Chỉ Tiêu Các Cấp Trong Hệ Thống Phân Loại Cảnh Quan Khu Vực Hữu Lũng


2) Phụ hệ cảnh quan: Chế độ hoàn lưu gió mùa quyết định phân bố lại nhiệt - ẩm gây ảnh hưởng lớn tới chu trình vật chất.

3) Lớp cảnh quan: Đặc điểm các khối địa hình lớn quy định tính đồng nhất của hai quá trình lớn trong chu trình vật chất bóc mòn và tích tụ.

4) Phụ lớp cảnh quan: Sự phân tầng bên trong của lớp.

5) Kiểu cảnh quan: Đặc điểm sinh khí hậu (kiểu thảm thực vật phát sinh - kiểt đất)

6) Phụ kiểu cảnh quan: Các đặc trưng cực đoan của khí hậu ảnh hưởng lớn đến các điều kiện sinh thái.

7) Hạng cảnh quan: Các kiểu địa hình phát sinh.

8) Loại cảnh quan: Sự giống nhau tương đối của các dạng địa lý của thể cấu thành cảnh quan (sự kết hợp của các quần xã thực vật phát sinh và hiện đại với loại đất).

Ngoài ra, trong hệ thống phân loại này còn có các đơn vị cấu trúc hình thái cảnh quan như: Dạng địa lý, nhóm dạng và diện địa lý, nhóm diện địa lý.


Bảng 2.6. Hệ thống phân loại cảnh quan khu vực Hữu Lũng


TT

Cấp

Dấu hiệu phân loại và tên gọi


1


Phụ kiểu cảnh quan

Dấu hiệu:Những đặc trưng sinh khí hậu cực đoan, quyết định thành phần các loài của các kiểu thảm thực vật, quy định ngưỡng tới hạn phát triển của các loài thực vật cấu thành các kiểu thảm theo nguồn gốc phát sinh.

Tên gọi :

- Phụ kiểu 1 (PK1): có mùa đông lạnh, mùa khô trung bình và mùa mưa dài, phân bố ở khu vực phía Nam Hữu Lũng.

- Phụ kiểu 2 (PK2): có mùa đông rét, mùa khô ngắn và mùa mưa trung bình, phân bố ở khu vực phía Bắc Hữu Lũng.


2


Hạng cảnh quan

Dấu hiệu:Các kiểu địa hình phát sinh với các đặc trưng động lực hiện tại.

Tên gọi:

- Trong Pk1 có: Hạng cảnh quan đồng bằng và thung lũng tích tụ, rửa trôi. Hạng cảnh quan gò đồi thấp rửa trôi cấu tạo bởi đá trầm tích hỗn hợp. Hạng cảnh quan đồi cao bóc mòn rửa trôi cấu tạo bởi đá trầm tích hỗn hợp. Hạng cảnh quan núi thấp bóc mòn xâm thực cấu tạo bởi đá trầm tích hỗn hợp. Hạng cảnh quan núi thấp bóc mòn xâm thực cấu tạo bởi đá riolit.

- Trong Pk2 có: Hạng cảnh quan đồng bằng và thung lũng tích tụ rửa trôi. Hạng cành quan gò đồi thấp cấu tạo bởi đá cát bột kết. Hạng cành quan núi thấp bóc mòn xâm thực trên đá riolit. Hạng cảnh quan núi thấp karst cấu tạo

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 160 trang tài liệu này.

Nghiên cứu, đánh giá điều kiện sinh thái cảnh quan phục vụ định hướng phát triển cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả khu vực Hữu Lũng - tỉnh Lạng Sơn - 8





bởi đá vôi.


3


Loại cảnh quan

Dấu hiệu:Đặc trưng bởi mối quan hệ tương hỗ giữa các nhóm quần xã thực vật và các loại đất.

Tên gọi:Có 41 loại cảnh quan phát triển trên 10 loại đất với 5 quần xã thực vật, với tập hợp của 25 nhóm dạng cảnh quan.


4

Dạng cảnh quan

Dấu hiệu: Đặc trưng cho mối quan hệ giữa tổ hợp thực vật và một tổ hợp đất với các tác động của hoạt động nhân tác.

Tên gọi: Tổng số có 66 dạng cảnh quan, trong đó 47 dạng nằm trong PK1 và 19 dạng nằm trong PK2.


Trên cơ sở khoa học và thực tiễn, hệ thống phân loại cảnh quan của Hữu Lũng gồm có 4 cấp. Các cấp trong hệ thống phân loại cảnh quan Hữu Lũng được phân chia chủ yếu dựa vào đặc điểm và sự kết hợp giữa hai nhóm nhân tố: "nền tảng nhiệt - ẩm" và "nền tảng vật chất rắn" với 4 cấp phân vị như sau: Phụ kiểu cảnh quan

Hạng cảnh quan Loại cảnh quan Dạng cảnh quan (bảng 2.6).

Trong hệ thống phân loại cảnh quan Hữu Lũng, các cấp phân vị như: Cấp loại cảnh quan phản ánh trạng thái hiện tại trong diễn thế phân hoá phát triển cảnh quan. Cấp dạng cảnh quan là đơn vị phân loại cơ sở phản ánh sự phân hoá chi tiết trong cấp loại cảnh quan, là đối tượng của các mục tiêu ứng dụng vào thực tiễn nhằm khai thác sử dụng hợp lý lãnh thổ.

2.2.3. Chỉ tiêu các cấp trong hệ thống phân loại cảnh quan khu vực Hữu Lũng

1. Phụ kiểu cảnh quan:

Mặc dù đây là cấp phụ nhưng nó phản ánh tính phân hoá đa dạng của tự nhiên trong phạm vi từng kiểu cảnh quan. Phụ kiểu cảnh quan khu vực nghiên cứu được phân chia dựa trên sự tương tác giữa các nhóm kiểu địa hình với sinh khí hậu tạo ra những đặc trưng khí hậu cực đoan quy định ngưỡng tới hạn phát triển của thực vật cấu thành kiểu thảm thực vật với điều kiện khí hậu hiện tại.

Bảng 2.7. Chỉ tiêu phân chia phụ kiểu cảnh quan khu vực Hữu Lũng



Nhóm kiểu địa hình

Đặc trưng khí hậu cực đoan

Phụ kiểu


- Địa hình đồi núi thấp

- Nhiệt độ TB tháng I (min): 150C

- Có 3 tháng khô là I, II, III (P/2T<1)

- Có 1 tháng hạn là tháng XII (P<T)

- Độ ẩm không khí TB mùa khô từ 78 - 80%

- Có 7 tháng mưa (P > 100 mm)

Phụ kiểu cảnh quan có mùa đông lạnh, mùa khô trung bình và mùa mưa dài.


- Địa hình núi đá vôi

- Nhiệt độ TB tháng I (min): 13,80C

- Có một tháng khô duy nhất (XII)

- Không có tháng hạn

- Độ ẩm không khí TB mùa khô từ 78 - 83%

- Có 6 tháng mưa (P > 100 mm)

Phụ kiểu cảnh quan có mùa đông rét, mùa khô ngắn và mùa mưa trung bình.

Dựa vào chỉ tiêu phân chia trên (xem bảng 2.7), kiểu cảnh quan "Rừng nhiệt đới mưa mùa có mùa đông lạnh và khô trung bình được phân chia thành 2 phụ kiểu cảnh quan.

* Phụ kiểu cảnh quan có mùa đông lạnh, mùa khô trung bình và mùa mưa dài (Pk 1): Được phân hoá bởi địa hình đồi núi thấp phân bố ở phía Nam Hữu Lũng với những đặc trưng khí hậu cực đoan là có nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất (tháng I) đạt 150C, có 3 tháng khô và 1 tháng hạn cùng với 7 tháng có lượng mưa trên 100mm/tháng.

* Phụ kiểu cảnh quan có mùa đông rét, mùa khô ngắn và mùa mưa trung bình (Pk 2): Được phân hoá bởi địa hình núi đá vôi nằm ở phía Bắc khu vực nghiên cứu với những đặc trưng khí hậu cực đoan là có nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất (tháng I) đạt 13,80C, có 1 tháng khô, không có tháng hạn và có 6 tháng lượng mưa trung bình tháng trên 100 mm.

2. Hạng cảnh quan

Với các dấu hiệu địa mạo, các kiểu địa hình phát sinh cùng với đặc điểm nền nham là chỉ tiêu cơ bản để phân chia phụ lớp cảnh quan thành những hạng cảnh quan. Các chỉ tiêu đó quy định sự phát triển của các loại đất như tầng dày, cấu trúc của đất và hướng di chuyển vật chất. Với kết quả nghiên cứu về phân kiểu địa hình phát sinh và đặc điểm của nền nham (mục 2.1.1) thì khu vực nghiên cứu được chia ra 9 hạng cảnh quan nằm trong 2 phụ kiểu.


3. Loại cảnh quan

Loại cảnh quan được phân chia từ các hạng cảnh quan theo sự phân hoá nền nhiệt - ẩm, thổ nhưỡng và quần xã thực vật trong mối tác động của vòng tuần hoàn vật chất. Sự phân hoá của quần xã thực vật, kể cả quần xã nhân tác đều có ảnh hưởng đến quá trình trao đổi nhiệt, ẩm và dinh dưỡng.

Lớp vỏ thổ nhưỡng khu vực nghiên cứu được phân bố theo hai nhóm chính:

- Nhóm đất Feralit (đất địa đới).

- Nhóm đất đồng bằng và thung lũng (đất phi địa đới).

Với nhóm đất Feralit đã hình thành nên các loại đất phát triển trên các nền nham khác nhau như:

+ Đất đỏ vàng phát triển trên đá phiến sét (Fs).

+ Đất vàng nhạt phát triển trên cát bột kết (Fq).

+ Đất vàng đỏ phát triển trên đá Riolit (Fa).

+ Đất nâu vàng phát triển trên phù sa cổ (Fp).

+ Đất đỏ nâu phát triển đá vôi (Fv).

+ Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước (Fl).

Với nhóm đất đồng bằng và thung lũng đã hình thành nên các loại đất đặc

trưng:


+ Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ đá vôi (Dv).

+ Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ của đá khác (D).

+ Đất phù sa không được bồi hàng năm (P).

+ Đất phù sa được bồi hàng năm (Pb).

Sự phân hoá của quần xã thực vật ở khu vực nghiên cứu đã tạo nên các quần

hợp thực vật sau:

- Quần hợp rừng tái sinh (Ia, Ib, Ic, Iia, IIb) với hiện trạng là thảm thực vật rừng tự nhiên.

- Quần hợp trảng cỏ cây bụi tạp (Ic, IIc), trảng cỏ cây bụi thưa (Id, IVb) với hiện trạng trảng cỏ cây bụi.

- Quần hợp rừng trồng.



quả.

- Quần hợp các cây trồng dài ngày đó là các cây công nghiệp dài ngày và cây ăn


- Quần hợp các cây trồng ngắn ngày gồm các loại cây trồng: lúa, hoa màu và

cây công nghiệp ngắn ngày.

Trên mỗi loại đất cùng với sự phân hoá của quần hợp thực vật nêu trên đã tạo thành các đơn vị thuộc cấp loại cảnh quan. Đó chính là chỉ tiêu để phân chia thành các loại cảnh quan khu vực nghiên cứu.

Ví dụ:

Hạng cảnh quan núi thấp karst cấu tạo bởi đá vôi (C - P) trên sườn tích tụ đổ lở thuộc phụ kiểu cảnh quan có mùa đông rét, mùa khô ngắn và mùa mưa trung bình.

Với loại đất Feralit đỏ nâu phát triển trên đá vôi cùng với sự phân hoá của quần hợp thực vật tạo thành 3 đơn vị thuộc cấp loại cảnh quan.

- Loại cảnh quan rừng tự nhiên.

- Loại cảnh quan trảng cỏ, cây bụi.

- Loại cảnh quan cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả.


4. Dạng cảnh quan

Dạng cảnh quan là một tổng hợp thể lãnh thổ tự nhiên đồng nhất về nham thạch, một tiểu tổ hợp đất, một tiểu tổ hợp thực vật (microcombinaison) trên cùng một dạng trung địa hình theo phát sinh, có cùng biện pháp nhân tác và biện pháp sử dụng bảo vệ, cải tạo.

Như vậy, dạng cảnh quan là đơn vị được phân chia từ các loại cảnh quan dựa trên sự đồng nhất về độ dốc địa hình, độ dày mỏng của tầng đất, và mức độ nhân tác của con người. Với đặc thù của khu vực nghiên cứu các chỉ tiêu để phân chia các dạng cảnh quan đó chính là: độ dốc, độ dày tầng đất và mức độ nhân tác của con người. Các chỉ tiêu đó được cụ thể hoá như sau:

a) Độ dốc địa hình khu vực nghiên cứu được chia thành 5 cấp như sau: Cấp I: 0 - 30

Cấp II: 3 - 80


Cấp III: 8 - 150

Cấp IV: 15 - 250 Cấp V: > 250

b) Độ dày tầng đất khu vực nghiên cứu được chia làm 3 cấp: Cấp 1 > 100 cm

Cấp 2 50 - 100 cm Cấp 3 < 50cm

c) Mức độ nhân tác được chia thành 6 mức:

- Tác động yếu (gần nguyên trạng) (T1).

- Tác động mạnh ít có khả năng phục hồi (T2).

- Tác động mạnh có khả năng phục hồi (T3).

- Tác động tích cực không thường xuyên (T4).

- Tác động tích cực theo thời vụ (T5).

- Tác động tích cực thường xuyên (T6).

Trên cơ sở việc phân cấp các chỉ tiêu như trên, lãnh thổ Hữu Lũng đã được phân hoá ra thành 66 dạng cảnh quan. Tập hợp những dạng cảnh quan trên cùng một dạng địa hình và cùng một loại đất tạo thành nhóm dạng cảnh quan liên quan đến quá trình di chuyển vật chất theo năng lượng địa hình, có ý nghĩa cho việc khai thác và sử dụng lãnh thổ. Vì vậy, nhóm dạng cảnh quan được lựa chọn khi tiến hành phân tích đặc điểm cảnh quan khu vực Hữu Lũng. Việc phân tích cấu trúc cảnh quan được tiến hành trên cơ sở phân tích từ phụ kiểu, hạng đến nhóm dạng và dạng cảnh quan. Với các tiêu chí nêu trên, trong phụ kiểu 1 được phân hoá thành 5 hạng, 16 nhóm dạng với 47 dạng cảnh quan; trong phụ kiểu 2 gồm 4 hạng, 9 nhóm dạng với 19 dạng cảnh quan.

Với hệ thống phân loại cảnh quan cùng các chỉ tiêu phân chia các cấp phân vị cảnh quan khu vực nghiên cứu, bản đồ cảnh quan khu vực Hữu Lũng tỷ lệ 1 :

50.000 đã được thành lập với chú giải dạng ma trận - toạ độ sinh thái (xem hình 2.6).

Trong bảng chú giải, các cấp phân vị của cảnh quan được sắp xếp dưới dạng hàng và cột. Với các cấp phân vị được phân chia, dựa vào đặc điểm của nhóm nền


tảng nhiệt - ẩm: kiểu cảnh quan, phụ kiểu cảnh quan được sắp xếp theo hàng ngang còn các cấp phân vị dựa vào đặc điểm nhóm nền tảng vật chất rắn như phụ lớp cảnh quan, hạng cảnh quan được xếp theo cột. Đơn vị loại cảnh quan, dạng cảnh quan, được phân chia dưạ trên sự kết hợp của cả hai nhóm nhân tố nền tảng nhiệt - ẩm và nền tảng vật chất rắn. Sự giao thoa giữa hai nhóm nhân tố nói trên (sự kết hợp giữa hàng và cột) tại các ô trong bảng ma trận chính là sự sắp xếp của dạng và nhóm dạng cảnh quan .

Trên bản đồ cảnh quan, đơn vị cơ sở "dạng cảnh quan" được dùng các ký hiệu là các số tự nhiên để đánh số cho các dạng cảnh quan (từ 1 đến 66) theo thứ tự từ thấp đến cao, từ phải sang trái trong bảng ma trận. Các dạng cảnh quan được lặp lại một cách có quy luật trong không gian lãnh thổ. Sự phân bố của các dạng cảnh quan được thể hiện trên bản đồ bằng phương pháp "nền chất lượng" theo gam màu sinh thái.

2.3. ĐẶC ĐIỂM CẢNH QUAN KHU VỰC HỮU LŨNG

Sự tương tác giữa hoàn lưu khí quyển và địa hình đã để lại cho lãnh thổ Hữu Lũng những nét đặc thù riêng và sự phân hoá đó được thể hiện qua hệ thống phân loại cùng với những đặc điểm cảnh quan khu vực như sau:

Phụ kiểu cảnh quan

Kiểu cảnh quan rừng nhiệt đới mưa mùa có mùa đông lạnh và khô trung bình được phân thành hai phụ kiểu:

+ Phụ kiểu cảnh quan có mùa đông lạnh, mùa khô trung bình và mùa mưa dài (Phụ kiểu 1): Với những đặc trưng cực đoan khí hậu được phân hoá bởi nhóm kiểu địa hình đồi núi thấp với lượng mưa trung bình năm là 1.488,2mm, có mùa mưa dài (với 7 tháng có lượng mưa trung bình tháng > 100mm), lượng mưa trong mùa mưa chiếm tới 90,4% tổng lượng mưa toàn năm. Nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất (tháng I) là 150C. Kết quả tính toán hệ số khô hạn của Gaussen - Walter thì khu vực được xếp vào chế độ khí hậu có mùa khô trung bình với ba tháng khô (P/2T < 1) và một tháng hạn (P < T) .

+ Phụ kiểu cảnh quan có mùa đông rét, mùa khô ngắn và mùa mưa trung bình (Phụ kiểu 2): Với đặc trưng khí hậu cực đoan của phụ kiểu này là có mùa đông


rét với nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất (tháng I) là 13,80C, khu vực có lượng mưa trung bình năm trên 1.500 mm với độ dài mùa mưa trung bình (6 tháng có lượng mưa trung bình tháng > 100 mm), lượng mưa trong mùa mưa chiếm tới 90% tổng lượng mưa toàn năm. Theo hệ số khô hạn của Gaussen - Walter ở đây có một tháng khô (tháng XII) với hệ số P/2T < 1 và không có tháng hạn. Như vậy, khu vực thuộc chế độ khí hậu có mùa khô ngắn, mùa mưa trung bình với mùa đông rét.

Hạng cảnh quan:

Lãnh thổ nghiên cứu được phân hoá thành 9 hạng cảnh quan nằm trong hai phụ kiểu cảnh quan.

Phụ kiểu 1 có cấu trúc phức tạp hơn đã xuất hiện 5 hạng, 16 nhóm dạng với 47 dạng cảnh quan với đặc điểm sau:

1 - Hạng cảnh quan đồng bằng và thung lũng tích tụ rửa trôi:

Hạng cảnh quan trên có địa hình thấp thoải, độ dốc từ 0 - 80. Với ưu thế quá trình tích tụ aluvi, deluvi và rửa trôi yếu phát triển trên các dạng địa hình bãi bồi tích tụ, thềm sông tích tụ rửa trôi và dạng địa hình đồng bằng tích tụ rửa trôi đa nguồn gốc. Hạng cảnh quan trên giữ chức năng kinh tế trong sản xuất nông nghiệp (với các loại cây trồng ngắn ngày như lúa nước và hoa màu) và được phân thành ba nhóm dạng cảnh quan.

1.1. Nhóm dạng cảnh quan bãi bồi tích tụ aluvi: với quần xã thực vật chủ yếu là rau màu phát triển trên đất phù sa được bồi (Pb) thuộc sông Hoá và sông Thương, có diện tích là 218,08 ha tương đương với 0,27% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện và chỉ có một dạng cảnh quan số 1a trên bản đồ cảnh quan.

1.2. Nhóm dạng cảnh quan thềm tích tụ rửa trôi: Phân bố trên các thềm dọc thung lũng sông Thương và sông Trung, có độ cao tương đối từ 4 - 7 m, độ dốc 3 -

80. đây có các quần xã cây trồng dài ngày và cây trồng ngắn ngày phát triển trên

đất phù sa không được bồi (P) có độ phì trung bình, tầng đất dày trên 100 cm gồm có hai dạng cảnh quan số 3a và 4b trên bản đồ cảnh quan với tổng diện tích là 1856,49 ha tương đương với 2,31% tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện.

1.3. Nhóm dạng cảnh quan đồng bằng tích rửa trôi đa nguồn gốc: Với quần xã cây trồng ngắn ngày phát triển trên loại đất Fl, có độ phì thấp chiếm 1.962,98 ha

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/09/2023