Hoạt Động Dlst Tại Vqg Ba Vì, Huyện Ba Vì, Thành Phố Hà Nội


Năm 2002, Vương Văn Quỳnh và cộng sự đã nghiên cứu ảnh hưởng của du lịch đến bảo vệ môi trường ở 3 VQG Tam Đảo, VQG Cúc Phương và VQG Cát Bà. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng du lịch sinh thái ở các VQG và khu bảo tồn đang phát triển như một xu hướng không thể cưỡng lại được. Nó có vai trò to lớn với phát triển kinh tế xã hội của đất nước nhưng cũng là một nguy cơ tiềm ẩn về suy thoái môi trường ở các VQG và KBTTN. Mặc dù ở mức còn hạn chế nhưng những tác động tiêu cực ở 3 VQG đã biểu hiện rõ.

Năm 2004, Bùi Thế Đồi đã nghiên cứu về những giải pháp quản lý bền vững tài nguyên du lịch sinh thái VQG Cát Bà. Nghiên cứu cho thấy du lịch đang diễn ra mạnh mẽ tại Cát Bà, đã mang lại lợi ích đáng kể đối với sự phát triển của vùng đảo, đã tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho người dân. Nguồn thu nhập từ du lịch đã tăng lên theo từng năm, đặc biệt ở khu vực thị trấn và những nơi thuận lợi cho kinh doanh du lịch. Tuy nhiên, cùng với sự gia tăng về lượng khách du lịch đến với đảo Cát Bà thì số lượng các vụ vi phạm tài nguyên rừng, biển có chiều hướng gia tăng. Cộng đồng địa phương vẫn chưa thực sự tham gia vào quản lý du lịch sinh thái và lợi ích từ du lịch đối với họ không đáng kể.

1.4. Hoạt động DLST tại VQG Ba Vì, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội

Cùng với định hướng chung của đất nước, VQG Ba Vì cũng coi du lịch là một trong những lĩnh vực có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế

- xã hội. Tiềm năng du lịch dồi dào phong phú đã được khách du lịch gần xa biết đến với các lễ hội, các làng nghề thủ công truyền thống và vùng văn hóa sinh thái xứ Đoài.

Khách du lịch vào thăm Vườn những năm gần đây có xu hướng tăng dần với tốc độ tương đối cao. Địa điểm du khách tới thăm tập trung tại các khu vực độ cao 400, độ cao 1.100, đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh, đền thờ Đức Thánh Tản, đền Trung, chùa Tản Viên.... và một lượng lớn khách học sinh, sinh viên đến Vườn cắm trại, thực tập, nghiên cứu đặc biệt vào dịp mùa hoa dã quỳ.


Một trong các lý do khách đến Vườn trong 2 năm gần đây tăng đột biến do Vườn đã xây dựng được nhiều tuyến đi bộ trong rừng, đặc biệt là tuyến thăm hoa dã quỳ, vào mùa hoa dã quỳ nở có ngày cao điểm lên đến 10.000 lượt người/ngày. Đối tượng chính là học sinh, sinh viên, gia đình, nhóm bạn….

Trung tâm Giáo dục môi trường và dịch vụ của Vườn tổ chức hướng dẫn du khách thăm quan rừng, cắm trại, giới thiệu cho du khách hiểu biết thêm những giá trị về tài nguyên thiên nhiên, văn hoá lịch sử, tâm linh…

Tổ chức dịch vụ các hội nghị, hội thảo: hiện nay trên Vườn chỉ có một hội trường có sức chứa 200 đại biểu tại khu vực độ cao 400, ngoài ra có thể tận dụng, kết hợp từ nhà ăn phục vụ một số chương trình hội thảo nhỏ cho các đơn vị, cơ quan có nhu cầu thuê để tổ chức hội nghị.

Ngoài lượng du khách do vườn quốc gia Ba Vì quản lý chủ yếu từ độ cao 400m trở lên, quanh chân núi Ba Vì còn nhiều điểm du lịch như (Khoang Xanh, Ao Vua, Đầm Long, Hồ Suối Hai, Tản Đà resort, Hồ Tiên Sa…).

Hiện nay lượng khách quốc tế đến Việt Nam muốn tham gia vào những hoạt động của du lịch sinh thái ngày càng nhiều đông. VQG Ba Vì cũng là nơi mà du khách nước ngoài quan tâm và muốn đặt chân đến. Đối tượng khách quốc tế đến đây chủ yếu là khách châu Âu như: Anh, Úc, Mỹ hoặc Đức. Họ đến đây với một mục đích chính là tham gia vào du lịch sinh thái theo đúng nghĩa của nó, đó là “sống hòa nhập hoàn toàn với thiên nhiên”, được tận mắt chứng kiến sự đa dạng sinh học, những loài động vật quí hiếm, đặc hữu, cuộc sống hoang dã đã phong phú. Nhưng thực tế du khách chỉ được tham gia vào du lịch sinh thái mang tính “màu sắc”.

Kết quả điều tra thống kê thì số lượng khác du lịch đến với VQG Ba Vì có hướng tăng và được tổng hợp tại Bảng 4.1:



Nguồn: Trung tâm Giáo dục môi trường và Dịch vụ (2018)

Sự gia tăng lượng du khách qua các năm được thể hiện ở hình sau:

Bảng 1.1. Thống kê số lượt khách du lịch đến thăm VQG Ba Vì từ năm 2012 - 2017‌

STT

Chỉ tiêu

2012

2013

2014

2015

2016

2017


1

Lượng du khách


124.093


139.601


148.924


216.050


371.821


379.838


1.1

Du khách trong nước





213.456


368.383


377.564


1.2

Du khách quốc tế





2.594


3.438


2.274

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.

Nghiên cứu đánh giá tiềm năng du lịch với các sản phẩm từ rừng tại Vườn quốc gia Ba Vì, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội - 4


Hình 1.1. Lượng du khách do VQG Ba Vì quản lý

Do vị trí gần với thủ đô Hà Nội, thêm vào đó là sự đa dạng về sinh thái và loại hình du lịch của VQG Ba Vì, kết quả kinh doanh dịch vụ DLST tại Vườn có xu hướng tăng mạnh. Tính đến tháng 12/2017, lượng khách đến Vườn là 379.838 lượt khách vào Vườn, trong đó: Khách trong nước vào Vườn tăng 9181


(lượt) tương ứng tốc độ tăng 2,49% so với năm 2016. Tuy nhiên khách quốc tế lại giảm 1.164 (lượt) tương ứng mức giảm 33,86% so với năm 2016.

Về tình hình thu hút khách du lịch của các đơn vị thuê đạt kết quả tốt, lượng khách du lịch của các đơn vị thuê môi trường rừng tăng khá nhanh, đã đem lại nguồn thu lớn cho địa phương cũng như cho các doanh nghiệp. Trong tổng số các đơn vị nhận thuê thì KDL Ao Vua và KDL Khoanh Xanh – Suối Tiên có doanh thu cao nhất, KDL Suối Mơ có doanh thu thấp nhất. Để được phép thuê, cũng như có nguồn thu thì các đơn vị thuê cũng phải bỏ vốn đầu tư, bao gồm kinh phí đầu tư cơ sở vật chất phục vụ du lịch (theo khả năng của từng đơn vị), kinh phí cho công tác bảo vệ và phát triển rừng tại khu vực thuê. Hàng năm các đơn vị thuê phải nộp phí thuê môi trường rừng căn cứ vào diện tích thuê, đơn giá được duyệt. Ngoài chi phí thuê dịch vụ môi trường rừng, các đơn vị thuê còn phải bỏ kinh phí bảo vệ rừng hàng năm, bao gồm chi phí nhân công, chi phí thiết bị ước tính khoảng 690 triệu đồng (Bùi Thị Minh Nguyệt, Trần Quang Bảo, 2013).

* Hoạt động quản lý hoạt động du lịch tại VQG Ba Vì


Hình 1.2. Sơ đồ tổ chức Vườn Quốc Gia Ba Vì


* Ban giám đốc Vườn:

Giám đốc Vườn: Giám đốc Vườn kiêm Hạt trưởng Hạt Kiểm Lâm là người được nhà nước giao nhiệm vụ quản lý, chịu trách nhiệm trước Tổng Cục Trưởng Tổng cục Lâm nghiệp và trước pháp luật về mọi hoạt động của Vườn theo chức năng, nhiệm vụ được giao trên cơ sở bảo toàn và sử dụng nguồn vốn của đơn vị, đồng thời thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước, địa phương và chính quyền sở tại. Giám đốc Vườn do Bộ trưởng bộ Nông Nghiệp bổ nhiệm và bổ nhiệm lại.

Phó Giám đốc Vườn: Là người giúp việc Giám đốc Vườn và được Giám đốc Vườn phân công (bằng văn bản) phụ trách một số lĩnh vực công tác cụ thể, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Vườn và trước pháp luật về các lĩnh vực được phân công. Phó Giám đốc Vườn do Giám đốc Vườn đề nghị theo qui trình bổ nhiệm cán bộ, Tổng cục trưởng TCLN ra quyết định bổ nhiệm và bổ nhiệm lại.

* Phòng Tổ chức - Hành Chính:

Chức năng, nhiệm vụ: Tham mưu công tác tổ chức, cán bộ, lao động tiền lương, hành chính, quản trị, tổng hợp.

* Phòng Kế hoạch – Tài chính:

Chức năng, nhiệm vụ: Tham mưu xây dựng kế hoạch hoạt động của Vườn quốc gia, thực hiện công tác quản lý, sử dụng tài chính, tài sản.

* Phòng Khoa học và Hợp tác quốc tế:

Chức năng, nhiệm vụ: Là phòng tham mưu giúp Giám đốc Vườn thực hiện chức năng chuyên môn về hoạt động khoa học, công nghệ và hợp tác Quốc tế.

* Trung tâm Giáo dục môi trường và Dịch vụ: Đơn vị sự nghiệp có con dấu, tài khoản riêng.Trụ sở: Xã Tản Lĩnh - Huyện Ba Vì - TP Hà Nội.

Chức năng, nhiệm vụ:

Tổ chức hoạt động du lịch sinh thái và giáo dục môi trường, kinh doanh một số dịch vụ khác theo quy chế hoạt động của Trung tâm.


Tổ chức đón tiếp, phục vụ, giới thiệu, hướng dẫn, tuyên truyền, giáo dục về bảo tồn thiên nhiên, môi trường cho các đối tượng khách đến tham quan du lịch. Tổ chức các hoạt động quảng bá, tiếp thị, Maketing nhằm thu hút khách du lịch đến tham quan Vườn.

Xây dựng phương án tổ chức hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch (Phương án kinh doanh, sử dụng lao động, thu nhập, đầu tư phát triển…).

Quản lý và sử dụng cơ sở vật chất cho Vườn. Tổ chức kinh doanh dịch vụ du lịch đảm bảo đúng pháp luật và phù hợp với định hướng phát triển của Vườn.

Tìm kiếm đối tác và tham mưu cho Giám đốc Vườn tổ chức liên doanh, liên kết, liên doanh dịch vụ du lịch theo quy hoạch của Vườn.

Được giám đốc Vườn ủy quyền bằng văn bản đại diện cho lợi ích của Vườn, thực hiện quyền và trách nhiệm trong các hoạt động liên doanh, liên kết kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái và Giáo dục môi trường.

Phối hợp với các đoàn thể, các đội văn nghệ của địa phương tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ với các đoàn khách, tạo sân chơi, góp phần tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức bảo tồn thiên nhiên, môi trường cho du khách.

* Hạt kiểm lâm: Đơn vị có con dấu và tài khoản riêng.

Chức năng: Tham mưu cho Giám đốc và trực tiếp thực hiện việc quản lý bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ các di sản văn hóa, lịch sử trong phạm vi ranh giới Vườn theo pháp luật hiện hành. Giúp chính quyền địa phương thực hiện quản lý nhà nước vè bảo vệ rừng, đảm bảo chấp hành pháp luật về quản lý, bảo vệ rừng.

Nhiệm vụ: Hạt Kiểm lâm chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc Vườn và chịu sự chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ của Cục Kiểm lâm và các Chi cục kiểm lâm có liên quan theo phân cấp.


Chương 2

MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


2.1. Mục tiêu nghiên cứu

2.1.1. Mục tiêu chung

Góp phần xây dựng cơ sở khoa học cho phát triển du lịch bền vững ở các vườn quốc gia và khu bảo tồn ở Việt Nam.

2.1.2. Mục tiêu cụ thể

- Đánh giá thực trạng khai thác các sản phẩm du lịch tại VQG Ba Vì, huyện Ba Vì, TP. Hà Nội.

- Đánh giá tiềm năng khai thác các sản phẩm du lịch từ rừng ở VQG Ba Vì, huyện Ba Vì, TP Hà Nội.

- Đề xuất được một số giải pháp khai thác bền vững các sản phẩm du lịch từ rừng ở VQG Ba Vì, huyện Ba Vì, TP. Hà Nội.

2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài

- Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động du lịch và các sản phẩm từ rừng tại VQG Ba Vì, huyện Ba Vì, TP. Hà Nội.

- Phạm vi nghiên cứu: Du lịch tại rừng ở VQG Ba Vì, TP. Hà Nội.

- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 01/2018 đến tháng 12/2018.

2.3. Nội dung nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu đề ra, đề tài thực hiện nghiên cứu các nội dung:

2.3.1. Đánh giá tiềm năng khai thác tài nguyên rừng phục vụ nhu cầu du khách tại VQG Ba Vì, huyện Ba Vì, TP Hà Nội

- Đánh giá tiềm năng khai thác các loài động thực vật rừng làm thực phẩm, thuốc chữa bệnh, nguyên liệu hàng thủ công mỹ nghệ.

- Đánh giá tiềm năng nhân văn cho dự phát triển du lịch tại VQG Ba Vì.

- Đánh giá tiềm năng du lịch sinh hoạt cộng đồng tại VQG Ba Vì.


- Đánh giá tiềm năng khai thác cảnh quản rừng để du khách thỏa mãn nhu cầu thưởng ngoạn.

- Đánh giá tiềm năng khai thác kiến thức bản địa để du khách thỏa mãn nhu cầu trải nghiệm nghề rừng.

2.3.2. Đánh giá thực trạng khai thác các sản phẩm du lịch từ rừng tại VQG Ba Vì, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội

2.3.3. Định hướng giải pháp khai thác bền vững các sản phẩm du lịch từ rừng ở VQG Ba Vì, TP Hà Nội

- Đề xuất giải pháp thể chế, chính sách;

- Giải pháp về mặt kinh tế, xã hội.

2.4. Phương pháp nghiên cứu

2.4.1. Phương pháp tiếp cận

Sản phẩm du lịch là các dịch vụ hàng hóa cung cấp cho người du lịch, được tạo nên bởi sự kết hợp của việc khai thác các yếu tố tự nhiên xã hội với việc sử dụng các nguồn lực: cơ sở vật chất kỹ thuật và lao động tại một cơ sở, một vùng hay một quốc gia nào đó.

Sản phẩm du lịch từ rừng là các sản phẩm du lịch được cung cấp cho người du lịch tại hệ sinh thái rừng. Các sản phẩm du lịch từ rừng như: sản phẩm thăm ngắm, thưởng ngoạn, dịch vụ cung cấp thực phẩm từ rừng, dịch vụ cung cấp dược thảo, nguyên liệu đồ thủ công mỹ nghệ, dịch vụ du lịch tâm linh,...

Tiềm năng của các sản phẩm du lịch từ hệ sinh thái rừng phục vụ mục đích du lịch được thể hiện ở nhu cầu của người dân đến du lịch ở hệ sinh thái rừng, đặc điểm tự nhiên và đặc điểm nhân tạo của các hệ sinh thái rừng, loại hình và số lượng sản phẩm du lịch có thể được tạo ra của các hệ sinh thái rừng và sức chịu tải, hay sức chứa du lịch của chúng. Tiềm năng của các sản phẩm du lịch từ rừng là cơ sở ban đầu giúp xây dựng các tiêu chí, chỉ số kỹ thuật cần thiết liên quan mỗi khi tiến hành quy hoạch, thiết kế các dự án du lịch. Việc xác định

Xem tất cả 125 trang.

Ngày đăng: 06/08/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí