Hạng Cảnh Quan Gò Đồi Thấp Rửa Trôi Cấu Tạo Bởi Đá Trầm Tích Hỗn Hợp:


tương đương với 2,44 % tổng diện tích tự nhiên toàn huyện. Nhóm dạng cảnh quan này gồm một dạng cảnh quan số 7a trên bản đồ.

2 - Hạng cảnh quan gò đồi thấp rửa trôi cấu tạo bởi đá trầm tích hỗn hợp:

Hạng cảnh quan này với tập hợp các dạng địa hình sườn thoải trên đá phiến sét, cát bột kết, phù sa cổ và dạng địa hình máng trũng tích tụ hỗn hợp aluvi, deluvi đã phân hóa thành 4 nhóm dạng cảnh quan. Mối quan hệ giữa các quần xã rừng trồng, trảng cỏ cây bụi, cây trồng dài ngày và cây trồng ngắn ngày trên các loại đất Fs, Fp, Fq, Fl đã tạo ra cho các nhóm dạng cảnh quan chức năng phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp.

2.1. Nhóm dạng cảnh quan máng trũng tích tụ hỗn hợp aluvi, deluvi: với các cây trồng ngắn ngày (chủ yếu là lúa hai vụ) trên đất Fl có khả năng thoát nước kém, tầng đất dày từ 50 - 100 cm có thành phần cơ giới thịt nhẹ và độ phì thấp, gồm một dạng cảnh quan số 10a chiếm 3.427,35 ha tương đương với 4,25% tổng diện tích tự nhiên.

2.2. Nhóm dạng cảnh quan sườn rửa trôi trên phù sa cổ: Với địa hình sườn rất thoải (độ dốc từ 3 - 80) hiện đang được sử dụng trồng cây dài ngày có diện tích là 70,95 ha (chiếm 0,09%) gồm có một dạng cảnh quan số 11b trên bản đồ cảnh quan.

2.3. Nhóm dạng cảnh quan sườn rửa trôi trên cát bột kết: Các dạng cảnh quan “sườn thoải” độ dốc chủ yếu từ 8 - 150 trên đất Fq, thuận lợi cho việc bố trí các cây trồng dài ngày đặc biệt là các loại cây ăn quả như vải, nhãn. Nhóm dạng cảnh quan này gồm tập hợp các dạng cảnh quan số 12b, 13c, 14e, 16c và 17e trên bản đồ cảnh quan với tổng diện tích 4.371,69 ha (5,43 %). Ở đây, sự phân hoá chính giữa các dạng cảnh quan đó là độ dốc, độ dày mỏng của tầng đất và mức độ nhân tác.

2.4. Nhóm dạng cảnh quan sườn rửa trôi trên đá phiến sét: Nhóm dạng cảnh quan này có các đặc trưng về địa hình tương tự nhóm dạng cảnh quan 2.3, với các quần xã thực vật hiện tại từ rừng trồng đến trảng cỏ cây bụi và cây trồng dài ngày phát triển trên đất Fs và gồm tập hợp các dạng cảnh quan có độ dốc, độ dày tầng đất


và có mức độ nhân tác khác nhau được đánh số 18c, 19b, 20e, 21e, 22b, 23c và 24e trên bản đồ cảnh quan với diện tích 6.309,98 ha (chiếm 7,84%).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 160 trang tài liệu này.

3 - Hạng cảnh quan đồi cao bóc mòn rửa trôi cấu tạo bởi đá trầm tích hỗn hợp:

Hạng cảnh quan này có độ cao tương đối từ 50 - 100 m với quá trình ngoại sinh ưu thế bóc mòn rửa trôi trên các sườn cấu tạo bởi đá phiến sét và cát bột kết. Với đặc trưng bởi các dạng địa hình sườn bóc mòn rửa trôi và máng trũng tích tụ hỗn hợp deluvi, aluvi đã phân chia hạng cảnh quan thành ba nhóm dạng cảnh quan.

Nghiên cứu, đánh giá điều kiện sinh thái cảnh quan phục vụ định hướng phát triển cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả khu vực Hữu Lũng - tỉnh Lạng Sơn - 9

3.1. Nhóm dạng cảnh quan máng trũng tích tụ hỗn hợp deluvi, aluvi: Đây là dạng địa hình thấp trũng ven chân đồi cao, được đón nhận các sản phẩm rửa trôi deluvi và aluvi, thành tạo nên loại đất dốc tụ (D). Sự phát triển của quần xã cây trồng ngắn ngày trên đất dốc tụ đã tạo nên chức năng kinh tế phát triển lúa nước và gồm một dạng cảnh quan mang số 25a chiếm 136,85 ha (0,17%).

3.2. Nhóm dạng cảnh quan phát triển trên sườn bóc mòn rửa trôi đá cát bột kết: Nhóm dạng cảnh quan này phát triển trên phần đỉnh, sườn và ven chân đồi với độ dốc từ 8 - 250. Sự phát triển của quần xã thực vật hiện tại rừng trồng, trảng cỏ cây bụi có khả năng phục hồi và cây trồng dài ngày phát triển trên đất Fq đã tạo nên chức năng phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp cho huyện chiếm 639,96 ha (0,78% ) gồm có các dạng cảnh quan mang số 26b, 27c và 28e trên bản đồ cảnh quan.

3.3. Nhóm dạng cảnh quan phát triển trên sườn bóc mòn rửa trôi đá phiến sét: Nhóm dạng cảnh quan này có đặc điểm hình thái của địa hình tương tự nhóm dạng cảnh quan 3.2 nhưng phát triển trên đá phiến sét và đã thành tạo loại đất Fs có tầng dày lớn, thành phần cơ giới từ thịt trung bình đến thịt nặng, có khả năng giữ ẩm tốt hơn đất Fq. Ở đây có các quần xã rừng trồng, trảng cỏ cây bụi và cây trồng dài ngày phát triển trên đất Fs, đã tạo nên chức năng phòng hộ và khai thác kinh tế. Nhóm dạng cảnh quan này bao gồm các dạng cảnh quan được đánh số 29c, 30e, 31c và 32e, được thể hiện trên bản đồ cảnh quan với diện tích 1.392,94 ha (chiếm 1,73%).

4. Hạng cảnh quan núi thấp bóc mòn xâm thực cấu tạo bởi đá trầm tích hỗn hợp:

Hạng cảnh quan này có độ cao tương đối trên 100 m, gồm tập hợp các dạng địa hình như: bề mặt san bằng đỉnh với độ dốc từ 3 - 80, sườn xâm thực với độ dốc


từ 8 - 250 và trên 250. Ngoài ra ở đây còn có dạng địa hình máng trũng tích tụ hỗn hợp proluvi, deluvi. Với sự phong phú của các dạng địa hình đã phân hoá hạng cảnh quan trên ra thành 3 nhóm dạng cảnh quan sau:

4.1. Nhóm dạng cảnh quan máng trũng tích tụ phát triển trên trầm tích hỗn hợp proluvi, deluvi: Phân bố dọc các thung lũng dốc tụ, thuộc kiểu địa hình núi thấp với tập hợp các nham thạch phiến sét, cát bột kết trong nhóm trầm tích hỗn hợp. Động lực phát triển của nhóm dạng cảnh quan trên phụ thuộc nhiều vào đặc điểm và thành phần vật chất của các nhóm dạng địa hình sườn xâm thực. đây luôn nhận được những sản phẩm từ các quá trình sườn như proluvi và deluvi góp phần vào quá trình hình thành loại đất dốc tụ. Có diện tích không lớn, nhóm dạng này chỉ duy nhất một dạng cảnh quan số 33a với diện tích là 1.301,24 ha, (chiếm 1,62%) nhưng đã góp phần quan trọng trong việc tăng quỹ đất nông nghiệp, tạo địa bàn sinh thái và làm cơ sở cho phát triển sản xuất lương thực của huyện.

4.2. Nhóm dạng cảnh quan sườn xâm thực phát triển trên đá cát bột kết: Với quá trình xâm thực xảy ra trên các sườn có năng lượng địa hình lớn, phát triển trên đá cát bột kết, nhóm dạng cảnh quan này phân bố trên độ dốc từ 15 - 250 và trên 250. Do có lịch sử khai thác lâu đời nên các quần xã rừng tự nhiên đã được thay thế bởi quần

xã trảng cỏ, cây bụi và rừng trồng. Đất trên dạng địa hình sườn có tầng dày mỏng, độ phì thấp và khả năng giữ nước kém. Các dạng cảnh quan trong nhóm này được thể hiện trên bản đồ cảnh quan bởi các số 34c, 35c và 36e với tổng diện 3.409,08 ha, tương đương với 4,23% tổng diện tích tự nhiên của toàn khu vực. Từ những đặc điểm nêu trên, chức năng chính của nhóm dạng cảnh quan này là phục hồi tự nhiên sau những tác động mạnh và thiếu tích cực của con người.

4.3. Nhóm dạng cảnh quan sườn xâm thực phát triển trên đá phiến sét: Đặc điểm hình thái địa hình ở đây tương tự như nhóm dạng 4.2 nhưng phát triển trên đá phiến sét với độ dốc sườn thoải hơn, chủ yếu từ 8 - 250. Riêng các dạng địa hình ở phần sườn trên và gần đỉnh có độ dốc trên 250. đây, ngoài thảm thực vật rừng trồng và trảng cỏ cây bụi, còn có thảm thực vật rừng tự nhiên cùng với các loại cây trồng dài ngày. Nhóm dạng cảnh quan này phân bố trên đất Fs, có tầng đất tương đối dày, độ phì tương đối cao đã tạo ra chức năng chính là phòng hộ, bảo tồn đa


dạng sinh học và khai thác kinh tế theo phương thức nông - lâm kết hợp. Các dạng cảnh quan trong nhóm này là 37b, 38e, 39e, 40e, 41c, 42e, 43d và 44d với tổng diện tích rất lớn, khoảng 8.909,22 ha, chiếm 11,07% diện tích tự nhiên của toàn khu vực.

4.4. Nhóm dạng cảnh quan bề mặt san bằng đỉnh phát triển trên đá phiến sét: Gồm tập hợp các bề mặt san bằng có độ cao từ 300 - 400 m, độ dốc thoải từ 3 - 80 với tầng đất dày từ 50 - 100 cm. đây phổ biến là trảng cỏ cây bụi, hậu quả của sự tác động lâu dài và nặng về bóc lột tự nhiên của con người. Nhóm dạng cảnh quan này có diện tích không đáng kể, khoảng 78,98 ha (chiếm 0,09%) với một dạng cảnh quan

mang số 53e.

5. Hạng cảnh quan núi thấp bóc mòn xâm thực cấu tạo bởi đá Riolit:

Hạng cảnh quan này với các dạng địa hình của bề mặt đỉnh bóc mòn và sườn xâm thực đã phân hoá hạng cảnh quan thành 2 nhóm dạng cảnh quan sau:

5.1. Nhóm dạng cảnh quan sườn xâm thực phát triển trên đá Riolit: Bao gồm các quần xã thực vật rừng tự nhiên, trảng cỏ cây bụi và rừng trồng phát triển trên đất Fa đã tạo ra chức năng của nhóm dạng này là duy trì cấu trúc cảnh quan và phòng hộ cùng với việc bảo tồn nguồn gen động thực vật quý hiếm. Trong nhóm dạng này có các dạng 45c, 46c và 47e phân bố trên địa hình sườn với độ dốc từ 8 - 25 0, tầng đất dày từ 50 - 100 cm. Các dạng 48e, 49c, 50e và 52d, phân bố ở độ dốc trên 250, nhóm dạng cảnh quan này chiếm diện tích 5241,94 ha (tương đương với 6,51 % diện tích tự nhiên).

5.2. Nhóm dạng cảnh quan bề mặt đỉnh bóc mòn phát triển trên đá Riolit: Đây là tập hợp các bề mặt san bằng đỉnh nằm ở độ cao từ 300 - 400 m, có độ dốc thoải từ 3 - 80 với một dạng cảnh quan mang số 54e, có diện tích là 25,08 ha, chiếm 0,03%. Dạng cảnh quan này chịu sự tác động mạnh mẽ của con người nên thảm thực vật chủ yếu là trảng cỏ cây bụi. Hướng sử dụng của lãnh thổ này là khoanh nuôi, bảo vệ và phục hồi tự nhiên.

Phụ kiểu 2 có cấu trúc ít phức tạp hơn (nền tảng rắn chủ yếu là đá vôi tuổi Cácbon - Pecmi, chiếm tới 98% diện tích của phụ kiểu 2), phân hoá thành 4 hạng, 19 dạng cảnh quan.

1. Hạng cảnh quan đồng bằng và thung lũng tích tụ rửa trôi:


Hạng cảnh quan này có địa hình thấp, thoải, độ dốc từ 0 - 80 với ưu thế quá trình tích tụ aluvi, deluvi và rửa trôi yếu phát triển trên các dạng địa hình bãi bồi tích tụ, thềm sông tích tụ rửa trôi và dạng địa hình đồng bằng tích tụ rửa trôi đa nguồn gốc. Chức năng chính của các dạng cảnh quan thuộc hạng này là khai thác kinh tế trong sản xuất nông nghiệp với các loại cây trồng ngắn ngày như lúa và hoa màu, được phân thành 3 nhóm dạng cảnh quan.

1.1. Nhóm dạng cảnh quan bãi bồi tích tụ aluvi: do sông Trung, với quần xã thực vật chủ yếu là hoa màu phát triển trên đất phù sa được bồi có diện tích 238,55 ha (chiếm 0,29 % tổng diện tích), gồm có dạng cảnh quan được đánh số 2a trên bản đồ cảnh quan.

1.2. Nhóm dạng cảnh quan thềm tích tụ rửa trôi: phân bố dọc các thềm thuộc thung lũng sông Trung có độ cao tương đối 4 - 7 m, độ dốc 3 - 8 0 . Với quần xã cây trồng ngắn ngày phát triển trên đất phù sa không được bồi (P), có độ phì trung bình, thành phần cơ giới thịt nhẹ, chỉ có một dạng cảnh quan 5a trên bản đồ cảnh quan với tổng diện tích là 523,76 ha, tương đương 0,65% diện tích toàn khu vực.

1.3. Nhóm dạng cảnh quan đồng bằng tích tụ rửa trôi đa nguồn gốc: Với quần xã cây trồng ngắn ngày phát triển trên các loại đất (Dv, Fl và Fv) có độ phì trung bình khá chiếm 2202,64 ha, tương đương với 2,74% diện tích tự nhiên toàn khu vực. Nhóm dạng cảnh quan này phân hoá thành 3 dạng cảnh quan được đánh số trên bản đồ cảnh quan là 6a, 8a, 9a.

2. Hạng cảnh quan gò đồi thấp rửa trôi cấu tạo bởi đá cát bột kết.

Hạng cảnh quan phát triển trên dạng địa hình đồi thấp cấu tạo bởi cát bột kết nằm trong khu vực địa hình karst với một diện tích không đáng kể (chỉ 127,05 ha tương đương với 0,16% tổng diện tích toàn khu vực). Hạng cảnh quan này chỉ có một dạng được đánh số 15e trên bản đồ cảnh quan thuộc nhóm dạng sườn rửa trôi trên đá cát bột kết.

3. Hạng cảnh quan núi thấp bóc mòn xâm thực cấu tạo bởi đá riolit.

Được phát triển trên địa hình núi thấp cấu tạo bởi riolit, hạng cảnh quan này chỉ chiếm một diện tích 646,22 ha, tương đương với 0,8% diện tích toàn khu vực,


duy nhất có một dạng cảnh quan số 51d, thuộc dạng địa hình sườn xâm thực nằm trong vùng địa hình núi thấp karst.

4. Hạng cảnh quan núi thấp karst cấu tạo bởi đá vôi.

Hạng cảnh quan này có nền rắn kết cấu từ đá vôi tuổi Cacbon - Pecmi đặc trưng bởi quá trình rửa lũa - hoà tan tạo nên dạng địa hình sườn đổ lở với độ dốc trên 250. Các sườn tích tụ sản phẩm đổ lở có độ dốc nhỏ hơn, từ 8 - 250. Ngoài ra, trên hạng cảnh quan này có các dạng địa hình thung lũng và đồng bằng karst tương đối bằng phẳng. Với đặc trưng của địa hình đá vôi đã phân hoá ra thành 4 nhóm dạng sau:

4.1. Nhóm dạng cảnh quan đồng bằng karst: Với các loại cây trồng chủ yếu là lúa, màu và cây ăn quả phát triển trên đất Dv, Fl đã tạo hệ sinh thái nông nghiệp đặc trưng ở các đồng bằng karst. Sự phân hoá về độ dốc, tầng dày đất và khả năng thoát nước đã hình thành nên 3 dạng cảnh quan được đánh số 55b, 56a và 57a. Các dạng này có 2.929,94 ha, chiếm 3,6% diện tích tự nhiên.

4.2. Nhóm dạng cảnh quan thung lũng karst: Nhóm dạng này có loại đất dốc tụ phát triển trên sản phẩm đá vôi tầng dày từ 50 - 100 cm với độ phì cao, hiện đang được sử dụng vào phát triển lúa, hoa màu và cây ăn quả. Với mức độ nhân tác và khả năng thoát nước khác nhau đã chia nhóm này ra 2 dạng cảnh quan 58b và 59a với diện tích tổng cộng là 2.011,62 ha, chiếm 2,5% diện tích tự nhiên.

4.3. Nhóm dạng cảnh quan sườn tích tụ đổ lở đá vôi: Với sự phong phú của thảm thực vật tự nhiên và nhân tác như: rừng tự nhiên, trảng cỏ cây bụi, và cây trồng dài ngày phát triển trên đất Fv đã tạo nên chức năng đa dạng cho nhóm dạng cảnh quan này. Ngoài chức năng phòng hộ và bảo tồn đa dạng sinh học của dạng cảnh quan số 60d, ở đây các dạng cảnh quan 61e, 63e có chức năng phục hồi tự nhiên và các dạng cảnh quan 62b, 64b có chức năng khai thác kinh tế nông nghiệp. Các dạng cảnh quan trong nhóm này có diện tích 2.692,2 ha, chiếm 3,34% diện tích tự nhiên.

4.4. Nhóm dạng cảnh quan vách sườn đổ lở đá vôi: Địa hình ở đây rất hiểm trở với độ dốc trên 250, hầu hết là lộ trơ đá gốc và không xác định được độ dày tầng đất với thảm thực vật chủ yếu là trảng cỏ và cây bụi. Tuy nhiên ở một số khu vực


vẫn phát triển một số loài thực vật thân gỗ ưa canxi đặc trưng như nghiến, trai và lát hoa. Trong nhóm dạng này được chia ra 2 dạng là 65d và 66e với diện tích 28.484,16 ha, chiếm đến 35,4% diện tích tự nhiên.‌

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Từ những nghiên cứu và phân tích đặc điểm các nhân tố hình thành cảnh quan khu vực Hữu Lũng có thể rút ra một số kết luận sau:

- Hữu Lũng là một khu vực diện tích không lớn nhưng có sự phân hoá sâu sắc về điều kiện sinh thái cảnh quan: Vị trí địa lý đã đặt Hữu Lũng trong khu vực khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đông lạnh, ít mưa. Lịch sử phát triển địa chất của khu vực khá phức tạp với các thành tạo địa chất có tuổi từ Cambri đến Đệ tứ đã phân chia lãnh thổ thành hai vùng có cấu trúc địa chất - địa hình khác nhau. Sự tương tác giữa nền tảng nhiệt ẩm và nền tảng rắn cùng với các đặc điểm sinh khí hậu địa phương và các tác nhân xã hội đã tạo nên sự đa dạng về lớp phủ thổ nhưỡng - quần xã sinh vật của khu vực.

- Sự phân hoá các điều kiện tự nhiên và cảnh quan khu vực Hữu Lũng bị chi phối đồng thời bởi quy luật địa đới và phi địa đới. Những quy luật đó tác động tổng hợp, quy định những nét đặc thù riêng của cảnh quan lãnh thổ Hữu Lũng với hệ thống phân loại gồm 4 cấp: Phụ kiểu cảnh quan Hạng cảnh quan Loại cảnh quan Dạng cảnh quan, trong đó dạng cảnh quan là đơn vị phân loại cơ sở phản ánh sự phân hoá chi tiết trong cấp loại cảnh quan, là đối tượng cho mục tiêu khai thác sử dụng hợp lý lãnh thổ.

- Kết quả nghiên cứu cấu trúc cảnh quan được thể hiện trên bản đồ cảnh quan khu vực Hữu Lũng tỉ lệ 1:50.000 với 2 phụ kiểu cảnh quan: phụ kiểu cảnh quan rừng nhiệt đới mưa mùa có mùa đông lạnh, mùa khô trung bình và mùa mưa dài, có cấu trúc phức tạp gồm 47 dạng cảnh quan thuộc 16 nhóm dạng của 5 hạng cảnh quan; phụ kiểu cảnh quan rừng nhiệt đới mưa mùa có mùa đông rét, mùa khô ngắn và mùa mưa trung bình chỉ gồm 19 dạng cảnh quan thuộc 9 nhóm dạng nằm trong 4 hạng cảnh quan.


CHƯƠNG 3

ĐÁNH GIÁ, PHÂN HẠNG MỨC ĐỘ THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA CÁC DẠNG CẢNH QUAN KHU VỰC HỮU LŨNG ĐỐI VỚI CÂY CÔNG NGHIỆP DÀI NGÀY (CÀ PHÊ CHÈ)

VÀ CÂY ĂN QUẢ (VẢI, NA, NHÃN)


3.1. CƠ SỞ KHOA HỌC, NGUYÊN TẮC VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA CÁC DẠNG CẢNH QUAN ĐỐI VỚI CÂY TRỒNG

3.1.1. Cơ sở khoa học của việc đánh giá

Việc quy hoạch, định hướng sử dụng hợp lý lãnh thổ nhằm đạt được năng suất sinh học cũng như đạt hiệu quả kinh tế cao nhất cần dựa trên kết quả nghiên cứu các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên một cách tổng hợp. Trước đây, khi đánh giá mức độ phù hợp (thích nghi sinh thái) của lãnh thổ nhằm định hướng cho quy hoạch, thường dựa trên việc nghiên cứu các điều kiện, các hợp phần tự nhiên một cách độc lập, một số ít nghiên cứu một vài hợp phần với tư cách là nhân tố trội. Chẳng hạn, phần lớn các quy hoạch lãnh thổ cho việc phát triển nông nghiệp thường chỉ dựa trên các kết quả nghiên cứu đất và thêm một số nghiên cứu phụ trợ như: địa hình, nguồn nước... Do đó, một số dự án, chương trình và mô hình phát triển mặc dù đầu tư rất lớn nhưng hiệu quả kinh tế không cao thậm chí thất bại do thiếu sự nghiên cứu, đánh giá tổng hợp và đồng bộ các điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hoá - xã hội.

Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên cho mục đích sử dụng hợp lý lãnh thổ đã được nghiên cứu và áp dụng ở nhiều nước tiên tiến, đặc biệt là Liên Xô cũ. Được thể hiện trong các nghiên cứu tổng hợp về cảnh quan ứng dụng, các tác giả có nhiều công trình nghiên cứu điển hình về đánh giá cảnh quan ứng dụng tiêu biểu như: N. F. Tiumentxev (1963), E. L. Raikh (1971), L. I. Mukhina (1973), D. L. Armand (1984), E. M. Rakovskaia và I. R. Gorphman (1980)... Hiện nay ở Việt Nam hướng nghiên cứu cảnh quan ứng dụng đang được

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/09/2023