Quy Hoạch Vùng Chuyên Canh (Quy Hoạch Vùng Chuyên Canh Cây Trồng)



thông tư số 20/2004/TT-BTNMT ngày 01/11/2004 về việc hướng dẫn, điều chỉnh

và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất [2].


1.3.2. Quy hoạch vùng lãnh thổ


1.3.2.1. Quy hoạch vùng chuyên canh (Quy hoạch vùng chuyên canh cây trồng)


Trong quá trình xây dựng nền kinh tế, đã quy hoạch các vùng chuyên canh lúa ở đồng bằng Sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long, các vùng rau thực phẩm cho các thành phố lớn, các vùng cây công nghiệp ngắn ngày (hàng năm): Vùng bông Thuận Hải, vùng đay Hải Hưng, vùng thuốc lá Quảng An (Cao Bằng), Ba Vì (Hà Sơn Bình nay là Hà Nội), Hữu Lũng (Lạng Sơn), Nho Quan ( Hà Nam Ninh nay là Ninh Bình), vùng mía Vạn Điểm, Việt Trì, Sông Lam, Quảng Ngãi, … Các vùng cây công nghiệp dài ngày (lâu năm): Vùng cao su Sông Bé, Đồng Nai, Buôn Hồ (Đắc Lắc), Chư Pả, Ninh Đức (Gia Lai Kon Tum), vùng chè ở Hoàng Liên Sơn, Mộc Châu, Thái Nguyên, Lâm Đồng, Gia Lai Kon Tum, vùng dâu tằm Bảo Lộc (Lâm Đồng),…

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 143 trang tài liệu này.

Quy hoạch vùng chuyên canh có tác dụng: Xác định phương hướng sản xuất, chỉ ra những vùng chuyên môn hóa và những vùng có khả năng hợp tác quốc tế; Xác định và chọn những vùng trọng điểm giúp nhà nước tập trung đầu tư vốn đúng đắn; Xây dựng được cơ cấu sản xuất, các chỉ tiêu sản xuất sản phẩm và sản phẩm hàng hóa của vùng, yêu cầu xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ sản xuất, nhu cầu lao động; Cơ sở để xây dựng kế hoạch phát triển, nghiên cứu tổ chức quản lý kinh doanh theo ngành và theo lãnh thổ.

Quy hoạch vùng chuyên canh đã thực hiện nhiệm vụ chủ yếu là bố trí cơ cấu cây trồng được chọn với quy mô và chế độ canh tác hợp lý, theo hướng tập trung, để ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất, sản lượng và chất lượng sản phẩm cây trồng, đồng thời phân bố các chỉ tiêu nhiệm vụ cụ thể cho từng cơ sở sản xuất, làm cơ sở cho công tác quy hoạch, kế hoạch của các cơ sở sản xuất.

Nghiên cứu đề xuất quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng huyện Mù Cang Chải tỉnh Yên Bái - 3

Quy hoạch vùng chuyên canh có các nội dung chủ yếu sau: Xác định quy

mô, ranh giới vùng; Xác định phương hướng, chỉ tiêu nhiệm vụ sản xuất; Bố trí sử



dụng đất đai; Xác định quy mô ranh giới nhiệm vụ chủ yếu cho các xí nghiệp trong vùng và tổ chức sản xuất ngành nông nghiệp; Xác định hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ sản xuất đời sống; Tổ chức và sử dụng lao động; Ước tính đầu tư và hiệu quả kinh tế; Dự tính tiến độ thực hiện quy hoạch [17].

1.3.2.2. Quy hoạch nông nghiệp huyện


Quy hoạch nông nghiệp huyện được tiến hành ở hầu hết các huyện là một quy hoạch ngành bao gồm cả nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, thủ công nghiệp và công nghiệp chế biến. Nhiệm vụ chủ yếu của quy hoạch nông nghiệp huyện: Một là trên cơ sở điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện, căn cứ vào dự án phát triển và phân bố lực lượng sản xuất và phân vùng nông nghiệp tỉnh (hoặc thành phố) đã được phê duyệt, xác định phương hướng nhiệm vụ, mục tiêu phát triển nông nghiệp và xây dựng các biện pháp nhằm thực hiện được các mục tiêu đó theo hướng chuyên môn hóa, tập trung hóa kết hợp phát triển tổng hợp nhằm thực hiện ba mục tiêu nông nghiệp là giải quyết lương thực, thực phẩm, nguyên liệu cho công nghiệp và nông sản xuất khẩu ổn định. Hai là hoàn thiện phân bổ sử dụng đất đai cho các đối tượng sử dụng đất nhằm sử dụng đất đai được hiệu quả cao, đồng thời bảo vệ và nâng cao được độ phì nhiêu cho đất. Ba là tạo điều kiện để ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp. Bốn là tính vốn đầu tư cơ bản và hiệu quả của sản xuất nông nghiệp theo quy hoạch.

Nội dung chủ yếu của quy hoạch nông nghiệp huyện. Xác định phương hướng và mục tiêu phát triển nông nghiệp; Bố trí sử dụng đất đai; Xác định cơ cấu và quy mô sản xuất nông nghiệp (phân chia và tính toán quy mô các vùng sản xuất chuyên môn hóa, xác định vùng sản xuất thâm canh cao sản, các tổ chức liên kết nông – công nghiệp, các cơ sở sản xuất nông nghiệp; Tổ chức công nghiệp chế biến nông sản và tiểu thủ công nghiệp trong nông nghiệp; Giải quyết mối quan hệ giữa các ngành sản xuất có liên quan trong và ngoài ngành nông nghiệp; Bố trí các cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ nông nghiệp (thủy lợi, giao thông, cơ khí, điện, cơ sở dịch vụ thương nghiệp); Tổ chức sử dụng lao động nông nghiệp, phân bố các điểm



dân cư nông thôn; Những cân đối chính trong sản xuất nông nghiệp (lương thực, thực phẩm, thức ăn gia súc, phân bón, vật tư kỹ thuật nông nghiệp, nguyên liệu cho các xí nghiệp chế biến); Tổ chức các cụm kinh tế xã hội; Bảo vệ môi trường; Vốn đầu tư cơ bản; hiệu quả sản xuất và tiến độ thực hiện quy hoạch.

Đối tượng quy hoạch nông nghiệp huyện là toàn bộ đất đai, ranh giới hành chính huyện [17].

1.3.3. Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng


Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng áp dụng ở nước ta từ thời kỳ Pháp thuộc. Như việc xây dựng phương án điều chế rừng chồi, sản xuất củi, điều chế rừng Thông theo phương pháp hạt điều …

Đến năm 1955 – 1957, tiến hành sơ thám mô tả để ước lượng tài nguyên rừng. Năm 1958 – 1959 tiến hành thống kê trữ lượng rừng miền Bắc. Cho đến năm 1960 – 1964 công tác quy hoạch lâm nghiệp mới áp dụng ở Miền Bắc. Từ năm 1965 đến nay, lực lượng quy hoạch lâm nghiệp ngày càng được tăng cường và mở rộng [18].

Viện điều tra quy hoạch rừng kết hợp chặt chẽ với lực lượng điều tra quy hoạch của các sở lâm nghiệp (nay là sở nông nghiệp và phát triển nông thôn) các tỉnh, không ngừng cải tiến phương pháp điều tra, quy hoạch lâm nghiệp của các nước cho phù hợp với điều kiện, trình độ tài nguyên rừng ở nước ta. Tuy nhiên, so với lịch sử phát triển của các nước khác thì quy hoạch lâm nghiệp nước ta hình thành và phát triển muộn hơn rất nhiều. Vì vậy, những nghiên cứu cơ bản về kinh tế, xã hội, và tài nguyên rừng làm cơ sở cho công tác quy hoạch lâm nghiệp chưa được giải quyết triệt để, nên công tác này ở nước ta đang trong giai đoạn vừa tiến hành vừa nghiên cứu áp dụng [21].

Trong công trình “Đất rừng Việt Nam”, Nguyễn Ngọc Bình (1996) đã đưa ra những quan điểm nghiên cứu và phân loại đất rừng trên cơ sở những đặc điểm cơ bản của đất rừng Việt Nam [1].



Năm 2997, Đặng Văn Phụ, Hà Quang Khải trong chương trình tập huấn hỗ trợ lâm nghiệp xã hội của Trường Đại học lâm nghiệp đã đưa ra khái niệm về hệ thống sử dụng đất và đề xuất một số hệ thống, kỹ thuật sử dụng đất bền vững trong điều kiện Việt Nam. Trong đó các tác giả đã đi sâu phân tích về: Quan điểm về tính bền vững; Khái niệm tính bền vững và phát triển bền vững; hệ thống sự dụng đất bền vững; Kỹ thuật sử dụng đất bền vững; Các chỉ tiêu đánh giá tính bền vững trong các hệ thống và kỹ thuật sử dụng đất [10].

Tài liệu tập huấn về quy hoạch sử dụng đất và giao đất lâm nghiệp có sự tham gia của người dân, tác giả Trần Hữu Viên (1997) [22] đã kết hợp phương pháp quy hoạch sử dụng đất trong nước và của một số dự án Quốc tế đang áp dụng tại một số vùng có dự án ở Việt Nam. Trong đó tác giả đã trình bày về khái niệm và nguyên tắc chỉ đạo quy hoạch sử dụng đất và giao đất có người dân tham gia.

Theo chiến lược phát triển rừng quốc gia giai đoạn 2006 – 2020 một trong những tồn tại mà Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đánh giá là: “Công tác quy hoạch nhất là quy hoạch dài hạn còn yếu và chậm đổi mới, chưa kết hợp chặt chẽ với quy hoạch của các ngành khác, còn mang nặng tính bao cấp và thiếu tính khả thi. Chưa quy hoạch 3 loại rừng hợp lý và chưa thiết lập được lâm phần ổn định trên thực địa …”. Đây cũng là nhiệm vụ nặng nề cấp bách đối với ngành lâm nghiệp ở nước ta hiện nay [7].

Trong khuôn khổ của chương trình hợp tác kỹ thuật Việt Đức, dự án phát triển rừng xã hội sông Đà đã nghiên cứu và thử nghiệm phương pháp quy hoạch sử dụng đất và giao đất lâm nghiệp tại hai xã của 2 huyện Yên Châu (Sơn La) và Tủa Chùa (Điện Biên) trên cơ sở hướng dẫn của Cục kiểm lâm. Với cách làm 6 bước và lấy cấp thôn bản làm đơn vị hành chính để quy hoạch và giao đất lâm nghiệp và áp dụng cách tiếp cận lâm nghiệp xã hội với cộng đồng dân tộc vùng cao có thể là kinh nghiệm tốt.


1.3.3.1. Đặc thù của công tác quy hoạch lâm nghiệp


Theo Lê Sỹ Việt, Trần Hữu Viên (1999) [25]:


- Địa bàn quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng rất đa dạng, phức tạp (bao gồ cả vùng ven biển, trung du, núi cao và biên giới, hải đảo), thường có địa hình cao, dốc, chia cắt phức tạp, giao thông đi lại khó khăn và có nhiều ngành kinh tế hoạt động.

Là địa bàn cư trú của đồng bào các dân tộc ít người, trình độ dân trí thấp, kinh

tế xã hội chậm phát triển, đời sống vật chất và tinh thần còn gặp nhiều khó khăn.


Đối tượng của công tác quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng và đất lâm nghiệp,

từ bao đời nay là “của chung” của đồng bào các dân tộc, nhưng thực chất là vô chủ.


Cây lâm nghiệp có chu kỳ kinh doanh dài (ngắn 8 – 10 năm, dài từ 40 – 100

năm) người dân chỉ tự giác bỏ vốn tham gia trồng rừng nếu biết chắc chắn có lợi.


Mục tiêu của quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng cũng rất đa dạng: Quy hoạch rừng phòng hộ (phòng hộ đầu nguồn, phòng hộ ven biển, phòng hộ môi trường); Quy hoạch rừng đặc dụng (các vương quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên, các khu di tích văn hóa – lâm sản – danh lam thắng cảnh) và quy hoạch phát triển các loại rừng sản xuất.

Quy mô của công tác quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng bao gồm cả tầm vĩ mô và vi mô: Quy hoạch toàn quốc, từng vùng lãnh thổ, từng tỉnh huyện, xí nghiệp, lâm trường, quy hoạch phát triển rừng xã và làng lâm nghiệp.

Lực lượng tham gia công tác quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng thường luôn phải lưu động, điều kiện sinh hoạt khó khăn, cơ sở vật chất thiếu thốn về mọi mặt… Đội ngũ cán bộ xây dựng phương án quy hoạch cũng rất đa dạng, bao gồm cả lực lượng của trung ương và địa phương, thậm hí các ngành khác cũng tham gia làm quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng (nông nghiệp, công an, quân đội …); Trong đó, có một bộ phận được đào tạo bài bản qua các trường lớp, song phần lớn chỉ dựa vào kinh nghiệm hoạt động lâu năm trong ngành lâm nghiệp.



1.3.3.2. Những yêu cầu của công tác quy hoạch lâm nghiệp phục vụ chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp nông thôn

Công tác quy hoạch lâm nghiệp được triển khai dựa trên những chủ trương, chính sách và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước và chính quyền các cấp trên từng địa bàn cụ thể. Với mỗi phương án quy hoạch lâm nghiệp phải đạt được:

- Hoạch định rõ ranh giới đất nông nghiệp - đất lâm nghiệp và đất do các ngành khác sử dụng. Trong đó, đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp được quan tâm hàng đầu vì là hai ngành chính sử dụng đất đai.

- Trên phần đất lâm nghiệp đã được xác định, tiến hành hoạch định 3 loại rừng (phòng hộ, đặc dụng và sản xuất). Từ đó xác định các giải pháp lâm sinh thích hợp với từng loại rừng và đất rừng (bảo vệ, làm giàu rừng, khoanh nuôi phục hồi rừng, trồng rừng mới, nuôi dưỡng rừng, nông lâm kết hợp, v.v… khai thác lợi dụng rừng).

- Tính toán nhu cầu đầu tư: Vì là phương án quy hoạch nên việc tính toán nhu cầu đầu tư chỉ mang tính khái quát, phục vụ cho việc lập kế hoạch sản xuất ở những bước tiếp theo.

- Xác định một số giải pháp đảm bảo thực hiện những nội dung quy hoạch (giải pháp lâm sinh, khoa học công nghệ, cơ chế chính sách, giải pháp về vốn, lao động, v.v…);

- Đổi mới một số phương áp quy hoạch có quy mô lớn (cấp toàn quốc, vùng, tỉnh) còn đề xuất các chương trình, dự án cần ưu tiên để triển khai bước tiếp theo là lập Dự án đầu tư hoặc báo cáo nghiên cứu khả thi [18]

1.3.3.3. Quy hoạch lâm nghiệp cho các cấp


a) Quy hoạch lâm nghiệp cho các cấp quản lý SXKD


Quy hoạch lâm nghiệp cho các cấp quản lý SXKD bao gồm: Quy hoạch tổng công ty lâm nghiệp, công ty lâm nghiệp; Quy hoạch lâm trường; Quy hoạch lâm nghiệp cho các đối tượng khác (quy hoạch cho các khu rừng phòng hộ; quy hoạch các khu rừng đặc dụng và quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp cho các cộng



đồng làng bản và trang trại lâm nghiệp hộ gia đình). Các nội dụng quy hoạch lâm nghiệp cho các cấp quản lý sản xuất kinh doanh là khác nhau tùy theo điều kiện cụ thể của mỗi đơn vị và thành phần kinh tế tham gia vào sản xuất lâm nghiệp mà lựa chọn các nội dung quy hoạch cho phù hợp [18].

b) Quy hoạch lâm nghiệp cho các cấp quản lý lãnh thổ


Ở nước ta, các cấp quản lý lãnh thổ bao gồm các đơn vị quản lý hành chính: Từ toàn quốc tới tỉnh (thành phố trực thuộc trung ương), huyện (thành phố trực thuộc tỉnh, thị xã, quận) và xã (phường). Để phát triển, mỗi đơn vị đều phải xây dựng phương án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch phát triển các ngành sản xuất và quy hoạch dân cư, phát triển xã hội, v.v…

Ở những đối tượng có tiềm năng phát triển lâm nghiệp thì quy hoạch lâm nghiệp là một vấn đề quan trọng, làm cơ sở cho việc phát triển sản xuất nghề rừng nói riêng và góp phần phát triển kinh tế - xã hội nói chung trên địa bàn.

* Quy hoạch lâm nghiệp toàn quốc


Quy hoạch lâm nghiệp toàn quốc là quy hoạch phát triển sản xuất lâm nghiệp trên phạm vi lãnh thổ quốc gia nhằm giải quyết một số vấn đề cơ bản, bao gồm: Xác định phương hướng nhiệm vụ chiến lược phát triển lâm nghiệp toàn quốc; Quy hoạch đất đai tài nguyên rừng theo các chức năng (sản xuất, phòng hộ và đặc dụng); Quy hoạch bảo vệ, nuôi dưỡng và phát triển tài nguyên rừng hiện có; Quy hoạch tái sinh rừng (bao gồm tái sinh tự nhiên và trồng rừng), thực hiện nông lâm kết hợp; Quy hoạch lợi dụng rừng, chế biến lâm sản gắn với thị trường tiêu thụ; Quy hoạch tổ chức sản xuất, phát triển nghề rừng, phát triển lâm nghiệp xã hội; Quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải; Xác định tiến độ thực hiện.

Do đặc thù khác với những ngành kinh tế khác, cho nên thời hạn quy hoạch lâm nghiệp thường được thực hiện trong thời gian 10 năm và các nội dung quy hoạch được thực hiện tùy theo các vùng kinh tế lâm nghiệp [18].



* Quy hoạch lâm nghiệp cấp tỉnh


Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh giải quyết những vấn đề: Xác định phương hướng nhiệm vụ phát triển rừng trong phạm vi tỉnh, trên cơ sở căn cứ vào phương hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, căn cứ quy hoạch lâm nghiệp toàn quốc đồng thời căn cứ vào điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh. Căn cứ vào phương hướng nhiệm vụ phát triển rừng của tỉnh, điều kiện đất đai tài nguyên rừng, nhu cầu phòng hộ và các nhu cầu đặc biệt khác tiến hành quy hoạch đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh theo ba chức năng: Rừng sản xuất, rừng phòng hộ và rừng đặc dụng. Quy hoạch bảo vệ, nuôi dưỡng và phát triển tài nguyên rừng hiện có. Quy hoạch tái sinh rừng (bao gồm trồng rừng và tái sinh tự nhiên) và nông lâm kết hợp. Quy hoạch khai thác lợi dụng rừng, chế biến lâm sản gắn liền với thị trường tiêu thụ. Quy hoạch tổ chức sản xuất lâm nghiệp cho các thành phần kinh tế, phát triển rừng xã hội. Quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải phục vụ sản xuất lâm nghiệp, lưu thông hàng hóa và đời sống. Xác định tiến độ thực hiện.

* Quy hoạch lâm nghiệp cấp huyện


Quy hoạch lâm nghiệp cấp huyện về cơ bản các nội dung quy hoạch lâm nghiệp cũng tương tự như quy hoạch lâm nghiệp cấp tỉnh, tuy nhiên nó được triển khai cụ thể, chi tiết hơn và được tiến hành trên phạm vi địa bàn huyện. Quy hoạch lâm nghiệp huyện đề cập giải quyết các vấn đề sau:

+ Căn cứ vào phương hướng, nhiệm vụ phát triển tổng thể kinh tế xã hội của huyện, căn cứ vào phương án phát triển rừng của tỉnh và điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội, đặc biệt là điều kiện tài nguyên rừng của huyện để xác định phương hướng nhiệm vụ phát triển trên địa bàn huyện.

+ Căn cứ phương hướng phát triển rừng huyện và điều kiện đất đai tài nguyên rừng, nhu cầu phòng hộ và các nhu cầu đặc biệt khác, tiến hành quy hoạch đất lâm nghiệp trong huyện theo 3 chức năng: Sản xuất, phòng hộ và đặc dụng.

+ Quy hoạch bảo vệ, nuôi dưỡng, phát triển rừng hiện có.

Xem tất cả 143 trang.

Ngày đăng: 19/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí