Biểu Đồ Thể Hiện Diện Tích Theo Mức Độ Thích Nghi Của Các Dạng Cảnh Quan Đối Với Cây Nhãn.


-Với cây nhãn: Bảng 3.4, 3.5 và hình 3.8 thể hiện kết quả đánh giá, phân hạng thích nghi sinh thái và tổng hợp diện tích các mức độ thích nghi của các dạng cảnh quan đối với cây nhãn. Trong 66 dạng cảnh quan của khu vực nghiên cứu có tới 20 dạng cảnh quan không thích nghi cho sự phát triển của cây nhãn do không đáp ứng được một số chỉ tiêu sinh thái như độ dày tầng đất, độ dốc, khả năng thoát nước... với diện tích 50.470 ha (chiếm 63,25 % tổng diện tích). Số dạng cảnh quan còn lại (46 dạng cảnh quan) được xếp vào hạng thích nghi ở các mức: mức rất thích nghi (cảnh quan số 4) có diện tích 261 ha (0,33%) thuộc địa phận các xã Đồng Tân, Hồ Sơn, Minh Sơn, Minh Hoà, Hoà Thắng và thị trấn Hữu Lũng, mức thích nghi trung bình diện tích là 27629 ha (34,26%), mức ít thích nghi có 2 dạng cảnh quan (25, 33) với diện tích là 1.438 ha (1,80%).



Diện tích (ha)


50470



27629

261

1438

60000



50000



40000



30000



20000



10000



0


S1 S2 S3 N


Hình 3.8. Biểu đồ thể hiện diện tích theo mức độ thích nghi của các dạng cảnh quan đối với cây nhãn.


Đối với cây nhãn thì yếu tố sinh thái hạn chế ảnh hưởng đến kết quả đánh giá và phân hạng tập trung chủ yếu vào chất lượng đất, độ dốc địa hình và khả năng thoát nước. Dạng cảnh quan số 4 được xếp vào mức độ rất thích nghi đối với cây nhãn, phân bố trên dạng địa hình thềm tích tụ rửa trôi tương đối bằng phẳng dọc sông Trung và sông Thương với loại đất phù sa không được bồi hàng năm, có độ


phì trung bình khá, và nền nhiệt ẩm rất thuận lợi cho sự ra hoa và tạo quả của cây nhãn. Các dạng cảnh quan ở mức thích nghi trung bình tập trung chủ yếu trên các dạng địa hình sườn thoải thuộc khu vực đồi thấp thuộc khu vực phía Nam Hữu Lũng. Mức ít thích nghi hạn chế chủ yếu do khả năng thoát nước rất kém của các dạng cảnh quan và được phân bố trên các dạng địa hình máng trũng tích tụ ở địa bàn các xã thuộc khu vực phía Nam và Đông Nam Hữu Lũng (xem hình 3.9).


KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Từ kết quả đánh giá phân hạng mức độ thích nghi sinh thái của các dạng cảnh quan khu vực Hữu Lũng đối với cây cà phê chè, vải, na và nhãn có thể rút ra một số kết luận sau:

- Do đặc thù phân hoá của lãnh thổ nghiên cứu và để phục vụ cho việc phát triển cây trồng dài ngày (cà phê chè, vải, na và nhãn) nên đơn vị cảnh quan được lựa chọn để đánh giá là dạng cảnh quan. Các bản đồ phân hạng mức độ thích nghi sinh thái đối với từng loại cây trồng thể hiện ở tỷ lệ 1: 50.000.

- Quy trình đánh giá, phân hạng thích nghi sinh thái dựa trên cơ sở đặc tính các dạng cảnh quan và nhu cầu sinh thái cây trồng với phương pháp tính điểm tổng hợp bằng bài toán trung bình nhân và phân cấp theo công thức Aivasia.

- Kết quả đánh giá và phân hạng thích nghi sinh thái đã xác định diện tích trên các mức độ thích nghi sinh thái của các dạng cảnh quan cho từng loại cây trồng: cây cà phê chè không có diện tích ở mức rất thích nghi (S1), mức thích nghi trung bình (S2) có diện tích là 575 ha, ít thích nghi (S3) là 18222 ha, không thích nghi (N) là 61001 ha. Cây vải có diện tích rất thích nghi (S1) là 2724 ha, thích nghi trung bình (S2) là 23708 ha, ít thích nghi (S3) là 2896 (ha), không thích nghi (N) là 50470 ha. Cây na có diện tích rất thích nghi (S1) là 410 ha, thích nghi trung bình (S2) là 24526 ha, ít thích nghi (S3) là 4391 ha, không thích nghi (N) là 50470 ha. Cây nhãn có diện tích rất thích nghi (S1) là 261 ha, thích nghi trung bình (S2) là 27629 ha, ít thích nghi (S3) là 1438 ha, không thích nghi (N) là 50470 ha.


CHƯƠNG 4‌

ĐỀ XUẤT ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG HỢP LÝ LÃNH THỔ HỮU LŨNG ĐỐI VỚI CÂY CÀ PHÊ CHÈ, VẢI, NA VÀ NHÃN

4.1. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU

4.1.1. Thực trạng phát triển kinh tế xã hội chung

Theo số liệu thống kê của huyện, chỉ số GDP bình quân đầu người năm 2000 đạt 260 - 270 USD. Nhịp độ tăng trưởng giai đoạn 1996 - 2000 bình quân năm đạt 9-10%, thấp hơn mức bình quân của tỉnh 3,7%. Cơ cấu kinh tế đang có sự chuyển dịch đúng hướng, tỷ trọng các ngành công nghiệp, dịch vụ thương mại ngày càng tăng cao hơn. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp năm 2000 là 71%.

Thực trạng các ngành kinh tế nhìn chung phát triển chậm so với Lạng Sơn nói riêng và toàn quốc nói chung. Ngành nông, lâm nghiệp có nhịp độ tăng trưởng bình quân năm thời kỳ 1996 - 2000 là 7%. Cơ cấu ngành nông, lâm nghiệp có sự chuyển dịch với tỷ trọng của các ngành rất cao như: trồng trọt chiếm 54,9%; chăn nuôi - 21,8%; lâm nghiệp - 24,3%. Ngành công nghiệp và xây dựng cơ bản năm 2000 chiếm tỷ trọng 15% GDP của khu vực. Giá trị sản xuất của ngành công nghiệp còn thấp, phản ánh cơ cấu kinh tế của khu vực còn chưa được cân đối. Cơ cấu ngành công nghiệp chủ yếu là quy mô sản xuất công nghiệp nhỏ, phân tán và có công nghệ lạc hậu chưa đủ sức cạnh tranh thị trường. Hoạt động thương mại dịch vụ tăng trưởng trung bình năm là 14 - 15%, tập trung chủ yếu ở hai trung tâm là thị trấn Mẹt và Chợ Phổng. Các khu vực khác thương nghiệp chưa phát triển, giao lưu về kinh tế còn ít nên nguồn thu ngân sách không cao và chi phí cho các hoạt động văn hóa - xã hội thấp [78].

4.1.2. Đặc điểm dân tộc, dân số và lao động

Tổng số dân của khu vực là 101.232 người với tỷ lệ tăng dân số là 1,95%. Số người trong độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ khá cao đạt 47% (46.783 người) trong đó lao động nông nghiệp là 34.000 người chiếm 72,9%, lao động công nghiệp và xây dựng cơ bản là 2.769 người chiếm 5,9%, lao động dịch vụ thương mại là 4.748


người, chiếm 10,1%. Người lao động chưa có việc làm vào khoảng 5.146 người, chiếm 11% lực lượng lao động toàn khu vực. Tỷ lệ lao động qua đào tạo quá thấp so với bình quân chung của cả nước và chỉ đạt 5%. Đây là khó khăn cho sự phát triển kinh tế trong thời gian tới của toàn khu vực, cần có đầu tư thỏa đáng để nâng cao trình độ khoa học và kỹ thuật của người lao động.

Hữu Lũng có 23 dân tộc, trong đó phần lớn là dân tộc Nùng chiếm 51,16%, Kinh chiếm 40,76%, Tày chiếm 5,95%, còn lại các dân tộc khác chiếm tỷ lệ nhỏ (xem bảng 4.1).

Bảng 4.1. Thành phần dân tộc khu vực Hữu Lũng


STT

DÂN TỘC

DÂN SỐ (NGƯỜI)

TỶ LỆ (%)

NAM (NGƯỜI)

NỮ (NGƯỜI)

1

Bru-Vân Kiều

6

0,006

3

3

2

Chăm

1

0,001

1

0

3

Chơ-Rơ

1

0,001

0

1

4

Dao

55

0,054

25

30

5

Ê-Đê

7

0,007

4

3

6

Giay

1

0,001

1

0

7

Gie-Triêng

1

0,001

1

0

8

H’Mông

29

0,028

13

16

9

Hoa

613

0,606

315

298

10

H’Rê

6

0,006

2

4

11

Kinh

41262

40,76

21720

19542

12

Khơ Me

36

0,036

20

16

13

Khơ Mú

1

0,001

1

0

14

Mơ Nông

1

0,001

1

0

15

Mường

36

0,036

20

16

16

Ngài

8

0,008

4

4

17

Nùng

51790

51,16

28486

23304

18

Sán Chay

1311

1,290

683

628

19

Sán-Dìu

26

0,026

14

12

20

Su Đăng

5

0,005

3

2

21

Ra-Giai

8

0,008

6

2

22

Tà Ôi

5

0,002

4

1

23

Tày

6023

5,94

3079

2944

Tổng số

101232

100

54406

46826

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 160 trang tài liệu này.

Nghiên cứu, đánh giá điều kiện sinh thái cảnh quan phục vụ định hướng phát triển cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả khu vực Hữu Lũng - tỉnh Lạng Sơn - 13

(Nguồn: Phòng Thống kê-UBND huyện Hữu Lũng-1999)

Các dân tộc phân bố thành cụm, người Nùng, Kinh chủ yếu tập trung ở các trung tâm kinh tế của khu vực như: thị trấn Mẹt, Chợ Phổng. Theo thống kê số hộ giàu có 1.277 hộ (chiếm 7%), hộ khá có 5.949 hộ (chiếm 33%), hộ trung bình có


3.824 hộ (chiếm 21%), hộ dưới trung bình có 3.581 hộ (chiếm 20%), hộ nghèo

3.580 hộ (chiếm 20%) và hộ đói 728 hộ. Phần lớn các hộ đói nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số tập trung tại các xã vùng xa như Hữu Liên, Quyết Thắng, Yên Bình và Yên Vượng. Nhìn chung, trình độ dân trí của người dân ở các xã này còn thấp. Một số hộ do thiếu vốn và sinh đẻ quá nhiều hoặc mắc các tệ nạn xã hội nên khó khăn trong phát triển kinh tế.

4.1.3. Cơ sở hạ tầng

- Hệ thống giao thông: Hệ thống giao thông ở khu vực Hữu Lũng được bố trí xây dựng tương đối hợp lý. Đường sắt liên vận quốc tế đi qua địa bàn khu vực dài 25 km, góp phần vận chuyển khối lượng lớn hàng hóa và hành khách của khu vực. Hệ thống đường bộ khá dày đặc, đường quốc lộ 1A chạy qua địa bàn của khu vực đã tác động tích cực tới sự phát triển kinh tế - xã hội của các xã ven đường. Ngoài ra, còn tuyến đường liên huyện số 16 đi từ thị trấn Mẹt lên phía Tây Bắc giao lưu với các khu vực bạn ở tỉnh Bắc Giang với tổng chiều dài 44 km. Hệ thống đường giao thông liên xã tương đối dày đặc, với tổng chiều dài là 144 km, chủ yếu là đường đất rộng 3,5 - 4,5 m. Đường liên thôn, liên bản có tổng chiều dài 462 km chủ yếu là đường mòn. Nhìn chung, hệ thống giao thông trong khu vực tạm thời đáp ứng được nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa của người dân địa phương. Với cơ sở như vậy, hệ thống đường giao thông đã tạo cho Hữu Lũng vai trò như một trạm luân chuyển hàng hoá giữa các tỉnh đồng bằng sông Hồng với các tỉnh vùng Đông Bắc và Trung Quốc.

- Hệ thống thủy lợi: với một hệ thống nông nghiệp có tưới như ở Hữu Lũng thì thuỷ lợi là ngành có ảnh hưởng to lớn. Hệ thống thuỷ lợi khu vực Hữu Lũng phát triển mạnh mẽ gồm hàng trăm công trình lớn nhỏ, thường xuyên được sửa chữa, nâng cấp và diện tích tưới thường được ổn định (xem bảng 4.2):

- Các công trình hồ đập lớn: gồm 7 công trình, có khả năng tưới 1.197 ha, hiện tại tưới được 596 ha (đạt 39% công suất), nguyên nhân do kênh mương còn thiết kế chưa hoàn chỉnh và bị xuống cấp, tổng mương thiết kế là 53 công trình, nay mới chỉ có 7 công trình hoạt động với tổng chiều dài 35 km.


- Trạm bơm điện: gồm 20 trạm, được thiết kế tưới là 1.032,5 ha, hiện tại mới đạt được công suất 333,5 ha (32,3%) do kênh mương chưa được lát hoàn chỉnh và chưa đào hết mương thiết kế. Một số trạm bơm bị xuống cấp trầm trọng ở Đồng Bò, Nhật Tiến, Đồng Tân và Na Hoa, do các máy bơm và động cơ bị hỏng không thay thế được như số máy được lắp đặt là 51 máy hiện chỉ còn 32 máy có thể bơm được.

Bảng 4.2. Hiện trạng các công trình thuỷ lợi khu vực Hữu Lũng


STT

Công trình thuỷ lợi

Số lượng

1

Hồ đập lớn

7 công trình

2

Trạm bơm điện

20 công trình

3

Hồ đập nhỏ

88 công trình

4

Chiều dài kênh mương:

-Thiết kế

-Thông mương được tưới


100 km

64,5 km

5

Tổng diện tích tưới:

-Thiết kế

-Thực tưới được


2.799 ha

1.541 ha

6

Hồ ao nhỏ gia đình

540 công trình

(Nguồn: UBND huyện Hữu Lũng)

- Thuỷ lợi nhỏ: 88 công trình, chủ yếu được tưới trực tiếp cho cánh đồng, không có mương tưới, chủ yếu tưới tràn, nếu có chỉ là rãnh mương, vừa tưới vừa tiêu, diện tích tưới đạt với thiết kế là 611,6 ha, nhiều công trình đã xuống cấp.

Huyện Hữu Lũng có kế hoạch phát triển thuỷ lợi giai đoạn 2002 - 2010 phục vụ phát triển nông nghiệp theo từng thời kì với tổng diện tích tưới sau quy hoạch đạt 4269 ha.

- Thời kỳ 2002 - 2003: xây dựng tập trung vào các xã còn ít công trình thuỷ lợi như Thiện Kỵ, Vân Nham, Hoà Lạc, Kai Kinh và Hoà Bình với 9 công trình gồm 6 trạm bơm điện, 2 hồ chứa nước và một trạm bơm với diện tích tưới 495 ha.

- Thời kỳ 2003 - 2004: xây dựng 7 trạm bơm điện ở các xã Yên Bình, Hồ Sơn, Đồng Tân, Minh Sơn, Tân Thành với diện tích tưới 140 ha.

- Thời kỳ 2004 - 2005: bố trí 3 trạm bơm điện thuộc xã Yên Bình chủ yếu trên bờ sông Trung, tưới cho 120 ha.


- Thời kỳ 2005 - 2010: xây dựng 2 trạm bơm điện và 2 hồ chứa nước nước ở các xã Hoà Lạc, Tân Thành, Yên Bình, Quyết Thắng với diện tích tưới quy hoạch là 715 ha.

Tóm lại, mặc dù có lợi thế về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên nhưng công tác quản lý, khai thác thủy lợi trên địa bàn khu vực còn yếu kém, hiệu quả khai thác còn thấp, hiện tại chưa đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu sản xuất nông lâm nghiệp.

- Hệ thống điện: Hệ thống điện lưới ở Hữu Lũng được đánh giá loại khá phát triển so với các huyện trong tỉnh. Đa số các khu vực dân cư tập trung, khu kinh tế, sản xuất trọng điểm đã có điện. Theo thống kê của ngành điện năm 2000, hệ thống điện khu vực Hữu Lũng đạt 105 km tổng chiều dài đường dây, trong đó đường điện 35 KV đạt tổng chiều dài 58 km, đường điện 10 KV là 47 km. Tổng số trạm biến thế là 30 trạm với tổng công suất là 11.500 KW, trong đó có 10 trạm hạ áp 35 KV, 20 trạm hạ áp 10 KV. Tuy vậy, các xã vùng xa và vùng cao còn thiếu hệ thống điện lưới phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.

+ Hệ thống bưu chính viễn thông: Hữu Lũng có 3 bưu cục (bưu cục thị trấn Mẹt, Bến Lường, Vân Nham) được trang bị đầy đủ trang thiết bị hiện tại, phục vụ tốt nhu cầu thông tin liên lạc của khách hàng. Nhìn chung các công trình viễn thông của khu vực còn ở mức độ sử dụng chưa nhiều và tập trung chủ yếu ở khu vực thị trấn Mẹt.

4.1.4. Thực trạng sản xuất nông nghiệp

4.1.4.1 Hiện trạng sử dụng đất và sản xuất nông nghiệp

Trong giai đoạn 1995 - 2000 trên lãnh thổ khu vực đã có sự dịch chuyển mạnh mẽ cơ cấu diện tích giữa các loại đất, đất nông nghiệp và đất lâm nghiệp, chuyên dùng và đất ở đều có xu hướng tăng, riêng đất chưa sử dụng có xu hướng giảm nhanh.

Bảng 4.3. Biến động sử dụng đất giai đoạn 1995 - 2000 khu vực Hữu Lũng.



Diện tích (ha)

Năm 2000

Đất Nông

nghiệp

Đất Lâm

nghiệp

Đất

chuyên dùng

Đất ở

Đất chưa

sử dụng

13256,9

30108,67

3042,46

793,57

33264,4

Nă m

Đất Nông nghiệp

11957,9

+1299,0





Đất Lâm nghiệp

21338,61


+8770,06




Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/09/2023