Nghiên cứu đề xuất quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng huyện Mù Cang Chải tỉnh Yên Bái - 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

--------------------------------


ĐÀO HUY DŨNG


NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT QUY HOẠCH BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG HUYỆN MÙ CANG CHẢI TỈNH YÊN BÁI


Chuyên ngành: Lâm học Mã số: 60.62.02.01


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 143 trang tài liệu này.

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP


Nghiên cứu đề xuất quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng huyện Mù Cang Chải tỉnh Yên Bái - 1

Người hướng dẫn khoa học:

GS.TS. Trần Hữu Viên


Hà Nội, 2013


ĐẶT VẤN ĐỀ


Công tác quản lý bảo vệ rừng, phát triển rừng là một khâu quan trọng trong ngành lâm nghiệp và trong phát triển kinh tế xã hội. Trong suốt quá trình xây dựng phát triển kinh tế xã hội của đất nước trong nhiều thập kỷ qua ngành lâm nghiệp nói chung và công tác lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng nói riêng đã phát huy tác động to lớn trong quá trình phát triển kinh tế xã hội.

Hiện nay, vai trò của rừng nói riêng hay ngành Lâm nghiệp nói chung không những được đánh giá ở khía cạnh kinh tế thông qua những sản phẩm trước mắt thu được từ rừng mà còn tính đến những lợi ích to lớn về xã hội, môi trường mà rừng và nghề rừng mang lại. Sự tác động đến rừng và đất rừng không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến nghề rừng và sự phát triển kinh tế - xã hội tại khu vực có rừng mà còn tác động nhiều mặt đến các khu vực phụ cận cũng như nhiều ngành sản xuất khác. Do vậy, để sử dụng tài nguyên rừng một cách bền vững và lâu dài, việc xây dựng phương án quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng hợp lý là yêu cầu cấp thiết đối với các nhà quản lý.

Huyện Mù Cang Chải có tổng diện tích đất đai tự nhiên tương đối lớn so với các huyện trong tỉnh với 119.773,36 ha. Huyện có tiềm năng về đất sản xuất lâm nghiệp với 3 chức năng là đặc dụng, phòng hộ và sản xuất, diện tích đất rừng tự nhiên chiếm tỷ lệ lớn, đa số diện tích đất lâm nghiệp có địa hình phức tạp, chia cắt, độ dốc lớn, nằm dọc theo sườn dãy núi phụ Hoàng Liên.

Các diện tích đất này được giao quản lý sử dụng với các hình thức sau: Diện tích đất rừng đặc dụng giao cho Khu bảo tồn loài và sinh cảnh huyện Mù Cang Chải, rừng phòng hộ do Ban quản lý rừng phòng hộ huyện làm chủ đầu tư giao khoán khoanh nuôi tái sinh và bảo vệ rừng cho các hộ gia đình. Diện tích đất rừng sản xuất do UBND giao và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình quản lý bảo vệ và sử dụng.

Thông qua hiện trạng và tình hình sử dụng đất đai ở địa phương cho thấy, do

nhiều nguyên nhân khác nhau mà hiệu quả sử dụng đất nhìn chung còn thấp, giá trị



thu nhập trên một đơn vị diện tích chưa cao, sản phẩm sản xuất ra phần lớn là đáp ứng nhu cầu tại chỗ chưa thực sự trở thành hàng hoá, chính vì vậy đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn. Trong những năm tới cần có quy hoạch, kế hoạch khai thác sử dụng đất đai vào các ngành, mục đích một cách khoa học hợp lý trên cơ sở tiết kiệm nhằm từng bước nâng cao hiệu quả sử dụng đất, đồng thời cần hạn chế tới mức thấp nhất những tác động xấu đến môi trường nói chung và hệ sinh thái rừng nói riêng.

Với những lý do trên và để hoàn thiện hoàn thành chương trình đào tạo thạc

sỹ của mình tôi tiến hành luận văn với đề tài:


“Nghiên cứu đề xuất quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng huyện Mù Cang Chải tỉnh Yên Bái” nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện.


Chương 1


TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU


1.1. Nhận thức chung về quy hoạch


Quy hoạch nói chung và quy hoạch lâm nghiệp nói riêng là một hoạt động định hướng nhằm sắp xếp, bố trí tổ chức các hoạt động trong không gian và thời gian một cách hợp lý vào thời điểm hiện tại và phù hợp với mục tiêu trong tương lai.

1.1.1. Quy hoạch sử dụng đất


Hiện nay có rất nhiều tài liệu nghiên cứu định nghĩa về QHSDĐ khác nhau từ đó đưa đến những việc phát triển quan điểm và phương pháp được sử dụng trong QHSDĐ cũng khác nhau.

Theo Dent (1988; 1993) [19]: QHSDĐ như là phương tiện giúp cho lãnh đạo quyết định sử dụng đất đai như thế nào thông qua việc đánh giá có hệ thống cho việc chọn mẫu hình trong sử dụng đất đai, mà trong sự lựa chọn này sẽ đáp ứng với mục tiêu riêng biệt, và từ đó hình thành nên chính sách và chương trình cho sử dụng đất đai.

Một định nghĩa khác của Fresco và ctv (1993) [29], QHSDĐ như là dạng hình của quy hoạch vùng, trực tiếp cho thấy việc sử dụng tốt nhất về đất đai trên quan điểm chấp nhận những mục tiêu, và những cơ hội về môi trường, xã hội và những vấn đề hạn chế khác.

Theo Mohammed (1999) [19], những từ vựng kết hợp với định nghĩa về QHSDĐ là hầu hết đều đồng ý chú trọng và giải đoán những hoạt động như là một tiến trình xây dựng quyết định cấp cao. Do đó QHSDĐ, trong một thời gian dài với quyết định từ trên xuống nên cho kết quả là nhà quy hoạch bảo người dân phải làm những gì. Trong phương pháp tổng hợp và người sử dụng đất đai là trung tâm (UNCED, 1992; trong FAO, 1993)[28] đã đổi lại định nghĩa về QHSDĐ như sau QHSDĐ là một tiến trình xây dựng những quyết định để đưa đến những hành động trong việc phân chia đất đai cho sử dụng để cung cấp những cái có lợi bền vững nhất (FAO, 1995).



Với cái nhìn về quan điểm khả năng bền vững thì chức năng của QHSDĐ là hướng dẫn sự quyết định trong sử dụng đất đai để làm sao trong nguồn tài nguyên đó được khai thác có lợi cho con người, nhưng đồng thời cũng được bảo vệ cho tương lai. Cung cấp những thông tin tốt liên quan đến nhu cầu và sự chấp nhận của người dân, tiềm năng thực tại của nguồn tài nguyên và những tác động đến môi trường có thể có của những sự lựa chọn là một yêu cầu đầu tiên cho tiến trình quy hoạch sử dụng đất đai thành công. Ở đây đánh giá đất đai giữ vai trò quan trọng như là công cụ để đánh giá thực trạng của đất đai khi được sử dụng cho mục đích riêng biệt (FAO, 1976) [27] hay như là phương pháp để giải nghĩa hay dự đoán tiềm năng sử dụng của đất đai (Van Diepen và ctv., 1988). Do đó có thể định nghĩa: “Quy hoạch sử dụng đất là sự đánh giá tiềm năng đất nước có hệ thống, tính thay đổi trong sử dụng đất đai và những điều kiện kinh tế xã hội để chọn lọc và thực hiện các sự chọn lựa sử dụng đất đai tốt nhất. Đồng thời quy hoạch sử dụng đất đai cũng là chọn lọc và đưa vào thực hành những sử dụng đất đai đó mà nó phải phù hợp với yêu cầu cần thiết của con người về bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên trong tương lai” [19].

Lê Quang Trí (2005) [19]: QHSDĐ là sự đánh giá tiềm năng đất nước có hệ thống, tính thay đổi trong sử dụng đất đai và những điều kiện kinh tế xã hội để chọn lọc và thực hiện các sự lựa chọn sử dụng đất đai tốt nhất. Đồng thời QHSDĐ cũng là chọn lọc và đưa vào thực hành những sử dụng đất đai đó mà nó phải phù hợp với yêu cầu cần thiết của con người về bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên trong tương lai.

Do đó trong quy hoạch cho thấy: Những sự cần thiết phải thay đổi; Những cần thiết cho việc cải thiện quản lý, hay những cần thiết cho kiểu sử dụng đất đai hoàn toàn khác nhau trong các trường hợp cụ thể khác nhau.

Các loại sử dụng đất đai bao gồm: Đất ở nông nghiệp (thủy sản, chăn nuôi

…) đồng cỏ, rừng, bảo vệ thiên nhiên và du lịch đều phải được phân chia một cách cụ thể theo thời gian được quy định. Do đó trong QHSDĐ phải cung cấp những hướng dẫn cụ thể giúp cho các nhà quyết định có thể lựa chọn trong các trường hợp



có sự mâu thuẫn giữa đất nông nghiệp và phát triển đô thị hay công nghiệp hóa bằng cách chỉ ra các vùng đất đai nào có giá trị nhất cho đất nông nghiệp và nông thôn mà không nên sử dụng cho các mục đích khác.

Quy hoạch sử dụng đất là một hệ thống các biện pháp kinh tế, kỹ thuật và pháp chế của nhà nước về tổ chức sử dụng đầy đủ, hợp lý, có hiệu quả cao thông qua việc phân phối và tái phân phối quỹ đất (cả nước hoặc tổng phạm vi một đơn vị, đối tượng sử dụng đất cụ thể), tổ chức sử dụng đất như một tư liệu sản xuất cùng với các tư liệu sản xuất khác gắn liền với đất nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất, hiệu quả sản xuất xã hội tạo điều kiện bảo vệ đất và bảo vệ môi trường [23].

1.1.2. Quy hoạch vùng lãnh thổ


Theo Nguyễn Nhật Tân - Nguyễn Thị Vòng (1995) [17] Quy hoạch vùng lãnh thổ là hệ thống các biện pháp xây dựng một cơ cấu kinh tế hợp lý gắn liền với cơ cấu đất đai và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên, các công trình kinh tế - văn hóa – xã hội, nguồn lao động, tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển lực lượng sản xuất để phát triển kinh tế, xã hội nông thôn mới và xã hội mới.

Quy hoạch vùng lãnh thổ là khoa học về quản lý tài nguyên mang cả 3 tính chất: Kinh tế, kỹ thuật và pháp lý. Là cơ sở để lập dự án đầu tư phát triển kinh tế và xây dựng nông thôn mới. Sự phát triển của khoa học quy hoạch vùng lãnh thổ liên quan đến sự phát triển của các quản lý phát triển kinh tế và phân bố lực lượng sản xuất trên địa bàn lãnh thổ.

Quy hoạch phát triển nông thôn là quy hoạch tổng thể, nó bao gồm tổng hợp nhiều nội dung hoạt động trong các lĩnh vực kinh tế văn hóa xã hội và môi trường liên quan đến vấn đề phát triển con người trong các cộng đồng nông thôn theo các tiêu chuẩn của phát triển bền vững. Về khái niệm quy hoạch phát triển nông thôn có thể tiếp cận theo 2 góc độ, đứng trên góc độ phân bố lực lượng sản xuất, quy hoạch phát triển nông thôn là sự phân bố các nguồn lực tài nguyên, đất đai, lao động, vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật, sự bố trí cơ cấu kinh tế nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ trên lãnh thổ nông thôn một cách hợp lý để đạt hiệu quả cao. Đứng trên góc độ kế



hoạch hóa, quy hoạch phát triển nông thôn là một khâu trong quy trình kế hoạch hóa nông thôn. Bắt đầu tự chiến lược phát triển kinh tế xã hội nông thôn đến quy hoạch phát triển nông thôn rồi cụ thể hóa bằng các kế hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn trên địa bàn nông thôn [9].

Đặc điểm của quy hoạch là quy hoạch thường mang tính định hướng về tương lai, vì vậy quy hoạch phải có mục tiêu rõ rệt. Mục tiêu không thể hình thành do ý nghĩa chủ quan của một số người làm quy hoạch, cũng không thể hình thành chóng vánh trong ngày một ngày hai mà nó phải trải qua một quá trình tìm tòi, cân nhắc lâu dài từ tổng quát đến chi tiết, từ cục bộ đến toàn diện. Mục tiêu phải có tính khả thi, nếu quy hoạch không hướng về tương lai thì chỉ là một việc làm tốn kém, một bức tranh không có lợi ích [9].

1.1.3. Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng


Lâm nghiệp là một ngành kinh tế kỹ thuật đặc thù bao gồm tất cả các hoạt động gắn liền với sản xuất hàng hóa và dịch vụ từ rừng như các hoạt động bảo vệ, gây trồng, khai thác, vận chuyển, sản xuất, chế biến lâm sản và các dịch vụ môi trường có liên quan đến rừng; đồng thời ngành lâm nghiệp có vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, xóa đói, giảm nghèo, đặc biệt cho người dân miền núi, góp phần ổn định xã hội và an ninh quốc phòng [20].

Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng là một hoạt động vừa mang tính khoa học vừa mang tính pháp lý của hệ thống các biện pháp kỹ thuật, kinh tế, xã hội. Thực chất đó là quá trình ra quyết định sử dụng rừng và đất rừng như một tư liệu sản xuất đặc biệt, nhằm mục tiêu sử dụng rừng và đất rừng một cách hiệu quả. Công tác quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng luôn được trú trọng và coi là nhiệm vụ chiến lược trong quản lý rừng và đất rừng.

Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng là một bộ phận cấu thành của quy hoạch tổng thể phát triển nông thôn. Do đó công tác quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng cần có sự phối hợp chặt chẽ với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội nông thôn nhằm tránh sự chồng chéo, hạn chế lẫn nhau giữa các ngành. Thực chất của



công tác quy hoạch là tổ chức không gian và thời gian phát triển cho một ngành hoặc một lĩnh vực sản xuất trong từng giai đoạn cụ thể. Mỗi ngành kinh tế muốn tồn tại và phát triển thì nhất thiết phải thực hiện quy hoạch, sắp xếp một cách hợp lý mà trong đó công tác điều tra cơ bản phục vụ cho quy hoạch phát triển phải đi trước một bước. Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng có ý nghĩa rất quan trọng đối với ngành lâm nghiệp nói riêng và sự phát triển kinh tế xã hội nói chung. Nếu công tác quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng được chú ý quan tâm đúng mức thì sự phát triển của ngành lâm nghiệp được chú ý quan tâm đúng mức thì sự phát triển của ngành lâm nghiệp sẽ mang lại tính bền vững, trong điều kiện ngược lại sẽ gặp những trở ngại, khó khăn. Ngày nay khi nhu cầu của xã hội về lâm sản đáp ứng cho nguyên liệu, gỗ, củi … ngày càng cao, tạo áp lực ngày càng lớn vào tài nguyên rừng và đất rừng thì vấn đề quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng một cách bền vững càng trở nên quan trọng và cấp thiết hơn bao giờ hết, và đã trở thành một nguyên tắc hàng đầu trong chiến lược phát triển rừng của mỗi quốc gia nói riêng và trên toàn thế giới nói chung [14].

Tùy theo cách nhìn nhận về quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng sao cho hợp lý đã được nhiều tác giả khác nhau đề cập tới ở những mức độ rộng hẹp khác nhau. Việc đưa ra một khái niệm thống nhất là một điều rất khó thực hiện, song phân tích qua các khái niệm cho thấy có những điểm giống nhau, đó là dựa trên quan điểm về sự phát triển bền vững thì các hoạt động có liên quan đến đất đai phải được xem xét một cách toàn diện và đồng thời nhằm đảm bảo nó một cách lâu dài và bền vững.

Những nội dung chủ yếu thường được chú ý là các yếu tố về mặt kinh tế, bảo vệ môi trường, bảo vệ các hệ sinh thái đa dạng sinh học và các đặc điểm xã hội, nhân văn. Quá trình phát triển của việc quản lý sử dụng đất trên thế giới luôn gắn liền với lâm sản phát triển xã hội loài người.

Xem tất cả 143 trang.

Ngày đăng: 19/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí