Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Tới Quản Trị Chuỗi Cung Ứng Tại Doanh Nghiệp Sản Xuất


- Tỉ lệ đơn hàng hoàn hảo: là % đơn hàng được hoàn thành và gửi đến khách hàng, đúng chủng loại, bảo đảm chất lượng, không bị hư hỏng khi vận chuyển và bảo đảm các giấy tờ thủ tục. Chỉ số này giúp các nhà quản lý kiểm soát và ngăn chặn các sự cố của mọi dòng lưu thông trong chuỗi. Nó ngày càng được quan tâm hơn nhất là đối với những công ty có tham vọng tạo ra lợi thế cạnh tranh bằng khả năng vượt trội. Có những loại sản phẩm sau một thời gian sử dụng mới xẩy ra sự cố hoặc khi không nhận được những phản hồi xấu thì không có nghĩa là đơn hàng hoàn hảo. Thế nên chỉ số này khó có thể đo lường chính xác.

- Sự linh hoạt của sản xuất: có thể tăng công suất lên bao nhiêu % mà không ảnh hưởng đến tình hình sản xuất chung.

- Sự linh hoạt của sản phẩm: Khả năng phát triển sản phẩm mới để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, số lượng sản phẩm mới được đưa vào sản xuất.

- Thời gian hoàn thành đơn hàng: là thời từ lúc đặt hàng đến lúc nhận được hàng hay còn gọi là thời gian đáp ứng. Thời gian đáp ứng không chỉ là thời gian nguyên liệu được gia công chế biến mà còn bị lãng phí vì chờ đợi hoặc di chuyển. Vì vậy, các nhà quản lý luôn luôn tìm cách giảm thời gian đáp ứng bằng cách loại bỏ những khoảng thời gian trống của quá trình. Trong môi trường cạnh tranh hiện nay, thời gian đáp ứng đã trở thành một trong những lợi thế cạnh tranh quan trọng.

- Chi phí bán hàng: là chi phí liên quan đến việc mua nguyên liệu và sản xuất ra thành phẩm. Nó bao gồm chi phí trực tiếp và gián tiếp.

- Chi phí quản lý hậu cần: được tính bằng tổng chi phí quản lý đặt hàng, nhận hàng, lưu kho, tài chính, kế hoạch và chi phí quản lý hệ thống thông tin.

- Giá trị thêm vào VA (Value Added Productivity) được tính bằng:


VA = Tổng doanh thu bán hàng − Tổng chi phí mua hàng

Chi phí lao động + Chi phí khác

Chỉ số này thể hiện giá trị của sản phẩm được đưa vào các công đoạn của quá trình sản xuất.


- Chi phí đảm bảo: bao gồm chi phí vật liệu, lao động và nghiên cứu các lỗi sản phẩm bị trả về để sửa chữa hoặc thay mới. Cải tiến chất lượng sẽ làm giảm loại chi phí này.

- Chu kỳ từ tiền đến tiền (ngày): được tính từ thời điểm trả tiền nguyên vật liệu đến thời điểm nhận được tiền trả của người mua. Tiền là một trong những yếu tố sống còn của doanh nghiệp nên các nhà quản lý luôn nỗ lực giảm thiểu khoảng thời gian này để tránh trường hợp bị thiếu hụt tiền mặt.

- Giá trị tồn kho: tổng giá thuần hàng tồn kho tại một chi phí chuẩn trước khi dự phòng cho sản phẩm hư hỏng hoặc lỗi thời

- Quay vòng tài sản: đánh giá khả năng sử dụng tài sản trong quá trình hoạt động.


Quay vòng tài sản = Tổng doanh thu thuần bán hàng Tổng tài sản

1.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới quản trị chuỗi cung ứng tại doanh nghiệp sản xuất

1.3.1. Các yếu tố chủ quan

Nhân lực. Trong bất kì hoạt động nào, nguồn nhân lực luôn là nguồn lực cơ bản, đóng vai trò then chốt. Nguồn nhân lực cũng ảnh hưởng tới quản trị chuỗi cung ứng. Người lao động có kiến thức, có chuyên môn, am hiểu về công việc và nhận thức rõ tầm quan trọng của quản trị chuỗi cung ứng, là điều kiện cơ bản cho sự phát triển của chuỗi cung ứng.

Cơ sở vật chất kĩ thuật. Cơ sở vật chất kĩ thuật có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN nói chung và DN sản xuất kinh doanh sản phẩm cao su nói riêng. Trang thiết bị sản xuất và công nghệ của doanh nghiệp phù hợp sẽ cho phép rút ngắn thời gian sản xuất, giảm mức tiêu hao năng lượng, tăng năng suất, giảm chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm cạnh tranh, chất lượng sản phẩm được nâng cao tạo nên những lợi thế nhất định của sản phẩm trên thị trường.

Sự sẵn sàng của cơ sở hạ tầng như đường sá, sân bay, cảng biển, đường truyền internet…là điều kiện tiên quyết cho việc đặt nhà máy. Những công ty khai thác,


chế biến các sản phẩm từ nguồn nguyên liệu thô sẽ chọn địa điểm đặt nhà máy gần nguồn nguyên liệu, tuy nhiên vẫn phải đảm bảo cơ sở hạ tầng có thể đáp ứng.

Công nghệ kinh doanh và thương hiệu

Cách mạng công nghiệp 4.0 đã khiến xóa nhòa mọi khoảng cách. Các thành phần trong chuỗi cung ứng đã kết nối với nhau ở mức chi phí vô cùng thấp, sự kết nối dây chuyền cung ứng của doanh nghiệp với dây chuyền cung ứng của các nhà cung cấp, kể cả các khách hàng trong một chuỗi đã dễ dàng hơn rất nhiều.

Internet đã giúp cho việc trao đổi thông tin trở nên thuận tiện, nhưng bên cạnh đó cũng đặt ra vấn đề bảo mật thông tin. Công ty nào cũng luôn tìm mọi cách để tạo ra một kênh liên lạc thông suốt giữa nhà cung ứng và khách hàng của họ, xóa bỏ những nhân tố cản trở khả năng sinh lời, giảm chi phí, tăng thị phần…

Sức mạnh của thương hiệu doanh nghiệp định hướng cho sự liên kết và sự lựa chọn, công nhận và quyết định mua hàng của khách hàng. Chính thương hiệu tốt sẽ ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa các thành viên của chuỗi cung ứng, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác mua hàng, thu hút khách hàng, mở rộng thị trường…

1.3.2. Các yếu tố khách quan

Khách hàng

Khách hàng với những đặc thù về nhu cầu, thị hiếu, mức thu nhập, ngành nghề, tôn giáo… đều ảnh hưởng tới chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng. Nếu nhu cầu của khách hàng dễ dự đoán và tương ứng với khả năng sản xuất của nhà sản xuất, số lượng đặt hàng của doanh nghiệp, thì ảnh hưởng của hiệu ứng Bullwhip sẽ được kiểm soát. Nhu cầu của khách hàng trên thị trường luôn luôn thay đổi, doanh nghiệp cũng cần dự đoán xu hướng vận động để đưa ra các quyết định sản xuất, định giá sản phẩm nhằm tối đa hóa lợi nhuận trong chuỗi.

Nhà cung cấp.

Nhà cung cấp là nhân tố vi mô, mang tính khách quan, có ảnh hưởng rất lớn đến chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng.

Các nhà cung cấp nguyên liệu đầu vào cho quá trình sản xuất của DN có thể gây khó khăn làm cho khả năng cung cấp nguyên vật liệu trong chuỗi cung ứng của


DN bị giảm, có khi DN bị ép giá. Khi đó DN mất một khoản chi phí đầu vào tăng cao, kéo theo giá thành đơn vị sản phẩm tăng, khối lượng tiêu thụ giảm, lợi nhuận giảm, doanh nghiệp có thể bị mất dần thị trường.

Đối với mỗi mắt xích trong chuỗi thì mối quan tâm bao gồm quan hệ với nhà cung cấp phía trên và khách hàng phía dưới. Trong các mối quan hệ tồn tại yếu tố tin tưởng và sự cam kết giữa các bên. Khi các thành viên đạt được sự cam kết thì các bên có xu hướng chia sẻ mục tiêu và giá trị chung từ đó cho phép họ làm việc gần gũi và phối hợp chặt chẽ hơn (Ramayah và cộng sự, 2008). Ngoài ra, khi có sự tin tưởng của đối tác, nhà cung cấp có xu hướng đáp ứng vượt yêu cầu và hoàn thành đơn hàng sớm hơn đối với đối tác sẵn sàng tiếp tục mối quan hệ với họ. Vì vậy gia tăng cộng tác với nhà cung cấp và khách hàng giúp giảm chi phí xuyên suốt chuỗi cung ứng (Robert và Christian, 2002). Các mối liên kết tồn tại giữa người trồng cao su và nhà chế biến trong chuỗi cung ứng sản phẩm cao su kỹ thuật tạo được lợi thế tăng trưởng kinh tế quy mô, giảm được chi phí giao dịch, thông tin bất đối xứng, tính dễ phá vỡ của hợp đồng.

Đối thủ cạnh tranh

Sự cạnh tranh trong chuỗi cung ứng có thể gây ra những khó khăn cho quản trị chuỗi cung ứng nhưng đồng thời cũng là động lực cho sự phát triển chuỗi cung ứng. Cạnh tranh xảy ra giữa các thành viên trong chuỗi cung ứng, cạnh tranh về giá, cạnh tranh về chất lượng hoặc dịch vụ. Sự cạnh tranh này có thể khiến lợi ích các bên thay đổi, bên sẽ được hưởng lợi nhiều hơn, bên bị thiệt hại, gây ra những mâu thuẫn, có thể làm chậm thời gian giao hàng, sai sót về số lượng sản phẩm, phát sinh chi phí không đáng có.

Các nhân tố vĩ mô

Thị trường cũng tác động rất lớn đến quản trị chuỗi cung ứng. Trong nền kinh tế thị trường, toàn bộ quá trình trong chuỗi cung ứng từ thu mua nguyên vật liệu đầu vào, đến sản xuất, lưu thông và phân phối hàng hóa đều được tiến hành trên thị trường. Thị trường mục tiêu là nhân tố ảnh hưởng quan trọng đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hoạt động trong chuỗi cung ứng. Trước khi doanh nghiệp đưa ra quyết định sản xuất sản phẩm gì, cần phải tính toán thị trường tiêu thụ, khách


hàng có nhu cầu và khối lượng các sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh. Số lượng các doanh nghiệp trong ngành và các đối thủ cạnh tranh cũng tác động rất lớn đến hoạt động sản xuất và phân phối trong chuỗi cung ứng của doanh nghiệp. Càng nhiều doanh nghiệp cạnh tranh trong ngành thì cơ hội đến với từng doanh nghiệp càng ít, thị phần giảm, lợi nhuận của doanh nghiệp giảm

Tình hình kinh tế trong nước và thế giới cũng ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh và quản trị chuỗi cung ứng của doanh nghiệp. Với xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, có rất nhiều công ty nước ngoài đổ vốn đầu tư vào Việt Nam và Việt Nam cũng đang từng bước gia nhập vào các chuỗi cung ứng toàn cầu lớn, SCM ngày càng được chú trọng hơn so với trước đây.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong Chương 1, tác giả đã hệ thống hóa lại lý thuyết liên quan đến chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng. Quản trị chuỗi cung ứng là việc phối hợp hoạt động thu mua, sản xuất, phân phối, marketing và dịch vụ khách hàng nhằm đạt được sự kết hợp tối ưu giữa mức độ phản ứng nhanh nhạy và tính hiệu quả trong thị trường mà doanh nghiệp đang tham gia. Mục tiêu quản lý chuỗi cung ứng là nhằm tăng doanh số bán hàng và dịch vụ cho người tiêu dùng cuối cùng, đồng thời giảm được phần nào chi phí vận chuyển, lưu kho và điều hành.

Ở chương này, tác giả cũng đưa ra lý thuyết về nội dung của quản trị chuỗi cung ứng, bao gồm từ hoạch định sản xuất, thu mua, phân phối, thu hồi đến việc kiểm tra, đánh giá chuỗi cung ứng. Và phần cuối chương, tác giả phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới quản trị chỗi cung ứng của doanh nghiệp bao gồm các yếu tố chủ quan và các yếu tố khách quan.


CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG TẠI CÔNG TY TNHH MTV CAO SU 75


2.1. Khái quát về hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH MTV cao su 75

2.1.1. Giới thiệu chung và cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty

2.1.1.1. Giới thiệu chung

Công ty TNHH một thành viên Cao su 75 là doanh nghiệp Quốc phòng - An ninh trực thuộc Tổng cục CNQP – BQP có địa chỉ tại xã Xuân Sơn, thị xã Sơn Tây, TP Hà Nội, chuyên sản xuất các mặt hàng cao su kỹ thuật phục vụ cho Quân đội và nền kinh tế quốc dân được thành lập từ năm 1968. Bên cạnh nhiệm vụ sản xuất Quốc phòng, Công ty TNHH một thành viên Cao su 75 sản xuất cung cấp các sản phẩm cao su phục vụ cho những ngành kinh tế trọng điểm của đất nước như ngành khai thác than đá, ngành dầu khí, ngành xi măng, ngành nhiệt điện, lắp ráp ôtô, xe máy …

Công ty TNHH MTV Cao su 75 là đơn vị hàng đầu trong nước và duy nhất tại miền bắc trong lĩnh vực sản xuất các sản phẩm cao su kỹ thuật cao. Sản phẩm đa dạng về chủng loại:

Các loại băng tải cao su chịu mài mòn, chịu nhiệt, chịu dầu, băng tải chống cháy, băng tải cốt sợi cáp thép, băng cốt sợi vải EP băng tải viền chữ S, băng tải gân chữ V... Đối với sản phẩm băng tải thép công ty đã sản xuất khổ rộng tối đa B1600 cường lực ST4000, băng vải công ty sản xuất khổ rộng tối đa B2200. Sản lượng cung ứng mỗi năm trên 150.000m2 trong đó cung cấp cho ngành than 70% tổng sản lượng tiêu thụ của công ty. Chuyên cung cấp cho các Công ty khai thác than, sản xuất xi măng, nhiệt điện, sản xuất gạch ngói, sản xuất phân bón….

Ống cao su các loại như chịu áp, chịu mài mòn, chịu dầu, chịu nhiệt, chịu môi trường kiềm, ống cao su dệt lưới thép, ống cao su có lò xo mặt bích thép hai đầu đường kính ống lên đến 500mm, áp lực làm việc đến 600 atm. Cung cấp cho ngành dầu khí, nạo vét đường thủy, ống dẫn nước tại các hầm mỏ, ống dẫn khí cho hệ thống máy nén khí….


Phụ tùng cao su các loại như gioăng, phớt, đệm, màng van, giảm chấn cao su, rulo băng tải, phục vụ thay thế sửa chữa cơ điện.... Khách hàng chủ yếu là Honda, Yamaha. Cao su 75 cung cấp các linh kiện phụ tùng lắp giáp cho xe máy của Honda, Yamaha.

Đệm chống va tàu dùng cho các cảng đường sông, đường biển. Lắp đặt tại các cảng đường biển, đường sông với mục đích ngăn chặn sự va chạm của tàu thuyền trực tiếp vào bến cảng gây hư hỏng phương tiện và bến cảng.

2.1.1.2. Khái quát về công ty

Ngày 26 tháng 4 năm 1968 là ngày truyền thống kỉ niệm thành lập của Công ty Cao su 75. Qua các thời kỳ phát triển, Cao su 75 đã khẳng định thương hiệu trong lĩnh vực sản xuất cao su kỹ thuật, dây chuyền sản xuất được đầu tư, đổi mới công nghệ, tự động hóa trong sản xuất do đó Nhà máy đã có nhiều thành tựu lớn.

2.1.1.2. Cơ cấu tổ chức của công ty, chức năng, nhiệm vụ

Cơ cấu tổ chức của công ty


Sơ đồ 2 1 Sơ đồ bộ máy Công ty TNHH MTV Cao su 75 Nguồn Phòng tổ chức – lao 1

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy Công ty TNHH MTV Cao su 75

(Nguồn: Phòng tổ chức – lao động)

Mô hình Công ty TNHH MTV Cao su 75 là mô hình doanh nghiệp khá phổ biến hiện nay, cơ cấu tổ chức không quá phức tạp và dễ quản lý. Người đứng đầu chịu trách nhiệm và quyết định mọi việc trong công ty tạo sự thống nhất quan điểm từ trên xuống dưới. Các bộ phận liên quan chặt chẽ với nhau tạo thành một hệ thống


vận hành thống nhất và hỗ trợ tối đa trong quá trình sản xuất kinh doanh của công ty.

2.1.2. Thực trạng các nguồn lực tại Công ty TNHH MTV Cao su 75

2.1.2.1. Nguồn lực tài chính

Thực trạng về nguồn lực tài chính của Công ty được mô tả qua bảng tình hình nguồn vốn như sau:

Bảng 2.1: Tình hình nguồn vốn của Công ty TNHH MTV Cao su 75

ĐVT: Đồng


Chỉ tiêu

2018

2019

2020

2019/2018 (%)

2020/2019 (%)

Nợ phải trả

222.955.239.006

269.796.583.873

283.011.245.189

121,0

104,9

Nợ ngắn hạn

221.736.499.378

269.374.670.649

281.766.376.222

121,5

104,6

Nợ dài hạn

1.218.739.628

421.913.224

1.244.868.967

34,6

295,1

Vốn chủ

sở hữu

290.495.818.463

373.562.745.331

382.151.644.370

128,6

102,3

Tổng nguồn vốn

513.541.057.469

643.359.329.204

665.162.889.559

125,3

103,4

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

(Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty) Nguồn vốn của Công ty bao gồm nợ phải trả, vốn chủ sở hữu, nguồn vốn kinh doanh. Trong đó nợ phải trả chiếm tỷ trọng khá nhiều trong cơ cấu nguồn vốn, do Công ty giai đoạn qua đầu tư máy móc mới và đổi mới công nghệ, chi phí vận tải cũng tăng nên tổng nợ của công ty là cao trong cơ cấu nguồn vốn của mình. Tuy vậy tổng nguồn vốn của công ty qua các năm luôn được bổ sung. Năm 2019 so với

năm 2018 tăng 25%, năm 2020 tăng so với năm 2019 là 3.4%.

Trong những năm qua, tổng tài sản và lợi nhuận của Công ty đều có xu hướng tăng. Công ty đầu tư mạnh vào mua sắm thêm trang thiết bị máy móc sản xuất và vận chuyển. Công ty đầu tư mạnh để sản xuất nhiều sản phẩm cao su và gia tăng đầu tư ngắn hạn. Năm 2019 giá trị tài sản là 643.359.329.204 đồng, 2018 là 513.451.057.469 đồng. Năm 2020 tổng tài sản là 665.162.889.559 đồng tăng 21.803.560.355 đồng so với năm 2019. Nguồn vốn kinh doanh của Công ty liên tục

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/03/2023