Nghiên cứu đề xuất quy hoạch sử dụng đất xã Trung Lý, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2013 - 2020 - 16


và phân rõ trách nhiệm của các ban ngành đoàn thể trong xã để triển khai thực hiện hiệu quả.

Trước hết cần thành lập Ban chỉ đạo thực hiện quy hoạch sử dụng đất, do Chủ tịch UBND xã làm trưởng ban, phó Chủ tịch UBND xã phụ trách khối kinh tế làm phó ban, cán bộ chuyên môn có liên quan, các đoàn thể, các trưởng thôn là thành viên. Tại các bản cũng thành lập các tiểu ban chỉ đạo sản xuất do Trưởng bản làm Trưởng tiểu ban, phó trưởng tiểu ban là Phó bản, các thành viên của tiểu ban là đại diện Chi ủy Chi bộ, cán bộ Mặt trận bản, cán bộ làm công tác đoàn thể bản và tổ trưởng các tổ dân cư.

Ban chỉ đạo phân công trách nhiệm và cử cán bộ nghiên cứu, lập kế hoạch sản xuất hàng năm, 5 năm đến từng bản căn cứ vào quy hoạch và trực tiếp tham gia chỉ đạo thực hiện. Các ngành, đoàn thể trong xã căn cứ chức năng nhiệm vụ, tham gia chỉ đạo, tuyên truyền đến mọi người dân chủ trương chính sách của Nhà nước trên cơ sở quy hoạch.

Thực hiện tốt cơ chế dân chủ để người dân có cơ hội cùng tham gia kể từ khi lập kế hoạch, cùng chịu trách nhiệm, đặc biệt là các mô hình chuyển đổi đã đề xuất, với mục tiêu là: hướng dẫn nông dân để họ tự thực hiện quá trình phát triển sản xuất nông lâm nghiệp của chính họ.

UBND xã chỉ đạo các ban ngành đoàn thể có liên quan cụ thể hoá các mục tiêu, lập kế hoạch hàng năm, 5 năm và các giải pháp phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương làm cơ sở triển khai thực hiện.


KẾT LUẬN TỒN TẠI VÀ KHUYẾN NGHỊ


1. Kết luận

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 159 trang tài liệu này.

Từ những kết quả nghiên cứu về cơ sở lý luận và thực tiễn của QHSDĐ bền vững tại xã Trung Lý, đề tài đi đến một số kết luận sau:

- QHSDĐ cấp xã nằm trong hệ thống quy hoạch sử dụng đất cấp vĩ mô và vi mô. QHSDĐ cấp xã tuân thủ các chính sách về đất đai và pháp luật hiện hành. QHSDĐ bền vững cần có sự tham gia tích cực của người dân.

Nghiên cứu đề xuất quy hoạch sử dụng đất xã Trung Lý, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2013 - 2020 - 16

- Kết quả nghiên cứu cơ sở lý luận cho thấy, chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước đã có tác dụng rõ rệt nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn xã; tuy nhiên, trong quá trình thực hiện vẫn còn một số vấn đề tồn tại, hạn chế như: một số chính sách và văn bản dưới luật chưa rõ ràng, đặc biệt là các văn bản dưới luật về quy hoạch sử dụng đất và giao khoán sử dụng đất nông lâm nghiệp cấp xã, thôn bản; hệ thống phân loại đất đai, phân loại rừng và đất lâm nghiệp chưa được thống nhất giữa các ngành, dẫn đến việc phản ánh không thực tế trong việc lập bản đồ hiện trạng; tiêu chí phân loại đất, số liệu, diện tích các loại đất giữa các ban, ngành liên quan chưa thống nhất (Sở Tài nguyên và Môi trường với Sở Nông nghiệp và PTNT).

- Qua nghiên cứu hiện trạng và xu hướng phát triển trong sản xuất nông lâm nghiệp cho thấy đã có sự chuyển biến rõ rệt trong canh tác nương rẫy, canh tác lúa nước, hệ thống vườn nhà, vườn rừng và chăn nuôi. Công tác quản lý bảo vệ, phát triển tài nguyên rừng được quan tâm chú trọng đầu tư dẫn đến năng suất và chất lượng rừng được cải thiện. Nhưng với một xã trình độ dân trí còn thấp, nguồn kinh phí còn hạn hẹp, sản xuất nông - lâm nghiệp cần được tiếp tục đầu tư hơn nữa để xã phát triển trong những năm sau này.

- Kết quả điều tra nghiên cứu, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Trung Lý cho thấy, xã có điều kiện cơ sở hạ tầng còn kém phát triển, điều kiện tự nhiên tương đối khó khăn, địa hình chia cắt mạnh và khí hậu thời tiết khắc nghiệt. Người dân thiếu ngành nghề phụ, vốn và kiến thức để phát triển sản xuất không có, nhưng người dân rất cần cù chịu khó, đoàn kết một lòng vươn lên xoá đói giảm


nghèo. Là một xã miền núi có thế mạnh để xã phát triển lâm nghiệp trong thời gian tới.

- Kết quả điều tra hiện trạng sử dụng đất xã Trung Lý cho thấy, đất đai đã được quản lý và sử dụng tương đối chặt chẽ, tuân thủ các quy định hiện hành của Nhà nước. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp rất ít chỉ chiếm 1,06 % tổng diện tích tự nhiên; Diện tích đất lâm nghiệp lớn nhưng chủ yếu là rừng tự nhiên với trữ lượng thấp và đất trống đang được người dân sản xuất nương rẫy hiệu quả thấp; Diện tích đất chuyên dùng còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân; Diện tích đất chưa sử dụng còn lớn, đây là thế mạnh và tiềm năng để xã đầu tư phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp.

- Trên cơ sở kết quả điều tra các mô hình sử dụng đất chính trên địa bàn nghiên cứu, đề tài đã phân tích hiệu quả kinh tế và lựa chọn đề xuất tập đoàn cây trồng, vật nuôi cho xã Trung Lý như sau: Cây lâm nghiệp: Loài cây trồng rừng sản xuất là: Xoan ta, Luồng, Tre bát bộ; Loài cây trồng rừng phòng hộ: Sao đen, Lát hoa và trồng cây Mây nếp dưới tán rừng. Cây trồng nông nghiệp: Cây lúa: chọn bộ giống Lúa lai 2 dòng và lúa Khang dân; Cây hoa mầu: cây trồng chủ đạo được lựa chọn là Ngô, Khoai lang, Lạc.... Cây ăn quả: chọn cây Chuối, Mận. Vật nuôi: Trâu, Lợn Mông, Bò, Dê, Lợn lai....

- Từ kết quả phân tích điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, hiện trạng sử dụng đất, phân tích hiệu quả các mô hình sử dụng đất hiệu quả trên địa bàn nghiên cứu đề tài đã tiến hành QHSDĐ giai đoạn 2013 - 2020, kế hoạch sử dụng đất 2013 - 2015 và 2016 - 2020 cho xã Trung Lý. Trên cơ sở đó đề tài đã đề xuất một số nhóm giải pháp hỗ trợ về cơ chế chính sách, tổ chức quản lý, vốn đầu tư, khoa học công nghệ, thị trường và môi trường sinh thái để góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất, xóa đói giảm nghèo từng bước đưa xã Trung Lý ngày một phát triển.

2. Tồn tại

Mặc dù có nhiều cố gắng để đạt được những kết quả nhất định, tuy nhiên đề tài vẫn còn một tồn tại sau:

- Trung Lý là xã miền núi giáp biên giới, trình độ dân trí thấp, cơ sở hạ tầng chưa phát triển, điều kiện địa hình chia cắt phức tạp, khí hậu khắc nghiệt và phân thành nhiều tiểu vùng khác nhau nên QHSDĐ bền vững hiệu quả chưa cao.


- Quy hoạch sử dụng đất bền vững có sự tham gia của người dân trên quy mô cấp xã chưa được nghiên cứu đầy đủ. Vì vậy chưa khai thác hết kiến thức bản địa, kinh nghiệm của người dân địa phương.

- Các nghiên cứu, điều tra cơ bản chuyên sâu về các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nông - lâm nghiệp, kết quả điều tra về tiềm năng đất đai còn chưa đầy đủ, chưa có kết quả phân tích đất. Dự tính hiệu quả về môi trường chưa có nghiên cứu cụ thể mà mới chỉ dựa trên kết quả nghiên cứu của một số tác giả đã công bố.

- Tính định lượng của tư liệu sử dụng trong đề tài còn hạn chế nên việc đánh giá không thể tránh khỏi những thiếu sót, tồn tại ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu. Một số giải pháp QHSDĐ bền vững được đề xuất trong luận văn chỉ mang tính định hướng, tổng quát; chưa chi tiết cụ thể đến từng loại đất, từng ngành, từng lĩnh vực.

3. Khuyến nghị

Từ những hạn chế, tồn tại nêu trên, trong các nghiên cứu tiếp theo chúng tôi có một số khuyến nghị sau:

- Cần tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện cơ sở lý luận và thực tiễn QHSDĐ bền vững có sự tham gia tích cực của người dân. Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể triển khai thực hiện tại địa phương và vận dụng để QHSDĐ cho một số xã chưa có QHSDĐ mà có điều kiện tương tự trên địa bàn huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa.

- Để nâng cao hiệu quả QHSDĐ bền vững cần có sự đầu tư đúng mức đối với cơ sở hạ tầng, nguồn vốn và các nguồn lực khác làm cơ sở để thực hiện quy hoạch, đưa xã Trung Lý ngày một phát triển về kinh tế - xã hội.

- Cần có các chính sách tín dụng hợp lý, phát triển giáo dục đào tạo và thúc đẩy công tác khuyến nông, khuyến lâm, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất.

- Để hoàn thiện hơn kết quả nghiên cứu cần nghiên cứu sâu hơn về đánh giá tiềm năng đất đai, lượng giá được hiệu quả môi trường của phương án QHSDĐ bền vững./.


TÀI LIỆU KHAM KHẢO.

Tiếng việt:

1. Bộ Nông nghiệp và PTNT (1997), “Đánh giá phương pháp giao đất giao rừng được Dự án Lâm nghiệp xã hội sông đà áp dụng tại 2 xã thuộc huyện Yên Châu và Tủa Chùa”, Biên bản hội thảo quốc gia về quy hoạch sử dụng đất và giao đất lâm nghiệp, tr. 83 - 97.

2. Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn (2005), Quyết định 38/2005/QĐ-BNN ngày 06/7/2005 về việc định mức kinh tế kỹ thuật trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh và bảo vệ rừng.

3. Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn (2009), Thông tư 34/2009/ TT- BNNPTNT ngày 10 tháng 06 năm 2009 về việc quy định tiêu chí xác định và phân loại rừng.

4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2009), Thông tư số 54/2009/TT- BNNPTNT, ngày 21/8/2009 hướng dẫn thực hiện bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.

5. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư số 07/2010/TT- BNNPTNT, ngày 08/2/2010 về việc hướng dẫn quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp cấp xã theo Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới.

6. Bộ Tài nguyên & Môi trường (2005), Thông tư số 01/2005/TT-BTNMT về việc hướng dẫn một số điều của Nghị định số 181/2004/NĐ-CP.

7. Bộ Tài nguyên & Môi trường (2009), Thông tư số 19/2009/TT-BTNMT về việc quy định chi tiết việc lập, diều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

8. Nguyễn Ngọc Bình (1996), Đất rừng Việt Nam, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

9. Trần Thanh Bình (1997), Những quy định và chính sách quản lý sử dụng đất, Tài liệu tập huấn dự án hỗ trợ LNXH, Trường Đại học Lâm nghiệp, Hà Tây.


10. Chính phủ (1993), Nghị định 64/CP Quy định về giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định và lâu dài vào mục đích nông nghiệp ra ngày 27/9/1993.

11. Chính phủ (1994), Nghị định 02/CP Quy định về giao khoán đất lâm nghiệp cho tổ chức, cá nhân, hộ gia đình vào mục đích lâm nghiệp ra ngày 15/11/1994.

12. Chính phủ (1995), Nghị định 01/CP Quy định về giao khoán đất và sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản trong các doanh nghiệp Nhà nước ra ngày 4/1/1995.

13. Chính phủ (1999), Nghị định 163/1999/NĐ - CP về việc Giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp cho các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp ra ngày 16/11/1999.

14. Chính phủ (2009), Nghị định số 69/2009/NĐ-CP Quy định bổ sung về QHSDĐ, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư.

15. Cục khuyến nông và khuyến lâm (1998), Phương pháp đánh giá nông thôn có người dân tham gia (PRA) trong hoạt động khuyến nông - khuyến lâm, Nhà xuất bản Nông nghiệp , Hà Nội.

16. Cục kiểm lâm (1996), Nội dung, biện pháp và trình tự tiến hành giao đất lâm nghiệp trên địa bàn xã, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

17. Nguyễn Phúc Cường (2003), Nghiên cứu đề xuất phương án Quy hoạch sử dụng đất lâm - nông nghiêp tại xã Tân Đồng, huyện Trấn yên, tỉnh Yên Bái, Luận văn Thạc sĩ khoa học Lâm nghiệp, Trường Đại học Lâm nghiệp, Hà Tây.

18. Đoàn Diễm (1997), QHSDĐ và GĐLN có sự tham gia của người dân, Tài liệu hội thảo, trường ĐHLN, tr 1-19.

19. Đinh Văn Đề (1998), Nghiên cứu một số cơ sở lý luận và thực tiễn của QHSD đất cấp vi mô và tiến hành QHSD đất Nông - lâm nghiệp, bản Minh Châu, xã Châu Hạnh, huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An, Luận văn Thạc sĩ khoa học Lâm nghiệp, Trường Đại học Lâm nghiệp, Hà Tây.


20. FAO (1990), Phát triển hệ thống canh tác (Farming system development, FAO, Rome, 1990), Bản dịch tiếng Việt, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

21. Trần Thanh Huyền (2010), Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn làm căn cứ đề xuất các giải pháp QHSDĐ bền vững tại xã Hoà Sơn huyện Lương Sơn tỉnh Hoà Bình, Luận văn Thạc sĩ khoa học Lâm nghiệp, Trường Đại học Lâm nghiệp, Hà Nội.

22. Hà Quang Khải (1995), Sử dụng và bảo vệ tài nguyên đất, Tài liệu giảng dạy cao học – Trường ĐHLN.

23. Hà Quang Khải, Đặng Văn Phụ (1997), Khái niệm về hệ thống sử dụng đất, Tài liệu tập huấn dự án hỗ trợ LNXH, Trường Đại học Lâm nghiệp, Hà Tây.

24. Vũ Văn Mễ (1994), ''Một số kinh nghiệm giao đất lâm nghiệp trên địa bàn xã tại tỉnh Hoà Bình'', GTZ/IIED/LUWG: Hội thảo quốc gia về sử dụng đất lần thứ II từ ngày 22 - 23 tháng 9 năm 1994, tr. 105 - 110.

25. Vũ Văn Mễ và CLaude Desloges (1996), Phương pháp quy hoạch sử dụng dất và giao đất lâm nghiệp có người dân tham gia. Dự án GCP/VIE/020/ITA, Hà Nội.

26. Vũ Văn Mễ (1997), “Phương pháp quy hoạch sử dụng đất và giao đất lâm nghiệp với sự tham gia của người dân”, Biên bản hội thảo quốc gia về Quy hoạch sử dụng đất và giao đất lâm nghiệp.

27. Nguyễn Hải Nam (1998), “Một số vấn đề về hoạt động quản lý đất đai của Chương trình phát triển nông thôn miền núi”, Thông tin chuyên đề Chương trình phát triển nông thôn miền núi Việt Nam - Thuỵ Điển.

28. Nguyễn Bá Ngãi (2000), Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn cho quy hoạch phát triển lâm nông nghiệp cấp xã vùng trung tâm miền núi phía Bắc Việt Nam, Luận án tiến sĩ khoa học Nông nghiệp, Trường Đại học Lâm nghiệp, Hà Tây.

29. Nguyễn Xuân Quát (1996), Sử dụng đất tổng hợp và bền vững, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.


30. Nguyễn Hữu Tân (1999), Bước đầu nghiên cứu một số cơ sở lý luận và thực tiễn của quy hoạch sử dụng đất bền vững tại Lâm trường Như Xuân, huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hoá, Luận văn Thạc sĩ khoa học Lâm nghiệp, Trường Đại học Lâm nghiệp, Hà Tây.

31. Bùi Quang Toản (1996), QHSDĐ nông nghiệp ổn định ở vùng trung du và miền núi nước ta, Tài liệu hội thảo đề tài cấp Nhà nước 02-15-02 (khả năng đất hoang ở Việt Nam), Hà nội.

32. Bùi Đình Toái (1998), “Xây dựng kế hoạch phát triển thôn bản giám sát và đánh giá có người dân tham gia trong các dự án phát triển nông thôn”, Thông tin chuyên đề Chương trình phát triển nông thôn miền núi Việt Nam - Thuỵ Điển (6), tr 15 -19.

33. Nguyễn Văn Tuấn và Vũ Văn Mễ (1996), Một số ảnh hưởng sau thí điểm giao đất giao rừng ở xã Tử Nê, huyện Tân Lạc và xã Hang Kia, Pà Cò huyện Mai Châu, tỉnh Hoà Bình, Dự án đổi mới chiến lược phát triển lâm nghiệp, Hà Nội.

34. Đào Thế Tuấn (1989), Hệ sinh thái Nông nghiệp, Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội.

35. Phạm Chí Thành, Trần Văn Diễm, Phạm Tiến Dũng, Trần Đức Viên (1993), Hệ thống nông nghiệp, NXB Nông nghiệp.

36. Lý Văn Trọng, Nguyễn Bá Ngãi, Nguyễn Nghĩa Biên, Trần Ngọc Bình (1997), Các phương pháp đánh giá nông thôn, Tài liệu tập huấn dự án hỗ trợ LNXH, Trường Đại học Lâm nghiệp, Hà Tây.

37. Tổng cục quản lý ruộng đất (1991), Hướng dẫn quy hoạch sử dụng đất cấp xã, Thông tư số 106-QHKT ra ngày 15/4/1991, Hà Nội.

38. Tổng cục Địa chính (1994), Dự thảo định hướng QHSDĐ cả nước đến năm 2000 và kế hoạch giao đất nông nghiệp, lâm nghiệp có rừng để sử dụng vào mục đích khác, Hà Nội.

39. Trường Đại học Lâm nghiệp (1998), Tóm tắt báo cáo khảo sát đợt 1 về LNXH nhóm luật và chính sách, Trường Đại học Lâm nghiệp, Hà Tây.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/01/2023