Về lưu trú, địa phương có vẻ chưa nhận ra được tiềm năng khai thác kinh tế để nâng cấp cơ sở lưu trú hoặc nhu cầu của du khách nghỉ tạm hay nghỉ qua đêm không có dấu hiệu tăng. Cả huyện Duy Tiên chưa có một khách sạn nào đạt tiêu chuẩn, chỉ có 20 nhà nghỉ, nhà khách với tổng cộng 117 buồng lưu trú, quy mô vừa và nhỏ, nằm rải rác trong toàn huyện, tập trung nhiều nhất ở thị trấn Hòa Mạc24. Do có quy mô nhỏ nên cơ sở lưu trú phục vụ chủ yếu là khách qua đường, khách bình dân, khách vãng lai với thời gian lưu trú không đáng kể. Hệ thống nhà nghỉ bình dân, trang thiết bị phục vụ ở mức trung bình, chỉ phù hợp với người có thu nhập bình thường trở xuống, không phù hợp phục vụ khách du lịch.
Cũng giống như nhà nghỉ thì các nhà hàng, quán xá phục vụ ăn uống cũng có quy mô phần lớn là trung bình và nhỏ, thường phục vụ các món ăn bình dân, các món ăn thông dụng, chưa có những món ăn đặc sản, chất lượng cao phục vụ khách du lịch. Cho đến thời điểm hiện nay, cả huyện có khoảng 1.230 cơ sở phục vụ ăn uống. Trong bán kính 1 km tính từ tâm không gian tổ chức lễ hội (bãi Tịch Điền) thì chỉ có không quá 5 quán ăn, nhà hàng có thể (chứ không thể nói là đủ điều kiện) phục vụ khách du lịch bình dân.
Sau 9 lần tổ chức, cơ sở vật chất cơ bản phục vụ cho lễ hội (đàn tế, bệ đỡ khung phướn, khu đất dùng để tổ chức, đường xá) vẫn chưa được nâng cấp khiến công tác chuẩn bị cho lễ hội gặp nhiều khó khăn.
c.10. Lễ hội truyền thống góp phần quan trọng tạo nên thương hiệu điểm đến, hình thành những thị trường khách cho điểm đến và/hoặc tạo nên mùa vụ du lịch gắn với thời gian tổ chức lễ hội truyền thống.
Sau 9 năm tổ chức, một thành công đáng kể chính là đã tạo ra được một “thương hiệu văn hóa” của tỉnh, lễ hội không chỉ thành hình mà đã thành danh. Nhân dân trong tỉnh và du khách thập phương đã quen với thương hiệu “Tịch Điền” hay “Tịch Điền Đọi Sơn” và bắt đầu hình thành nhu cầu du xuân đầu năm về lễ hội. Giờ này nhắc đến tỉnh Hà Nam có lễ hội gì tiêu biểu, câu trả lời sẽ là lễ hội Tịch Điền,và ngược lại, lễ hội Tịch Điền như một chỉ báo về tỉnh Hà Nam, mặc dù “chi tiết” tịch điền trong nghi lễ cổ không chỉ tồn tại ở tỉnh này.
24 Dữ liệu phỏng vấn ông Trần Đình Tiến, Trưởng phòng, Phòng Văn hóa Thông tin huyện Duy Tiên, Hà Nam.
Trong những năm gần đây, ngoài yếu tố là một lễ hội truyền thống được phục dựng với tất cả các ý nghĩa cổ truyền, lễ hội Tịch Điền còn là một “thương hiệu”, một điểm đến nổi tiếng gần xa, mang lại cho Hà Nam nói chung và Đọi Sơn nói riêng điểm nhấn về phát triển du lịch và nhiều giá trị khác.
2.3.2.3. Kết luận
Như vậy, để trả lời câu hỏi lễ hội Kiếp Bạc và lễ hội Tịch Điền có phù hợp quản lý gắn với phát triển phát triển sản phẩm du lịch hay không, phù hợp đến đâu, từ những lý thuyết trình bày ở chương 1 và phân tích trong bảng trên, luận án kết luận về hai lễ hội này như sau:
a. Những lễ hội truyền thống phù hợp cho quản lý gắn với phát triển sản phẩm du lịch cần phải là những lễ hội đã, đang và sẽ được quản lý theo quan điểm bảo tồn – phát triển di sản văn hóa, đó là những lễ hội truyền thống đáp ứng ít nhất một trong số những nhận diện a1, a2, a3, a4:
a.1. Lễ hội truyền thống phục dựng hoặc lễ hội truyền thống đã có sự điều chỉnh, biến đổi qua thời gian và được cộng đồng có di sản chấp nhận: Lễ hội Kiếp Bạc thuộc nhóm lễ hội truyền thống đã có sự điều chỉnh, biến đổi kể từ 2005 và hiện đang diễn ra đều đặn và được cộng đồng địa phương bảo vệ, giữ gìn và ở một nghĩa nào đó, phát huy các giá trị (phát triển) của lễ hội. Còn lễ hội Tịch Điền thuộc nhóm lễ hội phục dựng dựa theo một nghi lễ cổ đã bị gián đoạn lâu dài, bước đầu được cộng đồng địa phương đón nhận và tạo nên “niềm tự hào mới” dựa trên những chất liệu không mới của lễ hội này.
a.2. Lễ hội truyền thống chưa nổi tiếng vượt cấp vùng du lịch, đang phát triển hài hòa, có xu hướng bền vững: Lễ hội Kiếp Bạc có giá trị vượt bậc và có tầm văn hóa lớn đối với quốc gia – dân tộc, tuy nhiên dưới góc nhìn du lịch thì lễ hội Kiếp Bạc mới chỉ có tầm “nổi tiếng” ở cấp vùng du lịch mà thôi, chưa đạt tầm xuyên vùng để lôi kéo được những dòng khách phương xa, ví dụ như khách miền Nam ra trải nghiệm lễ hội. Còn lễ hội Tích Điền thì cũng tương tự, có ý nghĩa tầm quốc gia những đối với du lịch thì đây là một lễ hội còn yếu kém về sức ảnh hưởng đối với du khách.
a.3. Lễ hội truyền thống có khả năng và nhu cầu phát triển hay thay đổi quy mô tổ chức, quy mô người tham dự, quy mô không gian và thời gian nhưng không ảnh hưởng đến phần lõi “nguyên gốc” (authenticity): về cả mặt chính sách lẫn mong muốn của cộng đồng địa phương, cả hai lễ hội Kiếp Bạc và Tịch Điền đều được kỳ vọng sẽ có những biến đổi phù hợp để phát triển hay điều chỉnh quy mô mà vẫn giữ gìn được những yếu tố nguyên gốc.
a.4. Lễ hội truyền thống có nhu cầu, khả năng và/hoặc đã xuất hiện thu nhập xã hội từ du lịch: cả hai lễ hội Kiếp Bạc và Tịch Điền đều có nhu cầu có được thu nhập xã hội từ du lịch, nhằm nâng cao đời sống của người dân địa phương trực tiếp và cả gián tiếp tham gia các hoạt động phục vụ du lịch tại lễ hội. Tại lễ hội Kiếp Bạc đã có những ghi nhận thu nhập xã hội ổn định trong hơn 10 năm qua, còn ở lễ hội Tịch Điền, những ghi nhận không mấy lạc quan khi không chỉ ra được nguồn thu nhập đến từ đâu. Chỉ số thu nhập xã hội là một chỉ số khó định lượng và không có thống kê đáng tin cậy. Thông qua phỏng vấn sâu các đối tượng người dân, chính quyền tham gia quản lý và tổ chức lễ hội, có thể tạm kết luận như vậy.
b. Những lễ hội truyền thống phù hợp cho quản lý gắn với phát triển sản phẩm du lịch cần phải là những lễ hội đã, đang và sẽ có sự tham gia của nhiều bên liên quan: cộng đồng có lễ hội truyền thống, khách du lịch, chính quyền và nhà quản lý địa phương,… Cụ thể hóa những nhận diện từ thực tiễn:
b.5. Lễ hội truyền thống đã, đang và sẽ có sự tham gia quản lý (vai trò khác nhau) tối thiểu của hai bên: chính quyền địa phương (hệ thống chính trị địa phương thuộc cộng đồng có di sản), dân cư địa phương và mở rộng thêm các bên: nhà tài trợ, doanh nghiệp du lịch, sự kiện và các lĩnh vực khác: khái niệm “xã hội hóa” công tác tổ chức lễ hội đã được ghi nhận tại lễ hội Kiếp Bạc khi có sự xuất hiện của những nhà tài trợ đặc thù như nhóm hầu đồng, một số doanh nghiệp có yếu tố địa phương, doanh nghiệp truyền thông. Đối với lễ hội Tịch Điền thì ngoài sự tham gia của cộng đồng địa phương theo điều phối của chính quyền (đại diện cho Nhà nước – nhà đầu tư), thì chưa có sự xuất hiện rõ rệt nào của các đối tượng khác.
b.6. Lễ hội truyền thống thu hút sự quan tâm của giới truyền thông, có hiệu ứng công chúng: Cả hai lễ hội Kiếp Bạc và Tịch Điền đều đạt được điều này khi đều có ý nghĩa tầm quốc gia – dân tộc, hướng đến giá trị văn hóa sâu, nguồn côi của dân tộc.
c. Những lễ hội truyền thống phù hợp cho quản lý gắn với phát triển sản phẩm du lịch cần phải đáp ứng một hay nhiều những nhận diện từ thực tiễn:
c.7. Lễ hội truyền thống có/bao gồm tài nguyên du lịch văn hóa tạo nên tính hấp dẫn đặc biệt thu hút khách du lịch (yếu tố USP - điểm hấp dẫn đặc biệt), hấp dẫn công chúng đa thành phần, ngoài cộng đồng có di sản: Dễ thấy đối với lễ hội Kiếp Bạc những diễn trình, nghi lễ đặc trưng gắn với đức Thánh Trần và những diễn xướng dân gian được tổ chức như những sự kiện: hội quân Lục Đầu, diễn xướng hầu Thánh, lễ hội hoa đăng, lễ khai Ấn và phát Ấn đã là yếu tố USP, còn lễ hội Tịch Điền thì có thể thấy nghi trình đức vua xuống đồng, nghi lễ tế thần Nông, rước nước, biểu diễn trống nữ Đọi Tam, hội thi vẽ trang trí trâu, làm bánh dày, làm trống là yếu tố USP thu hút khách du lịch.
c.8. Lễ hội truyền thống đã, đang và sẽ quan tâm đến việc tiêu thụ các trải nghiệm văn hóa (thông qua sản phẩm và dịch vụ văn hóa) của người tham dự và khách du lịch: Qua nghiên cứu, luận án nhận thấy đây là điểm yếu của cả hai lễ hội. Du khách gặp khó khăn trong lựa chọn và thực hiện trải nghiệm tại lễ hội. Vấn đề này thực sự cần “chất xám” được đầu tư song hành với những điều kiện khác trong việc quản lý lẽ hội.
c.9. Lễ hội truyền thống đã, đang và sẽ có sự hiện diện của các dịch vụ du lịch trọn gói hay từng phần liên quan đến tài nguyên văn hóa lễ hội truyền thống: đây cũng là điểm yếu của cả hai lễ hội.
c.10. Lễ hội truyền thống góp phần quan trọng tạo nên thương hiệu điểm đến, hình thành những thị trường khách cho điểm đến và/hoặc tạo nên mùa vụ du lịch gắn với thời gian tổ chức lễ hội truyền thống: rõ thấy lễ hội Kiếp Bạc đã trở thành điểm nhấn tạo thương hiệu cho điểm đến Hải Dương và tương tự lễ hội Tịch Điền đối với Hà Nam.
Như thế, với việc đáp ứng khoảng 8/10 (lễ hội Kiếp Bạc), 7/10 (lễ hội Tịch Điền) nhận diện nêu trên, hai lễ hội được luận án chọn phù hợp được quản lý gắn với phát triển sản phẩm du lịch ở mức cao.
2.3.3. Đánh giá khả năng khai thác lễ hội Kiếp Bạc và lễ hội Tịch Điền thành sản phẩm du lịch
Như đã trình bày ở chương 1, khi đánh giá cho các chỉ tiêu cụ thể thuộc 8 tiêu chí của 3 hệ tiêu chí, luận án có thể cho thấy rõ nét hơn khả năng khai thác lễ hội truyền thống thành sản phẩm du lịch (1.2.4.2.) và những thế mạnh hay điểm yếu của từng lễ hội đã được nhận diện phù hợp quản lý gắn với phát triển sản phẩm du lịch (1.2.4.1.). Thang đo thứ tự Likert 5 mức (1) Rất tốt, 2) Tốt, 3) Trung Bình, 4) Yếu, 5) Kém) được áp dụng cho hệ tiêu chí ở Bảng 1.3. Căn cứ đánh giá là ngoài những dữ liệu định lượng có thể thu thập hay ước lượng (số lượng khách, vốn đầu tư, thu nhập xã hội…) thì luận án chủ yếu sử dụng phương thức đánh giá định tính thông qua phỏng vấn sâu.
Bảng 2.1. Đánh giá khả năng khai thác lễ hội Kiếp Bạc và lễ hội Tịch Điền thành sản phẩm du lịch
Tiêu chí | Chỉ tiêu cụ thể | Lễ hội Kiếp Bạc | Lễ hội Tịch Điền | |
a. Hệ tiêu chí về giá trị của sản phẩm du lịch – tài nguyên lễ hội truyền thống | ||||
1 | Sức thu hút khách du lịch từ yếu tố USP (điểm hấp dẫn đặc biệt) | 1.1. Có điểm hấp dẫn độc nhất vô nhị, riêng có, đặc biệt, không phổ biến,… | Rất tốt | Tốt |
1.2. Có sự xuất hiện của dòng khách ngoài vùng du lịch ổn định qua 3-5 năm đến lễ hội vì yếu tố USP. | Trung bình | Yếu | ||
2 | Quy mô của lễ hội phù hợp | 2.3. Số lượng khách tham quan và khách du lịch ổn định qua 3-5 năm ước đạt con số từ | Rất tốt | Tốt |
Có thể bạn quan tâm!
- Giá Trị Của Lễ Hội Tịch Điền Với Tư Cách Tài Nguyên Du Lịch
- Quản lý lễ hội truyền thống gắn với phát triển sản phẩm du lịch qua khảo sát lễ hội kiếp bạc Hải Dương và lễ hội tịch điền Hà Nam - 11
- Quản lý lễ hội truyền thống gắn với phát triển sản phẩm du lịch qua khảo sát lễ hội kiếp bạc Hải Dương và lễ hội tịch điền Hà Nam - 12
- Đánh Giá Chung Quản Lý Lễ Hội Kiếp Bạc Và Lễ Hội Tịch Điền Gắn Với Phát Triển Du Lịch
- Quan Điểm Bảo Tồn Di Sản Văn Hóa Lễ Hội Truyền Thống
- Lễ Hội Truyền Thống Được Hiểu Như Một Dạng Hàng Hóa Phục Vụ Cho Mục Đích Kinh Tế, Đặc Biệt Là Du Lịch
Xem toàn bộ 228 trang tài liệu này.
phát triển thành sản phẩm du lịch. | 10.000 người/ngày lễ hội trở lên. | |||
2.4. Quy mô tổ chức: lễ hội truyền thống của địa phương nhưng được tổ chức theo quy mô (cấp bậc) từ cấp huyện/thị xã trở lên. | Rất tốt | Rất tốt | ||
2.5. Quy mô không gian: do không gian lễ hội khá linh hoạt theo những hoạt động có biên độ di chuyển dài (đám rước, đua thuyền trên sông…) nên không gian được tính là tối thiểu 2 điểm dừng chân có đối tượng tham quan hay hoạt động trải nghiệm gắn với lễ hội, không gian địa lý không vượt quá địa lý hành chính cấp huyện. | Rất tốt | Trung bình | ||
2.6. Quy mô thời gian: để đảm bảo thời gian lưu trú và trải nghiệm lễ hội của du khách, khuyến khích du khách sử dụng dịch vụ tại chỗ nên thời gian chính của lễ hội không ngắn hơn 1,5 ngày, nếu có những hoạt động trải nghiệm ban đêm thì rất được khuyến khích. | Tốt | Trung bình | ||
b. Hệ tiêu chí về khả năng phát triển sản phẩm du lịch gắn với lễ hội truyền thống | ||||
3 | Các yếu tố thu hút và phục vụ khách du lịch. | 3.7. Khoảng cách và giao thông để tiếp cận lễ hội truyền thống tính từ trung tâm gửi khách thuận tiện (theo thông lệ của ngành du lịch). | Rất tốt | Tốt |
3.8. Cơ sở hạ tầng (đường xá, điện nước, thông tin liên lạc…) theo điều kiện của địa phương, nhưng cần đảm bảo ở mức tối thiểu theo thông lệ của ngành du lịch. | Tốt | Trung bình |
3.9. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ khách (các loại phương tiện vận chuyển khách, các cơ sở lưu trú, ăn uống, giải trí, mua sắm... theo thông lệ của ngành du lịch) | Trung bình | Yếu | ||
3.10. Nhân viên phục vụ và cơ sở vật chất và tiện nghi khác (theo thông lệ của ngành du lịch). | Trung bình | Yếu | ||
3.11. Hệ thống dịch vụ cung ứng tại chỗ và lân cận (dịch vụ chính (ăn, ngủ, đi lại), dịch vụ đặc trưng (hướng dân du lịch, tổ chức tour), dịch vụ bổ sung (mua sắm hàng lưu niệm, thư giãn giải trí, chăm sóc sức khỏe, thông tin liên lạc…) theo thông lệ của ngành du lịch). | Yếu | Kém | ||
4 | Khả năng kinh doanh du lịch chuyên nghiệp. | 4.12. Có khả năng thiết kế và cung ứng tour du lịch lựa chọn (option tour) hoặc tour du lịch trọn gói (package tour) với khách du lịch có lưu trú qua đêm, khuyến khích tiêu thụ và trải nghiệm dịch vụ, sản phẩm hàng hóa địa phương, sử dụng nhân lực du lịch địa phương. | Yếu | Kém |
4.13. Có sự tham gia của các doanh nghiệp lữ hành, các văn phòng/đại lý du lịch (TO&/TA) | Kém | Kém | ||
4.14. Có khả năng liên kết mở rộng điểm đến, phát triển tour du lịch liên vùng. | Tốt | Trung bình | ||
5 | Có thương hiệu, được xây dựng hình ảnh, quảng bá, giới | 5.15. Có hệ thống nhận diện hình ảnh/ thương hiệu của lễ hội truyền thống. | Rất tốt | Tốt |
5.16. Có cổng thông tin chính thức, thông tin được cập nhật liên tục kể cả ngoài mùa lễ hội. | Rất tốt | Trung bình |
thiệu, marketing điểm đến du lịch một cách chuyên nghiệp. | 5.17. Thu hút giới truyền thông tham gia giới thiệu, quảng bá, marketing điểm đến. | Rất tốt | Rất tốt | |
5.18. Có hiệu ứng truyền miệng từ kết nối cá nhân trực tiếp hay gián tiếp, qua mạng xã hội góp phần tạo cầu du lịch. | Tốt | Trung bình | ||
c. Hệ tiêu chí về điều kiện, nguồn lực phát triển sản phẩm du lịch gắn với lễ hội truyền thống | ||||
6 | Vốn đầu tư cho lễ hội có yếu tố xã hội hóa. | 6.19. Vốn đầu tư của Nhà nước thông qua ngân sách cấp qua từng năm. | Rất tốt | Rất tốt |
6.20. Vốn đối ứng của cộng đồng địa phương. | Trung bình | Kém | ||
6.21. Vốn góp, tài trợ của các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân. | Yếu | Kém | ||
6.22. Sự đầu tư nâng cao khả năng cung ứng du lịch cho địa phương từ các bên. | Trung bình | Yếu | ||
7 | Chính sách khuyến khích, ưu tiên phát triển lễ hội truyền thống gắn với phát triển du lịch. | 7.23. Chính sách phát triển của lễ hội truyền thống nằm trong các ưu tiên của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, vùng hoặc tỉnh, thành phố, quận, huyện, thị xã và chính sách của ngành du lịch các cấp. | Rất tốt | Rất tốt |
8 | Sự tham gia nhiêt tình và thái độ tích cực, chủ động của cộng đồng địa phương | 8.24. Có nhiều vị trí công việc và số lượng việc làm cho cộng đồng dân cư địa phương, | Tốt | Yếu |
8.25. Góp phần phát triển sản xuất-kinh doanh tại địa phương, phục dựng được nghề truyền thống hay phát triển nghề đặc trưng. | Trung bình | Yếu | ||
8.26. Cộng đồng địa phương tự hào, hãnh | Rất tốt | Tốt |