Biểu Đồ Biến Động Diện Tích Các Loại Đất Giai Đoạn1995-2000 Khu Vực Hữu Lũng



Đất Chuyên dùng

2658,94



+383,52



Đất ở

711,56




+82,01


Đất chưa sử dụng

43798,99





-10534,59

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 160 trang tài liệu này.

Nghiên cứu, đánh giá điều kiện sinh thái cảnh quan phục vụ định hướng phát triển cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả khu vực Hữu Lũng - tỉnh Lạng Sơn - 14

(Nguồn: [48])

Như vậy, so với năm 1995, diện tích đất lâm nghiệp tăng 8770,06 ha, nâng tổng số diện tích đất lâm nghiệp lên 30108,67 ha (37,42% diện tích tự nhiên), diện tích đất nông nghiệp tăng 1299 ha, đạt 13.256,9 ha (16,47% tổng diện tích tự nhiên). Đất chuyên dùng có diện tích 3.042,46 ha, trong đó tập trung chủ yếu vào loại hình đất giao thông 1.366,58 ha (chiếm 44,91% diện tích đất chuyên dùng), đất xây dựng 335,88 ha (chiếm 11,04% đất chuyên dùng), đất thuỷ lợi và mặt nước chuyên dùng là 399,14 ha (13,11% đất chuyên dùng). Đất ở tăng nhanh và đạt 793,57 ha (0,98% diện tích đất tự nhiên), trong đó 22,74 ha đất ở đô thị trực thuộc thị trấn Mẹt (xem bảng 4.3 và hình 4.1, 4.2).



Diện tích (ha)


45000


40000


35000


30000


25000


20000


15000


10000


5000


0

Đất nông nghiệp Đất lâm nghiệp Đất chuyên dùng Đất ở Đất chưa sử dụng

Loại đất


Năm 1995 Năm 2000


Hình 4.1. Biểu đồ biến động diện tích các loại đất giai đoạn1995-2000 khu vực Hữu Lũng


Loại đất chưa sử dụng mặc dù giảm nhanh trong thời gian qua, nhưng vẫn còn một diện tích rất lớn, khoảng 33.264,4 ha (41,26% tổng diện tích tự nhiên),


trong đó, đất bằng chưa sử dụng là 152,56 ha (chiếm 0,19% tổng diện tích tự nhiên), đất đồi núi chưa sử dụng là 11.425,83 ha (chiếm 14,64% tổng diện tích tự nhiên), đất có mặt nước chưa sử dụng là 47,96 ha (0,06% tổng diện tích tự nhiên), đất núi đá không có rừng cây vào khoảng 20.380,91 ha (chiếm đến 25,32% tổng diện tích tự nhiên).

Diện tích đất nông nghiệp tăng, chủ yếu tập trung vào loại hình sử dụng đất trồng cây lâu năm. Đáp ứng nhu cầu của xã hội và mục đích tăng thu nhập, nhiều hộ gia đình đã chuyển đất vườn tạp, đất nương rẫy, đất khai hoang, đất hoang hoá với độ dốc nhỏ hơn 200 thành đất trồng cây ăn quả. Tổng diện tích đất trồng cây ăn quả năm 2000 đạt 5435,23 ha, tăng 4680,27 ha so với năm 1996. Cho đến năm 2001 diện tích đất trồng cây ăn quả vẫn tiếp tục tăng và đạt 6704 ha.

Hiện trạng sản xuất nông nghiệp. Song song với sự chuyển đổi cơ cấu các loại hình sử dụng đất là sự chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Từ 1995 đến 2000, năng suất lúa bình quân đạt 36 tạ/ha, tăng lên 11,6% so với cùng kỳ năm 1994. Năng suất ngô biến động trong giới hạn từ 10 - 25,44 tạ/ha và năng suất sắn trước đây là 100 tạ/ha nay giảm xuống còn 58 tạ/ha. Năng suất đỗ tương và lạc dao động bình quân từ 10 - 12,2 tạ/ha, thuốc lá 12 - 14 tạ/ha, mía từ 33,6 - 45 tấn/ha. Tổng lương thực bình quân đạt 34.520 tấn dao động ở giới hạn 5%, trong đó sản lượng thóc tương đối ổn định, khoảng 22.169 tấn, biến động hàng năm không quá 3,4%. Hiện nay, diện tích trồng thuốc lào, mía và lạc đang có chiều hướng giảm sút nhanh. Như vậy, với số dân của khu vực là 101.232 người thì mức lương thực bình quân đầu người hàng năm đạt 341 kg/người, bảo đảm mức an toàn lương thực của địa phương. Đối với cây dài ngày, tính đến năm 2000 diện tích và sản lượng đều tăng so với cùng thời kỳ năm 1995. Diện tích canh tác cây dài ngày năm 1995 là 757,08 ha, đến năm 2000 là 5448,34 ha, tăng 4691,26 ha, trong đó tăng tập trung chủ yếu vào diện tích trồng vải. Năm 2000, diện tích vải đạt 4491,71 ha - năng suất trung bình 1,195 tấn/ha, diện tích trồng na là 593,19 ha - năng suất 3,52 tấn/ha, diện tích trồng nhãn 267,68 ha - năng suất đạt 4,19 tấn/ha, diện tích trồng cà phê giảm 25,2 ha và còn 13,11 ha.

Về phương diện sản xuất, hiện tại sản xuất nông nghiệp ở khu vực Hữu Lũng chủ yếu dựa vào điều kiện tự nhiên với hai ngành chính là trồng trọt và chăn nuôi.


Sản xuất phổ biến ở qui mô hộ gia đình với cơ cấu kinh tế hộ cơ bản là: Vườn - Ao

- Chuồng - Ruộng - Rừng.

Tóm lại, phân tích thực trạng sản xuất nông nghiệp cho thấy, hệ thống cây trồng ngắn ngày hiện tại đã đảm bảo cho Hữu Lũng vấn đề an toàn lương thực. Nhưng trong chiến lược lâu dài, để nâng cao điều kiện sống về vật chất và tinh thần của người dân, Hữu Lũng cần tập trung phát triển các loại hình sử dụng đất trồng cây lâu năm, đặc biệt là cây ăn quả theo hướng sản xuất hàng hoá trao đổi với ngoại vùng trên cơ sở tiềm năng sẵn có.

4.1.4.2 Kết quả nghiên cứu hiện trạng và biến động diện tích cây cà phê chè, cây vải, na và nhãn trên lãnh thổ nghiên cứu

a. Hiện trạng phân bố cây cà phê chè, vải, na và nhãn theo không gian lãnh thổ nghiên cứu:

Với tiềm năng sẵn có của vùng về điều kiện tự nhiên và nhu cầu của thị trường đối với các sản phẩm cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả đã ảnh hưởng đến sự phát triển cây cà phê chè, vải, na và nhãn ở khu vực Hữu Lũng, tạo ra những xu thế biến động về diện tích của từng loại cây trồng trong giai đoạn 1995 - 2000 (xem bảng 4.4 và hình 4.3).


Bảng 4.4. Biến động diện tích cây cà phê chè, vải, na và nhãn giai đoạn 1995 - 2000 khu vực Hữu Lũng.


Diện tích (ha)

Năm 2000

Cà phê chè

Vải

Na

Nhãn

13,11

4491,71

593,19

267,68

Năm 1995

Cà phê chè

38,31

-25,2




Vải

137,0


+4354,71



Na

202,0



+391,19


Nhãn

95,0




+172,68

(Nguồn: [45])

Diện tích trồng cà phê chè có xu hướng giảm, diện tích năm 1995 có 38,31 ha đến năm 2000 giảm còn 13,11 ha. Thực trạng tính đến năm 2001 diện tích trồng cà phê chè tiếp tục giảm và chỉ còn 11,8 ha; diện tích trồng các cây ăn quả như vải, na và nhãn có xu hướng tăng, trong đó diện tích trồng cây vải tăng nhanh nhất (tăng 4354,71 ha trong 5 năm).


Diện tích và quy mô trồng cà phê chè, vải, na và nhãn (năm 2000) được phân bố như sau:

- Cây cà phê chè được trồng rất manh mún trong các hộ gia đình trên địa bàn 7 xã là Minh Hoà, Nhật Tiến, Đồng Tân, Hoà Thắng, Hoà Lạc, Hoà Sơn, Minh Sơn và Thị trấn ở phía nam khu vực, trong đó diện tích trồng nhiều nhất ở xã Nhật Tiến

- Minh Sơn và Thị Trấn (chiếm 68,6% tổng diện tích cà phê chè của khu vực), là nơi có các điều kiện canh tác tương đối thuận lợi với việc chủ động nguồn nước tưới trong mùa khô và đầu tư dinh dưỡng trong quá trình phát triển cà phê.


a)

Diện tích (h


4500


4000


3500


3000


2500


2000


1500


1000


500


0

Cà phê chè Vải Na Nhãn


Cây trồng


Năm 1995 Năm 2000


Hình 4.3. Biến động diện tích cây cà phê chè, vải, na và nhãn giai đoạn 1995 - 2000 khu vực Hữu Lũng


Nghiên cứu hiện trạng phân bố cho thấy, cà phê chè không được trồng trên địa bàn các xã thuộc khu vực phía bắc khu vực, theo ý kiến của người dân thì đây là địa bàn gặp rất nhiều bất lợi cho việc trồng cà phê chè như sương muối và điều kiện khô hạn. Còn ở phía nam khu vực mặc dù cây cà phê chè có được trồng nhưng cũng gặp không ít những khó khăn về chất đất cũng như điều kiện khô hạn dẫn đến năng


suất và sản lượng thấp (trung bình 1,4 tấn/ha). Việc sụt giá sản phẩm cà phê trên thị trường trong nước cũng như thế giới trong thời kỳ này đã ảnh hưởng đến tâm lý sản xuất của người dân, làm mức độ chú trọng đầu tư cho canh tác không cao. Đây là những nguyên nhân cơ bản gây ra sự suy giảm cả về diện tích cũng như năng suất và sản lượng cây cà phê trên địa bàn khu vực Hữu Lũng. Đến năm 2001 tổng diện tích cà phê toàn khu vực tiếp tục giảm chỉ còn 11,8 ha.

Đối với cây ăn quả trên địa bàn khu vực Hữu Lũng với các cây trồng chủ đạo là vải, na và nhãn, phát triển tương đối tập trung với quy mô hộ gia đình, nhưng chưa thực sự trở thành những vùng chuyên canh mang tính chất sản xuất hàng hoá.

- Cây vải phát triển tập trung ở các xã Nhật Tiến, Minh Hoà, Minh Tiến, Đồng Tân, Tân Thành, Hoà Sơn, Minh Sơn, Hoà Thắng, Đồng Tiến, Đô Lương, Thị Trấn, Hồ Sơn, Sơn Hà, Thiện Kỵ, Thanh Sơn (chiếm 86,55% tổng diện tích trồng vải). Tính đến năm 2000, tổng diện tích trồng vải trên địa bàn khu vực là 4491,71 ha, chủ yếu trên địa hình gò đồi thoải thuộc hai loại đất chính là Fs và Fq với tầng dày trung bình từ 50 - 100 cm. Nhiều nơi tầng đất rất mỏng (dưới 50 cm) vẫn được người dân địa phương cải tạo dưới hình thức san băng để trồng.

- Cây na: tính đến năm 2000 cây na đã được trồng và phát triển với diện tích là 593,2 ha, tập trung chủ yếu trên các dạng địa hình sườn tích tụ, đổ lở đá vôi và dốc tụ từ sản phẩm của đá vôi với loại đất Fv và Dv tại các xã Cai Kinh, Hoà Lạc và cụm Tứ Yên (chiếm 65,2% diện tích trồng na của khu vực).

- Cây nhãn: trên các dạng địa hình gò đồi thoải đã được người dân địa phương sử dụng phát triển trồng nhãn, đến năm 2000 tổng diện tích trồng nhãn trên toàn khu vực đã đạt 267,68 ha nhưng chưa mang tính chất tập chung chuyên canh hoá. Các xã có diện tích trồng nhãn bình quân trên 10 ha là Tân Thành, Minh Sơn, Hoà Thắng, Đồng Tân, Yên Bình, Yên Vượng, Nhật Tiến, Hoà Sơn, Hoà Lạc, Thị Trấn chiếm 63,9% tổng diện tích trồng nhãn toàn khu vực.

Việc sử dụng quỹ đất cho phát triển cây ăn quả hiện tại cho thấy khu vực Hữu Lũng đã có hướng đi phù hợp với nền kinh tế thị trường và sự tăng tiến về diện tích ở đây là do tự phát chưa đủ những luận chứng khoa học cho quy mô diện tích. Như vậy, để thực hiện thành công kế hoạch trong chiến lược phát triển lâu dài, cần


tiến hành đánh giá kinh tế sinh thái của các dạng cảnh quan đối với các loại hình sử dụng đất trồng cây ăn quả trên địa bàn toàn khu vực.

b. Hiện trạng phân bố cây cà phê chè, vải, na và nhãn trên các dạng cảnh quan và mức độ thích nghi sinh thái

Tiến hành đối sánh và phân tích giữa kết quả đánh giá thích nghi sinh thái với hiện trạng sử dụng đất phát triển các loại hình sử dụng đất trồng cây cà phê chè, cây vải, na, nhãn để xác định tiềm năng sinh thái phục vụ định hướng quy hoạch nhóm cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả tại địa bàn nghiên cứu (xem bảng 4.5).


Kết quả tổng hợp từ bảng 4.5 cho thấy:

- Các dạng cảnh quan được đánh giá và phân hạng là thích nghi với cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả, thì hiện tại đang được khai thác sản xuất là những dạng cảnh quan thuận lợi về vị trí địa lý. Các dạng cảnh quan này phân bố ở những khu vực gần khu dân cư, giao thông thuận lợi, chủ yếu thuộc địa bàn các xã dọc quốc lộ 1A, đường 16, cụm xã Quyết Thắng và cụm xã Tứ Yên.

- Hiện trạng phân bố cây trồng đã phần nào phản ánh về mặt định lượng mức độ thích nghi sinh thái của cây cà phê chè, vải, na và nhãn trên các dạng cảnh quan trong lãnh thổ nghiên cứu. Các dạng cảnh quan ở hạng không thích nghi cho cây cà phê, vải, na và nhãn do có những nhân tố sinh thái hạn chế, trên thực tế người dân địa phương đã không sử dụng cho mục đích phát triển các cây trồng nói trên (diện tích hiện trạng phân bố bằng 0). Với các dạng cảnh quan ở hạng thích nghi (rất thích nghi, thích nghi, ít thích nghi) có diện tích hiện trạng phân bố thay đổi giữa các mức độ thích nghi, phần nào đã phản ánh được mức độ khai thác sử dụng tiềm năng sinh thái của các dạng cảnh quan khu vực nghiên cứu.

So với tiềm năng được đánh giá thì thực tế khai thác sử dụng lãnh thổ cho mục đích trồng cây cà phê chè, vải, na và nhãn như sau:

- Đối với cây cà phê chè: hiện trạng được trồng trên 4 dạng cảnh quan (4,11, 12, 37) trong đó dạng cảnh quan số 37 thuộc mức độ thích nghi trung bình và 3 dạng cảnh quan còn lại thuộc mức độ ít thích nghi:


+ Dạng cảnh quan số 37 có diện tích 96,95 ha hiện chỉ có 3,3 ha được người dân khai thác sử dụng trồng cà phê chè, các dạng cảnh quan 4, 11, 12 chỉ có 9,8 ha hiện đang được khai thác sử dụng trong tổng số 2154,37 ha. Như vậy hiện trạng sản xuất cà phê chè ở khu vực Hữu Lũng còn rất manh mún, không phù hợp với sản xuất hàng hoá.

+ Hiện trạng khai thác sử dụng lãnh thổ cho mục đích phát triển cà phê chè so với tiềm năng được đánh giá còn rất thấp: chỉ có 0,57% ở mức thích nghi trung bình và 0,054% ở mức ít thích nghi, riêng các dạng cảnh quan ở hạng không thích nghi hiện tại không khai thác sử dụng. Hiện trạng khai thác lãnh thổ để trồng cà phê chè đã phản ánh được tính phù hợp giữa kết quả đánh giá phân hạng với hiện trạng sản xuất.

- Đối với các cây vải, na và nhãn: hiện đang được trồng ở 10 dạng cảnh quan (4, 11, 12, 19, 22, 26, 37, 55, 58, 62) trên cả 3 mức thích nghi (S1, S2, S3). Trong đó, cây vải có diện tích hiện trạng khai thác tập trung chủ yếu trên các dạng cảnh quan ở mức độ thích nghi trung bình với diện tích 4297,76 ha chiếm 18,13% tiềm năng được đánh giá. Cây na hiện đang trồng ở các mức độ thích nghi (S1, S2, S3) là 153,23 ha; 229,58 ha; 210,39 ha. Như vậy, diện tích trồng na chỉ đạt 37,37% so với tiềm năng được đánh giá ở mức S1, trong khi đó, trên mức S2 và S3 chỉ sử dụng có 0,94% và 4,79% tiềm năng sinh thái, điều đó khẳng định tính hợp lý của hiện trạng sản xuất. Đối với cây nhãn tổng diện tích trồng mới chỉ đạt 267,68 ha, nhưng cũng phản ánh được sự khai thác sử dụng hợp lý tiềm năng trong sản xuất (diện tích trồng ở S1, S2, S3 là 35 ha; 214,88 ha; 17,8 ha).

c. Một số mô hình hiện trạng canh tác cây ăn quả khu vực Hữu Lũng

1. Mô hình trồng vải: trên dạng cảnh quan sườn rửa trôi trên phiến sét, độ dốc 8 - 150, độ dày tầng đất 50 - 70 cm, thành phần cơ giới thịt nặng, độ phì thấp, tại thôn Tân Hương xã Nhật Tiến.

- Đỉnh đồi: địa hình cao, độ dốc lớn, đất nghèo mùn được người dân địa phương thiết kế trồng keo lá tràm, độ che phủ 30%, tuổi 5 - 7 năm, đường kính 15 - 25 cm, với mục đích giữ ẩm và bảo vệ đất, đồng thời thu sản phẩm lâm nghiệp hàng hoá.


- Sườn đồi: độ dốc nhỏ hơn, được thiết kế trồng vải bằng biện pháp san băng theo các đường đồng mức, trên đó đào hố với kích thước 80 60 cm, hố được ủ sản phân chuồng trộn với đất tơi và bùn ao trước khi đặt gốc vải, vải được trồng với khoảng cách cây cách cây, hàng cách hàng 8 8m. Cách thiết kế như vậy đảm bảo cho cây có khoảng cách đồng đều, thuận lợi cho việc bón phân, khả năng nhận ánh sáng và đảm bảo dinh dưỡng cho cây.

- Trên các viền san băng được thiết kế trồng điền thanh tạo vành đai bảo vệ nhằm giữ đất hạn chế xói mòn rửa trôi một cách hữu hiệu, điều này thể hiện hiệu quả về khía cạnh bảo vệ môi trường.

- Chân đồi: địa hình trũng được thiết kế làm ao cá thu sản phẩm và cung cấp nước cho cây. Tuy nhiên vào những tháng khô hạn nhất trong năm (tháng XII, I) việc cung cấp nước phải bơm từ sông Thương thông qua hệ thống kênh tự tạo. Bên cạnh ao cá là hệ thống chuồng trại chăn nuôi nơi cung cấp một lượng lớn nguồn phân chuồng.

Xuyên dọc mô hình trên chúng ta thấy cây trồng được phát triển trong một môi trường sinh thái thuận lợi, điều này chứng tỏ rằng tính thích nghi sinh thái của cây vải về cơ bản đã được đáp ứng. Đây là một mô hình nông - lâm kết hợp kiểu RVAC với cây trồng chủ lực là cây vải qui mô hộ gia đình tiêu biểu ở lãnh thổ nghiên cứu, đặc trưng bởi hiệu quả kinh tế cao, có tác dụng duy trì tốt môi trường, đồng thời đảm bảo tính thích nghi cho cây vải.

2. Mô hình trồng na: trên dạng cảnh quan suờn tích tụ đổ lở sản phẩm đá vôi với loại đất Fv, độ dốc 8 - 150, tầng đất dày trên 100 cm, thôn Đồng Ngầu xã Cai Kinh.

Người dân địa phương thiết kế trồng na trên dạng cảnh quan này bằng tạo các hố kích thước 6050 cm, cây cách cây, hàng cách hàng 3 3 m. Na có sự chống chịu tốt, ít phải bón phân, chủ yếu là phun thuốc trừ sâu giai đoạn cây ra lá non và đậu quả. Trồng na ít phải tưới nên công việc chăm sóc cũng nhẹ nhàng hơn cây vải. Đây là mô hình Vườn tiêu biểu ở qui mô hộ gia đình với cây chủ lực là cây na, mang hiệu quả kinh tế cao, được người dân trong vùng hưởng ứng và mở rộng canh tác.

Xem tất cả 160 trang.

Ngày đăng: 20/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí