Đặc Điểm Sinh Thái Của Các Cây Cà Phê Chè, Vải, Na Và Nhãn


sử dụng như một công cụ mạnh trong đánh giá, quy hoạch lãnh thổ cho việc phát triển kinh tế-xã hội bền vững dựa trên nguyên tắc sử dụng tối ưu các đặc điểm sinh thái cảnh quan và thiết lập các quan hệ hài hoà giữa con người và môi trường.

Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên là một hệ thống hoàn chỉnh, mỗi đơn vị lãnh thổ được thành tạo do các mối quan hệ tương hỗ rất phức tạp giữa hai khối vật chất sống (hữu sinh) và không sống (vô sinh) của lớp vỏ địa lý được vận hành thông qua dòng vật chất và năng lượng. Một trong những tính chất cơ bản của địa tổng thể tự nhiên (đơn vị cảnh quan) là sự đồng nhất về nguồn gốc thành tạo, về cấu trúc bên trong và biểu hiện bên ngoài của chúng. Tính đồng nhất của mỗi đơn vị cảnh quan không phụ thuộc vào quy mô diện tích của đơn vị cảnh quan đó, điều này có ý nghĩa quan trọng khi xác định tiềm năng tự nhiên cũng như khả năng khai thác kinh tế của từng đơn vị cảnh quan, đồng thời giúp cho việc định hướng sử dụng hợp lý lãnh thổ trên các đơn vị cảnh quan.

Như vậy, cảnh quan là đối tượng cơ sở của việc nghiên cứu lãnh thổ tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, đồng thời là đơn vị lãnh thổ phát triển kinh tế cũng như phương hướng sử dụng hợp lý và tái tạo tài nguyên thiên thiên nhiên. Khi đánh giá tiềm năng tự nhiên phải xét trong mối quan hệ với các thành phần khác, chúng phải được đánh giá trong phạm vi giới hạn về mặt lãnh thổ như một cấp đơn vị không gian làm đơn vị cơ sở cho việc đánh giá.

Đơn vị cảnh quan là đối tượng nghiên cứu tốt nhất cho mục tiêu phát triển kinh tế theo hướng sinh thái bền vững. Công tác đánh giá phải dựa trên những phương pháp, nguyên tắc phù hợp với đặc điểm của lãnh thổ nghiên cứu. Việc đánh giá này ngoài xác định quỹ tài nguyên, còn xác định chức năng tự nhiên và kinh tế - xã hội của từng đơn vị cảnh quan. Căn cứ vào mục tiêu, mức độ chi tiết của việc đánh giá mà xác định cấp cơ sở cho việc đánh giá một cách phù hợp. Với đặc thù phân hoá của lãnh thổ nghiên cứu và để phục vụ cho việc phát triển cây trồng dài ngày (cà phê chè, vải, na, nhãn) nên đơn vị cảnh quan được lựa chọn để đánh giá là dạng cảnh quan. Các bản đồ phân hạng mức độ thích nghi sinh thái và định hướng sử dụng hợp lý lãnh thổ được thể hiện ở tỷ lệ 1 : 50.000.

3.1.2. Nguyên tắc và phương pháp đánh giá


Đánh giá cảnh quan cho phép xác định được tiềm năng tự nhiên trong mối quan hệ chặt chẽ với thể chế, chính sách cũng như trình độ nhận thức khoa học - kỹ thuật của xã hội được thể hiện qua quá trình khai thác tài nguyên của lãnh thổ. Nội dung đánh giá cảnh quan bao gồm lý thuyết chung và phương pháp tiến hành, đồng thời phải xác định được đối tượng, mục đích và nội dung nghiên cứu trong đánh giá. Việc lựa chọn đối tượng đánh giá phải dựa trên mối quan hệ và tác động tương hỗ giữa tự nhiên - xã hội, là cơ sở khoa học quan trọng trong công tác đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên. Tuỳ thuộc vào mục đích, đối tượng và yêu cầu mức độ chi tiết mà có thể đánh giá theo các cách khác nhau như: Đánh giá chung Đánh giá mức độ thuận lợi Đánh giá hiệu quả kinh tế, môi trường...

Việc đánh giá mức độ thuận lợi (đánh giá thích nghi) là cơ sở quan trọng để đánh giá hiệu quả về mặt kinh tế - xã hội - môi trường và là tiền đề cho định hướng sử dụng hợp lý lãnh thổ. Có nhiều phương pháp đánh giá khác nhau nhưng hướng đánh giá trên quan điểm nghiên cứu địa lý tổng hợp được sử dụng rộng rãi trong giai đoạn hiện nay, bao gồm: phương pháp cộng/trung bình cộng các điểm thành phần, phương pháp trung bình nhân các điểm thành phần (Armand, 1984), phương pháp phân tích nhân tố (Xerbenhiuk X.N., 1972) , phương pháp đánh giá thích nghi của FAO (1986). Để xác định đơn vị cơ sở đánh giá phải xem xét các yếu tố có liên quan trực tiếp đến chất lượng và khả năng sử dụng tài nguyên, phân cấp chỉ tiêu theo mức độ ảnh hưởng đến quá trình sử dụng. Việc lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá phải tuân thủ các nguyên tắc:

- Các chỉ tiêu lựa chọn để đánh giá phải có sự phân hoá rõ rệt trong lãnh thổ ở tỷ lệ nghiên cứu. Đây là nguyên tắc rất cần thiết bởi có nhiều yếu tố quan trọng nhưng không phân hoá theo lãnh thổ thì việc lựa chọn yếu tố này để đánh giá cho tất cả các đơn vị sẽ không đánh giá được mức độ thuận lợi hay không thuận lợi của từng đơn vị lãnh thổ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 160 trang tài liệu này.

- Các chỉ tiêu được lựa chọn để đánh giá phải ảnh hưởng một cách mạnh mẽ đến quá trình sinh trưởng và phát triển của các loại hình sản xuất, mà ở đây là các loại cây trồng dài ngày (cà phê chè, vải, na, nhãn).


Nghiên cứu, đánh giá điều kiện sinh thái cảnh quan phục vụ định hướng phát triển cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả khu vực Hữu Lũng - tỉnh Lạng Sơn - 10

- Số lượng các chỉ tiêu được lựa chọn và phân cấp đánh giá có thể nhiều ít khác nhau giữa các loại hình sản xuất và nhu cầu sinh thái cụ thể của từng loại hình sử dụng (cà phê chè, vải, na, nhãn), ngoài ra còn tuỳ thuộc vào đặc điểm phân hoá của lãnh thổ và mục tiêu nghiên cứu để lựa chọn.

Với lãnh thổ Hữu Lũng, phương pháp đánh giá thích nghi sinh thái được lựa chọn là phương pháp trung bình nhân các điểm thành phần và quy trình đánh giá thực hiện qua các bước: Xác định đối tượng và mục tiêu đánh giá đánh giá riêng

ĐỐI TƯỢNG ĐÁNH GIÁ

ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP CÁC CHỈ TIÊU BẰNG PHƯƠNG PHÁP

TRUNG BÌNH NHÂN

đánh giá tổng hợp phân hạng thích nghi sinh thái (xem hình 3.1).



BẢNG CHUẨN ĐÁNH GIÁ RIÊNG

CHỈ TIÊU LỰA CHỌN ĐÁNH GIÁ


CHỦ THỂ ĐÁNH GIÁ: DẠNG CẢNH QUAN


KHÁCH THỂ ĐÁNH GIÁ: CÂY TRỒNG

ĐẶC TÍNH CÁC DẠNG CẢNH QUAN


NHU CẦU SINH THÁI CÂY TRỒNG

ĐÁNH GIÁ RIÊNG DẠNG CẢNH QUAN



CÂC DCQ CÓ ĐIỂM TỔNG HỢP LÀ 0



THANG ĐIỂM PHÂN HẠNG THÍCH NGHI


PHÂN HẠNG THÍCH NGHI SINH THÁI‌


KẾT QUẢ PHÂN HẠNG THÍCH NGHI ST



CÁC DCQ CÓ ĐIỂM TỔNG HỢP KHÁC 0

Hình 3.1. Quy trình đánh giá, phân hạng thích nghi sinh thái

của các dạng cảnh quan đối với cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả.


3.2. ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI CỦA CÁC CÂY CÀ PHÊ CHÈ, VẢI, NA VÀ NHÃN

3.2.1. Đặc điểm sinh thái của cây cà phê chè

Cà phê là cây công nghiệp nhiệt đới và có rất nhiều loài, trong đó cà phê chè (Arabica L.) là cây phổ biến nhất do có khả năng chịu rét và chịu nhiệt tốt nhất nên có thể sống ở các vĩ độ cao [2]. Hình thái cây cà phê chè dễ nhận biết, thân nhỏ,


nhiều thân, cành dài mọc đối xứng, lá nhỏ mọc đối xứng. Cà phê chè cho quả vào năm thứ 3 nhưng chỉ có hiệu quả từ năm thứ 4, thứ 5 trở đi.

Với cây cà phê nói chung và cà phê chè nói riêng, trong hai yếu tố sinh thái là đất và nhiệt ẩm thì nhiệt ẩm là yếu tố giới hạn quyết định sự phát triển của cà phê. Nhiệt độ thích hợp cho cà phê chè phát triển từ 19 đến 23oC [40], tuy nhiên yêu cầu về nhiệt độ thay đổi theo từng giai đoạn phát triển. Nhiệt độ quá thấp (<10oC) hoặc quá cao (>30oC) sẽ ảnh hưởng xấu có hại hoặc có thể gây chết. Biên độ nhiệt ngày đêm cao (>10oC) có tác dụng thúc đẩy hoạt động quang hợp, tích luỹ chất khô, chất thơm vào ban ngày và hạn chế tiêu hao vật chất vào ban đêm, có tác dụng sâu sắc đến năng suất và chất lượng của cà phê [40].

Sau nhiệt độ, nước là yếu tố có tính chất quyết định với sinh trưởng và năng suất cà phê. Nói chung cây cà phê cần một lượng mưa cao và phân bố tương đối đều trong cả năm. Cây cà phê chè yêu cầu lượng mưa cao vừa phải, khoảng 1500 - 1800 mm, nếu lượng mưa chỉ đạt 800 - 1000 mm hay nhỏ hơn cà phê không phát triển được [2]. Cà phê chè là cây chịu hạn kém, thích nghi với một mùa mưa dài và một mùa khô rất ngắn. Mùa khô ngắn có tác dụng kìm hãm sự sinh trưởng tập, trung nhựa phân hoá mầm hoa thúc đẩy ra hoa. Nhìn chung, cà phê chè có khả năng thích nghi trên lãnh thổ có 1 tháng khô hạn và không thích nghi với trên 4 tháng khô hạn.

Cà phê chè là loài có khả năng chịu rét tốt nhất, nhưng trong điều kiện nhiệt độ xuống quá thấp gây cháy hoặc có thể gây chết đối với cà phê. Vì vậy, ở miền bắc sương muối là yếu tố quy định sự sống còn của cây cà phê. Từ thời Pháp thuộc, Hữu Lũng vốn đã là đất trồng cà phê nổi tiếng xứ Lạng, nhưng do sự tàn phá lớp phủ thực vật quá mạnh của con người, nguyên nhân gây ra các hiện tượng thiếu hụt ẩm, sự hình thành sương muối gây ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của cây cà phê và các cây trồng khác trong khu vực. Kết quả điều tra về mức độ ảnh hưởng của sương muối đến cây cà phê tại địa bàn nghiên cứu cho thấy: cây vẫn có khả năng phục hồi và phát triển trở lại nếu có một ngày sương muối xuất hiện trong năm, những năm có 2 ngày xuất hiện sương muối gây táp lá, chồi hoa, quả non làm giảm năng suất rõ rệt đối với cây cà phê chè. Những năm có trên 2 ngày xuất hiện sương muối, gây mất mùa với cà phê ở giai đoạn kinh doanh và có thể gây chết đối với cà


phê ở giai đoạn thiết kế cơ bản trong trường hợp không được che chắn. Chính vì vậy, điều kiện sương muối là yếu tố sinh thái giới hạn đặc biệt quan trọng có ý nghĩa quyết định trong việc định hướng cho quy hoạch phát triển cây cà phê chè tại địa bàn Hữu Lũng trong giai đoạn hiện nay.

Cây cà phê chè không kén đất và thích hợp với nhiều loại đất nhưng đòi hỏi ở đất những đặc tích vật lý thích hợp nhiều hơn là đặc tính hoá học. Tầng đất sâu, cấu tượng cửa đất tơi xốp là hai yếu tố quan trọng tạo điều kiện cho cà phê phát triển mạnh. Các loại đất chặt, hàm lượng sét cao, kém tơi xốp, thoát nước chậm làm cho bộ rẽ tơ của cà phê kém phát triển đặc biệt những nơi quá dư thừa ẩm (hay ngập úng) cây chậm phát triển, nếu ngập úng kéo dài cây có thể bị chết. Những loại đất có tỷ lệ cân đối về phần trăm giữa cấp hạt sét vật lý và cát vật lý thuộc nhóm đất thịt đặc biệt đất thịt trung bình, có khả năng dữ ẩm và chất dinh dưỡng tốt, thoát nước tốt, hàm lượng chất dưỡng tập trung cao thuận lợi cho cây cà phê sinh trưởng và phát triển. Cà phê chè là cây có bộ rễ phát triển mạnh và tập trung 90% bộ rẽ ở tầng trên, tuy nhiên rễ chính (cọc) phát triển rất mạnh và ăn sâu vào đất, vì vậy độ dày tầng đất thích hợp cho sự phát triển của cà phê phải đạt trên 100 cm.

3.2.2. Đặc điểm sinh thái của cây vải

Vải là cây ăn quả mang tính á nhiệt đới có nhu cầu sinh thái khá khắt khe và phức tạp theo từng giai đoạn phát triển. Nhiệt độ phù hợp cho cây vải phát triển tốt từ 15 - 25oC nhưng yêu cầu ở mỗi giai đoạn lại khác nhau. Tháng XII, I khi cây hình thành chồi hoa (đọt hoa), yêu cầu nền nhiệt thấp và khô kích thích sự ra hoa. Nếu nền nhiệt cao và ẩm lại là điều kiện thuận lợi cho sự đâm chồi lá phát triển mạnh làm giảm số lượng hoa thậm chí dẫn đến mất mùa. Tháng II, III là thời kỳ thụ phấn và đậu quả. Yêu cầu thời tiết giai đoạn này không có gió, ít mưa phùn thì hoa mới đậu quả tốt. Giai đoạn phát triển và nuôi quả yêu cầu nền nhiệt độ cao và độ ẩm

lớn. Vải là cây có khả năng chịu hạn tốt, có thể chịu hạn được từ 1 - 2 tháng và là loài ưa sáng nên phải được trồng ở những nơi thoáng đãng, nhiều ánh sáng. Vải có bộ rễ phát triển mạnh, thích hợp với nhiều loại đất nhưng yều cầu phải có tầng dày đất lớn trên 70 cm, pHKCl khoảng 4 - 4,5 và hàm lượng mùn trên 2%, N 0,08%,


P2O5 0,06%, đất thoáng, xốp, độ chặt vừa phải và có khả năng giữa ẩm, giữ dinh dưỡng tốt, vải thích nghi với các loại đất có thành phần cơ giới thịt trung bình [19].


3.2.3. Đặc điểm sinh thái của cây na

Na là loại cây ăn quả nhiệt đới, có đặc tính dễ sinh trưởng và phát triển trên nhiều loại đất khác nhau và chịu được đất xấu, thậm chí cây có thể sống ở những nơi tầng đất mỏng dưới 50 cm, na có khả năng chịu hạn tốt nhưng không chịu được ngập úng. Là cây nhiệt đới nhưng na có thể phát triển được cả những vĩ độ cao, á nhiệt đới có mùa đông lạnh. Nhiệt độ thích hợp nhất cho cây na phát triển là 17 - 26oC và lượng mưa đảm bảo cho na phát triển tốt là 1.500 - 1.800 mm/năm, mưa quá nhiều gây hiện tượng đất dư thừa ẩm, na kém phát triển. Các tháng III, IV, V là thời kỳ na ra hoa. Trong giai đoạn này nhiệt độ thích hợp nhất là từ 18 - 23oC và độ ẩm không khí thích hợp là 70 - 80%. Na là cây sinh trưởng tốt trên các loại đất có

thành phần cơ giới trung bình, độ phì cao, đặc biệt là đất phát triển trên sản phẩm của đá vôi như: Fv, Dv (không bị ngập úng) và có thể phát triển trên các địa hình có độ dốc khác nhau [19].

3.2.4. Đặc điểm sinh thái của cây nhãn

Nhãn là cây ăn quả á nhiệt đới, và cũng là cây nhiệt đới, ít bị sâu bệnh và dễ trồng. Quả có vị ngọt, mùi thơm tinh khiết và không có vị chua. Tỷ lệ E/A (chất hoà tan trên axít) cao, giá trị dinh dưỡng (calo) rất cao do có nhiều đường, giàu khoáng chất đặc biệt là các khoáng Canxi - Photpho và vitamin C. Vì vậy, nhãn có giá trị cao hơn vải. Tuổi thọ của nhãn ở miền bắc có thể đạt tới 50 năm, cho quả đến năm 30 - 40 năm tuổi.

Nhãn là cây có khả năng chịu rét, chịu úng tốt hơn vải nhưng chịu hạn kém hơn vải Nhìn chung nhãn là cây không kén đất và hầu hết phù hợp với các loại đất ở miền Bắc. Tuy vậy, nhãn thích hợp nhất với các loại đất phù sa (P), đất vàng đỏ trên đá phiến và không thích hợp với các loại đất thường bị ngập úng hay quá thừa ẩm như đất bị biến đổi do trồng lúa nước (Fl), đất phù sa được bồi (Pb). Rễ nhãn có đặc điểm hình thái phát triển rất mạnh và rất sâu nên thích nghi với các loại đất có


tầng dày lớn (> 70cm), mặt khác rễ non thường phát triển tập trung ở tầng đất mặt nên nhãn thích nghi với các loại đất có thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến thịt trung bình.

Ở nước ta, nhãn thường nở hoa vào tháng II, III và chín vào tháng VII, VIII (chính vụ), ra hoa vào tháng VIII, IX và chín vào tháng XI, XII (trái vụ). Tuy nhiên, để đạt hiệu quả kinh tế cao hơn, thường chỉ để cây ra hoa và kết quả ở chính vụ. Vào thời kỳ ra hoa nhãn yêu cầu đủ ẩm, đây là đặc tính khác biệt với cây vải. Thời gian này dù nhiệt độ cao nhãn vẫn có khả năng ra hoa và đậu quả. Nhãn là cây giao phấn nên nếu có mua phùn dài ngày sẽ làm giảm năng suất của nhãn hoặc có thể gây mất mùa. Nhìn chung, nhãn là cây luôn cần ẩm ở các giai đoạn phát triển và sinh trưởng, tuy nhiên trong điều kiện dư thừa ẩm hay ngập úng gây ảnh hưởng xấu đối với nhãn. Một số trường hợp, nhãn được trồng sát mép bờ nước, trong điều kiện quá dư thừa ẩm khi đó cây nhãn phát triển chậm và trở nên còi cọc.‌

3.3. ĐÁNH GIÁ RIÊNG CÁC CHỈ TIÊU SINH THÁI

3.3.1. Lựa chọn và phân cấp các chỉ tiêu

Tuỳ thuộc vào sự phân hoá lãnh thổ về các điều kiện sinh thái của khu vực nghiên cứu, tiến hành lựa chọn và phân cấp chỉ tiêu sinh thái đối với từng loại cây trồng cụ thể. Với lãnh thổ lớn, chỉ tiêu về thổ nhưỡng chỉ phân đến nhóm đất, nhưng khi nghiên cứu lãnh thổ có quy mô nhỏ thì phân đến loại đất hoặc chi tiết hơn nữa. Tương tự, đối với các chỉ tiêu khác như: tầng dày, độ dốc, thành phần cơ giới, độ phì, khả năng thoát nước,... tuỳ thuộc vào sự phân hoá của lãnh thổ về các điều kiện sinh thái và nhu cầu sinh thái của từng loại hình sử dụng đất để phân cấp một cách hợp lý, thuận tiện cho việc đánh giá sau này.

Các chỉ tiêu được lựa chọn trong đánh giá thích nghi sinh thái có sự phân hoá rõ rệt trong lãnh thổ Hữu Lũng và thích ứng với nhu cầu sinh thái của các cây như: cà phê chè, vải, na và nhãn bao gồm: loại đất, độ dốc (SL), tầng dày (D), thành phần cơ giới của đất (Cg), khả năng thoát nước (Tn), độ phì đất (OC), nhiệt độ trung bình tháng XII, I, II (Tw), độ ẩm tháng XII, I, II (Ww), nhiệt độ trung bình tháng III, IV, V (Ts), lượng mưa trung bình năm (P), số tháng khô hạn (Dr), số ngày sương muối (Sg). Ngoài ra, các chỉ tiêu như: độ chênh cao địa hình, tổng nhiệt độ năm, biện độ


nhiệt ngày đêm, vị trí địa lý... được xếp vào nhóm các chỉ tiêu tham khảo và sẽ được đề cập một cách cụ thể khi tiến hành quy hoạch sử dụng hợp lý lãnh thổ cho từng loại cây trồng cụ thể.

+ Loại đất: là yếu tố tổng hợp khái quát được nhiều đặc tính chung nhất, cho biết khái niệm ban đầu về khả năng sử dụng. Tuy nhiên, để xác định được khả năng sử dụng cụ thể thì loại đất phải được nghiên cứu gắn với các yếu tố độ dốc, tầng dày. Theo quan điểm phát sinh lớp phủ thổ nhưỡng trong khu vực nghiên cứu có 10 loại đất chính: đất phù sa được bồi (Pb), đất phù sa không được bồi (P), đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ đá khác (D), đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ đá vôi (Dv), đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước (Fl), đất đỏ vàng trên đá phiến sét (Fs), đất vàng nhạt trên đá cát bột kết (Fq), đất vàng đỏ trên đá riolit (Fa), đất nâu vàng trên phù sa cổ (Fp), đất đỏ nâu trên đá vôi (Fv).

+ Độ dốc (Sl): độ dốc liên quan đến vấn đề xói mòn rửa trôi, điều kiện, biện pháp canh tác, khả năng tưới tiêu và sự phân bố của cây trồng... Trong khu vực nghiên cứu, độ dốc được phân thành 4 cấp: cấp độ dốc dưới 8o (SL1) tập trung chủ yếu ở các địa hình thung lũng tương đối bằng phẳng hay các dạng bãi bồi sông có diện tích nhỏ hẹp có dạng hình dải kéo dài, cấp độ dốc từ 8 - 15o (SL2) tập trung ở các dạng địa hình gò đồi, cấp độ dốc: 15 - 25o (SL3) và > 25o (SL4) tập trung trên các dạng địa hình đồi cao và núi thấp.

+ Tầng dày (D): tầng dày đất phản ánh mức độ tác động tương hỗ giữa các nhân tố trong quá trình hình thành đất, liên quan mật thiết với độ che phủ của thảm thực vật, độ dốc. Tầng dày đất là yếu tố sinh thái quan trọng, liên quan đến việc lựa chọn và bố trí cây trồng hợp lý. Nhằm bảo đảm sản xuất lâu bền ở lãnh thổ nghiên cứu và trên cơ sở nhu cầu sinh thái của cây trồng dài ngày, độ dày tầng đất được chia thành 3 cấp: tầng dày đất > 100 cm (D1), tầng dày đất từ 50 - 100 cm (D2), tầng dày đất nhỏ < 50 cm (D3).

+ Thành phần cơ giới của đất (Cg): thành phần cơ giới (TPCG) là yếu tố sinh thái quan trọng trong đánh giá đất, liên quan đến khả năng giữ ẩm, giữ chất dinh dưỡng và tạo độ phì cho đất. Đây là chỉ tiêu biểu đạt tương đối tổng hợp các đặc điểm khác của đất như: dung tích hấp thụ của đất (CEC), dung trọng, tỷ trọng và độ

Xem tất cả 160 trang.

Ngày đăng: 20/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí