Nghiên cứu đánh giá cảnh quan phục vụ phát triển Nông - Lâm nghiệp và du lịch khu vực Đồng Tháp Mười tỉnh Đồng Tháp - 15



* Đối với sản xuất nông nghiệp:

Đây là một ngành chủ lực và có thế mạnh tuyệt đối ở vùng Đồng Tháp Mười vì vậy vẫn được ưu tiên phát triển. Để đảm bảo nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế

chủ

lực và giữ

vững vị

trí thế

mạnh của tỉnh so với vùng ĐBSCL và cả

nước,

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 132 trang tài liệu này.

những cảnh quan có địa hình thuận lợi, đất đai màu mỡ, chủ động tưới tiêu, độ sâu ngập nhỏ, ưu tiên cho trồng lúa nước (cảnh quan số 3, 5, 6, 7, 11, 15) và hoa màu (cảnh quan số 5, 6, 20) cũng như cây ăn quả (cảnh quan số 4, 10). Cảnh quan số 18, 19, 24 tuy ít thuận lợi cho nông nghiệp nhưng hiện đã được cải tạo và sản xuất ở quy mô rộng nên vẫn tiếp tục cho phát triển.

Cảnh quan số 7 (khoang vi phân bố ở các cồn sông), số 12 với đặc điểm trảng cỏ cây bụi, do diện tích các cồn sông này chưa ổn định nên cần có các biện cải tạo đất, chống sạt lở và áp dụng các biện pháp canh tác bền vững để phát triển nông nghiệp như trồng lúa nước, cây hoa màu.

Nghiên cứu đánh giá cảnh quan phục vụ phát triển Nông - Lâm nghiệp và du lịch khu vực Đồng Tháp Mười tỉnh Đồng Tháp - 15

Cảnh quan số 18, 19, 24 nơi có độ sâu ngập lớn, thời gian ngập kéo dài trên 4 tháng, đất bị nhiễm phèn, được đánh giá ở mức ít thuận lợi cho nông nghiệp nhưng hiện đã được cải tạo và sản xuất ở quy mô lớn nên vẫn tiếp tục cho phát triển nông nghiệp (trồng lúa nước) hoặc có thể sản xuất theo hướng nông lâm kết hợp, vừa bảo đảm vấn đề môi trường và vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Tuy nhiên, các hoạt động sản xuất phải chú ý vấn đề giữ phèn tránh để xảy ra “xì phèn” tác động xấu đến cảnh quan xung quanh và môi trường.

* Đối với ngành lâm nghiệp:

Do giáp với biên giới Campuchia (dài 48,702km )và có 2/3 diện tích thuộc vùng trũng ĐTM ư một hệ sinh thái đất ngập nước đặc thù và điển hình của đồng bằng sông Cửu Long cũng như của nước ta, với sự đa dạng sinh học cao và có giá trị rất lớn, tuy nhiên chúng cũng rất dễ bị phá vỡ tính bền vững nếu con người không biết cách “cư xử” một cách đúng mực. Bởi vậy, vấn đề bảo vệ và phát triển rừng trên lãnh thổ nghiên cứu luôn được ưu tiên hàng đầu, nhất là cho mục đích phòng hộ tuyến ven biên giới và bảo tồn các HST đất ngập nước.

Để đảm bảo vấn đề phòng hộ môi trường và bảo vệ các tuyến ven biên giới, các cảnh quan số 1 (phân bố ở Tân Hồng) và cảnh quan số 7 (phân bố ở Hồng Ngự) được ưu tiên phát triển rừng vì hiện trạng thảm thực vật đang có rừng (cảnh quan số 1) và cây bụi, trảng cỏ (cảnh quan số 7).

Các cảnh quan số 9, 13, 17, 22, nơi còn rừng tự nhiên, rừng trồng trên đất

nhiễm phèn, đất phèn nông, đất phèn sâu và 1 số nhỏ trên đất phù sa xa sông ưu tiên phát triển rừng nhằm bảo tồn các HST ngập nước, ngập nước úng phèn của ĐTM. Tuy nhiên, để đảm bảo giá trị kinh tế cần tiến hành khai thác có chọn lọc, kết hợp với nuôi trồng thủy sản theo hình thức lâm – ngư kết hợp (cảnh quan số 9, 13, 22) hoặc kết hợp với phát triển du lịch sinh thái đất ngập nước (cảnh quan số 17 (Gáo Giồng), 22 (Tháp Mười). Như vậy, vừa đảm bảo bảo tồn các HST đất ngập nước, bảo vệ môi trường vừa thu lại giá trị về kinh tế.

Cảnh quan số 1, 17, 13, 22 (các khoanh vi phân bố ở VQG Tràm Chim) cần được khoanh vi và bảo vệ nghiêm ngặt vì thuộc VQG Tràm Chim, có chức năng bảo tồn đa dạng sinh học rất cao, được ví như một ĐTM thu nhỏ với sự đa dạng các HST như: Hệ sinh thái rừng tràm (Melaleuca spp.), Hệ sinh thái đồng cỏ ngập

nước theo mùa

gåm ấu

(Xyris indica), lúa ma (Cryza rufipogon), lúa trời

(Cryza

minuta), cỏ năng

(Eleocharis sp.), cỏ ống

(Panicum repens), cánh đồng

cỏ mồm

(Ischaemum sp.), loài sen–súng (Nymphaea sp.) và gần như đầy đủ các loài động vật

đặc hữu đặc trưng của đất ngập nước ĐTM như: Già đẫy, Giang sen, Cồng cộc, Cò, cá Lóc, cá Sặc rằng, cá Rô,… và đặc biệt là có sự hiện diện của loài Sếu Cổ trụi (Grusantigone sharpii) (còn gọi là Sếu đầu đỏ hay Hạc) – một loài chim di trú đặc trưng và đang có nguy cơ tuyệt chủng (nằm trong Sách Đỏ của Việt Nam và Thế Giới).

Cảnh quan số 2, 14, 23 (khoanh vi phân bố ở Tháp Mười) cả 3 khoanh vi này phân bố gần nhau, nằm sâu trong ĐTM và địa hình trũng thấp, thời gian ngập quá 4 tháng và độ sâu ngập hơn 100cm, khu vực được đánh giá ít thuận lợi cho phát triển nông nghiệp lẫn lâm nghiệp. Do đó, cần tiến hành khoang nuôi, chuyển sang trồng rừng để khai thác kinh tế hoặc theo phương thức nông ­ lâm kết hợp (trồng cây rừng xen kẽ cây ăn quả).

* Đối với sản xuất ngư nghiệp:

Là một ngành kinh tế quan trọng và được chú trọng phát triển mạnh trong thời gian gần đây. Ngoài hệ thống sông ngòi, kênh rạch, ao, hồ chằng chịt của tỉnh, phần lớn diện tích lãnh thổ nghiên cứu còn có một thời gian ngập nước lũ vào mùa lũ (kéo dài trên 3 tháng), đây là một lợi thế rất lớn đối với phát triển ngành ngư nghiệp.

Với hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, tỉnh đã phát triển rất mạnh hình thức nuôi trồng thủy sản trên các bè cá, đăng lưới trên sông, hình thức này tận dụng rất tốt diện tích mặt nước ngập quanh năm với chất lượng nước rất tốt và nguồn thức ăn phù du phong phú trong tự nhiên, do đó, đây là những khu vực cần được ưu tiên cho phát triển thủy sản.

Cảnh quan số 8, 16 rất thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy sản nước ngọt, đặc biệt là những loại mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, việc phát triển phải đi đôi với bảo vệ môi trường nhằm phát triển bền vững và mang lại hiệu quả kinh tế lâu dài.

Các loại cảnh quan số 4, 5, 6 tuy được ưu tiên cho phát triển nông nghiệp nhưng do các cảnh quan này vẫn bị ngập nước trung bình 3 tháng vào mùa lũ nên đây là điều kiện rất thuận lợi để nuôi trồng thủy sản, hiệu quả nhất là tôm càng xanh. Tuy chỉ nuôi trồng được một vụ/năm nhưng cần có các biện pháp khoanh vùng và quy hoạch khoa học theo hình thức nông – lâm kết hợp nhằm khai thác 1 cách hiệu quả nhất và bảo vệ môi trường khu vực, tránh việc đào ao thả cá thiếu quy hoạch ngay trên đất nông nghiệp.

Các loại cảnh quan còn lại (cảnh quan số 21, 25) hiện là khu vực mặt nước nhưng nằm sâu trong nội đồng của vùng ĐTM, chất lượng nước xấu, nước bị nhiễm phèn và CSVC, HT cũng phát triển yếu nên ít thuận lợi hơn các loại cảnh quan trên cho nuôi trồng thủy sản. Do đó, cần có biện pháp đầu tư cải tạo hợp lý và kết hợp canh tác theo hình thức nông – ngư (cho cảnh quan số 25) và lâm – ngư (cho cảnh quan số 21 thuộc VQG Tràm Chim) để sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên nước mặt này và bảo vệ các HST đất ngập nước của vùng Đồng Tháp Mười.

Trên đây mới chỉ là những kết quả mang tính định hướng phát triển một số ngành sản xuất ở tầm vĩ mô đối với vùng Đồng Tháp Mười tỉnh Đồng Tháp. Để có được các kết quả quy hoạch chi tiết lãnh thổ hơn nữa, đặc biệt cho các địa phương thì cần có các nghiên cứu sâu hơn về sinh thái cảnh quan nhằm bố trí cây trồng, vật nuôi hợp lý cho nông – lâm – ngư nghiệp và du lịch cũng như những tiến hành đánh giá cảnh quan cho tất cả các ngành kinh tế cụ thể trong vùng nghiên cứu, nhằm phát triển toàn diện vùng ĐNN Đồng Tháp Mười.

KẾT LUẬN

Phân tích đa dạng cảnh quan, nhằm mục tiêu sử dụng hợp lý tài nguyên và BVMT đòi hỏi nghiên cứu, đánh giá tổng hợp ĐKTN, TNTN từng đơn vị lãnh thổ. Áp dụng cách tiến hành này cho vùng Đồng Tháp mười sẽ đạt được những kết quả khả quan cho việc sử dụng hợp lí.

Việc phân tích từng nhân tố thành tạo CQ cho thấy tính phân hoá đa dạng và phức tạp của CQ vùng Đồng Tháp mười. Đánh giá tổng hợp các ĐKTN phần nào phác hoạ bức tranh tiềm năng TNTN của lãnh thổ nghiên cứu

Vấn đề tiếp cận địa lý tự nhiên tổng hợp có thể góp phần làm sáng tỏ bản chất của tự nhiên, làm rõ các quy luật phát sinh, phát triển, các đặc trưng phân hóa có quy luật của tự nhiên để qua đó đưa ra được những hướng sử dụng phù hợp trong phát triển của mỗi đơn vị lãnh thổ.

Đặc biệt, đánh giá cảnh quan là một phương pháp hữu hiệu và quan trọng của hướng nghiên cứu địa lý tổng hợp, có vị trí và vai trò rất quan trọng, giúp quy hoạch lãnh thổ cho việc phát triển kinh tế xã hội bền vững dựa trên nguyên tắc sử dụng tối ưu các đặc điểm sinh thái cảnh quan và thiết lập các quan hệ hài hoà giữa con người và môi trường. Đánh giá cảnh quan cho phép xác định được tiềm năng tự nhiên trong mối quan hệ chặt chẽ với thể chế, chính sách cũng như trình độ nhận

thức khoa học ­ kỹ nguyên của lãnh thổ.

thuật của xã hội được thể

hiện qua quá trình khai thác tài

Hướng nghiên cứu, đánh giá cảnh quan cho mục đích sử dụng hợp lý lãnh thổ đã được vận dụng nghiên cứu ở vùng Đồng Tháp Mười tỉnh Đồng Tháp. Thông qua nghiên cứu, phân tích cảnh quan vùng Đồng Tháp Mười, đề tài đã xây dựng được một hệ thống phân loại và bản đồ cảnh quan vùng ĐNN Đồng Tháp Mười (tỉ lệ 1 : 100.000) với sự phân hóa cụ thể như sau: cảnh quan tỉnh Đồng Tháp được phân hoá thành 1 lớp cảnh quan, 1 phụ lớp cảnh quan, 1 kiểu cảnh quan và 25 loại cảnh quan phân bố trên 318 khoanh vi, với 4 chức năng chính là: chức năng phòng hộ và bảo vệ môi trường; phục hồi tự nhiên và bảo tồn; khai thác kinh tế và phát triển nông nghiệp bền vững; phát triển ngư nghiệp bền vững.

Trên cơ sở phân tích đặc điểm các loại cảnh quan và các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp và du lịch, đề tài đã lựa chọn và phân cấp chỉ tiêu đánh giá cho từng ngành cụ thể. Việc đánh giá được

thực hiện theo phương pháp thang điểm tổng hợp có trọng số. Loại trừ các cảnh quan có yếu tố giới hạn, có 16 loại cảnh quan được đánh giá cho phát triển nông nghiệp, trong đó mức độ rất thuận lợi có 9 loại cảnh quan, mức độ thuận lợi trung bình gồm 2 loại cảnh quan và mức độ ít thuận lợi có 5 loại cảnh quan. Đối với mục đích phát triển lâm nghiệp, có 9 cảnh quan được đánh giá, trong đó mức độ rất thuận lợi gồm 4 loại cảnh quan, mức độ thuận lợi trung bình gồm 2 loại cảnh quan và mức độ ít thuận lợi có 3 loại cảnh quan. Đối với phát triển ngư nghiệp có 7 cảnh quan được đánh giá, trong đó mức độ rất thuận lợi bao gồm các 1 loại cảnh quan, mức độ thuận lợi trung bình có 4 loại cảnh quan và mức độ ít thuận lợi có 2 loại cảnh quan.

Các kết quả đánh giá cảnh quan đã cho ta thấy được bức tranh về sự phù hợp của từng ngành sản xuất, kinh tế được đánh giá với các đặc điểm và sự phân hóa của tài nguyên tự nhiên trên toàn lãnh thổ nghiên cứu.

Từ những kết quả đánh giá các loại cảnh quan cho các ngành sản xuất, kinh tế cụ thể, đề tài đã đưa ra các kiến nghị và phân bố không gian các ngành sản xuất, kinh tế nhằm mục đích sử dụng hợp lý lãnh thổ và bảo vệ môi trường lãnh thổ nghiên cứu.

Thông qua các kết quả đánh giá và những kiến nghị, định hướng cho phát triển các ngành nông ­ lâm ­ ngư nghiệp và du lịch của vùng Đồng Tháp Mười nói riêng và sử dụng hợp lý tài nguyên của tỉnh nói chung. Chúng tôi thấy rằng, so với quy hoạch phát triển kinh tế­xã hội của tỉnh chúng tôi cho rằng kết quả của đề tài sẽ là những cơ sở quan trọng để địa phương có thể tham khảo giúp cho việc điều chỉnh quy hoạch phát triển kinh tế­xã hội nhằm mục đích sử dụng hợp lý tài nguyên và phát triển bền vững vùng ĐNN Đồng Tháp Mười tỉnh Đồng Tháp trong tương lai.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Armand Đ.L.(1983), Khoa học về cảnh quan, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

2. Báo cáo tình hình kinh tế ư xã hội năm 2009 và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2010 của UBND tỉnh Đồng Tháp 2010.

3. Báo cáo quốc gia (2005) phần đa dạng sinh học (hệ sinh thái đất ngập nước tr. 38).

4. Đào Đình Bắc (2004) Địa mạo đại cương (in lần thứ Quốc Gia Hà Nội.

hai), NXB Đại học

5. Cục thống kê tỉnh Đồng Tháp (2009) Niên giám thống kê NXB Đồng Tháp.

6. Nguyễn Thị Kim Chương (1998) “Tiếp cận hệ thống trong nghiên cứu địa lý tự nhiên tổng hợp” Kỉ yếu Hội nghị khoa học Địa lý trường ĐHSP Hà Nội. Hà Nội

7. Vũ Quốc Đạt (2006) “ Đánh giá cảnh quan nhằm sử dụng hợp lý tài nguyên,

bảo vệ môi trường và phát triển bền vững huyện Mai Sơn tỉnh Sơn La”,

Luận văn khoa học Địa lý, Thư viện khoa Địa lý – Trường ĐHSP Hà Nội.

8. Nguyễn Hữu Điền. Báo cáo kết quả tìm kiếm nớc dới đất vùng Cao Lãnh

- Đồng Tháp 1994.

9. Đề tài độc lập cấp Nhà nước (1996), Tổ chức lãnh thổ kinh tế trọng điểm miền Trung Việt Nam (KX.ĐL.94.02), Hà Nội.

10. Phạm Hoàng Hải, Nguyễn Thượng Hùng, Nguyễn Ngọc Khánh (1997), “Cơ sở cảnh quan học của việc sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường lãnh thổ Việt Nam”, NXB Giáo dục.

11. Phạm Hoàng Hải (2000), “Phân vùng cảnh quan Việt Nam ư Nguyên tắc và hệ thống các đơn vị”. Tuyển tập các công trình khoa học Hội nghị khoa học Địa lý – Địa chính, tr. 40ư 46 Đại học Quốc Gia Hà Nội.

12. Phạm Hoàng Hải và nnk. Vấn đề tổ chức và thiết kế lãnh thổ trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá cảnh quan: phơng pháp luận, nguyên tắc và ph-

ơng pháp. Tạp chí các khoa học về Trái đất, Trung tâm Khoa học tự nhiên và Công nghệ Quốc gia. Hà Nội, 1998.

13. Phạm Hoàng Hải. Phân vùng cảnh quan Việt Nam. Tạp chí Địa lý Ucraina, Kiev, 1999.

14. Lu Đức Hải, Trần Nghi (2008). Giáo trình khoa học trái đất. NXB Giáo Dục

15. Hà Văn Hành (2000) “Kết quả nghiên cứu và phân loại cảnh quan lãnh thổ A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế”. Tuyển tập các công trình khoa học Hội nghị khoa học Địa lý – Địa chính, tr. 47ư 51 Đại học Quốc Gia Hà Nội.

16. Bảo Hạnh. Cơ chế thoát lũ dưới ảnh hưởng của thuỷ triều và các công trình thuỷ lợi ven biển đồng bằng Sông Cửu Long 2003.

17. Nguyễn Hiền (2008) Khái niệm quy hoạch toán học nghiên cứu không gian trong địa lý quy hoạch và tổ chức lãnh thổ. Tập bài giảng lưu hành nội bộ.

18. Nguyễn Thượng Hùng, Nguyễn Ngọc khánh (1993), Nghiên cứu cảnh quan sinh thái nhiệt đới gió mùa Việt Nam phục vụ cho sử dụng hợp lý lãnh thổ và bảo vệ môi trường, Hà Nội.

19. Nguyễn Cao Huần (2005), Đánh giá cảnh quan (theo hướng tiếp cận sinh thái), NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội.

20. Iaxtsenko A.G (1969), Cơ sở cảnh quan học và phân vùng địa lí tự nhiên (Tự Lập và nnk dịch) NXB Khoa học.

21. Iaxtsenko A.G (1982), Địa lý học ngày nay (Người dịch Đào Trọng Năng), NXB Giáo Dục.

22. Iaxtsenko A.G (1983), Cảnh quan ứng dụng, NXB Khoa học Kỹ thuật.

23. Vũ Tự Lập (1976), Cảnh quan địa lí miềm Bắc Việt Nam. NXB Khoa học Kỹ thuật. Hà Nội.

24. Vũ Tự Lập (1978), Địa lí tự nhiên Việt Nam, (tập 1 và 2), NXB Giáo Dục.

25. Vũ Tự Lập (1999), Địa lí tự nhiên Việt Nam, NXB Giáo Dục.

26. Vũ Tự Lập (1982), Phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu, đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ quy hoạch lãnh thổ, Hà Nội.

27. Vũ Tự Lập (2001), Sự phát triển của khoa học Địa lý trong thế kỷ XX, NXB Giáo Dục.

28. Hoàng Phương Nga, Nhữ Thị Xuân (2005) Bản đồ học. NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội.

29. Phương Ngọc Thạch (2002) Những biện pháp thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn vùng đồng bằng sông Cửu Long NXB Chính trị quốc gia.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/04/2024