Nhận Xét Quá Trình Đảng Bộ Tỉnh Lâm Đồng Lãnh Đạo Phát


34.000 lượt người tham gia. Nhờ vậy, đến năm 2015, tỷ lệ lao động qua

đào tạo

ước đạt hơn 50%, trong đó đào tạo nghề

đạt 40% [199, tr.13].

Thành công đặc biệt trong công tác khuyến nông, đào tạo nghề ở Lâm

Đồng là một số người nghèo, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số đã tích cực học hỏi mô hình, mày mò nghiên cứu để sản xuất rau, hoa theo hướng công nghệ cao.



Trên cơ sở

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 223 trang tài liệu này.

Kết luận chương 3

những thành tựu đạt được chương trình phát triển nông

Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng lãnh đạo phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao từ năm 2004 đến năm 2015 - 19

nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong những năm 2004 ­ 2010, Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng đã chủ trương đẩy mạnh phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong giai đoạn 2010 ­ 2015. Ngoài mở rộng quy mô trồng rau, hoa, chè, bò và nuôi cá nước lạnh, Đảng bộ còn bổ sung cây cà phê và lúa nước vào đối tượng áp dụng của chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Thực hiện chủ trương của Đảng bộ tỉnh, UBND tỉnh và các đảng bộ trực thuộc, nhất là đảng bộ các địa phương đã ban hành kế hoạch, chương trình hành động, tiếp tục chỉ đạo đẩy mạnh các nhiệm vụ, giải pháp

về công tác tuyên truyền, quy hoạch, ứng dụng KH­CN với quy trình sản

xuất sản hiện đại, đồng thời thực hiện các chính sách hỗ trợ đồng bộ trên lĩnh vực huy động nguồn lực đầu tư, phát triển quan hệ sản xuất và liên kết


theo chuỗi giá trị

nhằm đẩy mạnh phát triển nông nghiệp

ứng dụng công

nghệ cao trên địa bàn tỉnh.

Với chủ trương đúng đắn và sự chỉ đạo kịp thời của Đảng bộ tỉnh, sự phối hợp của cả hệ thống chính trị và sự đồng tình, ủng hộ của đại đa số nhân dân, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở Lâm Đồng trong những năm 2010 ­ 2015 đã có bước phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Đến

năm 2015, toàn tỉnh có 43.084 ha sản xuất

nông nghiệp

ứng dụng công

nghệ

cao, chiếm 16,47% diện tích đất canh tác.

Giá trị

sản xuất nông

nghiệp và lợi nhuận trên đơn vị diện tích trong những năm 2010 ­ 2015 tăng gần gấp 2 lần so với giai đoạn 2004 ­ 2010. Sản xuất nông nghiệp theo

hướng công nghệ cao đã góp phần đẩy nhanh quá trình CNH,HĐH nông

nghiệp, nông thôn, đưa Lâm Đồng trở thành “lá cờ đầu” về xây dựng nông thôn mới ở khu vực Tây Nguyên.

Bên cạnh những kết quả đạt được, quá trình lãnh đạo phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng trong những năm 2010 ­ 2015 vẫn còn một số hạn chế nhất định. Công tác nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao KH­KT chưa theo kịp yêu cầu thực tế sản xuất; khâu bảo quản sau thu hoạch, các cơ sở vật chất kỹ thuật thiết yếu còn thiếu; thị trường tiêu thụ và mối liên kết giữa sản xuất với tiêu thụ nông sản vẫn còn thiếu bền vững.

Chương 4

NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM

4.1. Nhận xét quá trình Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng lãnh đạo phát

triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (2004 ­ 2015)

4.1.1. Ưu điểm


Một là, Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng đã đánh giá đúng tiềm năng, lợi thế

của

Tỉnh, đề

ra nhiệm vụ

và mục tiêu phát triển nông nghiệp

ứng dụng

công nghệ cao phù hợp với điều kiện địa phương

Lâm Đồng là địa phương có nhiều tiềm năng, lợi thế


cho phát triển

nông nghiệp sản xuất hàng hóa theo hướng công nghệ cao. Trong quá trình tìm tòi, khảo nghiệm và hoạch định chủ trương phát triển nông nghiệp ứng

dụng công nghệ cao, Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng đã vận dụng sáng tạo chủ

trương của Đảng về đẩy mạnh ứng dụng KH­KT tiên tiến, hiện đại vào

sản xuất nông nghiệp, về

đẩy nhanh

CNH,HĐH nông nghiệp, nông thôn,

… Trên cơ sở tiềm năng, lợi thế về điều kiện tự nhiên và kết quả bước đầu từ các mô hình sản xuất theo hướng công nghệ cao của một số doanh nghiệp, từ năm 2004, Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng đã đề ra chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Đảng bộ xác định, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là chương trình trọng tâm, khâu đột phá phát triển

ngành nông nghiệp nói riêng và KT­XH địa phương nói chung. Đề ra

chương trình phát triển nông nghiệp

ứng dụng công nghệ

cao trong khi

Trung ương chưa có Nghị quyết chuyên đề hay chương trình hành động và chưa có một mô hình cụ thể nào ở các địa phương khác đã thể hiện sự đột phá trong tư duy cùng với một quyết tâm chính trị rất lớn của Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng. Mặt khác, lấy nông nghiệp làm động lực chính, phát triển nông

nghiệp theo hướng đẩy mạnh

ứng dụng công nghệ

cao nhằm nâng cao

chất lượng và bảo vệ môi trường sinh thái là phù hợp với tiềm năng, phát

huy được lợi thế

so sánh của địa phương, đồng thời tạo sự

gắn kết và

động lực thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp chế biến và du lịch của địa phương. Tư duy phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao không

chỉ hướng đến tăng năng suất sản lượng mà còn phải gắn với nâng cao


chất lượng, phát triển thương hiệu và hiệu quả sản xuất kinh doanh nhằm góp phần xóa đói giảm nghèo, phát triển KT­XH, bảo vệ môi trường sinh thái. Chủ trương đó của Tỉnh ủy Lâm Đồng nhằm hướng đến phát triển một nền nông nghiệp toàn diện, hiện đại và phát triển bền vững. Tư duy đó đã vượt trên lợi ích cục bộ của địa phương và hướng đến phát triển bền vững các vùng hạ lưu. Bởi phát triển bền vững trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đồng nghĩa với môi trường sinh thái ở “nóc nhà Đông Dương”, đầu nguồn của hệ thống các con sông lớn chảy về Đông Nam Bộ và Nam Trung Bộ được bảo vệ.

Trên cơ sở khẳng định vị trí trọng tâm, Đảng bộ đã xác định được khâu

cốt lõi để tạo nên bước phát triển đột phá ngành nông nghiệp là giống và

ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất; kịp thời đề ra các giải pháp đồng bộ

với tính khả

thi cao, từ

công tác quy hoạch, khâu đầu vào của sản xuất

(giống, vật tư, KH­KT) đến khâu đầu ra sản phẩm (xây dựng thương hiệu, thực hiện liên kết sản xuất ­ tiêu thụ, xúc tiến thương mại,…) và những yếu tố tác động đến quá trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao như nguồn vốn đầu tư, chất lượng nguồn nhân lực và cơ sở hạ tầng, v.v.

Hai là, Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng

đã xác định đối tượng, lộ

trình,

phương thức phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phù hợp với điều kiện của địa phương

Với tiềm lực của địa phương, Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng đã hoạch định

phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao với những bước đi thận

trọng: từ xây dựng mô hình ứng dụng đến nhân rộng mô hình, mở rộng đối

tượng và phạm vi địa bàn

sản xuất nông nghiệp

ứng dụng công nghệ cao.

Mặt khác, với nguồn lực về tài chính, trình độ KH­KT và chất lượng nhân lực

còn nhiều hạn chế

của một tỉnh miền núi, Đảng bộ

tỉnh Lâm Đồng chủ


trương phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là chương trình trọng

tâm, khâu đột phá để mở ra hướng phát triển mới của nông nghiệp địa

phương; không vội phát triển một nền nông nghiệp công nghệ cao với quy mô sản xuất đại trà. Do vậy, trong hơn 10 năm thực hiện Chương trình, Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng chỉ tập trung phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đối với một số cây trồng, vật nuôi có ưu thế đặc biệt của Tỉnh với nhu cầu thị trường tiêu thụ lớn và đem lại giá trị kinh tế cao như rau, hoa, chè, cà

phê, bò sữa, cá nước lạnh. Cùng với đối tượng cây trồng, Đảng bộ chủ

trương tập trung phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở những địa bàn có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gồm vùng Đà Lạt và các huyện phụ cận; các huyện nằm trên cao nguyên Bảo Lộc ­ Di Linh. Từ những thành công đối với các cây trồng, vật nuôi chủ đạo trong những năm 2004 ­ 2010, Đảng bộ chủ trương tiếp tục đẩy

mạnh phát triển nông nghiệp theo hướng công nghệ cao, bổ sung thêm đối

tượng cây trồng, vật nuôi mới và mở rộng phạm vi phát triển nông nghiệp

ứng dụng công nghệ cao trong những năm 2010 ­ 2015.

Trên cơ sở điều kiện sinh thái và đối tượng cây trồng, vật nuôi, Đảng bộ đã lựa chọn ưu tiên ứng dụng các công nghệ phù hợp với trình độ phát triển của nông nghiệp địa phương như công nghệ nuôi cấy mô trong sản xuất giống, công nghệ nhà kính, nhà lưới và tưới nước tiết kiệm trong canh

tác; đồng thời có sự

linh hoạt trong lựa chọn công nghệ

theo từng đối

tượng cây trồng, vật nuôi và từng vùng sinh thái.

Trong quá trình lãnh đạo phát triển nông nghiệp


ứng dụng công

nghệ cao, Đảng bộ đã xác định đúng mối quan hệ và chức năng của các

chủ

thể. Trong đó, nhà nước đóng vai trò xây dựng quy hoạch, hỗ

trợ

chính sách; doanh nghiệp đóng vai trò tiên phong, tạo động lực thúc đẩy; người nông dân đóng vai trò chủ thể chính, mang tính quyết định; các nhà


khoa học đóng vai trò đưa hàm lượng chất xám vào chuỗi sản xuất, tạo

ra năng suất lao động và hiệu quả kinh tế ngày càng cao, đảm bảo các

yếu tố cho quá trình phát triển bền vững.

Ba là, quá trình chỉ đạo, Đảng bộ luôn bám sát nhiệm vụ trọng tâm và

thực hiện có hiệu quả

những vấn đề

trọng yếu trong phát triển nông

nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Trong suốt quá trình lãnh đạo, Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng luôn xác định nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là chương trình trọng tâm trong phát triển KT­XH của địa phương. Vì vậy, hằng năm Đảng bộ đều tiến hành sơ,

tổng kết để

đánh giá kết quả, đề

ra những giải pháp, tháo gỡ

những khó

khăn để đẩy mạnh phát triển. Mặt khác, trong các văn kiện của Đảng bộ về phát triển KT­XH từ năm 2004 đến 2015 đều dành một phần để đánh giá kết quả, đề ra phương hướng phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Quá trình chỉ đạo, Đảng bộ luôn đặt nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong mối quan hệ tương hỗ với các ngành công nghiệp và dịch vụ ­ du

lịch. Chương trình phát triển nông nghiệp

ứng dụng công nghệ

cao được

lồng ghép thực hiện với các chương trình phát triển khác có liên quan đến nông nghiệp, nông thôn, KH­CN và xóa đói giảm nghèo. Nhờ thế, Tỉnh đã huy động thêm nhiều nguồn lực để bổ sung đầu tư phát triển lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và đã mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt.

Để thúc đẩy phát triển nông nghiệp theo hướng công nghệ cao, Đảng

bộ tỉnh Lâm Đồng đã ban hành Nghị

quyết chuyên đề. Nghị

quyết được

UBND quán triệt, xây dựng kế hoạch thực hiện, các đảng bộ trực thuộc ban hành chương trình hành động, phân công cụ thể các cơ quan phối hợp thực hiện. Trong đó, Sở NN&PTNT đã ra nghị quyết thực hiện, phân công nhiệm vụ cụ thể đối với Giám đốc, Phó Giám đốc sở và các cơ quan trực thuộc. Các địa phương đã ban hành chương trình thực hiện Nghị quyết 05­NQ/TU


của Tỉnh ủy, đồng thời xác định phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ

cao là nhiệm vụ trọng tâm để tăng tốc, phát triển KT­XH của địa phương

trong suốt nhiệm kỳ. Tinh thần, nội dung của Nghị quyết đã được tuyên

truyền, giáo dục sâu rộng đến mọi cấp ủy Đảng, cán bộ, đảng viên, cộng

đồng doanh nghiệp và nhân dân. Đi liền với các quy định khắt khe về các

tiêu chí, tiêu chuẩn về các quy trình cũng như công nhận doanh nghiệp, sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, Tỉnh ủy và UBND tỉnh đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ nhằm ưu đãi đầu tư, xúc tiến thương mại, tạo điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế đầu tư phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Nhờ thực hiện tốt công tác quản lý và chính sách ưu đãi đối với chương trình trọng tâm, tỉnh Lâm Đồng đã thu

hút được nhiều dự

án và doanh nghiệp nước ngoài đầu tư

vào lĩnh vực

nông nghiệp

ứng dụng công nghệ

cao. Các chương trình xúc tiến và

quảng bá du lịch trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đều lấy nông nghiệp làm

điểm nhấn như

festival hoa, festival trà; các nông sản như

mứt, dâu tây,

hoa, rau, Atiso, rượu

vang Đà Lạt, lụa tơ

tằm trở

thành mặt hàng lưu

niệm chủ yếu của ngành du lịch địa phương. Mặt khác, từ những mô hình

rau, hoa

ứng dụng công nghệ

cao

ở thành phố

Đà Lạt và huyện Lạc

Dương đã bổ sung thêm cho ngành du lịch địa phương phát triển thêm một mô hình du lịch mới ­ du lịch canh nông.

Trong quá trình chỉ

đạo, Đảng bộ

đã xác định đúng và tập trung chỉ

đạo những khâu trọng yếu để phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở địa phương. Trên cơ sở lựa chọn đối tượng cây trồng, vật nuôi chủ lực, có thế mạnh và giá trị kinh tế cao, Tỉnh đã tập trung chỉ đạo thực hiện tốt công tác chọn, tạo, nhân giống chất lượng cao với công nghệ nuôi cấy mô (invitro); lựa chọn và ứng dụng công nghệ vào canh tác sản xuất phù hợp (chủ yếu nhà kính, nhà lưới và tưới nước tiết kiệm); đẩy mạnh thực


hiện chuỗi liên kết và xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ

nông sản. Đảng bộ

tỉnh Lâm Đồng đã tập trung chỉ

đạo nhằm tháo gỡ

những vướng mắc, khó khăn trong phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nhất là nguồn vốn đầu tư và đất đai. Để giải quyết khó khăn về vốn, Đảng bộ tỉnh đã tập trung huy động các nguồn lực đầu tư và ưu tiên đầu tư vào phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, đồng thời, hỗ

trợ doanh nghiệp tiếp cận với nguồn vốn

ưu đãi từ các tổ

chức tín dụng

thông qua vai trò trung gian của chính quyền địa phương và các tổ chức

đoàn thể. Để tập trung đất đai, Tỉnh đã khuyến khích các hộ nông dân liên kết với các tổ hợp tác, HTX và doanh nghiệp, đồng thời thực hiện cơ chế tích tụ ruộng đất theo các hình thức: Nhà nước thuê đất ổn định, lâu dài của dân, nhà nước xây dựng cơ sở hạ tầng (giao thông, điện, nước…) sau đó cho các doanh nghiệp thuê lại với giá bằng giá nhà nước thuê của các hộ dân (như khu vực Ấp Lát); doanh nghiệp tự xây dựng dự án, Tỉnh phê duyệt và giao đất cho doanh nghiệp trong và ngoài nước thuê với thời hạn từ 20 ­ 50 năm theo giá quy định của nhà nước (như Công ty Dalat Hasfarm, Công ty Bonnie Farm, Công ty thực phẩm Asuzac Đà Lạt,...); doanh nghiệp tự thỏa thuận mua đất hoặc thuê đất của dân, nhà nước hỗ trợ về mặt thủ tục cho các nhà đầu tư thỏa thuận đền bù, giải tỏa cây trồng, vật kiến trúc trên đất, chi phí san lấp mặt bằng (khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Đạ Đum).

Bốn là, sự chỉ đạo có hiệu quả về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã tạo ra bước đột phá trong phát triển nông nghiệp của tỉnh Lâm Đồng

Sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã đem lại hiệu quả kinh tế cao:

Nhờ

tập trung lãnh đạo, chỉ

đạo có hiệu quả

chủ

trương phát triển

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/03/2023