Định Hướng Và Các Giải Pháp Sử Dụng Hợp Lý Tài Nguyên Thiên Nhiên Và Phát Triển Bền Vững Vùng Đnn Đồng Tháp Mười Tỉnh Đồng Tháp

Mức độ


3.3. Định hướng và các giải pháp sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và phát triển bền vững vùng ĐNN Đồng Tháp Mười tỉnh Đồng Tháp

3.3.1. Cơ sở đề xuất định hướng và các giải pháp phát triển

Kết quả nghiên cứu, phân tích cấu trúc, chức năng, động lực và đánh giá cảnh quan kết hợp phân tích thực trạng phát triển các ngành sản xuất, kinh tế cùng các quan điểm và mục tiêu quy hoạch của tỉnh sẽ là một trong những cơ sở khoa học đáng tin cậy giúp cho việc quy hoạch lãnh thổ đảm bảo được mục tiêu phát triển bền vững. Những định hướng phát triển nông ­ lâm ­ ngư nghiệp và Du lịch của vùng ĐNN Đồng Tháp Mười tỉnh Đồng Tháp được xây dựng dựa trên những cơ sở đó.

* Cơ sở thực tiễn

­ Hiện trạng phát triển các ngành nông ­ lâm ­ ngư nghiệp và Du lịch của tỉnh Đồng Tháp

Nông ­ lâm ­ ngư nghiệp và Du lịch là ngành đóng vai trò quan trọng nhất, chi phối chủ yếu sự phát triển kinh tế ­ xã hội tỉnh Đồng Tháp.

Xét về giá trị GDP: khu vực nông ­ lâm ­ ngư nghiệp năm 2008 tăng gấp hơn 3,8 lần so với năm 2000 (từ 2487,2 lên 20624,1 tỉ đồng) (giá 1994).

Về tốc độ tăng trưởng GDP: khu vực nông – lâm – ngư nghiệp và Du lịch đã đạt được tốc độ tăng trưởng khá cao, bình quân thời kỳ 1995 – 2000 đạt 4,3%/năm và thời kỳ 2001 – 2008 tăng nhanh hơn đạt 7,6%/năm (so với tốc độ tăng trưởng chung của toàn nền kinh tế là 10,0%; khu vực công nghiệp – xây dựng là 18,7%, khu vực dịch vụ là 12,5%).

Về tỉ trọng nông – lâm – ngư nghiệp và Du lịch trong tổng GDP của toàn bộ nền kinh tế: Tuy khu vực này đang có xu hướng giảm về vị trí trong cơ cấu GDP (từ 62,2% năm 2000 xuống còn 55,6% năm 2008) nhưng đó vẫn là một con số lớn, khẳng định một lần nữa vị trí số một của ngành nông – lâm – ngư nghiệp trong cơ cấu kinh tế tỉnh Đồng Tháp.

Trồng trọt là ngành có nhiều lợi thế nhất trong sản xuất nông nghiệp ở Đồng Tháp dựa trên điều kiện thuận lợi về đất, nước, khí hậu, trong đó cây lúa vẫn là cây trồng chủ lực, là sản phẩm chuyên môn hoá lớn nhất của tỉnh. Ngành trồng trọt đã có sự biến đổi cả về số lượng và chất lượng, có tốc độ tăng trưởng khá cả về quy mô diện tích và sản lượng. Cơ cấu cây trồng đang được đa dạng hóa theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với công nghiệp chế biến, góp phần nâng cao giá trị nông sản và tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa nông phẩm trên thị trường trong và ngoài nước.

Ngành trồng trọt hiện chiếm tới 82,4% trong tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp (giá thực tế năm 2008). Trong nhiều năm qua, tỉ trọng ngành trồng trọt tuy có giảm nhưng vẫn còn chậm, giữ ở mức 78% ­ 83%.

Lúa nước là cây trồng chủ đạo của tỉnh Đồng Tháp, trong những năm gần đây tuy diện tích đất canh tác có giảm đi (do chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng

và một phần do chuyển đổi mục đích sử dụng từ đất trồng lúa sang đất chuyên

dùng và thổ cư) nhưng diện tích gieo trồng lúa lại tăng nhanh nhờ đẩy mạnh thâm canh tăng vụ. Trong vòng 13 năm, từ 1995 – 2008, diện tích gieo trồng lúa đã tăng từ

383.053 ha lên 468.084 ha tăng gần 85.000 ha, đạt tốc độ 2,6%/năm. Nhiều diện tích trước đây chỉ trồng được 1 – 2 vụ, nay đã tăng lên 2 – 3 vụ/năm nhờ việc áp dụng các quy trình sản xuất tiên tiến, thực hiện các biện pháp khoa học kĩ thuật trong cải tạo đất, chọn giống và tăng cường khả năng chủ động tưới tiêu. Đồng Tháp là tỉnh

có diện tích gieo trồng lúa lớn thứ

3 ở ĐBSCL (chỉ

đứng sau An Giang và Kiên

Giang) và năng suất cây lúa luôn xếp vào loại cao trong khu vực: năm 2000 là 46,0

tạ/ha, đến 2008 đạt 58,1 tạ/ha (so với mức trung bình của cả vùng ĐBSCL là 50,6 tạ/ha).

nước là 49,8; của

Tuy nhiên, hiện nay do quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá diễn ra nhanh chóng trong khu vực nên diện tích đất nông nghiệp đang bị giảm, nhất là ở khu vực tương đối cao nằm ven sông Tiền và sông Hậu, đất đai màu mỡ và thuận lợi về nguồn nước.

Ngành lâm nghiệp không phải là thế mạnh song nó lại ý nghĩa hết sức to lớn với vai trò phòng hộ và bảo vệ môi trường, giữ nguồn nước, nguồn sinh vật thủy sinh, các HST ngập nước đặc trưng của vùng ĐTM. Theo điều tra đến 1/1/2008,

tổng diện tích đất lâm nghiệp là 14,9 nghìn ha ­ chiếm 4,4% diện tích tự nhiên,

trong đó diện tích có rừng là 10.579 ha (độ

che phủ

rừng là 3,1%). Rừng ở

đây

không đa dạng về chủng loại, chủ yếu là rừng thứ sinh với các loài tràm và bạch đàn, phân bố chủ yếu ở huyện Tam Nông, Tháp Mười, Cao Lãnh, Tân Hồng.

Những năm gần đây, cùng với chính sách bảo vệ rừng của Nhà nước, tỉnh đã xác định tầm quan trọng của việc bảo vệ rừng đối với khu vực biên giới và bảo tồn HST ở vùng ĐTM nên việc trồng rừng được chú trọng. Trong nhiều năm qua, công

tác khuyến lâm được chú trọng phát triển toàn diện, chuyển từ nền lâm nghiệp

truyền thống lấy khai thác là chính sang nền lâm nghiệp xã hội lấy bảo vệ, khoanh nuôi làm giàu vốn rừng, trồng rừng mới là chính. Hiện các khu rừng đều đã được phân lô, chia thành các ô nhỏ được ngăn cách bởi hệ thống kênh, mương đào, vừa nhằm dự trữ nước cho mùa khô, đồng thời hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại nếu có sự cố về rừng.

Tuy vậy, sự phát triển ngành lâm nghiệp của tỉnh còn hạn chế, một phần do điều kiện địa hình, đất đai không thuận lợi, thêm vào đó là tình trạng gia tăng sức ép dân số, mở rộng diện tích sản xuất nông nghiệp, xây dựng đường giao thông, nhà ở, công trình thuỷ lợi, phân bố dân cư,…dẫn tới nguy cơ thu hẹp diện tích đất rừng.

Về ngư nghiệp, Đồng Tháp có được những điều kiện thuận lợi nhất để phát triển trở thành một trong những tỉnh có sản lượng nuôi trồng thủy sản lớn nhất khu vực ĐBSCL. Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản tăng nhanh trong giai đoạn 2000 ­ 2007, từ 1.928 ha lên 5.002 ha. Trong đó, phân theo cơ cấu loại hình nuôi là: diện tích nuôi ao, hầm, mương 3.502 ha, nuôi đăng quần và bãi bồi 650 ha, nuôi xen lúa 850 ha và 2000 bè cá. Về cơ cấu nuôi theo đối tượng: diện tích nuôi cá 3.652 ha (bao gồm nuôi ao đầm và nuôi đăng quần – chiếm 73%), nuôi tôm 700 ha, ương nuôi cá giống đầu nguồn khoảng 650 ha.

Năm 2008, tổng sản lượng NTTS đạt 281.159 tấn (chiếm 15% của vùng ĐBSCL, đứng thứ 2 sau An Giang), tăng 809,7% so với năm 2000. Có thể nói, sản lượng NTTS tăng với tốc độ đột phá trong thời gian qua.

Phương thức nuôi trồng ngày càng được đa dạng hoá, có nhiều mô hình nuôi mới được áp dụng vào thực tế đã mang lại hiệu quả kinh tế cao. Từ năm 2000, phong trào nuôi tôm, cá kết hợp trên ruộng lúa đã phát triển mạnh ở hầu khắp các

huyện, đạt diện tích 850 ha năm 2007 (tăng gần 4 lần so với năm 2000), góp phần

tăng giá trị sản xuất trên một diện tích đất canh tác. Nuôi cá lồng bè phát triển

mạnh trong nhiều năm qua. Năm 2007, toàn tỉnh có 2000 lồng, bè cá tăng hơn 200 bè cá so với năm 2005. Chương trình nuôi tôm – cá chuyên canh và bán chuyên canh được đẩy mạnh để tạo nguyên liệu cho công nghiệp chế biến xuất khẩu, Đến năm 2007, diện tích nuôi tôm đạt 700 ha, tăng hơn 3 lần so với năm 2000.

Nhìn chung, lãnh thổ nghiên cứu có nhiều tiềm năng để phát triển các ngành kinh tế, nhất là cho hát triển nông – lâm – ngư nghiệp và du lịch. Những năm qua, nền kinh tế của khu vực này luôn phát triển vững chắc, sôi động, thể hiện rõ ở sự chuyển dịch cơ cấu giữa các ngành sản xuất và trong nội bộ các ngành, tuy tốc độ

tăng trưởng chậm hơn công nghiệp và dịch vụ

và tỉ

trọng đóng góp có giảm đi

nhưng các ngành – lâm – ngư nghiệp du lịch vẫn được chú trọng và là ngành kinh

tế chủ lực của tỉnh. Điều này có ý nghĩa thực tiễn quan trọng trong việc định hướng quy hoạch, sử dụng hợp lý lãnh thổ thời gian tới.

­ Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế 2001­ 2010 và đến 2020

xã hội của tỉnh Đồng Tháp từ

Căn cứ

vào phương án phát triển kinh tế

­ xã hội của cả

nước, của vùng

ĐBSCL; xuất phát từ tình hình trong nước và quốc tế; từ các tiềm năng, lợi thế, hạn chế, thực trạng phát triển kinh tế ­ xã hội của tỉnh Đồng Tháp trong những năm qua và dự báo bối cảnh phát triển, tỉnh đã quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế ­ xã hội đến năm 2020 với các quan điểm như sau:

+ Đẩy mạnh công tác đổi mới, tạo động lực giải phóng và phát huy mọi nguồn lực, trước hết là nội lực và thu hút đầu tư nhằm tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao, tiếp cận bình quân chung của vùng và cả nước.

+ Chuẩn bị tốt các điều kiện về kết cấu hạ tầng, nguồn nhân lực, khả năng tiếp thu công nghệ cao nhằm nâng tỉ trọng kinh tế tri thức trong cơ cấu GDP.

+ Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.

+ Gắn phát triển kinh tế với giải quyết tốt các vấn đề xã hội và BVMT.

­ Quan điểm phát triển nông – lâm – ngư nghiệp và du lịch

+ Xác định nông nghiệp, nông dân và nông thôn luôn có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế ­ xã hội, góp phần ổn định chính trị và an ninh quốc phòng của tỉnh.

+ Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn, nâng cao đời sống nông dân phải gắn với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế ­ xã hội của tỉnh.

+ Phát triển toàn diện, bền vững nền sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp gắn

với bảo vệ môi trường; từng bước hiện đại hoá để tăng năng suất, chất lượng,

hiệu quả và khả năng cạnh tranh của các sản phẩm trên cơ sở phát huy lợi thế của

từng vùng nông nghiệp; sản xuất gắn với thị trường nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu

dùng và xuất khẩu; tập trung phát triển cơ giới hoá, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ giống, công nghệ lai tạo, và các thành tựu công nghệ sinh học khác vào sản xuất để tạo bước đột phá về năng suất, chất lượng sản phẩm, từng bước hình thành những vùng nông nghiệp công nghệ cao.

+ Tổ chức lại sản xuất, dần tiến lên sản xuất hàng hoá tập trung quy mô lớn, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nâng cao hiệu quả sản xuất

trên một đơn vị diện tích, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, chủ chống biến đổi khí hậu, dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi.

động phòng

+ Phát triển sản xuất nông nghiệp gắn liền với khuyến khích phát triển công nghiệp phục vụ nông nghiệp, công nghiệp chế biến và các dịch vụ tại địa bàn nông thôn, góp phần giải quyết công ăn việc làm, chuyển dịch lao động trong nông nghiệp sang công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ để nâng cao đời sống, giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội.

+ Khai thác có hiệu quả

các nguồn lực để

xây dựng một nền nông nghiệp

hàng hoá lớn, đa dạng, phát triển nhanh và bền vững, tập trung các sản phẩm cây con chính, như: lúa gạo, thuỷ sản, cây ăn trái, rau màu, chăn nuôi gia súc, gia cầm với phương châm tăng năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường và hội nhập kinh tế.

+ Phát triển nông nghiệp, nông thôn trước hết xuất phát từ lợi ích của người nông dân, phát huy vai trò giai cấp nông dân, tạo điều kiện thuận lợi giúp nông dân nâng cao trình độ, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần.

+ Tổ chức tốt các hình thức sản xuất, hợp tác hoá sản xuất, từng bước hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn; lấy nông dân làm chủ thể, là trung tâm của sự phát triển; lấy phát triển xây dựng nông thôn mới làm khâu đột phá.

+ Giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với ổn định xã hội, từng bước cải thiện đời sống nông dân, góp phần xoá đói, giảm nghèo, bảo vệ môi trường, phòng chống, giảm nhẹ thiên tai, xây dựng nông thôn mới theo hướng văn minh, hiện đại, thu hẹp dần khoảng cách giữa nông thôn và thành thị.

Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế ­ xã hội tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020 đã đưa ra 2 phương án và việc thực hiện được tiến hành theo phương án 2 với các mục tiêu cụ thể như sau:

+ Tốc độ tăng trưởng GDP 14,5%/năm giai đoạn 2006 – 2010; giai đoạn 2011

– 2015 đạt 14,1 ­ 15,1%/năm; giai đoạn 2016 – 2020 đạt 13,2 ­ 3,9%/năm. Tốc độ tăng trưởng bình quân gấp 1,27 – 1,32 lần toàn vùng ĐBSCL (11% theo phương án của Viện Chiến lược phát triển nông nghiệp).

+ GDP bình quân đầu người đạt 768 USD năm 2010, tăng lên khoảng 1.419 –

1.481 USD vào năm 2015 và khoảng 2.537 – 2730 USD vào năm 2020, bằng khoảng 1,04 – 1,11 lần bình quân vùng ĐBSCL (2.450 USD).

+ Cơ cấu kinh tế đến năm 2010 là: nông nghiệp 41,0%, công nghiệp 29,3%, dịch vụ 29,7%; năm 2015 là 28,7% ­ 38,2% ­ 33,1%; năm 2020 là 19,0% ­ 43,3% ­

36,7%. Nền kinh tế tỉnh từ năm 2011 sẽ phát triển theo cơ cấu kinh tế công nghiệp

– thương mại, dịch vụ và nông nghiệp kĩ thuật cao.

+ Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 400 triệu USD năm 2010, 1.547 triệu USD năm 2020, tăng bình quân 16%/năm.

+ Phấn đấu mức thu ngân sách trên địa bàn tăng bình quân 11,2%/năm; tiết kiệm đạt 21,3% GDP.

Quy hoạch tổng thề

phát triển kinh tế

xã hội của tỉnh đến 2020 đã đưa ra

nhiều mục tiêu phát triển cho tất cả các ngành sản xuất, kinh tế của tỉnh và có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng đẩy mạnh tỷ trọng của ngành công nghiệp

– thương mại, dịch vụ từ 2011, giảm tỷ trọng của nghành nông nghiệp. Tuy nhiên, trong khuôn khổ luận văn chỉ đề cập đến những định hướng cho sự phát triển của các ngành nông ­ lâm ­ ngư nghiệp. Trong quá trình phát triển của tỉnh, nếu có sự quy hoạch mở rộng không gian sản xuất cho các ngành kinh tế, sản xuất khác thì chúng tôi sẽ có những điều chỉnh sử dụng hợp lý cho các cảnh quan phù hợp với sự phát triển của các ngành đó.

* Cơ sở khoa học

Xác định quan điểm sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên để bố trí các ngành sản xuất nông – lâm – nghiệp và du lịch phải dựa trên những đánh giá đúng về tiềm năng và phân tích các đặc điểm của tự nhiên để sử dụng đúng những tiềm năng đó.

Các tiếp cận địa lý tự nhiên tổng hợp nhằm giải quyết các vấn đề sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên được coi là công cụ hữu hiệu. Để đánh giá tổng hợp các

nguồn tài nguyên chính xác và khách quan thì đánh giá cảnh quan sẽ là phương pháp phù hợp nhất.

Từ quan điểm tiếp cận ấy, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu tổng hợp tất cả các hợp phần tự nhiên, kinh tế ­ xã hội của tỉnh, xác định được những yếu tố thế mạnh cũng như sự phân bố của chúng trên địa bàn lãnh thổ nghiên cứu nhằm đưa ra những kiến nghị, định hướng cho việc sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường tỉnh Đồng Tháp (xét ở 3 ngành nông ­ lâm ­ ngư nghiệp).

Trên cơ sở đó, đề tài tiến hành xây dựng một hệ thống phân loại cảnh quan cũng như bản đồ cảnh quan (tỉ lệ 1 : 100.000) cho toàn lãnh thổ nghiên cứu. Sau khi nghiên cứu và phân tích cấu trúc, chức năng và động lực phát triển của cảnh quan

vùng ĐNN Đồng Tháp Mười tỉnh Đồng Tháp, chúng tôi xác định cấp loại cảnh

quan chính là cấp cơ sở để tiến hành nghiên cứu và đánh giá cho phát triển nông – lâm – nghiệp và du lịch vùng Đồng Tháp Mười.

Qua tiến hành đánh giá khách quan cảnh quan, phân hạng được mức độ thuận lợi của từng loại cảnh quan, về cơ bản chúng tôi đã đánh giá được mức độ thích hợp của từng loại cảnh quan cho từng ngành cụ thể. Đó cũng là cơ sở khoa học để đưa ra những kiến nghị, định hướng cho việc sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường tỉnh Đồng Tháp (xét ở 4 ngành nông – lâm – ngư nghiệp và du lịch).

3.3.2. Những kiến nghị, định hướng sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá cảnh quan

* Quan đim đề xut định hướng: Trên cơ sở thực trạng phát triển của các

ngành nông – lâm – ngư

nghiệp lãnh thổ

nhiên cứu, đường lối chiến lược quy

hoạch lãnh thổ

kết hợp với kết quả

đánh giá tổng hợp điều kiện tự

nhiên, tài

nguyên thiên nhiên cho mục đích phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và

du lịch, việc định hướng sử

dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ

môi

trường vùng Đồng Tháp Mười cần dựa trên các tiêu chí sau:

- Phát triển bền vững là tiêu chí hàng đầu trong phát triển các ngành sản xuất. Vì vậy, các loại cảnh quan có cùng mức độ thuận lợi cho nhiều ngành thì sẽ ưu tiên những ngành vừa mang lại hiệu quả kinh tế vừa đảm bảo vấn đề môi trường.

- Ưu tiên phát triển rừng phòng hộ, rừng sản xuất trên cơ sở khai thác có chọn lọc vừa bảo đảm môi trường sinh thái vừa bảo đảm lợi ích kinh tế.

- Những loại cảnh quan có điểm đánh giá khác nhau thì ưu tiên những loại

cảnh quan có điểm đánh giá cao nhất cho việc phát triển các ngành kinh tế cụ thể.

- Có thể kết hợp nhiều mục đích phát triển trên một loại cảnh quan một cách thích hợp nhất.

* Định hướng sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá cảnh quan

Từ các kết quả đánh giá cảnh quan, kết hợp với việc phân tích các cơ sở khoa học và tiêu chí phát triển như trên, có thể đưa ra những kiến nghị định hướng cho việc sử dụng hợp lý lãnh thổ và bảo vệ môi trường vùng Đồng Tháp Mười, thể hiện cụ thể ở bản đồ kiến nghị sử dụng hợp lý lãnh thổ.

Bảng 3.10: Kiến nghị Đồng Tháp

sử dụng cảnh quan vùng Đồng Tháp Mười tỉnh

Loại

cảnh quan


Đặc điểm chung


Chức năng


Hướng sử dụng và cải tạo

1, 9, 13, 17,

Khu vực có rừng tự nhiên, rừng

Phòng hộ và

Bảo vệ rừng để phòng

22

trồng ở ven biên giới (cảnh quan

bảo

vệ

đa

hộ (vùng ven biên giới)


số 1) và vùng trũng của ĐTM (9,

dạng


sinh

và bảo tồn các loài, các


13, 17, 22)

học, bảo tồn

nguồn gen động thực



các HST đất

vật quý hiếm, đặc biệt



ngập nước ở

ở VQG Tràm Chim.



ĐTM.


7 (phân bố

Khu vực trảng cỏ cây bụi trên

Phục

hồi

tự

Phát triển tự

nhiên,

Hồng

đất phù sa ven sông nằm ở vùng

nhiên


khoanh nuôi, bảo vệ,

Ngự)

ven biên giới Campuchia

phòng hộ.

trồng rừng để phục hồi




chức năng phòng hộ.

7 (phân bố

Khu vực trảng cỏ và cây bụi trên

Phục

hồi

tự

Cải tạo tự nhiên để

huyện

đất phù sa ở các cồn sông.

nhiên và khai

phát triển nông nghiệp

Cao Lãnh),


thác kinh tế.

hoặc kết hợp nông –

12



ngư nghiệp.

2, 14, 23

Cả 3 loại cảnh quan phân bố gần

Khai thác kinh

Khoang nuôi,

chuyển


nhau, nằm sâu trong ĐTM và địa

tế và bảo vệ

sang trồng rừng để khai


hình trũng thấp, thời gian ngập

môi trường.

thác kinh tế hoặc theo


quá 4 tháng và độ sâu ngập hơn


phương thức nông ­ lâm


100cm, khu vực được đánh giá ít


kết hợp.


thuận lợi cho phát triển nông



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 132 trang tài liệu này.

Nghiên cứu đánh giá cảnh quan phục vụ phát triển Nông - Lâm nghiệp và du lịch khu vực Đồng Tháp Mười tỉnh Đồng Tháp - 14

nghiệp lẫn lâm nghiệp.



3, 4, 5, 6, 7,

10, 11, 15,

20

Nơi có địa bằng phẳng, đất đai màu mỡ, chủ động nước tưới tiêu, thời gian ngập và độ sâu

ngập nhỏ.

Khai thác kinh tế

Ưu tiên phát triển nông nghiệp.

4, 5, 6, 7

Phân bố gần các sông, kênh rạch lớn hoặc nằm ở các cồn sông, hiện trạng đang phát triển nông nghiệp. Với những thuận lợi về nguồn nước, chất lượng nước tốt và thời gian ngập khoảng 3 tháng

Khai thác kinh tế

Ưu tiên cho phát triển các ngành nông nghiệp nhưng kết hợp nuôi trồng thủy sản nước ngọt vào mùa lũ hoặc phát triển nông – lâm

kết hợp.

8, 16

Diện tích mặt nước.

Khai thác kinh

tế

Ưu tiên phát triển ngư

nghiệp.

18, 19, 24

Khu vực đang sản xuất nông nghiệp nhưng có địa hình tương đối trũng, độ sâu ngập trên 100cm và thời gian

ngập kéo dài trên 4 tháng.

Khai thác kinh tế và bảo vệ môi trường.

Vẫn tiếp tục phát triển nông nghiệp nhưng cần khoanh nuôi để phát

triên nông­lâm kết hợp.

21, 25

Khu vực diện tích mặt nước nhưng nằm sâu trong nội đồng, chất lượng nước xấu và CSVC, HT kém phát

triển.

Khai thác kinh tế và bảo vệ môi trường.

Cải tạo, phát triển lâm­ ngư kết hợp (cảnh quan số 21) và nông­ngư kết

hợp (cảnh quan số 25)

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/04/2024