Bảng Phân Cấp Chỉ Tiêu Đánh Giá Chung Về Độ Phì Nhiêu Của Đất


xốp của đất. Độ xốp và độ ẩm quyết định độ thoáng khí và quá trình hoạt động của hệ vi sinh vật đất cũng như sự phát triển của bộ rễ cây trồng. Để đánh giá và phân hạng mức độ thích nghi sinh thái của cây trồng (cây cà phê chè, cây vải, na và nhãn), chỉ tiêu TPCG của đất trong khu vực nghiên cứu được phân thành 4 cấp: cát pha (Cg1); thịt nhẹ (Cg2); thịt trung bình (Cg3); thịt nặng (Cg4).

+ Độ phì của đất (OC): là yếu tố rất quan trọng trong đánh giá đất cũng như trong đánh giá cảnh quan nhằm phục vụ quy hoạch, định hướng phát triển nông, lâm nghiệp. Độ phì của đất là thành phần quan trọng quyết định nền tảng dinh dưỡng của các đơn vị cảnh quan. Độ phì được tổng hợp của nhiều chỉ tiêu như: pHKCl, tổng lượng hữu cơ của đất (OM -%), đạm tổng số (N - %), lân tổng số (P2O5

- %), kali tổng số (K2O - %), dung tích hấp thụ (CEC - me/100g.đất)... Tuy nhiên,

các chỉ tiêu này biến động khá lớn trong cùng một loại đất và ở các đơn vị cảnh quan khác nhau. Để thuận tiện cho công tác phân cấp độ phì đất, ở khu vực nghiên cứu được xác định dựa trên hai chỉ tiêu chính mang tính chất tổng hợp và biểu đạt được khá nhiều tính chất của đất: hàm lượng hữu cơ trong đất (OM) và dung tích hấp phụ (CEC) của đất (bảng 3.1). Công tác phân cấp độ phì của đất dựa trên nguyên tắc phân cấp và đánh giá chung của Hội Khoa học Đất Việt Nam [20].


Bảng 3.1. Bảng phân cấp chỉ tiêu đánh giá chung về độ phì nhiêu của đất


Chỉ tiêu

Phân cấp đánh giá

Độ phì khá (OC1)

Độ phì TB (OC2)

Độ phì thấp (OC3)

Hàm lượng hữu cơ

(OM) %

> 3

1 - 3

< 1

Dung tích hấp phụ

(CEC) me/100g đất


> 20


10 - 20


< 10

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 160 trang tài liệu này.

Nghiên cứu, đánh giá điều kiện sinh thái cảnh quan phục vụ định hướng phát triển cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả khu vực Hữu Lũng - tỉnh Lạng Sơn - 11


+ Khả năng thoát nước (Tn): khả năng thoát nước là yếu tố rất quan trọng liên quan đến độ ẩm đất, vấn đề ngập úng..., phụ thuộc vào năng lượng và độ dốc của địa hình, nó phản ánh mức độ tiêu nước trên các dạng cảnh quan. Khả năng thoát nước là yếu tố liên quan đến hướng sử dụng lãnh thổ trong sản xuất nông, lâm


nghiệp, đặc biệt là các quy hoạch phát triển cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả. Trên cơ sở nhu cầu sinh thái của cây trồng và phân hoá của lãnh thổ, mức độ thoát nước khu vực nghiên cứu chia thành 4 mức độ: thoát nước tốt (Tn1) đối với các dạng địa hình đồi núi có năng lượng địa hình và độ dốc lớn; thoát nước trung bình (Tn2) đối với các dạng địa hình gò đồi thoải, năng lượng địa hình và độ dốc nhỏ; thoát nước kém (Tn3) đặc trưng cho các dạng địa hình có độ dốc rất thoải, bằng phẳng; thoát nước rất kém (Tn4) tập trung tại các vùng trũng có thời gian ngập nước khá dài trong năm. Cảnh quan thường xuyên ngập nước như ao hồ, sông suối không được đề cập nhưng là yếu tố rất quan trọng (nguồn cung cấp nước cho các loại hình sử dụng đất nông nghiệp có tưới) trong định hướng tổ chức lãnh thổ.

+ Nhiệt độ trung bình các tháng mùa đông XII, I và II (Tw): việc nghiên cứu sự phân hóa nền nhiệt độ mùa đông của các đơn vị cảnh quan thuộc phạm vi lãnh thổ nghiên cứu hết sức quan trọng. Nó liên quan hướng sử dụng lãnh thổ đối với một số cây trồng nhiệt đới và á nhiệt đới có nhu cầu nền nhiệt rất phức tạp theo từng giai đoạn phát triển. Trên cơ sở sự phân hoá lãnh thổ và nhu cầu sinh thái của các loại cây dài ngày, nền nhiệt trung bình các tháng mùa đông ở lãnh thổ nghiên cứu được phân chia ra các mức:

- Rét: 10 - 15oC (Tw1)

- Lạnh: 15 - 18oC (Tw2)

+ Độ ẩm không khí các tháng mùa đông XII, I và II (Ww): giống như yếu tố nền nhiệt, độ ẩm không khí các tháng mùa đông có ảnh hưởng rất lớn đến các cây trồng nhiệt đới và á nhiệt đới, quy định hướng sử dụng và bố trí cây trồng. Trên cơ sở số liệu quan trắc độ ẩm không khí và nhu cầu ẩm tháng mùa đông (XII, I và II) của các cây (cây cà phê chè,vải, na và nhãn), độ ẩm không khí được chia thành các cấp như sau:

Khô: 75 - 80%: Ww1

Hơi khô: 80 - 85%: Ww2

+ Nhiệt độ tháng III, IV và V (Ts): là yếu tố quan trọng trong quy hoạch và quyết định năng suất của cây ăn quả nhiệt đới, đặc biệt với cây na đây là thời kỳ ra


hoa và thụ phấn. Trên cơ sở nhu cầu sinh thái của cây na và đặc điểm phân hoá của lãnh thổ, nền nhiệt không khí trung bình tháng III, IV và V được phân thành:

Mát: 18 - 23oC (Ts1)

Hơi nóng: 23 - 26oC (Ts2)

+ Lượng mưa trung bình năm (P): là yếu tố góp phần hình thành độ ẩm của không khí và đất, đồng thời đây cũng là yếu tố quy định việc bố trí cây trồng trên lãnh thổ. Dựa trên nhu cầu sinh thái của cây cà phê chè, cây vải, na và nhãn kết hợp sự phân hoá lượng mưa trung bình năm trong lãnh thổ nghiên cứu, yếu tố lượng mưa trung bình năm được phân cấp như sau:

1500 - 1800 mm (P1)

1000 - 1500 mm (P2)

+ Số tháng khô hạn (Dr): liên quan đến khả năng đáp ứng nhu cầu ẩm đối với cây trồng (cây cà phê chè, cây vải, na và nhãn) trong mùa khô hạn. Thời gian khô hạn có tác dụng thúc đẩy hay ức chế quả trình trao đổi chất và năng lượng của cây trồng, ảnh hưởng trực tiếp đến các quá trình đồng hoá và dị hoá, hiệu suất và nhịp sinh học của cây trồng. Độ ẩm quá cao hay quá khô có thể gây ức chế làm cây không phát triển được, nếu kéo dài có thể gây chết cây. Tuy nhiên, nhu cầu về ẩm lại không đồng đều giữa trong các thời kỳ sinh trưởng, vì vậy, không phải hoàn toàn đúng khi nói rằng cây lúc nào cũng cần ẩm hay càng ẩm thì càng tốt. Nhìn chung, cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả yêu cầu đủ nước trong thời kỳ sinh trưởng, nuôi quả và ít cần ẩm vào thời kỳ ngừng sinh trưởng trước khi ra hoa. Trong điều kiện phân hoá của lãnh thổ nghiên cứu và đặc tính nhu cầu sinh thái của cây (vải, na, nhãn và cà phê), số tháng khô hạn được chia thành 2 cấp tương ứng:

Dr1: 1 tháng

Dr2: 4 - 5 tháng

+ Tần suất xuất hiện sương muối trong năm (Sg): là chỉ tiêu sinh thái giới hạn rất quan trọng được thể hiện qua mức độ ảnh hưởng của sương muối tới sự hình thành và phát triển về thân lá cành của cây trồng đặc biệt là cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả. Nếu sương muối xuất hiện và kéo dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến cây trồng thậm chí gây cháy và chết toàn bộ thân lá cành và chồi non.


Đặc biệt nghiêm trọng với cây trồng chịu rét kém như cây cà phê chè, nếu gặp sương muối sẽ làm chết trong thời kỳ thiết kế cơ bản hoặc làm cháy các đọt hoa và quả non trong thời kỳ kinh doanh gây mất mùa. Những khu vực ít có sương muối nếu được che chắn và bảo vệ tốt vẫn có thể trồng được cà phê. Tuy nhiên, trong các công trình nghiên cứu về cây cà phê đặc biệt là cây cà phê chè việc định lượng mức độ ảnh hưởng của sương muối đến quá trình sinh trưởng, phát triển và năng suất chưa được đề cập một cách cụ thể [40], [43]. Với kết quả khảo sát thực địa, thu thập dữ liệu từ người dân địa phương về ảnh hưởng của sương muối tới cây trồng, đặc biệt là cây cà phê chè kết hợp với đặc điểm sinh thái của cây trồng và dựa vào số

liệu thống kê về khả năng xuất hiện sương muối tại khu vực nghiên cứu, chia tần suất xuất hiện sương muối thành 2 mức: Sg1: 1 < số ngày có sương muối 2; Sg2:

> 2 ngày có sương muối.

Bảng 3.2. Tổng hợp phân cấp chỉ tiêu đánh giá thích nghi sinh thái đối với nhóm cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả

(cà phê chè, vải, na và nhãn) khu vực Hữu Lũng.


Chỉ tiêu

Phân cấp

Ký hiệu


I. Loại đất

1. Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ của đá vôi

2. Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ của đá khác

3. Đất phù sa được bồi hàng năm

4. Đất phù sa không được bồi (P)

5. Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa

6. Đất đỏ vàng trên đá phiến sét

7. Đất vàng nhạt trên đá cát bột kết

8. Đất vàng đỏ trên đá riolit

9. Đất nâu vàng trên phù sa cổ

10. Đất đỏ nâu trên đá vôi

Dv D

Pb P

Fl Fs Fq Fa

Fp Fv


II. Độ dốc

1. Độ dốc dưới 80

2. Độ dốc từ 8 - 150

3. Độ dốc từ 15 - 250

4. Độ dốc trên 250

SL1 SL2 SL3

SL4


III. Tầng dày

1. Tầng dày trên 100 cm

2. Tầng dày 50 - 100 cm

3. Tầng dày dưới 50 cm

D1 D2

D3

IV.Thành phân cơ giới

1. Cát pha

2. Thịt nhẹ

3. Thịt trung bình

4. Thịt nặng

Cg1 Cg2

Cg3 Cg4


V. Độ phì của đất

1. Độ phì khá

2. Độ phì trung bình

3. Độ phì thấp

OC1 OC2

OC3




VI. Khả năng thoát nước

1. Thoát nước tốt

2. Thoát nước trung bình

3. Thoát nước kém

4. Thoát nước rất kém

Tn1 Tn2 Tn3

Tn4

VII. Nhiệt độ TB các tháng XII, I và II

1. Rét: từ 10 - 150C

2. Lạnh: từ 15 - 180C

Tw1

Tw2

VIII. Độ ẩm TB các tháng XII, I, và II

1. Khô: 75 - 80%

2. Hơi khô: 80 - 85%

Ww1

Ww2

IX. Nhiệt độ TB các tháng III, IV và V

1. Mát : 18 - 230C

2. Hơi nóng: > 23 - 260C

Ts1

Ts2

X. Lượng mưa trung bình năm (mm)

1. 1.500 - 1800

2. Từ 1.000 - 1.500

P1

P2

XI. Số tháng khô hạn trong năm

1. 1 tháng

2. Từ 4 - 5 tháng

Dr1

Dr2

XII. Tần suất xuất hiện sương muối trong

năm (ngày)

1. 1 < số ngày 2

2. > 2 ngày

Sg1 Sg2


3.3.2. Đánh giá riêng các chỉ tiêu sinh thái

Bảng 3.3. Bảng chuẩn đánh giá riêng các chỉ tiêu của dạng cảnh quan đối với cây cà phê chè, vải, na và nhãn khu vực Hữu Lũng

Loại hình SDĐ


Chỉ tiêu

Mức độ thích nghi

Rất thích nghi (3 điểm)

Thích nghi trung bình (2 điểm)

Ít thích nghi (1 điểm)

Không thích nghi (0 điểm)

Cây cà phê chè

1. Loại đất

-

Fs, D, Fa

Fp, Fq, P,

Dv, Fv

Pb, Fl

2. Độ dốc

0 - 8o (SL1)

8 - 15o (SL2)

15 - 25o (SL3)

> 25o (SL4)

3. Tầng dày đất (cm)

> 100 (D1)

50 - 100 (D2)

< 50 (D3)

-

4. TP cơ giới

Thịt TB, thịt nặng (Cg3,

Cg4)

-

Thịt nhẹ (Cg2)

Cát pha (Cg1)

5. Độ phì của đất

Khá (OC1)

Tbình (OC2)

Thấp (OC3)

-

6. Số ngày sương muối

-

-

1 < ngày 2

(Sg1)

> 2 ngày (Sg2)

7. Lượng mưa TB năm mm)

1500 - 1800

(P1)

1000 - 1500

(P2)

-

-

8. Số tháng khô hạn

1 tháng (Dr1)

-

4 - 5 tháng

(Dr2)

-

Cây vải

1. Loại đất

P, Fs

Fp, Fq, Fa

Dv, Fv, D

Pb, Fl

2. Độ dốc

0 - 8o (SL1)

8 - 15o (SL2)

15 - 25o (SL3)

> 25o (SL4)

3. Tầng dày (cm)

> 100 (D1)

50 - 100 (D2)

< 50 (D3)

-

4. TP cơ giới

Thịt trung

bình (Cg3)

Thịt nhẹ

(Cg2)

Thịt nặng, cát

pha (Cg4, Cg1)

-

5. Độ phì của đất

Khá (OC1)

Tbình (OC2)

Thấp (OC3)

-

6. Khả năng thoát nước

Tốt (Tn1)

T.bình (Tn2)

Kém (Tn3)

Rất kém (Tn4)




7. Nhiệt độ tháng XII, I, II

(oC)

Lạnh (Tw2)

Rét (Tw1)

-

-

8. Độ ẩm tháng XII, I, II

(%)

Khô (Ww1)

Hơi khô

(Ww2)

-

-

Cây na

1. Loại đất

Dv, Fv

Fs, Fa, P

D, Fp, Fq

Pb, Fl

2. Độ dốc

0 - 8o (SL1)

8 - 15o (SL2)

15 - 25o (SL3)

> 25o (SL4)

3. Tầng dày (cm)

> 100 (D1)

50 - 100 (D2)

< 50 (D3)

-

4. TP cơ giới

Thịt trung bình (Cg3)

Thịt nhẹ (Cg2)

Cát pha, thịt

nặng (Cg1, Cg4)

-

5 Độ phì của đất

Khá (OC1)

T.bình (OC2)

Thấp (OC3)

-

6 Khả năng thoát nước

Tốt (Tn1)

T.bình (Tn2)

Kém (Tn3)

Rất kém (Tn4)

7 Nhiệt độ tháng III, IV, V

Mát (Ts1)

Hơi nóng (Ts2)

-

-

8 Lượng mưa TB năm (mm)

1500 - 1800

(P1)

1000 - 1500

(P2)

-

-

Cây nhãn

1. Loại đất

P

Fa, Fs, D

Dv, Fv, Fp, Fq

Pb, Fl

2. Độ dốc

0 - 8o (SL1)

8 - 15o (SL2)

15 - 25o (SL3)

> 25o (SL4)

3. Tầng dày (cm)

> 100 (D1)

50 - 100 (D2)

< 50 (D3)

-

4. TP cơ giới

Thịt TB, thịt

nhẹ (Cg3, Cg2)

Thịt nặng

(Cg4)

Cát pha

(Cg1)

-

5. Độ phì của đất

Khá (OC1)

Tbình (OC2)

Thấp (OC3)

-

6. Khả năng thoát nước

Tốt (Tn1)

T.bình (Tn2)

Kém (Tn3)

Rất kém (Tn4)

7. Lượng mưa TB năm (mm)

1500 - 1800

(P1)

1000 - 1500

(P2)

-

-

8. Độ ẩm tháng XII, I, II (%)

Khô (Ww1)

Hơi khô (Ww2)

-

-

Trên cơ sở các tài liệu nghiên cứu cơ bản về nhu cầu sinh thái của cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả [19], [40], [43] kết hợp với những ý kiến đóng góp của nhiều chuyên gia có kinh nghiệm, việc phân cấp mức độ thích nghi sinh thái cho từng chỉ tiêu với cây cà phê chè và cây vải, na, nhãn được tiến hành trên cơ sở so sánh giữa nhu cầu sinh thái của từng cây với khả năng đáp ứng của các dạng cảnh quan trong lãnh thổ nghiên cứu và được thể hiện ở bảng 3.3.‌

3.4. Đánh giá và phân hạng mức độ thích nghi sinh thái của các dạng cảnh quan đối với cây cà phê chè, vải, na và nhãn

3.4.1. Đánh giá mức độ thích nghi sinh thái

Đánh giá thích nghi sinh thái là xác định mức độ phù hợp của các địa tổng thể đối với đối tượng cụ thể trong quy hoạch. Các dữ liệu đầu vào cho bước đánh giá bao gồm đặc tính của các địa tổng thể (mà ở đây là các dạng cảnh quan), nhu cầu sinh thái của các loại hình sử dụng tài nguyên, còn đầu ra là kết quả đánh giá tính thích nghi sinh thái của các địa tổng thể đối với từng loại hình sử dụng đất (cây cà phê chè, vải, na, nhãn) dưới dạng cho điểm và phân hạng mức độ thích nghi sinh thái. Điểm đánh giá có thể được tính theo tổng điểm hoặc trung bình cộng (N. C.


Huần, 1992) hoặc trung bình nhân của các điểm thành phần. Để phân chia các mức thích nghi (hoặc mức độ thuận lợi) của các địa tổng thể các nhà nghiên cứu đã sử dụng phương pháp phân tích nhân tố, đặc biệt hiện nay trong quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp đã và đang áp dụng phương pháp đánh giá thích nghi đất đai của FAO (1986).

Đánh giá thích nghi sinh thái của các dạng cảnh quan phục vụ cho khai thác sử dụng hợp lý lãnh thổ với đối tượng là cây trồng dài ngày (cà phê chè, vải, na, nhãn) thực chất là quá trình so sánh giữa tiềm năng của các dạng cảnh quan và nhu cầu sinh thái của cây trồng. Việc đánh giá được thực hiện theo phương pháp cho điểm từng chỉ tiêu sinh thái của các dạng cảnh quan tuỳ thuộc vào khả năng đáp ứng nhu cầu sinh thái đối với cây cà phê chè, cây vải, cây na và cây nhãn. đây, thang điểm được đánh giá cho từng chỉ tiêu và phân thành 4 cấp như sau:


Rất thích nghi: 3 điểm

Thích nghi trung bình: 2 điểm

Ít thích nghi: 1 điểm

Không thích nghi: 0 điểm

Việc đánh giá tổng hợp được tiến hành bằng phương pháp trung bình nhân của điểm với 8 chỉ tiêu sinh thái. Kết quả của bài toán trung bình nhân là điểm đánh giá tổng hợp của mỗi dạng cảnh quan đối với từng loại cây trồng nghiên cứu cụ thể:

Mo = n a1.a2 .a3...a n

Mo: Điểm đánh giá tổng hợp

(1)

a1, a2, a3, ... an: Điểm số cho từng chỉ tiêu đánh giá n: Số chỉ tiêu dùng đánh giá


Ưu điểm của bài toán trung bình nhân theo D. L Armand (1975) là nếu trong đặc điểm của dạng cảnh quan chỉ cần xuất hiện 1 chỉ tiêu giới hạn (có điểm tương


ứng là 0 điểm) mà cây trồng không thể vượt qua khi đó kết quả đánh giá tổng hợp bằng 0 điểm và được xếp vào hạng không thích nghi (N).

Điểm từng chỉ tiêu đưa vào đánh giá thích nghi được lấy từ bảng chuẩn đánh giá riêng (xem bảng 3.3). Giá trị trung bình nhân của điểm 8 chỉ tiêu sẽ cho kết quả đánh giá tổng hợp của từng dạng cảnh quan.

Bằng phương pháp trên có thể tính toán cụ thể cho tất cả các dạng cảnh quan trong lãnh thổ Hữu Lũng đối với từng loại cây trồng nghiên cứu. Kết quả đánh giá mức độ thích nghi sinh thái của từng dạng cảnh quan đối với cây cà phê chè, vải, na và nhãn được thể hiện ở bảng 2, 3, 4, 5 phụ lục.

3.4.2. Phân hạng mức độ thích nghi sinh thái

Trong lãnh thổ nghiên cứu, các dạng cảnh quan có điểm số trung bình nhân bằng 0 thì chúng được xếp vào hạng không thích nghi (N). Các dạng cảnh quan có kết quả tính trung bình nhân khác 0 thì được tiến hành phân hạng theo các mức thích nghi (S1, S2, S3). Từ kết quả đánh giá tổng hợp các dạng cảnh quan đối với cây vải, na, nhãn (xem bảng 3, 4, 5 phụ lục) cho thấy có đến 20 dạng cảnh quan được xếp vào hạng không thích nghi (N), số còn lại (46 dạng cảnh quan) được tiến hành phân hạng thích nghi. Với cây cà phê chè (xem bảng 2 phụ lục) có tới 35 dạng cảnh quan xếp vào hạng không thích nghi (N) và chỉ còn 31 dạng cảnh quan được phân hạng thích nghi. Khoảng cách điểm của mỗi mức thích nghi trong thang điểm phân hạng thích nghi được tính theo công thức Aivasian (1983):

S SMax SMin

1 LgH

(2)

Ở đây, điểm trung bình nhân tối đa (SMax) là 3 điểm, điểm trung bình nhân tối thiểu (SMin) là 1 điểm và H là số dạng cảnh quan được tiến hành phân hạng có điểm trung bình nhân khác 0.

Kết quả tính toán cho thấy:

- Khoảng cách điểm của mỗi mức thích nghi trong thang điểm phân hạng thích nghi đối với cây cà phê chè là 0,8.

- Khoảng cách điểm của mỗi mức thích nghi trong thang điểm phân hạng thích nghi đối với cây vải, na, nhãn là 0,75.

Xem tất cả 160 trang.

Ngày đăng: 20/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí