vốn góp liên doanh. Phía đối tác liên doanh đầu tư 100% vốn để sản xuất kinh doanh (nội dung thực hiện và tiến độ công việc do hai bên liên doanh thoả thuận ký kết), đến kỳ thu hoạch ưu tiên phía đối tác thu hồi vốn. Phần lợi nhuận còn lại mỗi bên được hưởng 50% giá trị.
- Tận dụng triệt để, có hiệu quả các nguồn vốn Dự án; Chương trình 30ª ...
- Mở rộng mức tín dụng, tăng vốn vay trung hạn và dài hạn nhằm đáp ứng yêu cầu vốn cho phát triển sản xuất để người dân yên tâm lao động.
- Đơn giản hoá các thủ tục vay vốn đối với người dân, đặc biệt là yêu cầu thế chấp tài sản. Phát huy vai trò cho vay vốn của các tổ chức xã hội như Hội phụ nữ, Hội nông dân tập thể (có thể áp dụng hình thức cho vay tín chấp).
- Thời hạn trả lãi nên căn cứ vào chu kỳ kinh doanh của từng loại cây trồng, vật nuôi; giảm lãi suất cho vay trồng rừng và những cây trồng có chu kỳ kinh doanh dài ngày có tác dụng bảo vệ đất, giữ nước, bảo vệ môi trường sinh thái.
- Kêu gọi sự tương trợ giúp đỡ của các tổ chức, chính quyền, đoàn thể, các hộ gia đình có tiềm lực kinh tế; thành lập các quỹ giúp đỡ các hộ gia đình nghèo không có khả năng đầu tư vốn phát triển sản xuất, để các hộ gia đình này có nguồn vốn cần thiết đầu tư sản xuất, từng bước xoá đói giảm nghèo, vươn lên làm giàu.
- Thực hiện chính sách ưu đãi về tín dụng như giảm lãi suất cho vay trồng rừng nguyên liệu từ 0 - 5% mức lãi suất chu kỳ đầu, đồng thời tăng mức cho vay và thời gian cho vay phù hợp với chu kỳ kinh doanh từng loại cây trồng.
- Đối với diện tích rừng phòng hộ, UBND huyện cùng các ban ngành có liên quan cần có chính sách đầu tư thích hợp để bà con bảo vệ rừng được tốt hơn.
3.2.8.4. Giải pháp về khoa học công nghệ
- Áp dụng thành tựu khoa học công nghệ trong sản xuất nông lâm nghiệp để xây dựng các mô hình canh tác trên đất dốc, các mô hình nông lâm kết hợp nhằm phát huy tốt chức năng phòng hộ của rừng đồng thời khai thác tiềm năng đất đai trên quan điểm sử dụng bền vững, lâu dài.
- Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá tập trung, khuyến khích đưa các giống mới, năng suất cao vào sản xuất.
- Nghiên cứu xác định tập đoàn cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện của địa phương và được thị trường chấp nhận.
- Nghiên cứu, phát triển các mô hình sử dụng đất đem lại hiệu quả trên địa bàn
như:
+ Mô hình trồng rừng: Rừng trồng sản xuất với các loài cây nguyên liệu giấy
sinh trưởng nhanh, chu kỳ kinh doanh ngắn như: Xoan ta, Luồng, Keo lai ...
+ Mô hình khoanh nuôi phục hồi, làm giàu rừng: Trồng bổ sung những cây có giá trị, lớn nhanh cho những diện tích rừng nghèo kiệt, rừng khoanh nuôi kém phát triển, loài cây tái sinh không phù hợp với mục đích kinh doanh.
+ Mô hình vườn rừng: Xây dựng các mô hình tổng hợp bền vững phối hợp các loài cây lâm nghiệp, cây công nghiệp, nông nghiệp, cây ăn quả, thức ăn gia súc và chăn nuôi.
+ Mô hình chăn nuôi: Phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm như: Gà bản địa, Lợn bản địa, Dê, Trâu, Bò....
- Nghiên cứu và chuyển giao kỹ thuật chế biến các sản phẩm sau thu hoạch như: Chế biến Song, Mây, Măng, thảo dược, gỗ và tre nứa... đồng thời xây dựng thương hiệu các lâm đặc sản của địa phương để nâng cao và ổn định giá cả trên thị trường.
- Áp dụng công nghệ sinh học như nuôi cấy mô, giâm hom...để tạo ra những giống cây trồng có năng suất cao, chất lượng tốt thích hợp với hoàn cảnh lập địa, khả năng chống chịu lại thời tiết, sâu bệnh hại.
3.2.8.5. Giải pháp về thị trường
- Tìm kiếm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm sản xuất của địa phương, đặc biệt là các cây trồng chủ lực.
- Liên kết với các nhà máy chế biến lâm nông sản của địa phương và các vùng lân cận; Ký kết hợp đồng nhằm xây dựng một thị trường tiêu thụ lành mạnh ổn định, bền vững và lâu dài.
- Phát triển hệ thống thông tin dự báo trên thị trường, tỉnh tích cực khai thông các kênh tiêu thụ trong và ngoài nước. Thực hiện chế độ ưu đãi về thuế và tín dụng cho các cá nhân, đơn vị sản xuất hàng lâm - nông sản xuất khẩu.
- Thành lập các dịch vụ tư vấn để cung cấp những kiến thức về thị trường, vốn đầu tư cũng như về kỹ thuật giúp người nông dân, các doanh nghiệp lựa chọn cho mình những loại hình kinh doanh, cơ cấu cây trồng, vật nuôi...
- Phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn bao gồm: Giao thông vận tải, các chợ nông thôn để tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân buôn bán, trao đổi hàng hóa và hệ thống thanh toán
- Quy hoạch vùng sản xuất hàng hóa tập trung gắn liền với chế biến sản phẩm và thị trường tiêu thụ.
3.2.8.6. Giải pháp về môi trường
- Tăng cường nghiên cứu những ảnh hưởng và tác động của môi trường đến quá trình phát triển kinh tế xã hội, đưa ra những tiêu chí cụ thể về ô nhiễm môi trường.
- Tăng cường đầu tư bảo vệ, duy trì và phát triển nguồn tài nguyên rừng và các hệ thống sinh thái để bảo vệ môi trường sống.
- Phải có chính sách thu thuế tài nguyên rừng thông qua hưởng lợi từ môi trường của các ngành khác như công nghiệp chế biến, thuỷ lợi, nông nghiệp, du lịch sinh thái...để bù đắp cho nguồn vốn xây dựng rừng hạn hẹp.
- Xây dựng, ban hành và hoàn thiện các chính sách về bảo vệ môi trường, chống ô nhiễm nguồn nước, chống ô nhiễm không khí.
- Tăng cường công tác tuyên truyền trong cộng đồng dân cư, làm thay đổi nhận thức của con người đối với các vấn đề về môi trường.
3.2.9. Tổ chức thực hiện quy hoạch
Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 xã Trung Lý, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hoá có ý nghĩa quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp nói riêng và phát triển kinh tế xã hội của xã nói chung, vì vậy phải có sự phối hợp chặt chẽ