Sản Lượng Bình Quân Của Dược Liệu Và Nguyên Liệu Hàng Thủ Công Mỹ Nghệ (Kg/ha/năm)


Hình 3.11. Cây cam thảo (Glycyrrhiza uralensis)

Hình 3.12. Cây Câu Đằng (Uncaria rynchophylla)


Các sản phẩm dược liệu ở mức 6 đến 13 Kg/ha. So với sản lượng trước đây khoảng 10 năm thì chỉ còn khoảng 1/4. Những người được phỏng vấn cho biết nguyên nhân chủ yếu là do khai thác quá mức nên nguồn giống còn lại ít và chủ yếu là những cây có giá trị không cao. Ngoài ra, việc quản lý vườn quốc gia cũng ngăn cấm phần nào việc thu hái trong rừng.

Sản lượng luồng và nứa cũng ở mức 25 đến 30 kg/ha. Mức khai thác như vậy là rất ít chủ yếu phục vụ nhu cầu của hộ gia đình. Những cây này trong rừng không ít nhưng việc khai thác bị ngăn cấm phục vụ cho các hoạt động bảo tồn của vườn quốc gia.

Các loài tế guột vẫn còn khá phổ biến ở cả rừng tự nhiên và rừng trồng. Đây là loài cây hàng năm và phục hồi nhanh. Tuy nhiên sản lượng cũng không cao. Ở rừng trồng thì liên quan đến biện pháp phòng cháy rừng, người phát dọn hàng năm để chống cháy rừng. Còn trong rừng tự nhiên sự phát triển mạnh mẽ của tầng cây cao làm cho diện tích của tế guột giảm đi. Mặt khác việc khai thác cũng bị ngăn cấm để bảo vệ vườn quốc gia.

Căn cứ vào số liệu phỏng vấn đề tài ước lượng tổng sản lượng của dược liệu và nguyên liệu hàng thủ công mỹ nghệ, số liệu trong bảng sau.

Bảng 3.5. Sản lượng bình quân của dược liệu và nguyên liệu hàng thủ công mỹ nghệ (kg/ha/năm)

TT

Loại sản phẩm

Sản lượng

1

Dược liệu

9.8

2

Luồng

12.5

3

Nứa

26.5

4

Mây

7.0

5

Guột

8.6

6

Song

1.0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.

Nghiên cứu đánh giá tiềm năng du lịch với các sản phẩm từ rừng tại Vườn quốc gia Ba Vì, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội - 7


Căn cứ vào tổng diện tích từng loại rừng và giá thị trường trung bình của các loại sản phẩm có thể xác định được tổng giá trị của các sản phẩm hàng năm từ một ha rừng và cả khu vực nghiên cứu, số liệu được thể hiện trong bảng sau.

Bảng 3.6. Giá trị dược liệu và nguyên liệu hàng thủ công mỹ nghệ (1000đ/ha/năm)

Loại sản phẩm

Giá trung bình

Thành tiền

Dược liệu

100

980

Luồng

0.9

11.25

Nứa

1.5

39.75

Mây

55

385

Guột

45

387

Song

50

50

Tổng


1853

Số liệu cho thấy tổng giá trị của các loại dược liệu và nguyên liệu hàng thủ công mỹ nghệ từ rừng bình quân mỗi năm không cao, ở mức dưới 2 triệu đồng một hecta một năm.

Theo ước đoán của những người được phỏng vấn thì nếu được quản lý tốt, sản lượng dược liệu và hàng thủ công mỹ nghệ có thể tăng ít nhất đến 3 lần. Như vậy, giá trị thu được từ khai thác các sản phẩm này sẽ đạt ở mức 5 triệu đồng trên mỗi hecta rừng.

Có thể nhận thấy trong tương lai nâng cao sản lượng của các dược liệu và hàng thủ công mỹ nghệ từ rừng không chỉ là một giải pháp quan trọng cho phát triển kinh tế xã hội của người dân ở VQG Ba Vì mà còn là giải pháp quản lý bảo vệ rừng và phát triển du lịch sinh tái bền vững tại huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội.


Căn cứ vào số liệu ở bảng trên có thể xác định được năng suất thực phẩm từ nguồn tài nguyên thực vật của hệ sinh thái rừng là 389,8 kg/ha/năm.

Để xác định mức sử dụng trung bình của du khách với các sản phẩm từ rừng đề tài đã thống kê lượng sử dụng của du khách với các hoạt động ăn uống và mua sắm, số liệu ghi trong bảng sau.

Bảng 3.7. Lượng sử dụng trung bình của khách du lịch với các sản phẩm (Kg/người)‌


STT


Nhóm thực vật

Đối tượng phỏng vấn

Khách du lịch

Người dân kinh doanh

Cán bộ quản lý

Tổng số người

20

20

20

1

Thực phẩm

0,5

0,15

0,2

2

Dược liệu

0,2

0,1

0,15


Số liệu cho thấy các nhóm đối tượng được phỏng vấn với số lượng không giống nhau. Vì vậy, đề tài sử dụng phép tính trung bình gia quyền để xác định lượng sử dụng trung bình của du khách với các loại sản phẩm thực phẩm từ rừng.

Công thức xác định lượng tiêu thụ trung bình của từng nhóm đối tượng du lịch Stb với các sản phẩm như sau:

Stbi = Stb1i*n1i/ni

Trong đó Stbi là mức tiêu thụ trung bình một du khách thuộc một nhóm đối tượng thứ i, Stb1i là mức tiêu thụ trung bình của một người có sử dụng dịch vụ của một nhóm đối tượng thứ i, n1i là số người có sử dụng dịch vụ của một nhóm đối tượng thứ i, ni là tổng số người được phỏng vấn của nhóm đối tượng thứ i. Số liệu thống kê được ghi trong bảng sau:


Bảng 3.8. Lượng sử dụng trung bình của du khách đối với từng nhóm đối tượng phỏng vấn (kg/người)


STT


Nhóm thực vật

Đối tượng phỏng vấn

Khách du lịch

Người dân kinh doanh

Cán bộ quản lý

Tổng số người

20

20

20

1

Thực phẩm

0,35

0,1

0,15

2

Dược liệu

0,07

0,02

0,03

Nếu xem tỷ lệ số người được phỏng vấn của các nhóm xấp xỉ tỷ lệ số người tham gia du lịch của mỗi nhóm ở hệ sinh thái rừng thì có thể xác định được lượng tiêu thụ trung bình của một du khách với các sản phẩm từ rừng bằng công thức sau:

STB = ∑(Stbi*ni)/n

Bảng 3.9. Lượng sử dụng sản phẩm từ rừng trung bình người


TT

Nhóm thực vật

Lượng sử dụng trung bình (kg/người)

1

Thực phẩm

0.2

2

Dược liệu

0.04


Nhìn chung lượng thực phẩm từ thực vật rừng được sử dụng là nhiều nhất. Trung bình cho mỗi du khách ăn và mua về khoảng 0.2 kg/người. Lượng dược liệu được sử dụng là 0.04 kg/người. Như vậy, lượng dược thảo tiêu thụ trung bình của khách du lịch tương đối lớn. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm cho tài nguyên cây thuốc trong các khu rừng giảm đi nhanh chóng.


Căn cứ vào nhu cầu sử dụng trung bình của du khách và sản lượng của hệ sinh thái rừng về thực phẩm, đề tài xác định số du khách được đáp ứng nhu cầu thực phẩm từ rừng như sau:

Bảng 3.10. Số khách du lịch được đáp ứng nhu cầu thực phẩm từ rừng



Sản lượng thực phẩm trung bình (kg/ha/năm)

Lượng sử dụng thực phẩm trung bình mỗi khách du lịch (kg/người)

Số người (người/ha/năm)

Thực phẩm

389.8

0.2

1949

Số liệu cho thấy số người được đáp ứng nhu cầu về thực phẩm từ tài nguyên thực vật ở rừng xấp xỉ 1949 người/ha/năm. Để du lịch ổn định cần có những giải pháp đáp ứng nhu cầu ẩm thực của du khách, một mặt phải tăng cường phát triển thực phẩm rừng tại chỗ hoặc vận chuyển từ những nơi khác.

3.1.2.2. Tiềm năng từ tài nguyên động vật

Theo kết quả thống kê từ VQG Ba Vì, khu hệ động vật có xương sống ở VQG Ba Vì thống kê có được 342 loài. Trong 342 loài đã ghi nhận có 23 loài có mẫu được sưu tầm hoặc đang được lưu trữ ở địa phương, 141 loài được quan sát ngoài thực địa và 183 loài theo phỏng vấn cán bộ quản lý và tập hợp theo tài liệu đã có.

Trong số động vật gặp ở Ba Vì, có 70 loài cho thịt, da, lông và làm cảnh. Yếu tố đặc hữu của khu hệ động vật có xương sống ở Ba Vì có 2 lớp Bò sát và Lưỡng thê. Đó là các loài Thằn lằn tai Ba Vì (Tropidophous baviensis), Ếch vạch - Chaparana delacouri. Nhóm động vật quí hiếm ở VQG Ba Vì có 66 loài, phần lớn các loài động vật rừng nhỏ hoặc trung bình. Các loài quí hiếm như: Cầy vằn - Chrotogale owstoni, Cầy mực - Artictis binturong, Cầy gấm - Prionodon pardicolor, Beo lửa - Felis temmincki, Sơn dương - Capricornis


sumatraensis, Sóc bay - Petaurista petaurista, Gà lôi trắng - Lophura nycthemera, Yểng quạ - Eurystomus orientalis, Khướu bạc má - Garrulax chinensis… và các loài đặc hữu hẹp hiện có ở VQG Ba Vì.

Với đặc điểm địa hình vùng Ba Vì độc lập nên việc di cư của các thú rừng từ nơi khác tới là rất hạn chế, dễ bị săn bắt. Có loài bị tiêu diệt hoàn toàn như Hươu sao, Gấu chó… Hiện tại, nhiều loài đang có nguy cơ bị tiêu diệt như Sơn dương, Sóc bay, Gà lôi trắng… do vậy cần phải kiểm soát chặt chẽ việc săn bắn, đồng thời tạo môi trường tốt để gây dựng và phát triển số chim thú. Nên quy hoạch các đồng cỏ để bảo vệ các loài Móng guốc và tạo không gian cho các loài chim thú di thực.

Theo kết quả điều tra của VQG về côn trùng, đã phát hiện được 552 loài côn trùng thuộc 364 giống, 65 họ, 14 bộ. Trong đó có 7 loài được ghi nhận trong Sách đỏ Việt Nam như: Bọ ngựa xanh thường - Mantis religiosa, Cà cuống - Lethocerus indicus, Bướm khế - Attacus atlas, Ngài mặt trăng - Actias selene, Bướm rồng đuôi trắng - Lamproptera curius, Bướm phượng Hêlen - Troides helena, Bướm đuôi kiếm - Graphium antiphates. Hệ côn trùng ở VQG đã tạo nên sự phong phú, đa dạng loài và lảm nổi trội giá trị thiên nhiên cứu Vườn.

Hệ động vật tại VQG Ba Vì không những giàu về thành phần loài mà còn có nhiều nét độc đáo, có những đại diện đặc trưng của địa phương. Dựa trên khái niệm về DLST cũng như từ thực tiễn phát triển DLST ở nhiều nước trên thế giới và khu vực, tiềm năng tài nguyên chủ yếu cho phát triển DLST gồm các giá trị về cảnh quan sinh thái tiêu biểu, các giá trị ĐDSH, đặc biệt là các loài sinh vật đặc hữu, quý hiếm được ghi trong Sách Đỏ thế giới và quốc gia; các giá trị văn hóa bản địa được hình thành và phát triển gắn liền với môi trường tự nhiên như tri thức bản địa về các phương thức canh tác, sản xuất, các lễ hội, sinh hoạt truyền thống gắn với các truyền thuyết tự nhiên… của cộng đồng địa phương tại


VQG Ba Vì. Đây là một trong những sản phẩm du lịch độc đáo cho khách du lịch đến khám phá, tìm hiểu và thăm ngắm các loài động vật tại VQG Ba Vì.

sóc và dúi. Các loài này chủ yếu gặp được ở rừng tự nhiên.

Bảng 3.11 Danh lục một số loài động vật cho thực phẩm rừng tại VQG Ba Vì

Đề tài đã thống kê được 5 loài và nhóm loài động vật. Các động vật chủ yếu được sử dụng làm thực phẩm cung cấp cho nhân dân và khách du lịch,các loài động vật được khai thác chủ yếu cho du lịch gồm ốc núi, cá suối, cua suối,


TT

Tên Việt Nam

Tên la tinh

Giá trị sử dụng

1

Ốc núi

Bellamya chinensis

Thực phẩm

2

Cá suối


Thực phẩm

3

Dúi

Atherurus macrourus

Thực phẩm

4

Sóc rừng

Sciuridae

Thực phẩm

5

Cua suối

Gecarcoidea lalandii

Thực phẩm


Hình 3.13. Một số sản phẩm cung cấp thực phẩm cho du lịch từ động vật tại VQG

Xem tất cả 125 trang.

Ngày đăng: 06/08/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí