Tiềm Năng Phát Triển Du Lịch Gắn Với Di Sản Tại Thành Phốkon Tum

Chương 1. Tiềm năng phát triển du lịch gắn với di sản tại thành phốKon Tum

1.1. Điều kiện tự nhiên – đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội

1.1.1. Điều kiện tự nhiên

Kon Tum là một tỉnh miền núi biên giới, nằm ở phía Bắc Tây Nguyên, có diện tích tự nhiên là 9.689,61km² có tọa độ địa lý từ 13°55’10’’ đến 15°27’15’’ vĩ độ Bắc, từ 107°20’15’’ đến 108°32’30’’ kinh độ Đông.

Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Nam, phía Nam giáp tỉnh Gia Lai, phía Đông giáp tỉnh Quảng Ngãi, phía Tây giáp Lào và Campuchia.

Kon Tum đã trải qua quá trình hình thành với nhiều lần thay đổi địa giới hành chính và tên gọi, cho đến nay, mảnh đất này đã mang trong mình một bề dày lịch sử- văn hóa gắn liền với những biến động của quá trình dựng nước và giữ nước dân tộc.

Thành phố Kon Tum là thành phố tỉnh lỵ của tỉnh Kon Tum, nằm ở phía Nam, bên bờ sông Đăk Bla. Từ trên cao nhìn xuống, thành phố Kon Tum có hình lòng chảo. Vị trí của thành phố:

Phía Bắc giáp huyện Đăk Hà Phía Nam giáp tỉnh Gia Lai Phía Đông giáp huyện Kon Rẫy Phía Tây giáp huyện Sa Thầy

Thành phố Kon Tum có tọa độ địa lý như sau: từ 1401700đến 1500158

độ Bắc, từ 10704212đến 10801000kinh độ Đông.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 185 trang tài liệu này.

Thành phố có vị trí cách Buôn Ma Thuột 246 km, cách Qui Nhơn 215 km và cách Pleiku 49 km; là một thành phố trẻ được thành lập từ năm 2009.

Ý nghĩa tên gọi

Nghiên cứu phát triển du lịch gắn với bảo tồn các di sản ở thành phố Kontum - 3

Tên gọi “ Kon Tum” được giải thích theo truyền thuyết của dân tộc Bahnar. Vào thời xa xưa, có một làng người địa phương ở khu vực thành phố Kon Tum hiện nay với tên gọi Kon Trang - Or. Lúc ấy, làng Kon Trang - Or rất thịnh vượng với dân số khá đông. Trong khoảng thời gian này, giữa các buôn làng luôn gây chiến với nhau để chiếm đoạt của cải và bắt người về làm nô lệ. Hai con trai của Ja Xi -

một trong số những người đứng đầu làng Kon Trang - Or tên là Jơ Rông và Uông không thích cảnh chiến tranh nên làm nhà ở riêng gần hồ nước, cạnh dòng Đăk Bla. Vùng đất này rất thuận lợi cho phương thức sống định cư nên dần dần có nhiều người đến ở, lập thành làng mới có tên gọi là Kon Tum. Từ đó, Kon Tum trở thành tên gọi chính thức cho nơi đây (Theo tiếng Kinh, Kon Tum có nghĩa là “Làng Hồ”, Kon là làng, Tum là hồ, ao, bàu nước...). Với vị trí là vùng đất bằng, được dòng Đăk Bla uốn quanh bồi đắp phù sa màu mỡ, trải qua những biến động, thăng trầm của lịch sử, vùng đất này có nhiều biến đổi về mặt địa giới và tên gọi nhưng vẫn là mảnh đất an lành cho các dân tộc anh em cùng sinh sống [19]

Lịch sử hình thành

Các nhà truyền giáo thuộc Pháp đã đến Kon Tum từ năm 1851. Nơi đây là trung tâm hành chính cũ của Pháp ở Tây Nguyên. Sau năm 1975, thị xã Kon Tum thuộc tỉnh Gia Lai - Kon Tum, gồm 4 phường: Quang Trung, Quyết Thắng, Thắng Lợi, Thống Nhất và 11 xã: Đăk Blà, Đăk Cấm, Đăk La, Đăk Uy, Đoàn Kết, Hòa Bình, Ia Chim, Ia Ly, K'roong, Ngọk Bay, Vinh Quang [1]

Ngày 10 tháng 10 năm 1978, chia Ia Ly thành 2 xã: xã Ia Ly thuộc Gia Lai, phía Nam sông Sê San và phía Bắc là xã Ia Ly thuộc Kon Tum, chuyển về huyện Sa Thầy quản lý1.

Ngày 17 tháng 8 năm 1981, chia xã Đoàn Kết thành 2 xã: Đoàn Kết và Chư H'reng; chia xã Đăk Cấm thành 2 xã: Đăk Cấm và Ngọk Réo2.

Ngày 1 tháng 2 năm1985, chia xã Đăk La thành 2 xã: Đăk La và Hà Mòn. Đầu năm 1991, thị xã Kon Tum có 4 phường: Quang Trung, Quyết Thắng,

Thắng Lợi, Thống Nhất và 13 xã: Chư H'reng, Đăk Blà, Đăk Cấm, Đăk La, Đăk Uy, Đoàn Kết, Hà Mòn, Hòa Bình, Ia Chim, K'roong, Ngọk Bay, Ngọk Réo, Vinh Quang.

Ngày 12 tháng 8 năm 1991, tái lập tỉnh Kon Tum từ tỉnh Gia Lai - Kon Tum, thị xã Kon Tum trở lại là tỉnh lị của tỉnh Kon Tum.


1 Quyết định 254- CP về việc chia tách huyện Đăk Tô thuộc tỉnh Gia Lai – Kon Tum, năm 1978

2 Quyết định 30- HĐBT về điều chỉnh địa giới một xã và thị trấn thuộc tỉnh Gia Lai – Kon Tum, năm 1981

Ngày 24 tháng 3 năm 1994, tách 4 xã: Đăk La, Hà Mòn, Đăk Uy, Ngọk Réo để thành lập huyện Đăk Hà.

Ngày 22 tháng 11 năm 1996, chia xã Chư H'reng thành 2 xã: Chư H'reng và Đăk Rơ Wa3.

Ngày 3 tháng 9 năm 1998, thành lập phường Lê Lợi; chia phường Quang Trung thành 2 phường: Quang Trung và Duy Tân.

Ngày 8 tháng 1 năm 2004, chia xã Hòa Bình thành xã Hòa Bình và phường Trần Hưng Đạo; chia xã Vinh Quang thành xã Vinh Quang và phường Ngô Mây; chia xã Đoàn Kết thành xã Đoàn Kết và phường Nguyễn Trãi; thành lập phường Trường Chinh.

Ngày 7 tháng 10 năm 2005, thị xã Kon Tum được công nhận là đô thị loại III4.

Ngày 9 tháng 6 năm 2008, chia xã Ia Chim thành 2 xã: Ia Chim và Đăk Năng.

Ngày 10 tháng 12 năm 2008, Hội đồng Nhân dân Tỉnh đã thông qua đề án thành lập thành phố Kon Tum trên cơ sở diện tích và dân số hiện tại của thị xã Kon Tum.

Ngày 13 tháng 9 năm 2009, thị xã Kon Tum chính thức trở thành thành phố Kon Tum.

Năm 2013, thành phố điều chỉnh mở rộng địa giới hành chính phường Ngô Mây trên cơ sở 1.098,43 ha diện tích tự nhiên và 1.628 nhân khẩu của xã Vinh Quang .

Hiện nay, thành phố có 21 đơn vị hành chính gồm:

10 phường là: Quyết Thắng, Thắng Lợi, Quang Trung, Thống Nhất, Nguyễn Trãi, Trần Hưng Đạo, Ngô Mây, Trường Chinh, Lê Lợi và Duy Tân.

11 xã là: Hoà Bình, Ia Chim, Đoàn Kết, Vinh Quang, Ngọc Bay, Kroong, Đăk Cấm, Đăk Blà, Chư Hreng, Đăk Năng, Đăk Rơ wa5.

Địa hình

Thành phố Kon Tum được bao quanh là núi thấp có độ cao từ 600-1000m, với 3 dạng địa hình đặc trưng:


3Nghị định 73- CP về việc thành lập các xã và thị trấn thuộc các huyện Kon Plông, Đăk Glei, Ngọc Hồi, Đăk Hà và thị xã Kon Tum, tỉnh Kon Tum, năm 1996

4Quyết định 1900/2005/QĐ-BXD công nhận thị xã Kon Tum, tỉnh Kon Tum là đô thị loại III

5 Niên giám thống kê thành phố Kon Tum, năm 2013

Địa hình núi thấp, phân bổ xung quanh thành phố chủ yếu ở phía Bắc và phía Đông, Đông - Nam (xã Đăk Cấm, Đăk BLà, Đăk Rơ Wa). Địa hình này thích hợp với kinh tế trồng cây công nghiệp lâu năm và lâm nghiệp.

Địa hình đồi núi với độ cao 530 - 600m nằm tiếp giáp và xen kẽ với địa hình thấp trũng. Đây là địa bàn chủ yếu để phát triển cây công nghiệp dài ngày, trồng màu, trồng cây lương thực, cây ăn quả...

Địa hình đồng bằng trũng có độ cao 500-530m, được phân bố dọc theo sông Đăk Bla và hệ thống sông suối nhỏ ở các xã ngoại thành. Đây là địa bàn sản xuất cây ngắn ngày, nhất là lương thực (lúa nước) và vùng thường xuyên bị ngập lụt trong mùa mưa.

Địa hình thành phố Kon Tum rất thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp, xây dựng các mô hình nông lâm kết hợp, phát triển nông nghiệp toàn diện, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và phát triển đô thị.

Khí hậu

Thành phố Kon Tum nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới - gió mùa cao nguyên với các đặc trưng:

Nhiệt độ trung bình năm 23,20C, nhiệt độ cao tuyệt đối 37,90C, nhiệt độ thấp

tuyệt đối 4,50C, chênh lệch nhiệt độ ngày/đêm là 90C, tổng tích ôn trung bình 85000C, ánh sáng dồi dào6.

Lượng mưa trung bình năm là 1.764mm nhưng phân bố không đều. Mùa mưa từ tháng 05 đến tháng 10 với 85- 90% lượng mưa cả năm, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 04 năm sau chỉ có 10 - 15% lượng mưa cả năm. Độ ẩm trung bình 78- 80%.

Chế độ khí hậu đặc trưng nêu trên cùng với sự đa dạng về địa hình và thổ nhưỡng cho phép thành phố Kon Tum phát triển nhiều loại cây trồng như: cà phê, sắn, mắc ca, hồ tiêu...; các vật nuôi như: bò, lợn....; đây là thuận lợi lớn trong phát triển nông nghiệp ở thành phố Kon Tum.

Thuỷ văn Nguồn nước mặt

Hiện nay trên địa bàn thành phố Kon Tum có 02 con sông lớn chảy qua và nhiều suối nhỏ được phân bố trên địa bàn thành phố. Cụ thể là:

Sông Đăk Bla: bắt nguồn từ dãy núi Trường Sơn thuộc huyện Kon Plông chảy từ Đông sang Tây, lưu lượng vào mùa mưa trùng bình khoảng 2.040 m3/s, mùa khô trung bình khoảng 14.1m3/s, là nguồn cung cấp nước sạch chính cho toàn thành phố.

Sông Krông PôKô: bắt nguồn từ dãy núi Trường Sơn thuộc huyện Đăk GLei chảy từ Bắc xuống Nam, lưu lượng trung bình khoảng 390m3/s cung cấp lượng nước dồi dào cho sinh hoạt và sản xuất7.

Hai con sông này đều ít nước về mùa khô và chảy mạnh về mùa mưa.

Nguồn nước ngầm

Nguồn nước ngầm ở tỉnh Kon Tum có tiềm năng và trữ lượng công nghiệp cấp C2: 100 nghìn m3/ngày, đặc biệt ở độ sâu 60 - 300 m có trữ lượng tương đối lớn. Kết quả điều tra của Liên đoàn Địa chất thuỷ văn miền Nam cho thấy mực nước ngầm của Kon Tum thường phân bố ở độ sâu từ 10 m -25 m, lưu lượng các lỗ khoan từ 1-3 lít/s. Với trữ lượng nước ngầm như vậy có thể đáp ứng được nhu cầu

cho sản xuất và tiêu dùng [19]

Nằm trong khu vực có lượng mưa trung bình hàng năm khá cao từ 1800 mm- 2000 mm cùng với trữ lượng nước ngầm khá lớn, về cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu nước sạch cung cấp cho sinh hoạt và sản xuất của thành phố Kon Tum. Bên cạnh đó, do lượng mưa tập trung 80% vào các tháng mùa mưa nên thành phố luôn đặc biệt chú trọng vấn đề điều tiết nước, chống xói mòn và bảo vệ các công trình thủy điện, thủy lợi để sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên này.

Thổ nhưỡng

Do tỉnh Kon Tum nằm trong địa khối cổ phía Nam hay còn gọi là địa khối cổ Kon Tum nên nền địa chất được cấu tạo từ 4 nhóm đá mẹ chủ yếu: Nhóm đá Macma axít, nhóm đá sét biến chất, nhóm đá Macma kiềm, nhóm nền địa chất bồi và dốc tụ [19]. Thổ nhưỡng của thành phố Kon Tum được chia thành 5 nhóm với 16 loại đất chính:

Nhóm đất phù sa: gồm ba loại đất chính là đất phù sa được bồi, đất phù sa loang lổ, đất phù sa ngoài suối.

Nhóm đất xám: gồm hai loại đất chính là đất xám trên macma axít và đất xám trên phù sa cổ.

Nhóm đất vàng: gồm 6 loại chính là đất nâu vàng trên phù sa cổ, đất đỏ vàng trên macma axít, đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất, đất nâu đỏ trên đá bazan phong hoá, đất vàng nhạt trên đá cát và đất nâu tím trên đá bazan.

Nhóm đất mùn vàng trên núi: gồm 5 loại đất chính là đất mùn vàng nhạt có nơi Potzon hoá, đất mùn vàng nhạt trên đá sét và biến chất, đất mùn nâu đỏ trên macma bazơ và trung tính, đất mùn vàng đỏ trên macma axít.

Nhóm đất thung lũng: chỉ có một loại đất chính là đất thung lũng có sản phẩm dốc tụ.

Đất đai ở đây có tầng dày mỏng không đồng đều, hàm lượng dinh dưỡng của các nhóm đất chính đa phần là trung bình hoặc nghèo, độ chua và độ bazơ thấp. Đất có khả năng nông nghiệp chủ yếu là các loại đất xám trên phù sa cổ, đất xám trên đá macma axít, đất phù sa được bồi và đất phù sa có tầng loang lổ. Ở một số khu vực của thành phố có tầng dày canh tác rất phù hợp với phát triển cây công nghiệp dài ngày.

Tính đến hết năm 2012, diện tích đất sản xuất nông nghiệp của thành phố là 26376,99 ha chiếm 61% tổng diện tích đất; diện tích đất lâm nghiệp: 3165,15ha chiếm 7%; đất chuyên dùng: 5904,42 ha chiếm 14%; đất ở: 2904,62 ha chiếm 7%8.

1.1.2. Đặc điểm kinh tế - văn hóa – xã hội Dân cư – lao động

Tỷ lệ dân cư thành thị của tỉnh Kon Tum ngày càng tăng lên theo các năm tuy nhiên mức tăng chậm. Năm 2006 dân số thành thị là 131.748 người, chiếm 33,22% đến năm 2011 dân số thành thị là 156.385 người, chiếm 34,51% tổng số dân.

Bộ phận người Kinh chiếm nhiều nhất với 46,82% tiếp theo là dân tộc Xơ Đăng 24,37%, Bahnar 12,48%, còn lại là các dân tộc ít người khác như: Giẻ Triêng , Gia Rai, Brâu, Rơ Mâm… Khu vực cư trú của đồng bào dân tộc chia theo từng lãnh thổ, có quá trình phát triển không đồng nhất, với đa dạng về ngôn ngữ, tâm lý, phong tục, tập quán, tín ngưỡng, văn hóa nghệ thuật…


8Thống kê của Phòng Tài nguyên – Môi trường thành phố Kon Tum, năm 2012

Tính đến hết năm 2013, thành phố có 155.214 người gồm 20 dân tộc cùng sinh sống. Trong đó có 29,26 % là người dân tộc thiểu số, tiêu biểu như: Xơ Đăng, Giẻ Triêng, Bahnar, Gia Rai9... với 43.298,15 ha diện tích tự nhiên. Mật độ dân số: 360 người/km².

Thành phố có 4 loại tôn giáo chính là: Công giáo, Phật giáo, Tin lành và Cao Đài trong đó chủ yếu là người theo Công giáo với hệ thống nhà thờ, nhà nguyện tương đối lớn, tạo ra một số công trình có giá trị về mặt kiến trúc và văn hóa tiêu biểu như: Nhà thờ Gỗ, tiểu chủng viện Thừa Sai, nhà thờ Tân Hương, nhà thờ Phương Nghĩa....

Trong những năm qua, chất lượng dân số của thành phố ngày càng được nâng cao về sức khỏe, thể chất, trình độ học vấn và tuổi thọ. Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng ngày càng giảm, nhân dân được chăm sóc sức khỏe ngày càng tốt hơn, tuổi thọ bình quân đã được nâng lên.

Cơ cấu lao động đang chuyển dịch theo hướng tích cực: tăng nhanh lao động làm việc trong các ngành phi nông lâm nghiệp và thủy sản (từ 12.835 người năm 2008 lên 18.769 người năm 2012); tăng khá lao động làm việc trong ngành nông, lâm, thủy sản (từ 30.564 người năm 2008 lên 33.295 năm 2012) trong đó ngành nông nghiệp luôn chiếm khoảng 99% cơ cấu lao động10.

Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm (2005-2010) đạt 16,29%. Tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng, tăng từ 44,64% lên 46,25%; tỷ trọng ngành thương mại - dịch vụ tăng từ 35,36% lên 36,34%; tỷ trọng ngành Nông -lâm-thủy sản giảm từ 20% xuống còn 17,41%. Thu nhập bình quân đầu người tăng từ 10,588 triệu đồng năm 2008 lên 13,364 triệu đồng năm 2010, đến năm 2012 là 25,779 triệu. Chênh lệch mức sống giữa nhóm thu nhập cao nhất với nhóm thu nhập thấp nhất

ngày càng gia tăng từ 5,9 lần năm 2008 lên 9,1 lần năm 201211.

Trong các ngành, khu vực kinh tế: nông, lâm nghiệp, công nghiệp chế biến, xây dựng, thương nghiệp và hoạt động phục vụ cộng đồng là những ngành có số lượng lao động chiếm tỷ lệ lớn nhất.


9Kontumcity.kontum.gov.vn

10 Niên giám thống kê thành phố Kon Tum, 2012

11 Niên giám thống kê tỉnh Kon Tum, năm 2012

Kinh tế

Trong những năm gần đây, thành phố Kon Tum đã đạt được sự tăng trưởng trong cả ba lĩnh vực: nông - lâm nghiệp và thủy sản, công nghiệp và xây dựng, dịch vụ đặc biệt là từ khi thành lập thành phố đến nay.

Giá trị của ngành dịch vụ giai đoạn 2008 – 2012 tăng đều qua các năm từ

492.375 triệu đồng năm 2008 lên 1.451.160 triệu đồng năm 2012 trong đó tốc độ tăng trưởng nhanh vào các khoảng thời gian 2011 -2012 và 2008 -2009 nhờ hưởng lợi từ sự điều chỉnh chính sách phát triển cũng như sự thành lập thành phố. Giá trị của ngành nông lâm- thủy sản tăng từ 625.444 triệu đồng năm 2008 lên 1.594.997 triệu đồng năm 2012. Ngành công nghiệp và xây dựng cũng đạt mức tăng từ 1.647.797 triệu đồng năm 2008 lên 2.685.692 triệu đồng năm 2012.

Theo đó, ngành công nghiệp và xây dựng luôn dẫn đầu về giá trị sản xuất vượt trội; ngành nông – lâm nghiệp và thủy sản đứng thứ 2 và dịch vụ đứng thứ 3 với khoảng cách không đáng kể.

Tổng thu ngân sách nhà nước tăng từ 112.895 triệu đồng năm 2008 lên

1.179.093 triệu đồng năm 2012, trong đó chủ yếu là nguồn thu từ khu vực kinh tế quốc doanh. Nguồn thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tương đối thấp so với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh và quốc doanh. Điều này xuất phát từ khả năng thu hút đầu tư của thành phố cho đến nay còn rất hạn chế. Là một thành phố trẻ, Kon Tum có cơ sở hạ tầng còn yếu kém, trình độ dân trí chưa cao, bên cạnh đó, chính sách thu hút vốn, giảm thuế gần như chưa có bởi vậy không tạo ra được môi trường có sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư.

Xem tất cả 185 trang.

Ngày đăng: 19/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí